Chế độ và nghi thức Phật giáo Trung Quốc

Chế độ và nghi thức Phật giáo Trung Quốc

Vĩnh Nghiêm tùng thư

Nhà xuất bản

NXB Lao Động

Ngày xuất bản

11/12/2024

Giới thiệu sách

Từ thế kỷ XXI ngược trở về thời đức Phật còn tại thế, Phật giáo đã trải qua khoảng 2554 năm lịch sử. Phát xuất từ vùng trung và hạ du sông Hằng, dưới sự dẫn dắt của Đức Thích Ca Mâu Ni, Phật pháp đã không ngừng truyền khắp bốn phương tám hướng và dần dần lan rộng khắp Ấn Độ. Sau khi đức Phật nhập diệt, Phật giáo tiếp tục phát triển, đồng thời được sự yêu mến tôn sùng và hộ trì của Vua A Dục và Vua Ca nị sắc ca, Phật giáo bắt đầu được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ, hướng đến các quốc gia lân cận đi qua vùng đất Hoa Hạ, rồi tiến vào Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, đó là Bắc truyền Đại thừa Phật giáo. Một nhánh khác theo hướng đông nam đi xuống các nước Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, đó là Phật giáo Thượng tọa bộ Nam truyền.

Đức Thích Ca Văn Phật vì nhân duyên lớn xuất hiện ở thế gian với mục đích duy nhất là lấy tâm từ bi thuyết pháp giáo hóa trong suốt bốn mươi chín năm, độ hết chúng sinh hữu duyên, chứng nhập Niết bàn. Giáo nghĩa của Phật giáo bắt đầu từ khẩu truyền rồi đến truyền qua văn tự. Ban đầu dùng lá bối ghi chép kinh văn đến khi những bộ “Đại tạng kinh” được ghi lại trên giấy, thì trên vùng đất Trung Nguyên rộng lớn vốn quý trọng văn học Bát Nhã, Phật giáo lại được truyền bá rộng khắp trước nay chưa từng có. Tam tạng giáo pháp một trăm hai mươi bộ, phong phú hoa mỹ, đại nghiệp thiên thu, rộng lớn bao la, gồm đủ các mặt sinh hoạt của xã hội con người như tư tưởng triết lý, văn học nghệ thuật, phong tục dân sinh, cùng với hai tôn giáo Nho, Lão của Trung Hoa tạo thành thế chân vạc. Từ vương tôn quý tộc đến tầng lớp bình dân, từ núi cao rừng sâu đến thôn làng biên giới, dấu ấn Phật giáo hầu như không nơi nào không có, có thể nói là tuyệt đỉnh của nền văn hiến tôn giáo thế giới thời cổ đại. Nhưng cũng từ đó mà vấn đề nảy sinh, thư tịch kinh điển Phật giáo rộng lớn phong phú, ý nghĩa sâu xa khó hiểu, khó lý giải, khiến cho ánh sáng của ngọc Ma-ni bị chôn vùi trong những đống giấy; người có tâm vào núi báu nhặt của quý thì không tránh khỏi phải về tay không! Vì đó, chúng ta hãy phát tâm đi vào biển đếm cát bằng tất cả sức lực của mình, từ các chùa viện, vua quan các vương triều đã tổ chức thành nhóm hội tụ các giới tăng tục, nhân sĩ, chuyên gia, học giả, cư sĩ... cùng tham gia biên soạn, sao chép kết thành Tuệ Cự văn khố mong sưu tầm, thu thập rộng khắp tư liệu gồm cả tinh lẫn thô, với dụng ý là những người có duyên cung cấp những tiện ích để hướng dẫn văn bản, phổ cập đại chúng, khiến người đọc có thể theo đó tìm ra lối đi, tùy theo nhu cầu của mỗi người mà sử dụng.

xin trân trọng giới thiệu Chế độ và nghi thức Phật giáo Trung Quốc!

Bình luận