I. FACEBOOK
1. Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook quy định người dùng không được phép đăng tải những nội dung được đánh giá là thông tin sai lệch (tin giả), tin đồn không có căn cứ, bao gồm:
(1) Tin giả hoặc tin đồn không có căn cứ đã được cơ quan chuyên môn/cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định có khả năng/nguy cơ trực tiếp gây tổn hại về thể chất hoặc dẫn đến hành vi bạo lực.
(2) Tin giả gây hại cho sức khỏe: tin giả ảnh hưởng công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm cao điểm về dịch bệnh (ví dụ tin giả về vacxin khiến người dân từ chối tiêm vacxin; quảng bá hoặc phổ biến các phương pháp chữa bệnh chưa được các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu khoa học kiểm chứng có hại cho sức khỏe).
(3) Tin giả gây tác động, ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu hoặc điều tra dân số.
(4) Nội dung tin bài, video bị chỉnh sửa để làm sai lệch nội dung gốc;
2. Hướng dẫn người sử dụng báo vi phạm với Facebook
(1) Tại bài viết bạn muốn báo cáo vi phạm, nhấn vào ký hiệu “...” ở góc trên cùng bên phải bài viết.
(2) Màn hình sẽ hiển thị bảng các vấn đề báo cáo để bạn lựa chọn nội dung vi phạm của bài viết.
(3) Sau khi lựa chọn xong vấn đề, nội dung vi phạm, ấn “Gửi” để hoàn thành báo vi phạm.
Ví dụ: Tại bài viết đăng tải thông tin “Giá xăng dầu tăng lên đến 100.000 đồng/lít”, chọn “...” => Chọn vấn đề báo cáo “Thông tin sai sự thật” => Chọn loại thông tin sai sự thật về nội dung “Vấn đề xã hội” => Ấn Gửi.
Hướng dẫn báo cáo khi người dùng bị mạo danh trên Facebook
II. YOUTUBE
1. Chính sách về thông tin sai lệch (tin giả) của YouTube quy định người dùng không được phép đăng nội dung nếu có các yếu tố sau:
(1) Quảng bá hoặc phổ biến các phương pháp chữa bệnh chưa được các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu khoa học kiểm chứng có hại cho sức khỏe.
(2) Tin giả gây tác động, ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu hoặc điều tra dân số.
(3) Nội dung tin, bài, video, hình ảnh, chú thích bị chỉnh sửa nội dung hoặc bị dịch sai so với nguyên bản, hoặc chú thích sai bối cảnh, thời gian xảy ra, ẩn chứa nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng.
2. Hướng dẫn người dùng báo vi phạm đến YouTube
Người dùng báo cáo video vi phạm
(1) Mở ứng dụng YouTube, chuyển đến video mà bạn muốn báo cáo.
(2) Chuyển đến phần Cài đặt, Báo vi phạm.
(3) Chọn lý do muốn báo cáo video đó. Ví dụ: Thông tin sai lệch.
(4) Cung cấp mốc thời gian cụ thể có xuất hiện vi phạm trong video và chi tiết bổ sung về thông tin bạn cho rằng có vi phạm đó để hoàn thành báo vi phạm. Sau khi chọn lý do, bạn sẽ thấy một thông báo xác nhận.
Người dùng báo cáo kênh vi phạm
III. TIKTOK
1. Tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok không cho phép đăng tải những nội dung có thể huỷ hoại tính toàn diện và chân thực của người dùng trên nền tảng, cụ thể:
(1) Spam và thúc đẩy tương tác giả tạo, nhằm mục đích tác động hoặc định hướng dư luận gây hiểu lầm về sự việc, cá nhân, tổ chức.
(2) Tin giả gây hiểu lầm tai hại có thể dẫn đến: kích động sự thù hận hoặc định kiến; các tình huống khẩn cấp có thể gây ra hoảng loạn; làm ảnh hưởng đến sức khỏe, làm sai lệch kết quả bầu cử, bỏ phiếu hoặc điều tra trong cộng đồng dân cư; phủ nhận một sự kiện bạo lực hoặc bi thảm đã xảy ra.
(3) Nội dung tin, bài, video, hình ảnh, chú thích bị chỉnh sửa nội dung hoặc bị dịch sai so với nguyên bản, hoặc chú thích sai bối cảnh, thời gian xảy ra của các sự kiện và gây thiệt hại đáng kể cho những người có liên quan.
2. Hướng dẫn người dùng báo vi phạm đến TikTok
Cách 1:
1. Đi đến video mà bạn cần báo cáo.
2. Nhấn và giữ video.
3. Chọn Báo cáo và làm theo hướng dẫn được cung cấp.
Cách 2: Sử dụng biểu mẫu trực tuyến của TikTok
Biểu mẫu trực tuyến để báo cáo vi phạm của TikTok
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 – Số 01/ VBHN-VPQH ngày 10/07/2017 của Văn phòng Quốc hội;
2. Luật An ninh mạng năm 2018 - Luật số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018 của Quốc hội;
3. Luật Quảng cáo năm 2012 - Luật số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;
4. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
5. Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
6. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
7. Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/ NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
8. Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả; quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
9. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
10. UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), (2018), Sổ tay Giáo dục và Đào tạo Báo chí: Báo chí, “Tin giả” & Tin xuyên tạc (tên gốc: Journalism, ‘Fake News’ and Disinformation: A Handbook for Journalism Education and Training);
11. CFC Việt Nam (Nhà xuất bản Thanh niên), (2022), Cẩm nang Công dân số văn minh;
12. Luật phòng, chống tin giả (Anti-Fake News Act) năm 2018 của Malaysia;
13. Liên minh châu Âu, (2019), Báo cáo về tin xuyên tạc và tin giả - Disinformation and Fake news final report;
14. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
15. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ngày 24/12/2018 của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam;
16. Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ban hành kèm theo Quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
17. Tiêu chuẩn cộng đồng của các mạng xã hội xuyên biên giới, bao gồm: Facebook, YouTube, TikTok;
18. Thông tấn xã Việt Nam (2021), Xử lý nghiêm các đối tượng thông tin giả về dịch Covid-19. Truy cập tại: https://ncov.vnanet.vn/ tin-tuc/xu-ly-nghiem-cac-doi-tuong-thong-tin-gia-ve-dich- covid-19/9aa1a98f-c453-4c3d-bdee-4f080947277e;
19. Thảo Nguyên (Brands Vietnam), (2022), Data Station #25 – Digital 2022: Số người dùng Việt quan ngại về an toàn dữ liệu giảm gần 1 nửa so với năm 2020;
Truy cập tại: https://www.brandsvietnam.com/congdong/ topic/323902-Data-Station-25-Digital-2022-So-nguoi-dung- Viet-quan-ngai-ve-an-toan-du-lieu-giam-gan-1-nua-so-voi- nam-2020;
20. Nguyễn Vinh (ST), (2020), Tin giả và tác động của nó đến người dùng mạng xã hội ở Việt Nam. Truy cập tại: http:// hoinhabaoyenbai.org.vn/Ban-doc-quan-tam/TIN-GIA-VA-TAC- DONG-CUA-NO-DEN-NGUOI-DUNG-MANG-XA-HOI-O- VIET-NAM;
21. Hoàng Lê Khánh Linh (2021), Khái niệm tin giả? Hành vi tung tin giả sẽ bị xử phạt như thế nào? Truy cập tại: https:// luatminhkhue.vn/khai-niem-tin-gia-hanh-vi-tung-tin-gia-se-bi- xu-phat-nhu-the-nao.aspx;
22. Trang thông tin điện tử Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, (2018), Ảnh hưởng của tin giả lớn thế nào? Truy cập tại: https:// abei.gov.vn/vn/anh-huong-cua-tin-gia-lon-the-nao-/106984;
23. Tạp chí Tia Sáng (2020), Dịch bệnh trầm trọng thêm vì tin giả. Truy cập tại: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dich- benh-tram-trong-them-vi-tin-gia-23025/;
24. Internet.