1-Click Shopping – Mua sắm với một cú nhấp chuột: Một phương thức mua sắm tại Amazon đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1998 cho phép khách hàng thanh toán thông qua các chi tiết thanh toán được lưu trữ trên các máy chủ của Amazon. Do đó, khách hàng của Amazon có thể mua sản phẩm chỉ bằng một cú nhấp chuột. Amazon đã nhận được bằng sáng chế cho quy trình này vào năm 1999.
Amazon as The World’s Most Customer-Centric Company – Amazon là công ty đứng đầu thế giới trong việc lấy khách hàng làm trung tâm: Bezos liên tục sử dụng cụm từ này, nhấn mạnh rằng Amazon lấy khách hàng làm tâm điểm. Điều này được kiểm chứng trong hồ sơ SEC 10-K của họ.
Amazon Fresh: Dịch vụ áp dụng cho các mặt hàng tạp hóa (khoảng 500.000 mặt hàng thuộc các chủng loại khác nhau) đã được thử nghiệm ở Seattle trong năm năm, sau đó cũng được triển khai đến các thành phố khác.
Amazon Lockers: Là các ki-ốt tự phục vụ an toàn, nơi bạn có thể nhận các kiện hàng của Amazon.com tại một thời điểm và địa điểm thuận tiện cho bạn.
Amazon Marketplace: Năm 2001, nền tảng này cho phép các bên thứ ba hiển thị sản phẩm của họ trên cùng trang với các sản phẩm của Amazon, cho phép họ tiếp cận trực tiếp với khách hàng của Amazon. Mức phí trung bình là 15%.
Amazon Web Services (AWS): Là một nền tảng dịch vụ đám mây an toàn, cung cấp khả năng tính toán cao, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và các chức năng khác để giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển.
American Customer Satisfaction Index (ACSI) – Chỉ số Hài lòng của Khách hàng Mỹ: Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với một loạt các sản phẩm và dịch vụ trên khắp nước Mỹ. Đây cũng được coi là một chỉ số kinh tế và được ra mắt vào năm 1994 bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chất lượng Quốc gia tại Đại học Michigan.
Amazon Auctions: Là một trong những sáng kiến lớn trong năm 1999 của Amazon, được cho là ra mắt để cạnh tranh với eBay. Nó đã thất bại và dẫn đến zShops, sau này trở thành Marketplace.
Capital Efficient Business Model – Mô hình kinh doanh vốn hiệu quả: Được thảo luận trong Thư gửi cổ đông năm 1999, Amazon có doanh thu 2 tỷ đô-la hằng năm, chỉ yêu cầu ít hơn 600 triệu đô-la hàng tồn kho và tài sản cố định, chỉ sử dụng 62 triệu đô-la tiền mặt hoạt động tích lũy trong những năm trước. Chu kỳ này có lợi cho công ty để tiếp tục phát triển.
Career Choice – Lựa chọn nghề nghiệp: Amazon trả 95% học phí cho nhân viên của mình tham gia các khóa học ở các lĩnh vực mà họ có nhu cầu.
Chaotic Storage – Lưu trữ hỗn loạn: Các mặt hàng được lưu trữ trên bất kỳ kệ nào còn trống. Điều này có nghĩa là một thùng lưu trữ có thể có năm vật phẩm hoàn toàn khác nhau được lưu trữ cạnh nhau. Theo ước tính, trong cùng một không gian, Amazon có thể lưu trữ nhiều hơn 25% hàng tồn kho so với các kho truyền thống.
Contacts Per Order – Những liên lạc trên mỗi đơn hàng: Là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đo lường sự hài lòng của khách hàng, tính xem có bao nhiêu liên hệ được thực hiện trên mỗi khách hàng, mỗi đơn hàng.
Customer Experience Pillars – Trụ cột Trải nghiệm Khách hàng: Amazon có niềm tin chắc chắn rằng khách hàng sẽ luôn muốn một mức giá thấp, với nhiều sự lựa chọn và phải giao hàng nhanh chóng. Và điều này sẽ không thay đổi theo thời gian.
Distribution Center – Trung tâm phân phối: Ban đầu là một kho trung tâm và kho hàng tồn. Các trung tâm phân phối ở Seattle và Delaware là những trung tâm đầu tiên được khai trương vào năm 1997 và sẽ tiên phong trong mạng lưới phân phối.
Fulfillment by Amazon (FBA): Amazon có một trong những mạng lưới hoàn thiện đơn hàng tiên tiến nhất trên thế giới. Với FBA, các nhà cung cấp có thể lưu trữ sản phẩm trong các trung tâm dịch vụ của Amazon. Amazon lựa chọn, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm này. FBA giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Người bán trung bình phải trả 15% cho dịch vụ này.
Fulfillment Center (FC) Network: Nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa đến một trung tâm hoàn thiện đơn hàng và Amazon sẽ vận chuyển những sản phẩm này tới tay khách hàng. Quản lý hàng tồn kho là một vấn đề phổ biến đối với nhiều cửa hàng trực tuyến, nhưng nó là một thành phần thiết yếu để nuôi dưỡng trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể.
Global Selling Program – Chương trình bán hàng toàn cầu: Theo Bezos, chương trình này đã gia tăng hơn 50% trong năm 2017, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán sản phẩm vượt biên giới quốc gia (dành cho người bán trên Marketplace có thể bán ở các quốc gia khác).
Historical Purchase Data – Dữ liệu lịch sử mua hàng: Dữ liệu này đóng vai trò là một phương trình mà Amazon sử dụng khi đưa ra quyết định mua hàng. Nó xem xét tần suất một sản phẩm được mua để đo lường và dự báo nhu cầu của khách hàng.
Information Snacking – Tiêu thụ thông tin: Trong Thư gửi cổ đông năm 2007, Bezos thảo luận về cách con người cùng phát triển với các công cụ của họ. Công nghệ mới đã đưa chúng ta đến một thế giới tiêu thụ thông tin theo bit trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Instant Order Update – Cập nhật đơn hàng liên tục: Đây là một tính năng của Amazon.com, nhắc nhở bạn đã mua một mặt hàng cụ thể nào đó, phòng trừ trường hợp bạn vô tình mua cùng một thứ hai lần.
Leave Share – Chia sẻ ngày nghỉ: Một chương trình của công ty cho phép nhân viên của Amazon chia sẻ thời gian nghỉ có lương với vợ/chồng mình hoặc đối tác trong nước nếu chủ lao động của vợ/chồng của họ không cho nghỉ phép có lương.
Look Inside the Book – Đọc thử sách: Một dịch vụ được bổ sung từ năm 2000, nhờ đó khách hàng có thể xem hình ảnh độ phân giải cao của bìa trước và bìa sau, cũng như một vài trang của một cuốn sách mà họ muốn mua.
Personalization – Cá nhân hóa: Tìm hiểu những gì khách hàng thích và tìm cách cải thiện Amazon.com để phục vụ những sở thích này.
Price Elasticity – Độ co giãn về giá: Bezos đi ngược lại với toán học bằng cách hạ giá mặc dù trên thực tế Amazon có thể tăng giá. Amazon có đủ dữ liệu về độ co giãn sao cho người ta nhận thấy rằng việc giảm giá đã dẫn đến sự gia tăng các đơn vị hàng hóa được bán theo một tỷ lệ nhất định.
Ramp Back – Tái hòa nhập: Các bà mẹ làm việc tại Amazon được cấp thêm quyền kiểm soát thời gian trở lại làm việc của mình sau giai đoạn thai sản.
Resist Proxies – Chống lại sự ủy thác: Theo Bezos, trong quá trình phát triển, các công ty sẽ đối mặt với nguy cơ phải quản lý sự ủy thác, trích dẫn các quy trình. Theo đó, sự ủy thác rất có thể sẽ bị sử dụng như là một kết quả, thay vì là một phương tiện. Bezos chỉ ra rằng công ty phải sở hữu quy trình chứ không phải bất kỳ yếu tố nào khác xung quanh quy trình.
Search Inside the Book – Xem nội dung bên trong cuốn sách: Người dùng được phép xem qua một số trang kỹ thuật số trong cuốn sách để quyết định xem có muốn mua cuốn sách đó hay không.
Search Suggestions – Gợi ý tìm kiếm: Được bổ sung vào khả năng tìm kiếm của Amazon vào năm 2006, người dùng có thể nhập một số chữ cái đầu và công cụ tìm kiếm sẽ ngay lập tức đưa ra những đề xuất có liên quan đến từ hoặc thuật ngữ đó.
Self-Service Nature of Platforms – Bản chất tự phục vụ của các nền tảng: Bezos nhấn mạnh rằng điều này sẽ thúc đẩy sự đổi mới, vì ngay cả những gatekeeper tốt nhất cũng có thể cản trở sự tiến bộ, đặc biệt nếu chúng xuất hiện dưới dạng những ý tưởng dường như không thể thực hiện được. Fulfillment by Amazon (FBA) là một ví dụ về nền tảng tự phục vụ.
Seller Flex: Ra mắt lần đầu tại Ấn Độ nhằm kiểm tra khả năng Amazon có thể đáp ứng mạng lưới Fulfillment Center với nhu cầu khách hàng và hậu cần tại địa phương. Trong mạng lưới của Amazon có một số mục nhà kho của người bán địa phương, cung cấp cơ sở hạ tầng hoạt động và các quy trình vận hành. Đến năm 2015, có tổng cộng hai mươi lăm cơ sở chức năng tại mười thành phố.
Service-Oriented Architecture (SOA): Được coi là khối xây dựng chính của các công nghệ Amazon, SOA đã được triển khai trong công ty từ lâu trước khi nó trở thành một từ thông dụng. Các công nghệ của Amazon được triển khai như các dịch vụ và được phép phát triển theo tốc độ riêng.
Skills-Forward – Đẩy mạnh các kỹ năng: Theo Bezos, điều này đòi hỏi phải xác định các kỹ năng có sẵn trong một tổ chức và suy nghĩ về cách chúng có thể được áp dụng thêm. Tuy nhiên, Bezos cảnh báo rằng đây không phải là một chiến lược tốt nếu đứng riêng lẻ vì các kỹ năng hiện có cuối cùng có thể trở nên lỗi thời.
Super Saver Shipping – Vận chuyển siêu tiết kiệm: Giao hàng miễn phí quanh năm cho các đơn hàng trên 25 đô-la bắt đầu vào năm 2001.
Transportation Hubs – Các trung tâm vận chuyển: Amazon xem xét các trung tâm vận chuyển có sẵn tại các địa điểm nhất định khi quyết định mở Fulfillment Center, để đạt tới việc vận chuyển sản phẩm/giao hàng nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Weblab: Nền tảng thử nghiệm nội bộ của Amazon, được sử dụng để đánh giá sản phẩm, trang web và các cải tiến khác.
Working Backwards: Theo Bezos, điều này đòi hỏi phải xác định nhu cầu của khách hàng, sau đó phát triển các kỹ năng, năng lực mới để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu. Đây sẽ là một chiến lược kết hợp với giải pháp Skills-Forward.
zShops: Phiên bản thành công của Auctions, cho phép bất cứ ai, từ các cá nhân đến các công ty, thành lập một cửa hàng trực tuyến.