Mọi người đều trải qua tuổi dậy thì và em cũng thế. Đây là giai đoạn biến đổi quan trọng về cơ thể cũng hư tâm hồn, từ trẻ con phát triển thành người lớn.
Từ một cô công chúa bé nhỏ ngoan ngoãn trong tay của bố mẹ, em bỗng chốc muốn làm mọi thứ mình. Em chợt thấy bố mẹ thật là chán ngắt; cả các ô cũng vậy. Suốt ngày, em ôm điện thoại để nhỏ to sự với hội bạn gái mà chẳng màng đến việc học. Em ng bắt đầu để tâm đến các cậu con trai. Em ngắm mình trong gương và nhận thấy đôi má phúng phính đã nhường chỗ cho khuôn mặt thon gọn và ng "người lớn" (với một vài "ả" mụn đáng ghét). Dần dần em không còn muốn gần gũi ới bố mẹ như trước nữa, bởi em thấy mình ã "lớn" rồi. Nhưng thật sự đối mặt với mọi thứ đang xảy đến không dễ dàng chút nào đâu, cô bé ạ.
Dù muốn hay không thì em vẫn đang thay đổi – từ từ nhưng chắc chắn là có.
Con gái bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 8 đến 13 và kết húc khi cơ thể đạt tới chiều cao và cân nặng của một gười trưởng thành, thường ở độ tuổi từ 15 đến 17, ôi khi muộn hơn một chút.
Con gái dậy thì sớm hơn con trai và những thay đổi cũng dễ nhận thấy hơn.
Những dấu hiệu thường thấy ở tuổi dậy thì:
Lớn nhanh
Lông vùng dưới cánh tay bắt đầu mọc
Xuất hiện lông mu ở vùng kín, sau dần sẫm màu và rậm hơn
Ngực nhú lên
Hông nở rộng
Có kinh nguyệt
Bắt đầu nhận thức về giới tính
Những dấu hiệu đó tương tự như của mẹ em trước kia ởi mẹ từng trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên cỡ độ tuổi bây giờ. Vì thế, đừng ngần ngại tâm sự với mẹ bất kỳ điều gì. Mẹ sẽ cho em nhiều lời khuyên bổ ích.
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể em sẽ không phát triển ng đều; tay chân dài ra và trông chẳng cân đối với cơ thể. Mái tóc, làn da và bộ ngực cũng bắt đầu thay đổi do hưởng của các hormone. Từ một bé gái, em đang dần hành thiếu nữ.
Thay vì ngạc nhiên và buồn rầu trước những thay đổi ày, em hãy tìm hiểu cặn kẽ qua sách báo để biết rõ hơn ề những gì em đang đối mặt - giai đoạn dậy thì. Đó là ột phần của quá trình lớn lên và trưởng thành.
Núi đôi nảy nở
Khi em ở độ tuổi từ 9 đến 12, ngực bắt đầu nảy nở, không còn "màn hình phẳng" như xưa nữa. Đầu nhũ hoa và quầng to ra, đôi khi gây cảm giác hơi đau và khó chịu. Đây là sự phát triển sinh lý bình thường mà bất kỳ thiếu nữ nào cũng phải trải qua. Núi đôi có thể phát triển với kích cỡ "nhất bên trọng nhất bên khinh" nhưng điều này chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của em đâu.
Rất khó dự đoán kích cỡ và hình dáng sau này của núi đôi. Tuy nhiên, nếu như mẹ hoặc chị có núi đôi "trái tắc" thì rất ít khả năng núi đôi của em sẽ là "trái cam".
Quá trình phát triển của núi đôi thường chia thành bốn giai đoạn như hình minh họa, kéo dài khoảng 4 đến 5 năm. Núi đôi sẽ phát triển hoàn thiện khi em 18 tuổi.
Đừng hoảng hốt nếu em thấy mình bỏ sót một giai đoạn nào đó vì không phải tất cả các bé gái đều giống nhau.
Giai đoạn 1:
Chuẩn bị dậy thì.
Giai đoạn 2:
"Bầu sữa" bắt đầu phát triển. Đầu nhũ hoa và quầng to và sẫm màu hơn, chạm vào sẽ thấy đau.
Giai đoạn 3:
"Bầu sữa" tiếp tục to ra và căng lên. Đầu nhũ hoa và quầng tiếp tục phát triển và sẫm màu hơn.
Giai đoạn 4:
Ngực phát triển hoàn thiện.
Chọn áo chip
Khi núi đôi nảy nở, em bắt đầu băn khoăn không biết đã đến lúc mặc áo chip hay chưa và nên chọn loại nào.
Ban đầu, các cô bé ở tuổi dậy thì đều mặc áo lá thể thao. Nếu "núi" bé hạt tiêu, em nên mặc vào những lúc cần vận động nhiều; còn nếu "núi" đã có hình có dáng thì mặc thường xuyên. Chỉ khi mặc áo chip giúp em thấy tự tin hơn, em mới nên "rinh" về một chiếc. Đừng bao giờ "chạy" theo chỉ vì các bạn gái cùng lớp đều đã mặc rồi.
Khi chọn áo chip, kích cỡ phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Kích cỡ áo chip được chia theo số đo và cỡ áo. Số đo thể hiện kích cỡ của vòng ngực (đo vòng qua chân ngực) còn các chữ cái đại diện cho bầu áo – cũng chính là kích cỡ núi đôi của em.
Áo chip có các kích cỡ bầu áo là A, AA, B, C, D, E…; kích cỡ vòng ngực gồm có 65, 70, 75, 80, 85, 90, 1, 2, 3, 4, 5 hoặc XS, S, M, L, XL. Tốt nhất em nên thử trước khi chọn mua.
Một chiếc áo chip vừa vặn sẽ mang lại cảm giác thoải mái khi mặc, hay nói cách khác, kích thước và kiểu dáng của áo phù hợp với khuôn ngực của em. Áo quá chật sẽ để lại những vết hằn trên cơ thể; còn áo quá rộng không thể ôm được ngực. Mặc áo chip sai cỡ không chỉ ảnh hưởng vẻ thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe của em nữa.
Trước khi ngủ, em nhớ cởi áo chip ra để núi đôi được "thở" nhé. Việc gì phải "nhốt" hai "bầu sữa" trong lúc ngủ, phải không nào?
Áo chip có viền ngay bầu ngực thường để lại vết hằn trên cơ thể. Tốt nhất em không nên chọn loại này để tránh cảm giác khó chịu.
Núi đôi vẫn đang trong thời kỳ phát triển, vì vậy em đừng nên "ôm" về một mớ áo chip một lúc. Chẳng bao lâu em sẽ cần đến những chiếc rộng hơn đấy!
Áo chip bằng chất liệu dễ co giãn sẽ tạo cảm giác thoải mái cho núi đôi.
Kinh nguyệt
Một trong những dấu hiệu dậy thì đầu tiên là mọc lông vùng kín. Ban đầu, đó chỉ là những sợi lông tơ nhạt màu, sau đó dần trở nên sẫm hơn. Càng về sau, lông mu càng dài ra, có khi "diễu võ giương oai" cả ở phần bẹn. Ở một số phụ nữ, lông có thể mọc thành một đường mỏng chạy lên gần rốn.
Trong giai đoạn dậy thì, thỉnh thoảng em sẽ phát hiện ra dưới quần chip có dính một ít dịch nhờn trong suốt hoặc có màu trắng với mùi đặc trưng. Em không nên quá lo lắng vì điều này hết sức bình thường. Điều quan trọng là em cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là "vùng tam giác mật". Em nên:
Tắm rửa hằng ngày
Thay quần chip sau khi tắm
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên luôn là sự kiện trọng đại nhất trong quá trình phát triển của một thiếu nữ.
Khi máu từ tử cung chảy ra qua âm đạo chính là lúc em bắt đầu kỳ kinh đầu tiên của mình. Máu có màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc thậm chí là màu nâu đen. Máu ra chỉ vài giọt hoặc tiết ra nhiều. Thường thì nguyệt san sẽ xuất hiện vào sáng sớm.
Hành kinh là dấu hiệu cho thấy em đang phát triển một cách bình thường. Cơ thể em đang chuẩn bị cho thiên chức mà em sẽ lãnh nhận sau này khi đã trưởng thành - đó là thiên chức làm mẹ.
Một số em gái "thấy tháng" lần đầu lúc mười tuổi, số khác lại mười bốn và thậm chí có nhiều trường hợp trễ hơn nữa. Điều này còn tùy thuộc vào nhịp độ sinh lý, yếu tố di truyền và rất nhiều vấn đề khác.
Khoảng thời gian giữa hai kỳ nguyệt san được gọi là Chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ thường có 28 ngày, tuy nhiên cũng có thể dao động trong khoảng 25 đến 35 ngày. Có khi tháng này chu kỳ của em là 23 nhưng đến tháng sau lại thành 28 ngày. Thường nguyệt san sẽ kéo dài từ ba đến bảy ngày.
Từ sau lần "thấy tháng" đầu tiên, chu kỳ và số ngày hành kinh của em sẽ rất thất thường. Phải đến ba tháng hoặc sáu tháng sau nguyệt san mới xuất hiện trở lại. Hiện tượng này là hoàn toàn tự nhiên. Nếu bị ra máu kéo dài hàng tuần liền em nên đến gặp bác sỹ, đặc biệt đối với những trường hợp lượng máu ra quá nhiều. Sau một thời gian, nguyệt san sẽ ghé thăm em đều đặn hơn
Băng vệ sinh
Trước khi chào đón "ngày ấy" lần đầu tiên trong đời, em nên tập mang băng vệ sinh thử và luôn cất sẵn một miếng trong cặp sách. Đừng ngại đề cập đến nguyệt san với mẹ hoặc chị gái! Đây là chuyện hết sức bình thường mà tất cả phụ nữ ai cũng phải trải qua. Nó chính là dấu hiệu cho thấy em đang bước vào tuổi trưởng thành.
Băng vệ sinh có rất nhiều loại: dày, mỏng, có cánh, không cánh, ban ngày, ban đêm, siêu thấm, hàng ngày… Để sử dụng thoải mái, em cần chọn loại thích hợp với nhu cầu của mình.
Dưới đây là những điểm quan trọng em cần biết khi chọn "bạn" cho nguyệt san:
- Chọn loại làm từ cotton hoặc các chất liệu thoáng khí
- Có độ thấm hút cao
- Băng vệ sinh phải có keo dính chắc chắn, tốt nhất nên chọn loại có cánh (để có thể cố định ngay ngắn)
- Không nên quá dài (chỉ cần vừa với đáy quần chip)
- Mỏng (để chúng không cộm lên khiến em khó chịu)
Em nên trữ sẵn trong nhà một gói băng vệ sinh loại thường dùng và cất một miếng trong túi xách.
Loại siêu thấm thường dùng cho những ngày "ra" nhiều (hai ngày đầu) hoặc vào ban đêm, nghĩa là em nên mua hai loại: một dành riêng cho các ngày đầu và một cho những ngày còn lại. Còn loại hàng ngày dùng cho những ngày cuối hoặc khi gần đến kỳ kinh mới.
Hãy chọn loại có cánh để dễ cố định miếng băng.
Vào những ngày đầu của kỳ nguyệt san em nên thay băng thường xuyên trong khoảng từ 2-3 tiếng, những ngày sau đó có thể lâu hơn một chút, nhưng không nên quá 6 tiếng. Nếu mang băng quá lâu, bọn vi trùng sẽ kéo đến "đóng quân", làm "ổ" và gây viêm nhiễm.
Em có thể dùng loại băng có hương thơm, tuy nhiên nhớ phải giữ vệ sinh và thường xuyên thay băng bởi vì một số loại băng có mùi hương có thể gây dị ứng.
Thêm một điều nữa: cuộn miếng băng dùng rồi một cách cẩn thận và dùng vỏ của miếng băng mới gói gọn vào sọt rác – và không bao giờ được bỏ vào b cần một miếng băng trong bồn toa-lét cũng c gây nghẹt đường ống. Em cũng không nên n thẳng miếng băng chưa được gói kín vào sọt Nếu em không có sẵn bao gói bên ngoài, hãy c chúng vào trong giấy vệ sinh rồi mới vứt đi. S đó đừng quên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Cách thay băng khi ở trường
Trước khi vào nhà vệ sinh, lấy một miếng băng để vào túi quần. Nhớ rửa tay sạch sẽ.
Gỡ miếng băng cũ ra khỏi quần chip. Tháo miếng băng mới ra, giữ lại vỏ. Tháo miếng giấy ra khỏi băng và dán vào đáy quần. Cố định miếng băng sao cho phần trước và sau đều chắc chắn.
Tiếp theo, dán hai miếng cánh ra phía ngoài đáy quần. Gói miếng băng đã sử dụng vào vỏ của miếng băng mới và bỏ vào sọt rác. Sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng một lần nữa.
Tampon
Không chỉ phụ nữ mà cả các bạn gái trẻ đều có thể dùng tampon. Tampon thích hợp cho các hoạt động thể thao hoặc khi đi biển. Các cô gái mới lớn cũng có thể sử dụng tampon, tuy nhiên việc này không được khuyến khích vì có thể làm rách màng trinh.
Theo dõi nguyệt san
Ngay khi bước vào kỳ kinh đầu tiên, em nên ghi lại chu kỳ của mình.
Sau khoảng một hoặc hai năm, khi vòng kinh đã bắt đầu ổn định, em có thể dự đoán ngày kinh tiếp theo. Em cần để ý chu kỳ của mình trước khi muốn đi khám phụ khoa, đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
Em nên lập một bảng riêng để ghi chú những gì liên quan đến nguyệt san, hoặc đánh dấu vào cuốn lịch em dùng hàng ngày.
Theo dõi chu kỳ nguyệt san rất cần thiết đối với việc tránh thai bằng cách xác định thời gian rụng trứng. Rụng trứng là sự phóng thích một nang trứng đã chín từ buồng trứng xuống vòi trứng. Trứng thường rụng vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 16 tính từ ngày bắt đầu có kinh. Đối với bạn gái có chu kỳ kinh 28 ngày, thường ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14. Những ngày này được gọi là ngày sinh sản, nếu quan hệ tình dục trong những ngày này thì có thể mang thai.
Em có thể nhận biết thời gian rụng trứng nếu thấy xuất hiện cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới. Khi đó, em hãy khoanh tròn ngày hôm đó vào lịch. Em sẽ bắt đầu kỳ nguyệt san mới khoảng mười bốn ngày sau đó nếu như vòng kinh của em đều đặn.
Thỉnh thoảng, cơ thể em có những triệu chứng giống như sắp "đèn đỏ" nhưng đó chỉ là "báo động giả". Tuy nhiên, em vẫn nên mang sẵn một miếng băng hàng ngày vì thường thì nguyệt san sẽ xuất hiện ngay sau đó và lượng máu thường ra rất nhiều trong vòng hai ba ngày. Đối với trường hợp này, em nên phòng bị chu đáo bằng cách mang băng vệ sinh loại hàng ngày thêm một vài ngày nữa.
"Bắt mạch" hội chứng tiền kinh nguyệt
Khi kinh nguyệt của em bắt đầu ổn định, em sẽ thấy cơ thể mình có một số biểu hiện khác lạ trước ngày hành kinh.
Em có bị đau đầu? .................................Có Không
Em cảm thấy lo lắng? .................................Có Không
Em thèm ăn đồ ngọt? .................................Có Không
Vài nốt mụn đáng ghét bỗng dưng xuất hiện? .................................Có Không
Có cảm giác mình phát phì ra một xíu? .................................Có Không
Em dễ xúc động và mau nước mắt? .................................Có Không
Em có thấy buồn nôn trước những ngày nguyệt san? .................................Có Không
Núi đôi em căng và đau? .................................Có Không
Em có bị đau lưng? .................................Có Không
Em có bị đau bụng? .................................Có Không
Đây là một loạt những triệu chứng mà các bạn gái thường gặp phải trước "ngày ấy". Nếu hầu hết câu trả lời của em là Có, em đang gặp phải Hội chứng tiền kinh nguyệt (Pre- Menstrual Syndrome - PMS). Em không cần phải lo lắng vì PMS chỉ là một phần tự nhiên của chu kỳ kinh nguyệt mà thôi.
Hiện tượng tắt kinh
Tắt kinh là hiện tượng nguyệt san không xuất hiện trong vòng sáu tháng liền. hiện tượng này thường gặp ở các bạn gái từ mười bốn, mười lăm tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc những trường hợp kinh nguyệt còn chưa ổn định. Đây cũng là việc hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính là do thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể hay rối loạn các hormone hoặc do stress và các hoạt động quá sức. Đôi khi tắt kinh cũng là kết quả của chứng biếng ăn.
Hiện tượng tắt kinh có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone.