Đây là phần mở rộng của chương sáu, nhắc lại rằng: Bạn không thể làm mọi việc. Một khi có con, bạn không chỉ làm mọi việc, bạn còn không thể làm theo cách mà bạn vẫn làm trước đó. Nói cách khác, một khi lập gia đình, đừng có mong được mải mê làm việc, làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu như trước. Bởi vì nếu làm thế, con cái bạn sẽ chịu thiệt thòi - và tin tôi đi, nếu bạn nghĩ rằng con cái mình chịu thiệt thòi, mặc cảm tội lỗi sẽ làm cho công việc của bạn thiệt hại theo.
Tôi đã chờ rất lâu mới lập gia đình, sinh con gái đầu lòng năm ba mươi tư tuổi. Nói thật với các bạn nhé, trong chuyện nuôi dạy con cái, tôi cũng ngờ nghệch y như trong chuyện làm tin tức hồi còn ở đài Philadenphia. Thực ra, nuôi nấng con cái hóa ra là thách thức lớn hơn nhiều so với bất cứ thách thức nào khác trong nghề phóng viên.
Thời kỳ tôi sinh con cũng là lúc tôi đang yêu thích công việc của mình. Tôi tự hào rằng, sau khi bị đuổi /hủy chương trình/bị gạt bỏ khỏi vị trí nổi bật ở Bản tin sáng CBS ba năm trước, tôi đã dựng lại được hình ảnh của mình trên một mạng truyền hình khác. Hai buổi phát tin tức NBC hàng tuần do tôi điều phối khiến tôi phải làm việc cật lực mới duy trì được.
Ai cũng bảo lịch làm việc của tôi thật điên rồ, nhưng với tôi thì không. Tôi đang hạnh phúc tuyệt trần. Tôi điều phối cả tin tức cuối ngày phát ở New York, cả Chủ nhật ngày nay phát ở Washington DC. Không đến nỗi tệ, bạn nói thế chứ gì? Đúng đấy, thứ sáu tôi đi từ LA đến NY, đi DC vào khuya thứ bảy, rồi lại trở về bờ tây vào chủ nhật. Tôi thích tốc độ. Tôi thích tới tận hiện trường thực hiện chương trình, phỏng vấn những người như Cori Aquino, Fidel Castro, Vua Hussein. Tôi thích di?chuyển, thích điều phối chương trình. Tôi thích những người cùng cộng tác, thích sự thách thức của công viecj và tầm cỡ mà tôi đã đạt tới. Đó là kết quả của nhiều năm làm việc vất vả.
Vì thế, khi có mang, tôi hoàn toàn mong rằng, tôi sẽ tiếp tục xuất hiện trên cả hai chương trình mà tôi điều phối, bởi tôi không thể hình dung khác đi được. À đúng, chắc chắn là tôi phải giảm nhịp độ xuống một chút, nhưng chẳng phải là tôi đã nói rằng tôi có thể/phải có khả năng làm mọi việc đó sao? Tôi không cho rằng mình sẽ bỏ bớt đi bất cứ việc gì. (Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, để một cái xô bên cạnh bàn điều phối đề phòng những cơn buồn nôn buổi sáng là hoàn toàn tự nhiên. Hoặc đâm bổ vào nhà vệ sinh để ói trong khi phát quảng cáo, rồi đua trở lại bàn điều phối kịp lúc để mỉm cười nói "Chào mừng quý vị đã quay lại với chương trình Chủ nhật ngày nay"). Thậm chí, có lần tôi trả lời phỏng vấn một tờ báo hỏi tôi về sự đối lập giữa nghĩa vụ với gia đình và công việc thế này, tôi là một tín đồ trung thành, một người sùng đạo…tôi tin rằng Chúa trông nom mọi việc, và tin rằng tôi có khả năng hoàn thành tốt cả hai". Bây giờ viết lại, tôi không thể tin được mình lại ngu dốt đến thế. Hay có lẽ dùng từ "ngạo mạn" thì đúng hơn- hoàn toàn tin chắc rằng cái tôi muốn là cái Chúa muốn dành cho tôi.
Thực tế bắt đầu hiện ra khi lần đầu ở nhà giữ con. Tôi yêu thương con bé tha thiết và không thể hình dung được chuyện phải xa nó một giây phút nào. Nhưng ngay cả nhuw thế, lúc đầu, tôi vẫn bám chặt lấy những mong đợi phi thực tế của mình, dùng phần lớn thời gian nghỉ sanh để cố tính xem, làm cách nào xoay xở kết hợp trông con với đi lại và làm việc. Tôi biết chắc là có thể tính ra, nhưng khi nhìn quanh tìm những tấm gương để noi theo thì chẳng thấy gì hết. Dù không thể nhận công việc điều phối bản tin sáng, cái công việc đòi hỏi phải đi lại vất vả, vẫn còn vài việc làm tin của hãng hình như thích hợp với việc nuôi dạy con cái. Còn những tấm gương mẫu mực đâu cả rồi? Có nhiều phụ nữ thành đạt trước tôi phải hết sức chuyên tâm mới tiến lên được trong cái ngành do nam giới thống trị này. Một số vẫn sống độc thân. Số thì li dị. Số thì không có con. Nhiều năm sau, một nữ phóng viên tin tức thuộc hàng đỉnh cao cho tôi biết, chị vẫn cảm thấy có lỗi vì đã hy sinh chuyện nuôi dạy con cái cho việc tạo dựng sự nghiệp.
Và còn thêm một sức ép khác nữa. Chồng tôi nói rõ rằng, anh không hề muốn sống ở New York, là nơi hoạt động chính của NBC. Sự nghiệp của anh lớn hơn của tôi nhiều, và nó nằm ở LA kia. Vậy là tôi ở lại đây với cô con gái xinh đẹp, người đàn ông tôi mà tôi yêu sống ở California, công việc mà tôi thích nằm ở New York và Washington, những sự kiện mà tôi muốn theo đuổi nằm ở khắp mọi nơi.
Thế là tôi quay lại làm việc, vờ như không có gì thay đổi hết, vẫn di chuyển như cuồng. con tôi tích được cả đống thẻ lên máy bay. Nhưng cũng chẳng cần nhiều thời gian để nhận ra rằng, tôi đang tự lừa mình. Chẳng có việc nào nên hồn - cả làm mẹ lẫn làm việc. hễ làm việc này, tôi lại thấy lo lắng và thấy có lỗi với việc kia. Phải hy sinh một thứ thôi. Tôi cố thuyết phục lãnh đạo cho phép tôi điều phối ít nhất một chương trình ở LA. "Không cách nào", họ nói. Tôi về nhà, ngồi khóc vì vỡ mộng. trên hết, lời khuyên của những người xung quanh lại càng làm tôi rối thêm. Người thì khuyên tôi nên nghỉ việc ở nhà nuôi con. May cho tôi, đó chỉ là sự lựa chọn về tài chính, không phải về tình cảm. người khác lại khuyên nên ở lại làm việc, mọi cái rồi cũng tự trôi qua thôi, vì tôi là người thật tài giỏi, xứng đáng được hưởng những gì mình muốn. Nhưng mọi cái hoàn toàn không diễn ra đúng như thế.
Rốt cuộc, tôi đến gặp lãnh đạo hãng trình bày cái thế tiến thoái lưỡng nan của mình. Tôi bảo ông ta, tôi không thể cùng một lúc vừa điều phối hai chương trình ở mức tôi từng làm, vừa nuôi con, vừa duy trì cuộc hôn nhân của mình. Nhưng tôi vẫn không muốn mất tất cả những gì đã làm được. ông ta hiểu, nhưng cũng nói rõ rằng tôi phải lựa chọn. Ông ta bảo, nếu tôi chọn bỏ việc điều phối, những cơ hội khác chắc chắn lại đến thôi. Mặc dù ông ta là người chính trực, nhưng trong ngành tin tức truyền hình, một lời hứa kiểu như thế cũng có nghĩa như không. Nhưng tôi thì đang ở giữa ngã ba đường. với một nỗi buồn ghê gớm, tôi chia tay chương trình ở Bờ Đông, cả hai. Và dĩ nhiên, chỉ năm phút sau ghế điều phối đã được bổ khuyết. Cỗ máy tin tức truyền hình vẫn tiếp tục vận hành, còn tôi thì về nhà ở Los Angeles.
Ước gì tôi có thể nói với các bạn rằng tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Thực ra thì tôi cảm thấy giống như thất bại thêm lần nữa- thật thất vọng, vì không có khả năng tính toán làm sao để có mọi thứ. Thật ra, tôi vẫn được hãng thuê làm các chương trình đặc biệt, nhưng đã mất đi cơ sở quyền lực của mình là các chương trình riêng hàng tuần. tôi trở lại làm phóng viên, trở lại vị trí số không. Khi nói vị trí số không, tôi biết mình hơi bi kịch hóa vấn đề. Tôi biết, rớt xuống đáy có nghĩa là bị quẳng ra đường, không nghề nghiệp, không có gì để nuôi con cơ. Tôi biết có hàng triệu phụ nữ thực sự ở trong những hoàn cảnh thảm khốc, mà chỉ có thể dựa vào chính bản thân họ. Thật ra tôi đã đi tìm những câu chuyện về các phụ nữ có con bị rơi xuống tận đáy xã hội mà vẫn tự vươn lên. Tôi khâm phục họ, và học lấy lòng dũng cảm và sức mạnh của họ.
Bây giờ nhìn lại, tôi ước gì đã không lãng phí nhiều cảm giác có lỗi và nước mắt đến thế vì sự lựa chọn thực ra là của chính tôi. Tôi chính là người đã chọn dành hầu hết thời gian cho con cái và chỉ làm việc bán thời gian cho NBC. Đó chính là điều tôi vẫn làm hiện nay. Tôi điều phối và làm một số mẩu tin cho chương trình Dateline hàng năm. Lãnh đạo ở New York cùng tôi tìm các chủ đề không cần phải đi lại nhiều quá, để tôi có thể tự thuyết phục rằng, thời gian phải xa con cũng đáng giá. Tôi điều phối và làm các phóng sự đặc biệt riêng ít nhất mỗi năm hai lần, như chương trình một giờ về bốn phụ nữ ở Wisconsin cố gắng thôi không lãnh tiền trợ cấp xã hội nữa, mà lao đi tìm việc làm. Tôi vô cùng may mắn được góp phần đưa những tin tức đặc biệt: các hội nghị, các cuộc bầu cử, đại hội Olympic, lễ nhậm chức, và, phải rồi, cả những phiên tòa quan trọng. vừa làm tất cả những việc đó, tôi vừa tha hồ tự do thoải mái, chỉ đến trường quay khi nào cần thiết.
Nhớ lại lúc dàn xếp việc này với NBC hơn một thập kỷ trước, tôi biết vẫn chưa có ai khác làm việc bán thời gian qua mạng máy tính ở nhà. Và lãnh đạo hãng lo rằng, nếu họ mở cánh cửa ấy cho tôi, thì những người khác cũng sẽ muốn làm như vậy. nhưng khi đó, tôi đã nai lưng ra ở chương trình tin truyền hình suốt mười ba năm, đôi khi bảy ngày một tuần, hai mươi bốn giờ một ngày. Không có chỗ nào mà tôi không đi phỏng vấn, khong có sự phân công nào mà tôi từ chối. Vì vậy, khi tôi nói tôi muốn dàn dựng các sự kiện và làm việc ở nhà càng nhiều càng tốt, họ biết tôi không định lẻn ra bãi biển Malibu tắm nắng. rõ ràng tôi muốn tiếp tục nai lưng làm việc, nhưng chỉ là bán thời gian, vừa nuôi dạy cho cái và chăm sóc gia đình. Mà họ cũng tính rồi, nếu công việc không nên hồn, họ vẫn có thể sa thải tôi.
Tôi may mắn tới cỡ nào nhỉ? May mắn lắm. Tôi đủ khả năng tài chính để có thể bỏ bớt công việc, tôi còn có những ông chủ thấu hiểu những ưu tiên của tôi, sẵn lòng cộng tác với tôi để duy trì cuộc sống gia đình lành mạnh, vững chắc mà tôi muốn. Mặc dù vậy, khi quyết định như thế, tôi vẫn thấy thật băn khoăn, mặc cảm. Giá tôi biết trước là chỉ một thập kỷ sau thôi, có biết bao người sẽ làm việc ở nhà, hẳn tôi sẽ khóc ít hơn và ít thấy cô đơn hơn. Có lẽ vẫn không bớt mặc cảm hơn. Cho tới hôm nay, tôi vẫn đau vì cảm giác có lỗi rằng, có cơ hội để hết tâm trí lo cho con cái, mà vẫn cứ cố làm cái nghề có trị số ốc tan cao này. Tôi biết, tôi có được đôi chút quyền lực và ảnh hưởng có thể gúp tôi tiến lên, là nhờ làm việc lâu dài và vất vả. Nếu hồi mới bắt đầu ở Philadenphia hay Baltimore mà tôi có bốn đứa con thì sao nhỉ, thôi đừng nhắc nữa.
Phải nói rằng, tôi còn hơn cả biết ơn những phụ nữ đi trước tôi đã phá vỡ các rào cản. tôi dám chắc mình không thể làm việc bán thời gian và nuôi dạy con cái, nếu những phụ nữ đi trước không nai lưng ra làm việc để chứng minh rằng họ có thể đua tài, rằng họ xứng đáng với sự đầu tư của công ty. Chúng tôi xứng đáng được điều tiết các nhu cầu của mình. Lựa chọn của mỗi người đều khác nhau. Bạn phải thấy ra cái mình cần, sao cho có thể nhìn vào gương và cảm thấy dễ chịu với con người mà bạn nhìn thấy trong đó. Và bạn phải trung thực về những điều bạn sẵn sàng từ bỏ. Lựa chọn của tôi là được theo đuổi quyết tâm của mình và được ở nhà nhiều hơn. Tôi biết mình tốt số không tưởng được. nếu bản năng của tôi bảo tôi phải làm việc toàn bộ thời gian, chắc tôi sẽ tìm mọi cách để làm được điều đó. Ngày nay, tôi biết đầy phụ nữ không chỉ có con, mà còn làm việc hơn bốn mươi giờ mỗi tuần. Hôn nhân của họ tốt đẹp, con cái họ thành đạt, cả sự nghiệp của họ cũng thế. Tôi hoan nghênh họ. Có điều đó không phải là tôi.
Có đủ kiểu mẹ tốt. Hãy suy nghĩ về kiểu cha mẹ mà bạn muốn làm, và đừng có so sánh bản thân với bất kỳ ai khác. Tôi đã phải tự trò chuyện với chính mình, cái gì làm tôi thấy tệ hơn: con cái tôi nói: "Mẹ chẳng bao giờ giúp con làm bài tập! Mẹ chẳng bao giờ ở gần con!"? Hay "Diane Sawyer giành được cuộc phỏng vấn Boris Yeltsin?" Đối với tôi, điều thứ nhất tệ hơn, vì tôi không chịu được mặc cảm tội lỗi nếu con tôi nói như vậy. (Hiện giờ tôi đang ở bên con suốt ngày, và chúng vẫn dùng kiểu nói ấy để lôi kéo sự chú ý của tôi. Nhưng điều khác biệt là, tôi để mặc cho chúng xoay mình, vì tôi biết đó không phải là sự thật. Nếu là thật, chắc tôi không thể chịu nổi mặc cảm có lỗi. À, tiện thể, tôi xin tự phụ mà nói rằng, tôi vẫn giành được cuộc phỏng vấn Yeltsin, chẳng liên quan gì tới chuyện tôi dành thời gian cho con cái nhiều hay ít).
Dù sao, mặc cảm tội lỗi vẫn là do bản năng cho tôi biết, nên tôi ra sức thu xếp cuộc sống tránh xa nó. Tôi thấy phải giành cho con cái một số sự chú ý và để tâm nào đó, và nếu làm ít hơn thế, tôi cảm thấy thật tồi tệ. Bây giờ thế giới của tôi cuốn quanh các chương trình học, những tổn thương, buồn bực của các con. Tôi phải tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra ở trường, bài tập về nhà ra sao, là bạn tốt thì nên làm gì, và lũ oắt con thường ganh đua với nhau như thế nào. Vợ chồng tôi đưa các con đi học, đón chúng, và đi lại như con thoi giữ các lớp nào bóng đá, nào khiêu vũ, nào các cuộc thi đấu và hẹn gặp bác sỹ. Nhưng tôi rất sung sướng được biết, nếu chúng tôi không thể làm hết, dịch vụ chăm sóc trẻ sẽ giúp theo nhu cầu.
Nhìn chung, hiện tại thì thấy, tôi dành nhiều thời gian để làm mẹ hơn là cố gắng hẹn phỏng vấn Đệ nhất phu nhân. Cái giờ quan trọng nhất trên đồng hồ của tôi là 3:30 chiều, giờ tan trường. Tôi cố gắng tắt điện thoại từ bốn giờ đến tám giờ, để có thể tập trung vào chơi với con và kiểm tra bài vở của chúng. Thế đấy, vì lý do đó, đôi lần tôi quên cả bám theo các cuộc gọi hẹn phỏng vấn (tạm biệt ông nhé, Yeltsin). Mặt khác thì có hôm, tôi phải chạy vã mồ hôi đưa con gái tới nhà trẻ, đầu tóc mặt mũi còn đầy hóa trang để lên TV, rồi thay quần áo trong xe của NBC trên đường đi nghe phán quyết về O.J.Simpson. Thế thì tôi vẫn không phải là một người mẹ bình thường.
Và dĩ nhiên, vì là người thành công quá mức, sống với những lựa chọn của mình đôi khi khiến tôi đau đầu. Ngay cả sau khi có bốn đứa con, tôi vẫn được phân công những việc quan trọng. Nhưng thực tế là tôi không có chương trình riêng của mình, và tôi không còn có quyền ấy nữa. Không, cái âm thanh chói lói mà bạn nghe thấy ấy không phải là những tiếng than vãn. Thôi được, cho là hơi rên rỉ đôi chút vậy. Tôi vẫn thấy đau quặn ruột khi mất cuộc phỏng vấn một tên tuổi lớn vào tay những nữ điều phối thương lên hình nhiều hơn, có những chương trình riêng, và vì thế có tầm cỡ lớn hơn. Giờ tôi đã bị loại khỏi bảng xếp hạng đó. Và tôi nổi cáu, khi những người thấy tôi cứ suốt ngày quanh quẩn bên con cái hỏi, tôi có còn đi làm không. Nhưng sau khi những cơn oán giận lắng xuống, tự ái qua đi, tôi tự nhắc mình rằng, chính tôi là người tự đưa mình ra khỏi bảng xếp hạng ấy. Đó là lựa chọn của riêng tôi, và đối với tôi, đó là lựa chọn đúng. Bây giờ vẫn vậy.
Thật ra mà nói, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi lo lắng khi từ chối một phóng sự đòi hỏi phải đi lại nhiều. không biết đó có phải là giọt nước cuối cùng làm tràn ly chịu đựng của các ông chủ tôi không? Mỗi lần từ chối sự phân công vì nó đụng với buổi biểu diễn đặc biệt hoặc trận đấu bóng của con, tôi nín thở chờ họ phản ứng. Họ có đuổi việc tôi ngay không nhỉ? Vì mong muốn được ở nhà với con, có lúc tôi đã đưa ra những quyết định táo bạo.
Ví dụ như lần phỏng vấn Chủ tịch Phidel Castro cho chương trình đặc biệt dài hai giờ về " Khủng hoảng tên lửa Cuba". Đó là một chương trình lớn nên NBC cử cả một đội quân hùng hậu các chủ nhiệm và kỹ thuật viên để thực hiện. Chúng tôi chờ, chờ mãi. Không thấy Castro đâu. Chờ thêm vài ngày. Vẫn không thấy Castro. Gần đến cuối tuần rồi. Tôi bắt đầu lo vã mồ hôi, vì thứ Hai là ngày đầu tiên đi học của con gái tôi. Cha nó đang đi quay hiện trường ở xa, mà tôi đã hứa với nó là không có gì có thể ngăn tôi đưa nó đến lớp. Đối với tôi, ngày đầu tiên đi học của con cũng quan trọng chẳng kém bất kỳ sự kiện thế giới nào (lần đầu làm mẹ mà). Nhưng khi bình minh thứ sau vừa ló dạng ở Havana thì chúng tôi được thông báo rằng Castro bị bệnh, vì lý do thời tiết, họ nói thế, nên chưa thể trả lời phỏng vấn được. Sếp tôi nói chúng tôi sẽ chờ tiếp.
Rồi thứ bảy, Castro gọi tôi đến gặp. trước kia tôi đã từng phỏng vấn ông, nên ông muốn đích thân cho tôi biết, ông còn thấy mệt nên không thể trả lời phỏng vấn trước thứ hai. Bao tử tôi quặn thắt lại, tôi buột miệng" Tôi không thể chờ được! Tôi phải về nhà đưa con gái đi học".
Cả căn phòng như đông cứng lại. Sếp đá tôi một cái dưới gầm bàn rồi yêu cầu tôi ra ngoài. "Cô có điên không đấy?" Ông ta hỏi "Kiệt sức hoàn toàn rồi hả? Cô có biết chúng ta đã vất vả bao lâu mới có được cuộc phỏng vấn này không? Cô có nhận thức được rằng nếu cô bỏ đi, chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ có thể quay lại không? Castro là người hay thay đổi ý kiến, cô phải túm lấy ông ấy ngay khi có thể. Tôi hiểu hết những điều ấy, tôi bảo sếp thế, nhưng tôi không thể không về nhà. Nhìn lại, con gái bé bỏng của tôi chắc cũng chẳng bao giờ biết phân biệt ngày đầu tiên đi học là thế nào, nhưng tôi biết. tôi quay vào trong và nói cho Castro biết, đó là con đầu lòng của tôi nên tôi phải đi, nhưng tôi sẽ quay lại, nếu ông có thể làm ơn chờ tôi. Tôi nghĩ, chắc sếp tôi phải lên tăng xông mất. nhưng không chần chừ, Castro nói: " Cứ đưa con gái tới trường đi, tôi sẽ sẵn sàng vào thứ bảy tuần sau". Và ông đi ra.
Tôi bay về nhà, đưa con gái đi học (nó không khóc nhưng tôi thì có) rồi quay sang Cuba thực hiện một trong những cuộc phỏng vấn hấp dẫn nhất trong sự nghiệp. Nhân tiện nói luôn, điều đầu tiên mà Castro nói là: "Ngày đầu đi học thế nào rồi?". Tôi đã đánh dấu câu ấy lại.
Vậy lời khuyên tôi dành cho các bạn là, hãy thuyết phục chủ, nếu có thể. Hãy cố thuyết phục họ về những cách làm việc có lợi cho gia đình bạn, thời gian làm việc linh hoạt, công việc bán thời gian, chia sẻ công việc. Nếu bạn muốn nhưng họ không muốn, có thể bạn phải nghỉ việc. Hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp coi trọng cuộc sống gia đình bạn.
Và hãy nhớ, mặc dù có thể bạn coi công việc là cuộc sống, là mục đích của đời bạn, nhưng không phải như thế mà cũng không nên như thế đâu. Ở nơi làm việc, bạn có thể bị thay thế. Tin tôi đi, tôi biết điều mình nói mà. Nhưng với tư cách làm cha mẹ thì bạn không thể bị thay thế được. Ý tôi muốn nói là cha và mẹ. Các ông bố cũng cần phải tổ chức lại cuộc sống của mình cho con cái. Tôi có cần nhắc các bạn nhớ rằng, cần có hai người mới sinh ra được đứa trẻ không? Chồng tôi có thể đã không thay đổi sự nghiệp tới mức như tôi đã làm từ khi chúng tôi có con, nhưng anh có thay đổi, và anh luôn làm cho những người cùng làm việc hiểu rõ những ưu tiên hàng đầu của mình. Anh đưa con cái tới chỗ làm việc bất cứ khi nào có thể, chơi thể thao với chúng, và anh có đôi tay mạnh mẽ, âu yếm để nâng đỡ chúng.
Nhưng hãy để tôi nói rõ. Không ai trong chúng tôi nghĩ, hai chúng tôi có thể tự nuôi dạy con. Tôi sẽ tiêu đời nếu không có sự tham gia khuyên bảo của bạn bè. Bạn bè sẽ giúp ta, báo hiệu, hướng dẫn ta, họ khóc cùng ta khi gặp cảnh quẫn bách. Họ mở rộng cái kén yêu thương đùm bọc con cái họ quanh gia đình ta. Những điều tôi nói về việc tìm kiếm người thầy trong công việc cũng áp dụng được vào việc nuôi dạy con cái. Đừng bao giờ ngưng lắng nghe những lời khuyên tốt. Đừng bao giờ tỏ ra quá thông minh không cần nhờ ai giúp, hoặc kiêu ngạo nghĩ có thể làm lấy một mình.
Quả thật, mở rộng vòng tay bè bạn tới những người mẹ khác là một trong những hạnh phúc đến với tôi sau khi sự nghiệp cảu tôi coi như tắt bóng. Tôi vẫn luôn mong được hoạt động một cách chuyên nghiệp trong cái lĩnh vực gần như là thế giới riêng của đàn ông này. Nhưng bây giờ, tôi còn là thành viên chính thức trong hội phụ nữ từ thiện của các bà mẹ, một món quà làm đời tôi thêm phong phú.
Bài học: Con cái làm thay đổi sự nghiệp của bạn. Nhưng chúng còn mở ra những con đường mà bạn chưa bao giờ hình dung tới. Con cái dạy cho bạn những điều về bản thân mà bạn không thể tự học được. Những bài học về tính kiên trì, lòng vị tha, tình yêu thương và cách bỏ qua mọi chuyện. Tôi đã học cách kiểm soát mọi thứ trên đời. Nhưng con cái đã dạy tôi để mọi cái trôi đi sau lưng mình, trở nên linh hoạt hơn, chấp nhận chúng ngay cả khi chúng không suy nghĩ/hành động/cảm giác giống y như tôi. Tôi không thể kiểm soát chúng, nhưng tôi có thể chỉ đường và dẫn dắt chúng, tôn trọng và thừa nhận chúng. Và tin tooiddi, chúng thú vị hơn Boris Yeltsin nhiều.