Bất cứ ai làm kinh doanh hay điều hành một tổ chức cũng đều quan tâm đến vấn đề lãnh đạo, tổ chức và quản lý. Người có năng lực lãnh đạo thực sự làm cho cấp dưới cảm thấy tự tin và muốn cống hiến nhiều hơn.
Lãnh đạo là một quá trình dạy, làm gương và phân quyền cho người khác. Nếu bạn là người lãnh đạo, khả năng của bạn sẽ được đo lường bằng thành công của những người bạn lãnh đạo.
Vậy, làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo giỏi? Trái hẳn với những gì người ta thường nghĩ, hầu hết những nhà lãnh đạo giỏi không phải là do trời phú mà do quá trình tự rèn luyện. Theo kinh nghiệm của Tạp chí Reader's Digest, một nhà lãnh đạo giỏi cần phải có những phẩm chất:
- Luôn đặt lòng tin vào người cộng sự: Đây là phương cách hữu hiệu nhất để khuyến khích người khác có trạng thái tinh thần và động cơ làm việc tốt nhất.
- Biết học lấy thất bại: Biết học những bài học, kinh nghiệm, nguyên nhân từ những thất bại là điều rất hữu ích để bạn thành công.
- Hãy lãnh đạo bằng nêu gương: Nếu bạn muốn các cộng sự của bạn như thế nào, tốt nhất bạn hãy là tấm gương cho họ noi theo.
- Phải có hướng đi, viễn cảnh rõ ràng: Không ai tin tưởng một người lãnh đạo thiếu tầm nhìn hoặc định hướng công ty không rõ ràng. Người ta chỉ tin và đi theo những ai vạch ra những mục đích hứa hẹn mang lại thành công cho công ty và cho họ.
- Để ý hình thức bên ngoài: Phong thái, cách ứng xử của nhà lãnh đạo rất quan trọng. Những nhân viên thường quý mến và nể phục những người đức độ, ôn hòa, độ lượng, trầm tĩnh và tự tin.
- Có tư chất, tài năng và năng lực chuyên môn: Đây là những phẩm chất rất quan trọng của nhà lãnh đạo. Tài năng của họ có thể lôi cuốn mọi người và khiến mọi người tin tưởng, hướng về họ để tìm sự dẫn dắt.
- Biết tạo lòng nhiệt tình: Một trong những bí quyết của người lãnh đạo giỏi là biết động viên, khơi dậy lòng nhiệt tình của nhân viên. Khi nhân viên nhiệt tình thật sự với công việc, mọi tiềm năng và sự sáng tạo của con người sẽ đổ dồn vào đó và sẽ trở thành một động lực to lớn thúc đẩy công việc hoàn tất nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Dám nhận trách nhiệm: Hành động này giúp hình ảnh bạn thuyết phục và gây lòng vị nể trong mắt những người cấp dưới. Không một ai muốn "đầu quân" cho một thủ lĩnh chỉ biết nhận vinh quang về mình và đổ mọi trách nhiệm cho cấp dưới khi gặp thất bại.
- Boyer