Từ một khối trôi nổi trong hệ Ngân Hà, các đám mây bụi sẽ co lại thành hình cầu, ở phần trung tâm là Mặt Trời và bắt đầu xuất hiện Trái Đất. Nhiều người cho rằng, Trái Đất được hình thành theo quá trình: Các chất khí, mây bụi khi bay theo quỹ đạo của Mặt Trời dần dần sẽ tập trung thành một khối, nhờ đó sẽ nhanh chóng hình thành vô số các thiên thể nhỏ có đường kính khoảng trên dưới 10km (hành tinh cực nhỏ). Chúng lại va chạm lẫn nhau, trong đó có một khối chính là Trái Đất nguyên thủy. Trái Đất lúc đó như một khối lửa có nhiệt độ cao. Phần lớn các chất tựa hồ ở thể lỏng tụ tập lại đến một lúc nào đó sẽ nén lại với nhau thành dạng hình cầu. Do số va chạm của các vi hành tinh với Trái Đất nguyên thủy ngày càng giảm nên bề mặt của Trái Đất sẽ lạnh dần. Trong các vi hành tinh có thành phần hơi nước cũng như các chất khí quyển, chúng sẽ ngưng lại thành các đại dương nguyên thủy.
Trái Đất có tuổi ước tính khoảng 4,6 tỷ năm.