Vì sao chúng ta có thể nhớ được những sự việc đã qua?
B
ộ não của con người rất phát triển, không có loài động vật nào bì kịp, đó cũng là một đặc điểm rõ ràng để phân biệt con người với các loài động vật thông thường khác. Bộ não được phân thành hai bán cầu não trái và phải. Bề mặt của nó chính là lớp vỏ não do chất xám cấu thành, có diện tích rất lớn. Nhờ có lớp vỏ não mà chúng ta mới có thể nhớ được những sự việc đã qua. Bề mặt của nó có vô số những nếp nhăn, chủ yếu là do các tế bào thần kinh tạo nên, tổng cộng có trên dưới 14 tỷ nếp nhăn.
Những chuyện đã từng xảy ra được chuyển tới những tế bào thần kinh trên vỏ não theo một phương thức nhất định. Vỏ não bị kích thích giữ lại thông tin. Khi những hình thức thông tin này cần được tái hiện lại, vỏ não liền phát huy tác dụng của nó, khiến cho người ta nảy sinh những hồi ức. Lớp vỏ não tuy có tác dụng ghi nhớ nhưng nó chỉ có thể ghi nhớ những thông tin có ích với chúng ta, có lúc nó còn quên lãng hay làm sai lệch thông tin. Đây cũng là do khả năng khác nhau ở mỗi người, có người có khả năng ghi nhớ kém hơn. Lớp vỏ não là bộ phận phát triển nhất của con người. Dựa vào nó, chúng ta mới có được ý nghĩa, tư tưởng, có khả năng ghi nhớ. Vỏ não còn có thể chỉ huy cơ thể tiến hành các động tác. Chúng ta nên tích cực luyện tập, chú ý nghỉ ngơi, giúp cho não bộ càng phát triển.