Trần Bích Hà
Tôi biết, khi cuốn sách này lên kệ, có thể chúng tôi sẽ nhận được không ít chỉ trích từ những người đang đặt niềm tin tuyệt đối vào nền y học hiện đại. Đó có thể là những người đang hưởng nguồn lợi lớn từ các bệnh nhân tiểu đường – từ trước đến nay được coi là cả đời phải sống chung với thuốc. Sự chỉ trích cũng có thể đến từ những người như bản thân tôi trong quá khứ, cách đây hơ 10 năm – đã từng đặt niềm tin tuyệt đối vào nền khoa học “lấy phòng thí nghiệm” làm chuẩn. Tương tự vậy: nói đến giảm cân, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến việc tính “calo vào, calo ra”, chế độ ăn khắc nghiệt kéo dài hàng năm hoặc cả đời, kết hợp với sử dụng phòng gym cật lực. Giờ thì tôi hiểu ra: đằng sau mỗi viên thuốc bệnh nhân phải uống cả đời là quyền lợi của các công ty sản xuất và bán thuốc, là những người kê đơn, hưởng hoa hồng từ các hãng thuốc.
Mấy chục năm vất vả xoay xở với đủ các vấn đề về sức khỏe của bản thân và gia đình, gánh chịu nhiều hậu quả lớn với cảnh “tiền mất tật mang”, cho đến khi hơn 50 tuổi đầu, tôi mới chợt “bừng tỉnh”, rồi từ đó tìm mọi cách nắm lấy sức khỏe vào tay mình. Và tôi hiểu rằng: mình đã và đang đi đúng hướng.
Mất hơn 50 năm tiếp thu đủ loại kiến thức và thông tin, cho đến một ngày, tôi chợt hiểu ra rằng: bất cứ điều gì xảy ra với thiên nhiên và cuộc sống đều có lý do của nó, mà nói ngắn gọn là luật NHÂN – QUẢ. Để bảo tồn thiên nhiên, phải tập trung giữ được sự cân bằng sinh thái, chứ không thể chỉ đơn thuần dựa vào niềm tin “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” được.
Mẹ thiên nhiên vốn rất công bằng, nếu ta chấp nhận một điều: “dù làm gì cũng phải tôn trọng quy luật cân bằng”. Con người cậy có trí khôn hơn mọi loài, nên đạp lên mọi sự, mà mục đích là chỉ tìm cách kiếm lợi cho riêng mình: thỏa mãn hết cái ăn, cái mặc – không chỉ là đủ ăn, mà thậm chí phải thừa thãi mới tạm vừa lòng. Không chỉ có vậy, đa số con người còn bằng mọi cách kéo dài tuổi thọ – dù trong hầu hết các trường hợp, bản chất là kéo dài sự tồn tại khổ sở, tốn hàng đống tiền, nhiều khi chỉ để sống vô thức hàng chục năm trời. Con cháu còn gọi điều đó là may mắn?
Tôi chưa và sẽ không bao giờ phản đối, bài trừ, bêu xấu nền y học hiện đại, như một số trường phái “tẩy chay Tây y” vẫn làm. Tôi chỉ phản đối quan điểm: Tây y giải quyết được mọi vấn đề về sức khỏe.
Quan điểm của tôi là: Tây y sẽ giải quyết những trường hợp khẩn cấp một cách ngoạn mục. Ví dụ: nếu bị tai nạn chấn thương (gãy tay chân, vỡ đầu, v.v.), cách duy nhất là vào phòng cấp cứu bệnh viện càng nhanh càng tốt, chứ hy vọng dùng các phương pháp truyền thống thì e chẳng kịp được đâu. Nhưng sau khi giải quyết xong cái khẩn cấp, hãy bình tĩnh để trở lại tuân thủ quy luật cân bằng được Mẹ thiên nhiên ban tặng để phục hồi sức khỏe.
Với các căn bệnh mạn tính, quan điểm của tôi là TÂY Y KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC. Vì sao vậy? Vì y học hiện đại tập trung vào xử lý hiện tượng, mà không giải quyết NGUYÊN NHÂN, và coi cơ thể con người như một cỗ máy vô tri vô giác, ai cũng giống ai. Đường huyết cao ư? Dùng các viên thuốc, mà bản chất là hóa chất, để kéo nó xuống. Còn nguyên nhân – khỏi cần để ý đến, vì nó không được coi là quan trọng. Miễn che giấu được hiện tượng bệnh, tạo cho bệnh nhân cảm giác yên tâm là vấn đề được giải quyết. Cho đến khi cơ thể không đủ sức che giấu nữa, thì coi là sự không may, đến Tây y cũng còn phải bó tay cơ mà?
Giá mà hai nền y học hiện đại và y học truyền thống coi nhau như ANH EM MỘT MẸ, tay trong tay đồng hành cùng nhau, thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp biết bao, mọi bệnh tật sẽ có thể được đẩy lùi với chi phí tối thiểu.
Không ai có thể chịu trách nhiệm hộ ta về sức khỏe của bản thân, chỉ ngoại lệ là với trẻ vị thành niên, thì bố mẹ chọn sinh ra con phải gánh trách nhiệm. Ai cũng có quyền được khỏe mạnh, kể cả người giàu hay người nghèo, phải không nhỉ? Cả đời người, ta bỏ ra đến nhiều chục năm trời để học về mọi thứ, vậy mà hai điều quan trọng nhất đối với từng con người, từng gia đình, thì ít người chịu học. Phần lớn chúng ta bị nhồi vào đầu rằng: đó là trách nhiệm của người khác.
Ta hay nói: cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Vì vậy, con hư thì đổ cho xã hội, cho nhà trường. Nhưng ít ông bố bà mẹ chịu học “Nghề làm cha mẹ” trước khi sinh con, mặc dù nghề đó họ phải làm trong 20 năm.
Với sức khỏe của bản thân và cả gia đình, ta có xu hướng giao vào tay bác sĩ. Bác sĩ nói sao, ta nghe vậy, hậu quả cuối cùng chỉ có ta tự gánh chịu. Vậy mà ít người chịu bỏ công ra, dù chỉ vài tháng, để tự tìm ra quy luật vận hành của cơ thể chính mình, rồi nắm lấy sức khỏe vào tay mình.
Các cụ nhà ta vẫn nói: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ cái miệng”. Tôi xin sửa thành: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ lối sống”, cụ thể:
1. Cái miệng: nghĩa là chế độ ăn cân bằng, đủ cả lượng và chất, với các loại thực phẩm càng tự nhiên, càng ít chế biến càng tốt. Hai từ “chế biến” của tôi có hàm ý nhiều về các loại thực phẩm ăn sẵn, chế biến qua dây chuyền công nghiệp.
2. Giữ cho cơ thể sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài, bằng các phương pháp càng gần với tự nhiên càng tốt. Thải độc không chỉ bao hàm tẩy nấm Candida, tẩy sỏi gan, làm sạch gan và đại tràng bằng enema cà phê (thụt rửa đại tràng bằng cà phê) hoặc các sản phẩm thiên nhiên khác. Từ lâu, ta vẫn được khuyên là phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: về bản chất là thải độc bằng cách làm sạch răng miệng. Hoặc ta được khuyên là phải tắm hằng ngày. Cái khác nhau ở đây là: các tập đoàn sản xuất kem đánh răng, sữa tắm từ hóa chất bỏ hàng tỉ đô-la ra để quảng cáo, nói lên sự cần thiết phải dùng hóa chất làm sạch răng, sạch da. Nhưng khi ai đó nói về enema cà phê, thì chính những người vẫn khuyên ta tắm và đánh răng hằng ngày lại lập tức phản biện bằng cách nói rằng: cơ thể có cơ chế tự thải độc! Vậy sao cái miệng ta không có cơ chế tự làm sạch, mà chỉ đại tràng mới có? Mặc dù ai cũng biết rằng đại tràng bẩn hơn miệng đến cỡ nào?
3. Giữ cho tâm thế càng bình an càng tốt. Điều khiển được để tự mình vượt qua các khủng hoảng tâm lý một cách nhanh chóng.
Với nền tảng cơ bản là NHÌN VÀO NGUYÊN NHÂN của bệnh tật, coi mỗi con người là BẢN THỂ CÁ NHÂN, không ai giống ai, để dùng các phương pháp và sản phẩm tự nhiên, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng – thì mọi căn bệnh mạn tính sẽ được kiểm soát. Xin lưu ý, tôi muốn nói là TỰ KIỂM SOÁT, chứ không nói là CHỮA KHỎI HẲN đâu nhé! Ăn uống và sinh hoạt lung tung vài tháng, bệnh sẽ lại xuất hiện ngay. Thay vì dùng những viên thuốc đắt tiền, hại cho đủ các bộ phận cơ thể, thì hãy dùng đồ ăn thức uống hợp lý, chế độ thải độc định kỳ, các bài tập thư giãn, để tự kiểm soát bệnh tật.
Những đồng tác giả cuốn sách này chính là hai “người thật việc thật”, mà tôi hay nói vui là những con “chuột bạch tình nguyện” được thử nghiệm, để tự mình nắm lấy sức khỏe bản thân. Tôi vô cùng biết ơn anh Tạ Văn Nam và cháu Trần Doãn Hưng, hai người – một già một trẻ – đã kiên trì, quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng, và đã thành công mỹ mãn, giúp tôi càng khẳng định hướng đi của mình là đúng.
Cảm ơn anh Nguyễn Hải đã lao tâm khổ tứ cả ngày lẫn đêm trong nhiều tháng trời để tìm kiếm những tài liệu quý giá chứng minh cho quan điểm của tôi. Tôi và anh Hải – để tìm ra sự thật cả trên lý thuyết và thực hành, đã có những lúc thảo luận ôn hòa, rồi đàm phán, thậm chí có những lúc cãi nhau đến mức nhiều lúc chẳng muốn “nhìn mặt nhau”. Để rồi sau tất cả, chúng tôi cùng đi được tới kết quả mà cả hai đều hài lòng, mãn nguyện.
Cảm ơn các thành viên của Việt Healthy: Nguyễn Kim Hải, Đoàn Văn Trường, Phan Quốc Trung, cùng nhóm marketing đã tập hợp hình ảnh minh họa rất sinh động.
Và đặc biệt cảm ơn sự nhiệt tình của công ty sách Thaihabooks để cuốn sách có thể ra đời và tới được tay bạn đọc.
Nhuận bút cuốn sách sẽ được chia làm ba phần đều nhau: phần của Việt Healthy sẽ được trao cho quỹ từ thiện “Ngàn máy tính, triệu ước mơ”, phần của anh Nam và cháu Hưng sẽ được trả cho tác giả.
Cuối cùng, xin được trân trọng cảm ơn toàn bộ độc giả tương lai của cuốn sách. Các bạn chính là phần quan trọng tạo nên sức sống của cuốn sách này.