Stress được xem là một "căn bệnh vô hình" có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi ngưởi. Vì vây, chúng ta không nên né tránh mả hãy truy tìm căn nguyện của stress để giải quyết.
STRESS LÀ GÌ?
Bất cứ ai cũng có lúc rơi vào tình trạng căng thẳng. Đôi khi stress tạo hiệu ứng tích cực giúp chúng ta vượt qua được bản thân. Nhưng với nhiều người, stress dễ dấn đến sự tuyệt vọng, chán chường. Sức mạnh đó cần phải được kiểm soát đúng mức.
1 Học cách phát hiện những dấu hiệu cảnh báọ stress để có hướng giải quyết chung.
ĐịNH NGHĨA STRESS
Stress là bất kỳ sự trở ngại nào làm ảnh hưởng đến tình trạng thể chất và tinh thần lành mạnh của con người. Stress xảy ra khi cơ thể phải làm việc quá mức. Hậu quả của stress rất nguy hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội và các cơ quan, tổ chừc, những đối tượng của "stress công sở".
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA STRESS
2 Đừng ngại nói về nhũng tình huống mà bạn cho là căng thẳng.
TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI XẢ HỘI
Chi phí xã hội cho những nạn nhân bị ảnh hưởng của stress ngày càng cao như chi phí chăm sóc y tế cho bệnh nhân stress, các khoản lựơng hưu đối với những ngựời nghỉ hưu sớm vì lý do stress, trợ cấp cho người tàn tật vì những tai nạn do stress gây ra. Thêm vào đo, stress thường làm con người dễ cáu kỉnh và điều này làm suy giảm toàn bộ chất lượng sống của mọi người.
TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI CÔNG SỞ
Chỉ tính riêng tại Mỹ, stress gây hao phí cho nền công nghiệp trên 150 tỉ đô la mỗi năm. Nguyên nhân do sự vắng mặt của nhân viên và các cấp độ suy giảm năng suất lao động của những nhân viên tuy hiện diện về thể xác nhưng lại suy yếu về tunh thần. Tại Anh, khoảng 60% trong tổng số nhân viên vắng mặt là do những nguyên nhân có liên quan đến stress. Bất kỳ biện pháp nào có thể giảm thiểu những hậu quả tai hại do stress gây ra đều tạo sự phấn chấn cho nhân viên và đem đến cho công ty những hiệu quả tích cực.
3 Hãy đi dạo mỗi khi bị stress để phục hồi sự lạc quan
TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI CƠ THỀ
Khi bị rơi vào tình trạng stress tâm lý hay thể chất, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất các loại hooc-môn, chẳng hạn nhự adrenaline và cortisol. Các hooc-môn này tạo ra các thay đổi rõ rệt ở nhịp tim, huyết áp, sự trao đổi chất và các hoạt động thể chất khác. Mặc dù đôi khi phản ứng sinh hoc này giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn khi bị áp lực trong những khoảng thời gian ngắn, nhưng nó cực kỳ nguy hại cho cơ thể nếu xảy ra trong thời gian dài.
3 Hạy đi dạó mối khi bị stress đề phục hối sự lạc qụạn.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA STRESS
Các triệu chứng sinh học của stress có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hệ thống tim mạch va hô hấp.
4 Tránh thói quen mang công việc về nhà đề làm thêm vào buổi tối.
STRESS VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Các rối loạn về mặt tâm lý như những cơn hoảng loạn hay hành vi ám ảnh sẽ làm tăng sự tích tụ stress dài hạn. Những lo lắng qụá mức có thể biểụ hiện ra bên ngoài thành cảm giác đaụ đớn, sợ hãi và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của một cơn đaụ tim. Những người bị stress kéo dài dễ rơi vào những nỗi sợ vô lý, tinh thần dao động, bị ám ánh, tụyệt vọng, giận dữ và dễ cáu giận.
TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG
Stress kéo dài được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các căn bệnh thường gặp, trong đó có bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Ngày nay người ta thấy rằng tình trạng stress kéo dài làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh tâm thần và tâm lý. Các thay đổi về hành vi do stress gây ra, chẳng hạn như việc lạm dụng rượu bia, thụốc lá cũng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất con người.
Khi cơ thể phải chịu đựng quá mức tình trạng stress, nguy cơ bị lệ thuộc vào rượu là rất cao. Việc sử dụng rượu quá liều se làm tinh thần bấn loạn và vì thế làm cho các mối quan hệ cá nhân thêm căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi công sở. Việc lạm dụng rượu gây ra tình trạng nhân công vắng mặt, điều này được xem là nguyên nhân làm thiệt hại cho nền kinh tề Mỹ hơn 100 tỉ đô la mỗi năm.
Các loại thuốc an thần uống theo toa bác sĩ tuy rất hữu dụng trong việc ngăn chặn các triệu chứng âụ lo phiền muộn, nhưng có thể gây nghiện và có tác dụng phụ như làm mất tập trung, khả năng phối hợp kém, và gây choáng. Các loại thụốc an thần với tính chất rất đặc trưng không phải là thuốc chữa trị stress vì chúng không liên quan đến các nguyên nhân cơ bản gây stress.
TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐỐI VỚI CẢM XÚC
Những người bị stress gần như luôn đắm chìm trong các hành vi tiêu cực có thể làm những người xung quanh và cả xã hội phải trả giá đắt. Những dấu hiệu cơ bản như tinh thần dao động và hành vi thất thường có thể làm đồng nghiệp, bạn bè và gia đình xa lánh. Trong vài trường hợp, điều này có thể tạo ra một vòng lẩn quẩn từ sự sụt giảm lòng tự tin dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt cảm xúc, như trầm cảm chẳng hạn.
5 Hãy để ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống của bạn.
TÁC ĐỘNG CỦA STESS ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG QUYẾT ĐỊNH
Stress ở mức độ nào cũng nhanh chóng làm cho con người mất khả năng đưa ra quyết định chính xác, nhất là khi sự tự tin mất đi. Hậu quả của stess đối với sức khỏe, gia đình avf công việc đều như nhau vì stress ở mặt này hiển nhiên sẽ tác động đến những mặt khác. Một số người bị stress có thể không để ý đến các dấu hiệu thể chất cuat bệnh mà cho đó là các thay đổi nhỏ của cơ thể. Những quyết định không thấu đáo về công việc và gia đình có thể dẫn đến những tai nạn hay những vụ tranh cãi, làm tổn thất tài chính và thậm chí bị mất việc.
6 "Nói sụ thật với cấp trện" - Đừng ngại nói với sếp trực tiếp của bạn về những gì đang thực sự diễn ra trong công việc.
TÁC ĐỘNG CỦA TRESS ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Stress có thể làm mối quan hệ gia đình tan vỡ. Một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ ly dị ở các nước phương Tây cao hơn các nước khác là do sự gia tăng nhanh chóng của stress tại nơi làm việc, đặc biệt khi cả hai vợ chồng đều làm việc toàn thời gian. Bạn hầu như không còn thời gian và sức lực để dành cho gia đình và bạn bè nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc hoặc bạn luôn ở trong tâm trạng lo sợ bị mất việc.
Khi có con cái, stress có thể gây ra xung đột xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc chăm sóc con cái và đi làm. Mặc dù những tác động lâu dài của việc ly thân hay ly di đối với trẻ con chưa được làm sáng tỏ, nhưng rõ ràng đó không phải cách tốt nhất để tạo nên một thế hệ mới miễn nhiễm với stress. Cần phải có một sự cân bằng khéo léo giữa gia đình và công việc.
SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
Stress gây ra do sự mất cân bằng giữa các yêu cầu có tính chắt đối kháng. Những ràng buộc trong công việc, cuộc sống và vấn đề chăm sóc con cái làm bạn không con đủ thời gian và sức lực để dành cho bất cứ hoạt đông nào khác.
ĐỊNH NGHĨA STRESS TẠI CÔNG SỞ
Những thay đổi trong cách làm việc như việc áp dụng công nghệ mới hay thay đổi các mục tiêu phấn đấu cũng có thể là tác nhân gây stress. Đôi khi stress nằm ngay trong cơ cấu tổ chức của công ty. Dấu hiệu đầu tiên của stress thể hiện qua sĩ số vắng mặt của nhân viên và sự sút giảm chất lượng công việc.
STRESS CÔNG SỞ
Stress tác động đến các công sở và từng các nhân trong ssos. Một tổ chức có sĩ số vắng mặt cao, tốc độ thay người nhanh, quan hệ khách hàng và quan hệ sản xuất suy yếu, tình hình an toàn lao động kém, hoặc quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm lỏng lẻo có nghĩa là tổ chức đó đang trong tình trạng bị stress công sở. Nguyên nhân có thể là do cách tổ chức công việc mơ hồ hay trùng lặp, đến việc thiếu giao tiếp trong việc truyền đạt ý kiến, hoặc do điều kiện làm việc tồi tệ, trong đó có hội chứng phòng ốc. Sự thiếu thông thoáng, ánh sáng kém và hệ thống cách âm, cách nhiệt không tốt của các văn phòng sẽ làm gia tăng mức độ bệnh tật và sự vắng mặt thường xuyên của nhân viên.
7 Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều việc phải làm, hãy mạnh dạn giao cho người khác tối thiểu là một việc
8 Hãy học hoirk king nghiệm từ những nguwoif không bị ảnh hưởng bởi stress.
9 Tránh thường xuyên về nhà trễ hay phải làm thêm giờ vào cuối tuần.
TÁC HẠI CỦA STRESS CÔNG SỞ
- Chất lượng dịch vụ thấp: Tần số khách hàng khiếu nại và bỏ đi tăng lên khiến công ty phải hao phí thời gian, tiền bạc và công sức để giải quyết các khiếu nại, thay thế các sản phẩm, hoặc cải tiến chất lượng dịch vụ. Khi lượng khách hàng mất đi càng nhiều thì nguy cơ phá sản của công ty sẽ càng cao.
- Thay đổi nhân viên liên tục: Lãng phí cả thời gian (để đào tạo) và tiền bạc (để tuyển dụng) để thay thế các nhân viên không còn tinh thần làm việc.
- Uy tín giảm sút: Nếu một công ty có nhiều khách hàng không hài lòng với cung cách phục vụ sẽ phải trả giá để có những thay đổi nhằm lấy lại lòng tin của khách hàng vào sản phẩm dịch vụ của mình.
- Hình ảnh của một tổ chức yếu kém: Một công ty yếu kém chỉ có thể tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên kém chất lượng, không có kinh nghiệm vì những người giỏi thừng không mặn mà gì với công ty loại này cả.
- Nhân viên bất mãn: Thời giờ quý báu bị nhân viên hoang phí cho những tranh chấp với ban giám đốc về những điều khoản của hợp đồng lao động giữa họ với công ty.
THEO DÕI TÁC ĐỘNG CỦA STRESS TRONG MỘT TỔ CHỨC
Sơ đồ này nêu lên một ví dụ về cơ cấu tổ chức trong một đơn vị nhằm chỉ ra các nguyên nhân chính của stress làm ảnh hưởng đến nhân viên ở từng cấp trong hệ thống, và những nguyên nhân cụ thể tác động đến từng người. Stress có tính lây nhiễm: bất kỳ ai không hoàn thành tốt nhiệm vụ vì bị stress đều làm gia tăng áp lực lên đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới của họ.
10 Nếu bạn bị nhức đầu hoặc mất ngủ thường xuyên hãy đi khám bác sĩ.
11 Ghi vào sổ tay bất cứ điều gì bạn cho là có thể giúp bạn thư giãn được.
NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO STRESS
Không có triệu chứng đơn lẻ nào để xác định stress - người bị stress hay người không bị stress đều có thể mặc bệnh tim và uống rượu bi vô dộ như nhau. Điểm chung ở những người bị stress là sự hiện diện của một số các dấu hiệu có tính chất cảnh báo.
DẤU HIỆU THỂ CHẤT
Một số triệu chừng sinh hoc của stress có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, ví dụ huyết áo cao và đau tim. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác nguy hiểm không kém như mất ngủ, cảm giác mệt mỏi triền miên, nhức đầu, da dẻ ngứa ngáy, rối laonj tiêu hóa, nổi u nhọt, viêm ruột kết, mất sự ngon miệng, ăn uống thái quá và chứng vọp bẻ (chuột rút). Nhiều triệu chứng của stress xảy ra vào một thời điểm nào đó sau nguyên nhân gây stress những cũng có những triệu chứng khác xuất hiện ngay lập tức - chẳng hạn cảm giác buồn nôn, khó thở hay khô miệng. Dĩ nhiên tất cả các triệu chứng này có thể do những tác nhân khác ngoài stress gây ra. Nếu bạn hay một đồng nghiệp của bạn bị nhức đầu thì hãy xem xét cẩn thận, đừng vội đưa ra kết luận không chính xác về stress.
NHẬN DIỆN STRESS CÔNG SỞ
Thường thì rất dễ nhận diện các dấu hiệu stress của những người cùng làm việc với bạn. Vài triệu chứng thông thường bao gồm việc giảm tần số có mặt tại công ty, thái độ làm việc nóng nảy, thay đổi trong thói quen ăn uống và thường tránh xa đông người.
DẤU HIỆU XÚC CẢM
Các dấu hiệu xúc cảm của stress có thể bao gồm sự cáu bẳn thựờng xuyên, những cơn lo lắng bất chợt, trầm cảm, thiểu sinh khí, mất khả năng hài hước và khả năng tập trung vào những công việc thườfng nhật đơn giản nhất. Hiểu đựợc những phản ứng xúc cảm bất thựờng và những thay đồi có liên quan đến hành vi là chìa khoá để nhận diện stress trong chính bạn và những người xung quanh. Những dấu hiệu thông thường nhất của stress là:
• Biểu lộ cảm xúc quá mức cần thiết hoặc quá kích động trước những tình huống có tính chất đối kháng.
• Không còn quan tâm đến dáng vẻ bề ngoài cuả bản thân, đến những người xugn quanh, các sự kiện xã hội hay những hoạt động yêu thích trước đây, như các hoạt động thể thao chẳng hạn.
• Khả năng tập trung giảm, trí nhớ kém và không có khả năng tự quyết định.
• Buồn chán, mặc cảm, tự ti, mệt mỏi, lãnh đạm và có cảm giác bi quan, yếm thê.
• Mất sự tự tin vào bản thân, thường than thân trách phận.
12 Lắng nghe "tiếng nói" của cơ thể bạn một cách tích cực nhất.
CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ HÀNH VI
Nhiều người tìm cách giảm stress tạm thời bằng cách lao vào ăn uống, hút thuốc hay mua sắm vô độ. Stress có thể biến một người ít hút thuốc thành người hút thuốc lá liên tục, và biến một người chỉ biết uống rượu có tính chất xã giao trở thành một người nghiện thực sự. Bản thân họ thường không nhận ra là mình đang lạm dụng quá mức. Còn đối với những người ý thức được thì lại thường có hành vi tự hủy hoại bản thân, tách mình khỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Gia đình, abnj bè, đồng nghiệp thường là người đầu tiên nhận ra các dấu hiệu stress của bạn.
- Sở thích và thú vui là những liều thuốc làm phấn chấn tinh thần, nếu chúng ta bất ngờ mất đi thì tình trạng stress càng tồi tệ hơn.
- Hầu như ai cũng có một yếu điểm nào đó và nó sẽ bộ lộ khi họ bị stress. Ví dụ, nhiều người sẽ bắt đầu hút thuốc trở lại dù trước đó họ đã bỏ thuốc trong thời gian dài.
LẠM DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH
Đường, rượu, thuốc lá và cà phê đều có thể giúp bạn vượt qua mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng một cách nhanh chóng - nhưng chúng có tác dụng rất ngắn ngủi. Nếu dùng quá liều, chúng sẽ làm tăng các triệu chứng gây ra stress.
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ STRESS
Có nhiều yếu tố định lượng khác nhau được sử dụng như những biện pháp có thể đo lường các mức độ stress, tùy theo stress xảy ra đối với cá nhân, tập thể hay xã hội.
13 Tự hỏi xem những người xung quanh có cảm thấy căng thẳng khi làm việc chung với bạn không?
THAM KHAO CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Một trong những nguồn thông tin hữu dụng nhất thể hiện các mức độ stress trong xã hội là các số liệu của cơ quan thống kê - chẳng hạn số ca bệnh tim hay số vụ tự tử hàng năm. Sự biến động của các con số thống kê giữa các thời kì rất có ý nghĩa vì chúng chỉ ra các xu hướng xã hội. Sự gia tăng các ca bệnh tim hay số vụ tự tử thường phản ánh nguyên nhân xã hội. Sự gia tăng các ca bệnh tim hay số vụ tự tử thường phản ánh nguyên nhân trên diện rộng hay một thảm họa về kinh tế gây stress ở một quốc gia.
14 Hãy ghi vào cuốn nhật ký những ngày mà bạn thất mình bị căng thẳng quá mức.
ĐO LƯỜNG STRESS ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
Mặc dú stress cá nhân có thể được đo lường tới một guiowis hạn nào đó thông qua nhịp tim và sự sinh sản adrenaline, nhưng không chỉ có thế nó còn chỉ rõ mức độ mất đồng bộ của cá nhân đối với trạng thái thể chất thường nagyf của cơ thể. Vì nhịp tim và huyết áp của mỗi người khác nhau nên không có con số thống kê trung bình biểu thị tình trạng stress cá nhân. Cũng vì vậy mà mỗi người đều có cách phản ứng riêng khi đối mặt với stress. Với người này thì stress có thể biểu lộ qua những cơn hoảng loạn, nhức đầu hay đau bao tử nhưng với người khác lại là một trạng thái thiếu ngủ, hay tinh thần dễ bị tổn thương. cũng có ý kiến cho rằng nam giới và phụ nữ có phản ứng khác nhau khi bị stress. Trong khi phụ nữ có thể trở nên lãnh đạm và phiền não thì nam giới dường như trở nên hung hăng, cáu bẳn và sa vào đường nghiện ngập.
Các cơ quan, công ty, hoặc các xí nghiệp nói chung đều sử dụng những biện pháp định lượng phổ biến để đo lường các mức độ stress. Một trong những biện pháp thông dụng nhất là dựa vào sĩ số vắng mặt của nhân viên. Đây là tỉ lệ phần trăm nhân viên vắng mặt vào một ngày làm việc bất kì tại một công ty. Tuy nhiên, bạn không thể suy luận rằng công ty có tỷ lệ vắng mặt cao nhát à công ty bị stress tác động nặng nhất, một số ngành công ngiệp thường có chỉ số nhân viên vắng mặt cao, vì lý do chấn thương chẳng hạn. Trên thực tế, nhiều công ty phải gồng mình chịu đựng vì sự hiện diện của những nhân viên bất mãn và bạc nhược. Họ, những người đang bị stress nhưng thích đi làm hơn ở nhà, sẽ không khác gì những nhân viên vắng mặt vì không mang lại một lợi ích nào cho công ty.
15 Hãy tự chiêu đãi cơ thể bạn một món ăn nào đó mà bình thường bạn không dám nghĩ tới.
16 Đặt bàn làm việc của bạn càng gần cửa sổ càng tốt.
CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ STRESS
Các số liệu thống kê sau đây minh chứng cho những tác động của stress:
- Những bất ổn có liên quan đến stress được xem là nguyên nhân gây tử vong co phân nửa số trẻ chết vì sinh non tại Mỹ.
- Trong khối Liên hiệp châu Âu (EC), ước tính có khoảng 10 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp hàng năm.
- Tại Na Uy, bệnh nghề nghiệp gây hao tổn 10% giá trị tổng sản lượng quốc gia.
- Tại Anh, 180 triệu ngày công làm việc bị lãng phí mỗi năm vì stress tại nơi làm việc.