1. Hiểu hơn về Smart Marketing
Smart Marketing còn được gọi là tiếp thị thông minh là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động marketing giúp cho doanh nghiệp đánh giá nhân khẩu học, sở thích, hành vi từng khách hàng và đưa quảng cáo phù hợp tới từng các nhân bằng thông điệp họ ưa thích vào đúng thời điểm họ cần nhằm mục tiêu tìm kiếm mở rộng khách hàng, gia tăng doanh số. Khi đó, người dùng sẽ cảm thấy thân thiện hơn, khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn và doanh nghiệp cũng sẽ thu được nhiều giá trị hơn. Và lúc này đây, Smart Marketing sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số.
Người dùng thường truy cập Internet với thời lượng khá lớn, và dĩ nhiên họ sẽ để lại rất nhiều thông tin liên quan đến hành vi, sở thích, thói quen của họ. Bằng công nghệ Machine Learning (một lĩnh lực của trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence thường viết tắt là AI) Google đã nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật cho phép phân tích các tín hiệu để tìm thấy những hiểu biết hữu ích về khách hàng. Smart Marketing tận dụng thông tin lịch sử này nhằm hiểu hơn về khách hàng trong mối quan hệ với sản phẩm, có nhu cầu về việc sở hữu sản phẩm này không để đi đến mục tiêu cuối cùng là xác định khách hàng tiềm năng và nhắm mục tiêu quảng cáo tới họ đúng thời điểm họ đang có nhu cầu. Bạn cũng chỉ phải cần trả tiền cho kết quả thu được.
Và để làm được điều này dĩ nhiên bạn phải có nguồn dữ liệu đủ lớn để có thông tin đầu vào đủ để phân tích dữ liệu và thời gian đầu chưa thể đòi hỏi có được kết quả ngay lập tức. Vì vậy, nếu áp dụng hình thức Smart Marketing thì bạn sẽ cần một khoảng thời gian đủ lâu triển khai quảng cáo để hệ thống có được nguồn dữ liệu để phân tích.
2. Bài toán giải quyết bằng Google Smart Marketing
Thế giới đang dần dịch chuyển trong sự tiến bộ của khoa học công nghệ, và điều này cũng tác động làm thay đổi sự dịch chuyển của Marketing. Từ Marketing truyền thống đến sự ra đời của Tivi, Internet, Mobile đã kéo theo sự hiện diện của các hình thức quảng cáo như quảng cáo TVC, Digital Marketing và đến nay, khi có sự ra đời của công nghệ Machine Learning thì việc ứng dụng Smart Marketing vào truyền thông quảng cáo là điều tất yếu.
Trong những năm trở lại đây, lượng thông tin người dùng tiếp cận hàng ngày trở nên nhiều hơn nên họ trở nên tò mò hơn, nhu cầu ngày càng phức tạp hơn, họ thiếu kiên nhẫn hơn và đặc biệt sự trung thành với thương hiệu cũng thấp hơn.
Chưa kể, những Marketer họ mất quá nhiều thời gian để thiết lập và tối ưu hóa cho các chiến dịch nên không còn thời gian cho những nhiệm vụ mang lại giá trị cao hơn mục tiêu hoàn thiện được KPIs đặt ra như phân tích, định hướng và đưa ra các chiến lược, chiến thuật để thực hiện.
Và cuối cùng, áp lực của ROI (Return On Invest – tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư) ngày càng cao do các bên đều cố gắng cải thiện hiệu suất, rào cản thị trường thấp, cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt.
Với tất cả những lý do trên thì Smart Marketing chính là giải pháp giúp Marketer tiết kiệm được thời gian thiết lập, đấu thầu và tối ưu quảng cáo tự động thông qua việc nắm rõ Insights khách hàng để có thể đạt được mục tiêu cụ thể đặt ra.
3. Lợi ích của việc sử dụng Google Smart Marketing
Smart Marketing là một ứng dụng các sáng tạo mới và công nghệ của Google Ads được cải thiện và đơn giản hóa để giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch mới tiết kiệm hơn, tối ưu hơn và hiệu quả hơn mà không cần phải có sự hỗ trợ của một chuyên gia về quảng cáo nào. Bạn chỉ cần chọn mục tiêu của mình, việc còn lại sẽ do công nghệ Machine Learning giúp bạn hoàn thiện để có thể đạt kết quả như mong muốn.
Và đây sẽ là một vài lợi ích được kể đến khi bạn sử dụng Google Smart Marketing.
- Dễ dàng đạt được kết quả mà bạn mong muốn
Google Smart Marketing được thiết kế để mang lại đúng kết quả mà bạn cần khi kết nối và dẫn dắt các khách hàng mới đang tìm kiếm thông tin có liên quan trên Google Search, Google Maps, Google Display Network. Khi nhập các yếu tố nền tảng cho quảng cáo của mình như dòng tiêu đề, hình ảnh cũng như hiểu trưng để tìm ra nhiều khách hàng nhất có thể trong phạm vi ngân sách và giá thầu CPA mà bạn kiểm soát.
Và dĩ nhiên, điều này sẽ phần nào giúp bạn gia tăng được hiệu quả của Ads, gia tăng số lượng khách hàng tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi thành công từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng của bạn.
- Thiết lập nhanh chóng
Bạn có thể thiết lập chiến dịch chỉ trong vài phút. Việc của bạn chỉ cần lựa chọn mục tiêu mà bạn cần, thiết lập hạng mục kinh doanh, khu vực bạn muốn tiếp cận và cả ngân sách mà bạn chấp nhận chi trả. Còn lại Google sẽ tự động chọn từ khóa và tối ưu chiến lược đấu thầu để tiếp cận đúng người, đúng thời điểm và mang lại kết quả tốt nhất với mức ngân sách được ấn định.
- Giảm thiểu công tác quản lý ads
Khi chiến dịch được thiết lập thì việc Ads hoạt động sẽ là câu chuyện của Google đảm nhiệm, cụ thể như lựa chọn từ khóa, tối ưu… Chiến dịch sẽ tự động tối ưu trong vòng vài ngày, lựa chọn tổ hợp nội dung tốt nhất để mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất. Bạn dễ dàng nhận biết được dòng tiêu đề, nội dung mô tả, hình ảnh nào có hiệu quả nhất.
- Thử nghiệm các biến thể quảng cáo hiển thị với công cụ Image Picker
Đây sẽ là một tính năng mới của Google Ads. Tính năng này sẽ hỗ trợ bạn giải bài toán khi thực hiện một chiến dịch mà không biết nên sử dụng hình ảnh hay nội dung gì cho quảng cáo của bạn. Bạn chỉ cần nhập những nội dung như hình ảnh nhận diện, logo, tiêu đề, mô tả. Công cụ Image Picker sẽ giúp bạn kết hợp hình ảnh với nội dung và lựa chọn ra phương án tốt nhất cho quảng cáo của bạn.
4. Nền tảng xây dựng và định hướng áp dụng Smart Marketing
Chiến dịch Smart Marketing được xây dựng dựa trên mô hình Smart với 5 yếu tố cần lưu ý.
● S - Specific (Mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và rõ ràng)
Hãy cụ thể về những gì bạn muốn đạt được khi làm Smart Marketing. Bạn muốn tiếp cận những khách hàng như thế nào? Bạn muốn tiếp cận bao nhiêu khách hàng? Bạn cần bao nhiêu chuyển đổi? Hãy đưa ra một con số hay tỷ lệ % bạn muốn đạt được để dễ dàng đo lường hiệu quả sau này. Nên nhớ, mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, càng dễ dàng hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu tổng thể bấy nhiêu.
● M - Measurable (Mục tiêu có thể đo lường được)
Khi đặt mục tiêu, bạn phải biết được mục tiêu của mình có đo lường được hay không? Làm cách nào để bạn biết được rằng bạn đã đạt được mục tiêu đó? Bạn sẽ sử dụng công cụ phân tích gì để theo dõi được tiến độ của mình theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo năm? Khi có những con số đo lường cụ thể này, bạn có thể so sánh và đánh giá được hiệu quả chiến dịch Smart Marketing của mình sau này.
● A - Achievable (Mục tiêu có khả năng đạt được hay không)
Hãy luôn tự hỏi rằng mục tiêu này có thực tế không? Khi bạn đặt ra một mục tiêu ngoài tầm khả năng của mình, nó có thể khiến cho bạn thực sự stress và mệt mỏi khi phải cố gắng gồng mình đuổi theo những mục tiêu đó. Đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn mới tiếp xúc với Smart Marketing. Tuy vậy, không đồng nghĩa với việc là bạn không thể đặt ra những mục tiêu to lớn, bạn có thể chia nhỏ giai đoạn với những mục tiêu vừa tầm hơn.
● R - Relevant (Mục tiêu này có liên quan đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp)
Tất nhiên rồi, mục tiêu của bạn phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp của bạn.
● T - Time (Mục tiêu có thời hạn bao lâu)
Việc đặt ra giới hạn cho mục tiêu của mình sẽ khiến cho bạn không ỉ lại và giúp bạn đi vào khuôn khổ nhất định. Tin chắc là bạn sẽ luôn muốn cố gắng nhanh chóng để hoàn thành mục tiêu của mình sớm nhất có thể. Ví dụ, “Chúng tôi đạt được 2.000 đơn hàng trong tháng tới”.
Và để áp dụng được Smart Marketing, bạn cần nắm bắt được một số điểm sau:
- Hàng ngày có hàng trăm content, hàng vạn nhãn hàng đổ ập đến khách hàng, họ càng ngày càng tò mò, đòi hỏi và thiếu kiên nhẫn vì thế bạn cần phải cung cấp những nội dung hấp dẫn để thu hút họ từ ánh nhìn đầu tiên. Có thể là sử dụng nhiều yếu tố visual, tiếp cận khách hàng bằng video, hình ảnh phải có chất lượng cao, nội dung súc tích… để tránh bạn bị lu mờ trên các phương tiện truyền thông.
- Gắn tracking để theo dõi và đo lường các hành vi của người dùng .Giờ đây các chỉ số Pay per click, Pay per impression, Pay per view… không chỉ là các yếu tố bạn cần quan tâm mà còn cả yếu tố như hành vi khách hàng từ lúc tiếp cận một cách cụ thể như hành vi ấn nút mua hàng, ấn nút gọi điện, hoàn tất đăng ký, hoàn tất mua hàng.
- Hoạch định chiến lược, định hướng vận hành công cụ là những việc mà gần như AI, Machine Learning không thể thay thế được cho con người. Chính vì vậy việc học hỏi kiến thức, cập nhật thông tin, đào tạo con người là vô cùng cần thiết.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
1. Smart Marketing còn được gọi là tiếp thị thông minh là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động marketing giúp cho doanh nghiệp đánh giá nhân khẩu học, sở thích, hành vi từng khách hàng và đưa quảng cáo phù hợp tới từng các nhân bằng thông điệp họ ưa thích vào đúng thời điểm họ cần nhằm mục tiêu tìm kiếm mở rộng khách hàng, gia tăng doanh số. Khi đó, người dùng sẽ cảm thấy thân thiện hơn, khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn và doanh nghiệp cũng sẽ thu được nhiều giá trị hơn. Và lúc này đây, Smart Marketing sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số
2. Lý do Google Smart Marketing ra đời
- Sự dịch chuyển của khoa học công nghệ
- Hành vi, ý thức người dùng
- Mong muốn tối ưu thời gian của Marketer
- Áp lực ROI
3. Lợi ích của Google Smart Marketing
- Dễ dàng đạt được kết quả mà bạn mong muốn
- Thiết lập nhanh chóng
- Giảm thiểu công tác quản lý ads
- Thử nghiệm các biến thể quảng cáo hiển thị với công cụ Image Picker
4. Nền tảng xây dựng và định hướng áp dụng Smart Marketing
● S - Specific (Mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và rõ ràng)
● M - Measurable (Mục tiêu có thể đo lường được)
● A - Achievable (Mục tiêu có khả năng đạt được hay không)
● R - Relevant (Mục tiêu này có liên quan đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp)
● T - Time (Mục tiêu có thời hạn bao lâu)