Tư thế nạn nhân: Nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, cởi bỏ áo, thắt lưng, tháo răng giả (nếu có)
Tư thế người cấp cứu: Qùy bên cạnh ngực nạn nhân
Vị trí ép tim: 1/3 dưới xương ức
- Xác định bằng cách dùng 2 tay miết theo 2 bờ xương sườn cho đến khi 2 tay chạm nhau là mũi kiếm xương ức.
- Từ mũi kiếm đo lên 2 ngón tay, đặt gót bàn tay ở vị trí cạnh trên 2 ngón tay đó.
- Đan 2 bàn tay lại với nhau và giữ đúng vị trí trong suốt quá trình ép tim.
- Khuỷu tay tạo thành một đường thẳng vuông góc với thân người nạn nhân
- Khóa phần khủy tay, đảm bảo khuỷu tay không gập lại trong quá trình ép tim.
Thao tác ép tim: Dùng lực phần thân trên, ép lồng ngực với độ sâu 5 - 6 cm, ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để lồng ngực phồng lên sau mỗi lần ép (tần số ép tim là 100 - 120 lần/phút).
Hỗ trợ hô hấp:
Áp dụng phương pháp “Ngửa đầu, nâng cằm” kết hợp với “Hà hơi thổi ngạt“
• Bước 1: Lấy một tay đặt dưới cằm nạn nhân và nâng cằm lên trên; tay còn lại đặt trên trán, tiến hành ép xuống dưới và về phía thân.
• Bước 2: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn nâng cằm và kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân, lấy gạc hoặc khăn giấy tạo lỗ và che miệng nạn nhân.
• Bước 3: Lấy hơi áp kín miệng nạn nhân và thổi liên tiếp 2 cái. Tỉ lệ 30:2, 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt.
Đổi người ép tim - thổi ngạt mỗi 2 phút hoặc khi thấy mệt.
Kiên trì ép tim - thổi ngạt cho tới khi xe cấp cứu tới hoặc khi nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại.