Trong nước mưa bao giờ cũng có một lượng axít nhất định (độ pH trong nước mưa không đạt đến ngưỡng mưa axít). Nhưng ở các khu vực công nghiệp, khi có mưa, đo nồng độ pH xác định được các cơn mưa đó có nồng độ axít cao hơn các nơi khác. Nguyên do bởi ở những khu vực này khí quyển bị ô nhiễm do hơi đốt và khói của các nhà máy thải ra.
Nước mưa kết hợp với khí cacbonic trong không khí tạo thành axit cacbonic có nồng độ rất thấp. Axit yếu này có thể làm phân hủy đá vôi.
Nước mưa cũng kết hợp với khí thải của các nhà máy. Khí thải này có thể bị gió mang đi rất xa. Được hơi ẩm trong không khí hấp thụ, khí biến thành axít sulfuric và axit nitric. Mưa lại mang theo những chất axit này đến những vùng rất xa khu vực bị ô nhiễm đó.
Những cơn mưa axít đẩy nhanh quá trình ăn mòn, nghĩa là làm mòn đá. Nó cũng dần làm ô nhiễm nhiều hồ và dòng nước, rất nguy hiểm cho các loài động vật sinh sống ở đó.