Hệ Mặt Trời được hình thành từ đám "tinh vân nguyên thủy” có dạng hình đĩa tròn xoay vòng với nhiệt độ cao tới 2.0000C trên vị trí của Trái Đất. Tinh vân này do các nguyên tử, phân tử, hạt chất rắn (bụi vũ trụ), chất khí dạng ion hợp thành. Theo đà nguội lạnh đi của tinh vân, bụi vũ trụ ở xung quanh, Mặt Trời nguyên thủy ngưng tụ thành các khối chất rắn, lắng đọng trên mặt phẳng của đĩa (xích đạo).
Bụi vũ trụ chủ yếu do vân thạch silicat, các hợp chất có chứa sắt tạo thành. Thành phần của vân thạch và của Mặt Trời giống nhau. Điều đó chứng tỏ bụi vũ trụ và Mặt Trời vốn là từ cùng "tinh vân" hình thành mà ra.
Sau khi các hạt chất rắn lắng đọng vào trong khoảng thời gian 10 triệu - 100 triệu năm, do sự cân bằng giữa sức hút của Mặt Trời và lực ly tâm mà hình thành các hành tinh loại Trái Đất chủ yếu do vân thạch tụ tập lại ở vùng gần Mặt Trời. Ở vùng xa Mặt Trời thì hình thành các hành tinh kiểu sao Mộc do khi vũ trụ và các hạt băng tụ tập lại. Về tuổi tác của vân thạch và của Mặt Trăng, dựa vào kết quả các nguyên tố có tính phóng xạ mà chúng chứa như urani, thori,… cho là 4,6 tỷ tuổi. Đó cũng là tuổi tác của hệ Trái Đất và hệ Mặt Trời.