Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
Hòa thượng Thích Thanh Kiểm
Nhà xuất bản
NXB Dân Trí
Ngày xuất bản
11/12/2024
Giới thiệu sách
Theo ngả đường Bắc truyền của Phật giáo Ấn Độ thì, trước hết truyền vào nước Đại Nhục Chi, An Tức ở phía Bắc Ấn, dần dần lan tràn tới các nước Tây Vực, rồi truyền vào Trung Quốc. Các nước thuộc Tây Vực nằm rải rác quanh sa mạc TaklaMakan, nương theo chân ba dải núi Thiên Sơn, Côn Lôn, Thông Lĩnh mà hợp thành. Con đường xuyên qua các nước thuộc Tây Vực là đầu mối giao thông quan trọng để liên lạc giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Lúc đầu, các bậc Phạm tăng trực tiếp đem Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc thì rất ít, mà phần nhiều là từ các nước ở phía Bắc Ấn và Tây Vực truyền tới. Vì Phật giáo được truyền vào Tây Vực sớm hơn, các kinh điển chữ Phạn một phần đã được dịch sang tiếng Tây Vực, nên Phật giáo Tây Vực đã sớm phát triển. Sau thời Đông Tấn, mới có các bậc Phạm tăng đem Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào Trung Quốc.
Các bậc Phạm tăng đem tư tưởng Phật giáo truyền vào Trung Quốc, dùng hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Nhưng thời kỳ đầu, các Ngài thường dùng đường bộ. Vì giao thông buôn bán với Tây Vực, nên vào thời vua Võ Đế đời Tiền Hán, hai con đường giao thông lớn đã được khai thác, tức là con đường phía Bắc Tây Vực và phía Nam Tây Vực.
xin trân trọng giới thiệu!