Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm câu trả lời cho những vấn đề cụ thể, thực tế như: chia sẻ như thế nào, chia sẻ khi nào, chia sẻ ở đâu (cơ sở từ thiện hoặc cơ quan tổ chức nào) và chia sẻ bao nhiêu?
Trước hết, sự chia sẻ phải xuất phát từ trái tim, động lực của sự chia sẻ nằm ở sự tự nguyện , chứ không phải ở việc chờ đợi người khác trả ơn. Khi chia sẻ, đừng bao giờ có sự toan tính thiệt hơn. Rất nhiều người trong chúng ta đã dám chia sẻ, giúp đỡ người khác ngay cả khi bản thân mình đang gặp rắc rối, đang phải đương đầu với gian khổ và thử thách. Nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn vẫn tìm được nơi thích hợp nhất để chia sẻ thời gian, tiền bạc , kỹ năng, niềm an ủi, hay những tiềm lực khác.
Bạn sẽ có nhiều thứ để chia sẻ nếu bạn đang mong mỏi tìm thấy sự cân bằng và niềm vui giản dị trong cuộc sống. Đó là sự cân bằng giữa cho và nhận. Chúng ta hãy chia sẻ với mọi người, với gia đình và bản thân. Hãy chia sẻ với cộng đồng, địa phương và cùng nhau giải quyết những khó khăn, thách thức của toàn cầu.
CHIA SẺ NHƯ THẾ NÀO ?
Nếu tay bạn lúc nào cũng đút sâu vào trong túi, bạn sẽ không thể nào bắt tay người khác , không thể dang tay ôm ai đó vào lòng, hay không thể bày tỏ những cảm xúc của tình yêu thương... Và bạn sẽ không thể lớn lên thành người - chừng nào bạn chưa học được cách rút bàn tay ra khỏi chiếc túi ích kỷ của mình. Chỉ khi nào đôi tay bạn dám cầm một khoản tiềnđể giúp đỡ một đứa trẻ mồ côi, giúp bảo vệ môi trường hoặc mang tình yêu thương đến cho nhân loại, thì khi đó, bạn mới thực sự hiểu được giá trị của sự chia sẻ.
Sự chia sẻ dưới bất kỳ hình thức nào cũng tốt hơn là chẳng bao giờ chia sẻ một cái gì. Đặc biệt, khi sự chia sẻ xuất phát từ tình yêu thương thật sự thì ý nghĩa của nó sẽ cao đẹp hơn rất nhiều. Người nhận cảm nhận được tình cảm chân thành, sâu sắc từ một trái tim rộng mở. Kahlil Gibran – một nhà thơ, đồng thời cũng là nhà triết học – từng nói: “Người có trái tim rộng mở sẽ luôn bất tử trong trái tim mọi người”.Chính vì vậy, hãy cố gắng để tiếng nói từ sâu thẳm trái tim bạn trở thành ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn người khác!
Hãy mở lòng với mọi người chung quanh! Mỗi khi bạn lạc quan vui vẻ, hãy sẵn sàng bày tỏ tình cảm yêu thương, bạn sẽ tạo thêm được nhiều gương mặt tươi cười ở quanh mình. Những hơi ấm hạnh phúc sẽ tiếp tục có sức lan tỏa, khiến người khác cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị của cuộc sống. Và để có thể làm được như thế, đôi khi, chỉ một nụ cười của bạn cũng đủ!
Chia sẻ của cải vật chất là điều tốt. Tuy nhiên, khi chia sẻ thêm cả những giá trị tinh thần của mình, bạn sẽ tạo nên nhiều tác động sâu sắc hơn đối với người khác . Món quà vật chất chỉ có giá trị tạm thời và trước mắt. Nhưng những quà tặng tinh thần như sự quan tâm, an ủi đến những người xung quanh, hoặc đơn giản chỉ là ở bên cạnh họ mỗi khi họ cần, sẽ tạo nên tình yêu thương. Lòng tốt trong sự chia sẻ sẽ có giá trị vĩnh hằng.
Tất cả chúng ta đều có năng lực chia sẻ rất lớn. Sự chia sẻ trở nên có ý nghĩa hơn nhờ vào tình cảm chân thành của chúng ta. Chính điều này sẽ được người nhận hết sức trân trọng và cảm nhận được niềm hạnh phúc thật sự. Từ đó, chúng ta không những có thể chia sẻ được nhiều hơn mà còn phát hiện ra nhiều khía cạnh mới mẻ khác của cuộc sống.
Hãy chia sẻ với tấm lòng trân trọng
Con người dù ở bất kỳ địa vị xã hội nào, hoặc lứa tuổi, giới tính hay tôn giáo nào đi nữa cũng cần được tôn trọng. Một trong những cách để bạn bày tỏ lòng tôn trọng sự khác biệt giữa mình và người khác là biết chân thành lắng nghe. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn những gì người khác đang nói và biết cách chia sẻ tốt hơn. Ngược lại, người đó sẽ cảm thấy họ được tôn trọng, được thấu hiểu và được yêu thương.
Một cách nữa để chia sẻ với người khác là bạn hãy gợi mở để người đó tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp hành động cho riêng họ. Qua đó, họ không có cảm giác bị bạn ép buộc phải lựa chọn một giải pháp mang tính khiên cưỡng. Họ sẽ thấy rằng, bản thân họ cũng có khả năng tự giải quyết được những vấn đề riêng tư mà không làm phiền đến người khác. Sự khéo léo, tế nhị của bạn trong những trường hợp như vậy giúp họ giữ được lòng tự trọng, không cảm thấy bị tổn thương.
Trong một thế giới có quá nhiều sự khác biệt, xung đột và bất trắc như hiện nay, nhiều người luôn cảm thấy bị hụt hẫng, sợ bị công kích và lo âu đủ thứ chuyện . Các quốc gia không tin tưởng lẫn nhau, người của tôn giáo này xem thường người của tôn giáo khác. Nếu mỗi người, bằng cách riêng của mình, biết bày tỏ lòng tôn trọng những người có quốc tịch khác, có nền văn hóa khác, có niềm tin, có tôn giáo khác với mình, thì đây sẽ là món quà tuyệt vời mà nhân loại có thể dành cho nhau.
Chính việc biết đặt niềm tin vào người khác giúp mọi người cùng có cơ hội học hỏi, phát triển tương lai và quan tâm lẫn nhau. Đây cũng là cách để mọi người trong xã hội biết sống hòa hợp với nhau, cùng tồn tại trong một thế giới có nhiều nhóm sắc tộc, nhiều tư tưởng chính trị hay nhiều tôn giáo khác nhau. Thế giới có thể chung sống hòa bình khi mọi người cùng tôn trọng sự đa dạng và khác biệt. Nó giúp chúng ta nhận ra mọi ngả đường đều đưa đến chân lý, từ đó thúc đẩy lòng khoan dung, sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Mọi cây xanh dù có hoa lá khác nhau như thế nào cũng đều có một bộ rễ bám sâu vào lòng đất, cũng như chúng ta có cùng cội nguồn, chúng ta cùng sống trên một hành tinh, cùng đối mặt với những thử thách, khó khăn của loài người. Mỗi người chúng ta có thể tin theo một tôn giáo nào đó, nhưng mọi tín ngưỡng đều dạy chúng ta bài học về sự chia sẻ, chia sẻ với tất cả tấm lòng, thời gian và của cải của mình cho người khác. Bạn chia sẻ không vì những toan tính thiệt hơn, không vì vụ lợi hay vì bất kỳ một giá trị hữu hình nào khác. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn xuất phát từ lý lẽ của con tim.
Chia sẻ với lòng khiêm tốn
Không phải ai cũng biết cách chia sẻ, thậm chí ngay cả khi họ có cơ hội để thể hiện điều này. Do vậy, chún ta đừng vội vã, mà hãy biết đón nhận cơ hội để chia sẻ bằng cả hai tay, bằng cả tấm lòng yêu thương, kính trọng và phẩm cách của mình.
Để có được lòng nhân ái và khiêm tốn , chúng ta phải rèn luyện thói quen không lên án hoặc nói xấu sau lưng người khác . Nếu bạn thật sự khiêm tốn và tôn trọng người khác, bạn sẽ biết tự kiềm chế và không phê phán họ. Bạn sẽ nhận thấy cách bạn nhận xét thế giới không phải là do bản thân thế giới như thế nào mà chính là do cách nhìn của bản thân bạn . Chúng ta rất dễ diễn giải mọi thứ trong đời theo ý muốn chủ quan của mình, vì vậy bất cứ ai cũng có thể mắc phải sai lầm .
Mọi người quanh bạn cũng đang cố gắng hết sức để làm mọi việc theo cách mà họ hiểu.
Nhưng nếu ai cũng cố gắng làm theo cách đó thì cuộc sống chung của nhân loại trên hành tinh này sẽ đi về đâu? Plato từng nói: “Hãy sống tốt với nhau, vì mỗi chúng ta đều cùng sốn g và cùng chiến đấu trong một trận chiến rất cam go”. Do vậy, thay vì phê phán, bạn hãy giúp đỡ những người khác mỗi khi họ cần đến. Khi bạn đưa bàn tay nhân ái ra, thế giới sẽ vươn tay về phía bạn , bạn sẽ đón nhận nhiều điều tốt đẹp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn mỗi khi bạn thật lòng giúp đỡ một ai đó.
Suy cho cùng, vũ trụ và thiên nhiên không phán xét ai cả– chúng chỉ đem lại những bài học và hậu quả cho chúng ta.
Chia sẻ một cách tự nguyện
Nếu chúng ta chia sẻ chỉ để được xã hội công nhận và mong được người khác đền đáp, thì hành động chia sẻ đó sẽ không còn ý nghĩa cao đẹp nữa. Nên nhớ rằng, bản chất của sự chia sẻ là không bao giờ tính toán thiệt hơn. Thiên nhiên đã cho chúng ta nhiều thứ hoàn toàn vô điều kiện, hoa vẫn tỏa hương, mặt trời vẫn chiếu sáng mà không cần đền đáp... Tình yêu thật sự là vô giá. Khi bạn yêu, không phải vì người đó đáng yêu hay vì người đó yêu bạn, mà đơn giản chỉ vì bạn yêu người ấy. Sự chia sẻ vô điều kiện giúp bạn nhận được nhiều phần thưởng vô hình. Sự hài lòng với cuộc sống sẽ tăng lên cùng với mức độ chia sẻ, vị tha của mỗi người.
Như nhà văn Ralph Waldo Emerson nhận xét: “Khi bạn giúp đỡ mọi người là bạn đang giúp đỡ chính mình. Đó là sự đền bù đẹp nhất mà cuộc đời đã trao tặng cho chúng ta”.
CHIA SẺ KHI NÀO ?
Câu trả lời ngắn gọn nhất: Chia sẻ ngay trong ngày hôm nay!
Một số người cho rằng: chỉ nên cho đi khi mọi việc trong đời tiến triển tốt đẹp. Thực tế cho thấy , bạn có thể chia sẻ bất kỳ lúc nào . Ngay cả khi bạn lâm vào một hoàn cảnh rất gian khổ, gay go, thì sự chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh vượt qua thử thách. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, yêu đời hơn và mong muốn được chia sẻ nhiều hơn. Đó chính là sức mạnh của sự chia sẻ.
Đôi khi bạn nghĩ: “Tôi sẽ chia sẻ khi nào tôi có thật nhiều thứ để chia sẻ”, hoặc: “Giá như tôi có được thật nhiều tiền như tỷ phú Bill Gates thì dĩ nhiên, tôi sẽ chia sẻ với thiên hạ thật nhiều”. Thật không may, sự đời lại chẳng mấy khi tiến triển theo chiều hướng như thế. Hãy thử tính toán xem, bạn quyết định trao tặng 10% lợi tức kiếm được, nhưng bạn nhận thấy thật khó khăn để cho đi 100 đô-la trong số 1.000 đô-la kiếm được. Vậy thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi phải cho đi 10.000 đô-la trong số 100.000 đô-la kiếm được hoặc là 100.000 đô- la trong số 1.000.000 đô-la kiếm được? Nếu bạn không tạo cho mình thói quen chia sẻ thì thậm chí khi bạn có nhiều, thật nhiều thứ, bạn cũng khó lòng mà chia sẻ được điều gì với bất kỳ ai.
Chính vì vậy, hãy xem xét đến hoàn cảnh riêng của bản thân. Liệu bạn có thể giảm bớt mức độ tiêu pha cho một điều gì đó mà không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của bạn? Chẳng hạn như quyết định không mua thêm một cái áo mới trong khi bạn hãy còn rất nhiều áo trong tủ. Nếu suy nghĩ được như vậy thì ngay cả khi không có tiền, bạn vẫn có thể dành thời gian của mình để chia sẻ với người khác.
Đôi khi, ngay cả sự chia sẻ thời gian cũng gặp khó khăn, có thể người thân trong gia đình bạn sẽ buồn bực chỉ vì bạn không chịu ở nhà thường xuyên để làm tròn trọng trách với gia đình. Vậy thì, trong trường hợp này, bạn phải cố gắng tìm ra một sự cân bằng, hoặc bạn phải tạm thời gác việc chia sẻ của mình lại, bởi vì nó chẳng đem lại ích lợi gì mà còn gây ra những bất ổn, xáo trộn không đáng có trong gia đình bạn. Do đó, bạn rất cần đánh giá xem mình đang trong hoàn cảnh nào, từ đó sắp xếp thời gian cho việc chia sẻ một cách thích hợp. Có thế hành động chia sẻ của bạn mới thật sự hiệu quả và ý nghĩa.
Nói như vậy có nghĩa là bạn không cần quá quan trọng việc mình chia sẻ được gì và chia sẻ bao nhiêu. Miễn là sự chia sẻ của bạn xuất phát từ tấm lòng chân thành và với động cơ thật sự tốt đẹp, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc nhiều hơn và làm cho các mối quan hệ thêm mật thiết và bền vững. Theo nghĩa như vậy, sự chia sẻ là vô giá! Tại sao bạn không bắt tay vào hành động ngay từ bây giờ? Hãy liệt kê tất cả những điều bạn có thể chia sẻ và thời gian bạn sẽ thực hiện chúng.
Chia sẻ ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn, gian khổ
Mỗi khi gặp khó khăn gian khổ, người ta lại càng cần chia sẻ với người khác nhiều hơn. Đó là khi nỗi đau được xoa dịu, tâm hồn thanh thản và có những biến đổi tốt đẹp không ai ngờ tới.
Trong lúc ngồi chờ một người bạn, Azim bất chợt gặp một người phụ nữ cũng đang ngồi chờ ở phi trường. Cô ta kể cho Azim câu chuyện rất xúc động về đứa em trai của mình và người em ấy đã phải đương đầu với cái chết như thế nào.
Sau nhiều năm mong chờ mòn mỏi, cha mẹ cô đã sinh được cho cô một đứa em trai. Chẳng bao lâu, cô sang Anh du học và ít liên lạc với em, ngoại trừ những ngày về thăm nhà ở Vancouver. Khi nghe tin em trai bị bệnh rất nặng, cô mới vội vã quay về nhà và ở cùng với em trong bệnh viện cho đến khi em qua đời. Cô nói rằng, 6 tuần ở bên cạnh em trai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong đời mình. Hai chị em đã tạo dựng được mối quan hệ vô cùng sâu sắc. Những tháng ngày đó trở thành kỉ niệm không bao giờ phai mờ trong kí ức của cô, đồng thời khiến cô thấy hối tiếc vì trước đó đã mất một khoảng thời gian quý báu sống xa em trai.
Azim kể lại câu chuyện này cho một nhóm người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư. Khi nghe xong, một người phụ nữ khác tâm sự rằng, cô cũng từng trải qua 3 tuần bên cạnh mẹ trước khi bà mất, và với cô – đó là khoảng thời gian ý nghĩa nhất để có thể cảm nhận được sâu sắc sự thiêng liêng của tình mẫu tử.
Làm thế nào màchỉ trong khoản g thời gian 3 tuần hay 6 tuần lại có tác động mạnh mẽ hơn cả một mối quan hệ kéo dài 60 năm? Đó chính là bởi sự chia sẻ diễn ra đúng lúc, vào thời điểm thương cảm nhất, giữa người cho và người nhận đang gặp phải nỗi đau đớn , thống khổ nào đó. Những trái tim phải đóng kín trong nỗi đau tột cùng lâu nay, đã có dịp được mở rộng ra để đón nhận tình yêu thương.
Vào những lúc gặp khó khăn thử thách, bạn thường chỉ tập trung giải quyết vấn đề của mình và tự cho mình là người đau khổ, bất hạnh nhất trên đời. Điều này cũng giống như một người bị đau răng khó có thể nghĩ đến gì khác ngoài cái răng đang bị đau của mình. Nếu như những lúc đó bạn biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ người khác, thì cảm giác đau khổ, bất hạnh trong bạn sẽ tạm lắng xuống, bạn sẽ không còn tự cho mình là kẻ bất hạnh nhất thế giới nữa! Đó cũng là lúc bạn đang tự tạo ra cho mình một nghị lực, một sức mạnh mới. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống phong phú hơn và tự cảm thấy thỏa mãn, vui sướng hơn rất nhiều!
Kahlil Gibran đãtừn g nói: “Khi ai đólàm tổn thương bạn thì chính họcũng đang bị tổn thương. Nỗi đau này chỉ mất đi khi gặp được một tấm lòng nhân ái”.
Đôi khi bạn bị xúc phạm , những lúc ấy hãy thử tìm cách tha thứ cho người gây ra nỗi đau cho bạn . Bạn hãy nghĩ là chính người đó cũng đang bị tổn thương. Thật vậy, trong cuộc sống người ta thường làm tổn thương người khác bởi nhiều khi chính họ cũng đang bị tổn thương. Dĩ nhiên, đây không phải là lý do để bào chữa những gì họ đưa đến cho bạn , nhưng nó giúp bạn hiểu được lý do họ làm như thế, từ đó bạn có thể thông cảm và bỏ qua.
Đôi khi, bạn cảm thấy không thích chia sẻ một chút nào cả, thế thì bạn hãy thử bắt đầu cho chính bản thân bạn. Bắt đầu tự ép buộc mình mỉm cười với chính mình, thậm chí mỉm cười với cả người xa lạ. Điều này làm bạn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn. Cho dù bạn ở địa vị xã hội nào, ngày nào mà bạn còn có được niềm vui trong sự chia sẻ là ngày đó bạn còn tìm thấy niềm hạnh phúc trong đời. Ngạn ngữ có câu: “Khi niềm vui trong nỗi đau đớn và niềm vui trong hạnh phúc ngang băng nhau, thì lúc đó chúng ta tìm được ý nghĩa thật sự của cuộc sống”.
CHIA SẺ CHO NƠI NÀO ?
Có3 điều bạn cần đánh giá trước khi quyết định gửi tiền bạc , tặng phẩm và thời gian cho một nơi nào đó:
Xúc cảm - động cơ thúc đẩy hành động
Kỹ năng
Các tiềm lực khác (thời gian, các mối quan hệ,...)
Đây là những bước thực tế giúp bạn đánh giá các lĩnh vực này và những tổ chức phi lợi nhuận nào cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Xúc cảm – động cơ thúc đẩy hành động
Để đánh giá lĩnh vực này bạn cần tự hỏi:
Điều gì gây xúc động cho tôi nhiều nhất?
Điều gì làm tôi buồn , vui, giận dữ, đầy cảm hứng, sợ hãi, yêu thương tha thiết?
Hãy suy ngẫm các câu trả lời, từ đó hãy chọn lựa cho mình những cơ sở từ thiện khiến bạn xúc động và muốn ủng hộ nhiều nhất. Paul Brainerd – một nhà kinh doanh thường xuyên làm công tác từ thiện - nói rằng: “Hãy tự hỏi xem lòng nhân ái chân thật nhất của bạn xuất phát từ đâu, rồi tập trung năng lực của bạn vào các lĩnh vực đó. Tôi nghĩ điều này thật sự quan trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự nghèo đói, nhưng bạn phải cảm nhận được những xúc cảm chân thành nhất của mình, sau đó hãy quyết định giúp đỡ. Có như vậy, bạn mới có thể tạo nên sự khác biệt và hiểu được công việc mình làm có ý nghĩa sâu sắc thế nào”.
Những kỹ năng chia sẻ
Bước kế tiếp là đánh giá kỹ năng của bạn. Bạn có thể hành động một mình, với một người bạn hay với một nhóm. Hoạt động chung với một hay hai người bạn rất có ích vì họ sẽ thường xuyên giúp bạn nhận xét lại những gì bạn đã làm. Hãy lên danh sách “Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất?”, liệt kê tiềm lực kinh tế và những kỹ năng các tổ chức này đang cần. Danh mục này sẽ giúp bạn xác định được kỹ năng của mình.
Rõ ràng, càng có nhiều kỹ năng càng có ích. Cho dù bạn chỉ biết giao tiếp, biết trồng trọt, bất kỳ kỹ năng hay sự trải nghiệm nào cũng có ích cho sự chia sẻ. Cố đưa ra càng nhiều kỹ năng càng tốt, rồi suy nghĩ bạn có kỹ năng nào trong số những kỹ năng đó. Thí dụ, bạn có kinh nghiệm tổ chức, thế bạn thành thạo trong việc tổ chức cái gì?
- Công việc văn phòng
- Thi đấu thể thao
- Tổ chức tiệc
- Những công việc tình nguyện khác
Những tiềm lực bạn có thể phát huy
Khi đã biết rõ mình có kỹ năng nào vàlĩnh vực nào mình muốn chia sẻ, bạn cũng cần xác định mình sẽ chia sẻ bao nhiêu. Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau đây:
- Bạn có thời gian rảnh hay không? Hàng tuần bạn thường rảnh vào những lúc nào?
- Bạn có thể chia sẻ những gì? (xem danh sách “Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất” để có ý tưởng).
- Đoàn thể, công ty mà bạn làm việc có quyên góp được tiền, nguồn nhân lực hay tiềm lực kinh tế khác không?
- Bạn có quen biết với những người có thế lực và uy tín trong những cộng đồng khác nhau không? Bạn có mời được họ tham gia tổ chức từ thiện nào không? Hoặc bạn có thể nhờ họ giúp bạn phát huy được kỹ năng của mình không?
Các tổ chức phi lợi nhuận cần gì nhất ?
Thương thì cac tổ chức này cần những người có kỹ năng sau:
- Kế toán - Gây quỹ - Quản lý - Nhân sự - Quản g cáo - Tiếp thị - Viết lách - Nói chuyện trước công chúng - Biết ngoại ngữ - Lãnh đạo - Tổ chức - Thiết kế(in ấn , tranh ản h, lập trang web)
- Người tình nguyện làm việc trong Hội đồng Quản trị
- Trợ giúp hành chính văn phòng
- Người tình nguyện thuyết trình về các vấn đề hay về nhiệm vụ của tổ chức
- Nhân viên tư vấn tình nguyện (về bệnh AIDS, về quyền lợi phụ nữ, về khủng hoảng tâm lý... )
- Nhân viên tình nguyện về các sự kiện đặc biệt và gây quỹ
- Nhân viên tình nguyện có kỹ năng tin học
- Người có kinh nghiệm và có nhiều mối quan hệ với người khác
Nhiều tổ chức cần những nguồn lực sau:
- Tiền, tặng phẩm quyên góp không dành cho mục đích gì đặc biệt (thí dụ tiền quỹ để trang trải chi phí)
- Điện thoại
- Xe cộ
- Thiết bị tin học
- Dịch vụ chuyên ngành khác như thực phẩm, bảng dán thông báo, biểu ngữ...
- Thiết bị in ấn cũ
- Thời gian quản trị hành chính
- Sự giúp đỡ
- Nơi hội họp
- Tiền trợ cấp
Xếp đặt lại và cân nhắc những điều trên
Sau khi bạn đã đánh giá những cảm xúc, giá trị, động cơ, xác định được kỹ năng, thời gian và những tiềm lực khác mà bạn có thể chia sẻ, bạn hãy chọn ra những ưu tiên chính về quyết định chia sẻ của mình.
Chọn một sự kiện đặc biệt, cống hiến phần lớn thời gian, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc, kỹ năng, các mối quan hệ... cho sự kiện đó.
Nếu bạn cống hiến được nhiều việc làm có ý nghĩa, bạn có thể được bầu vào Ban Quản trị để tiếp tục tạo những ảnh hưởng lớn hơn cho tổ chức.
Cứ tuần tự như vậy , bạn chọn ra được nhiều tổ chức từ thiện , hết lòng góp sức với họ trong nhiều lĩnh vực . Thí dụ: bạn tình nguyện làm việc cho Hội phụ huynh học sinh của trường con bạn , trợ giúp cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quyên góp cho các tổ chức môi trường, phát động phong trào đi bộ hay đi xe đạp thay vì chạy xe máy đến sở làm (điều này vừa có lợi cho sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường, tạo bầu không khí trong lành).
Hãy lên danh sách theo thứ tự giá trị các nguồn tiềm năng có ích cho cánh ân hay tổ chức mà bạn muốn chia sẻ.
Các kỹ năng và tiềm lực cần đến có thể thay đổi tùy theo quy mô tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan từ thiện . Bạn có thể trao đổi với Ban lãnh đạo hay các thành viên để tìm hiểu xem làm cách nào để sự chia sẻ của bạn đạt hiệu quả nhất.
Cách bạn chia sẻ còn tùy thuộc vào cá tính và sự ưu tiên của bạn. Những ưu tiên này có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, mỗi năm bạn nên đánh giá lại một lần. Bạn cũng nên tìm hiểu và có nhiều thông tin về các tổ chức từ thiện để đóng góp kỹ năng và tiềm lực của mình. Việc đánh giá các tổ chức phi lợi nhuận nhiều khi cũng làm nảy sinh các vấn đề mà bạn đang cần quan tâm, để có quyết định đúng đắn nhất khi bạn chọn giúp đỡ một tổ chức nào đó.
CHIA SẺ BAO NHIÊU?
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà bạn quyết định mình sẽ chia sẻ bao nhiêu. Một người mẹ phải nuôi ba con nhỏ, không có nhiều tiền hay thời gian để chia sẻ, nhưng có thể giúp một người bạn của mình chăm sóc con nhỏ trong lúc nguy cấp. Đó cũng là một sự chia sẻ rất đáng trân trọng.
Cốt lõi của vấn đề là: “Sự chia sẻ của tôi có tác động mạnh mẽ cho nơi nào?”. Câu trả lời thỏa đáng sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng về hành động chia sẻ của bản thân và gia tăng tối đa lợi ích cho người nhận.
Hai món quà mà hầu hết mọi người thường trao tặng cho nhau là: tiền bạc và thời gian. Craig O’Brien tin tưởn g vào quy tắc chia sẻ 10% thu nhập. Thật ra, mục tiêu của ông còn muốn trao tặng nhiều hơn thế. Craig là mục sư ở nhà thờ Tin Lành vùng Vancouver, Canada; ông thấy rằng nhiều tín đồ chi tiêu quá nhiều cho tổ chức của riêng mình mà không phục vụ đủ cho các nhu cầu khẩn thiết khác của nhiều người trong xã hội. Chính vì vậy, ông đã dành nhiều thời gian cho các tổ chức từ thiện không liên quan đến nhà thờ hay tôn giáo .
Ông là người đề xuất ý tưởng chia sẻ 10% doanh thu kiếm được, nhưng ông cũng đề nghị chúng ta nên xem xét cách chi tiêu 90% số tiền còn lại như thế nào. Thí dụ, một cô gái quyên góp 10% tiền thu nhập cho các cơ quan từ thiện nhưng cô lại bỏ ra 10% tiền kiếm được để mua đôi giày mới, rồi cất kỹ trong tủ không dùng đến. Thay vì mua đôi giày, nếu cô ấy biết sử dụng số tiền này vào những mục đích hữu ích khác thì sẽ thế nào?
Có thể nói, cách chúng ta chi tiêu, chi tiêu vào đâu và với mục đích gì, góp phần quan trọng trong việc hình thành một xã hội lành mạnh và công bằng hơn. Do đó, bạn nên thường xuyên nhìn lại cách chi tiêu của mình để kịp thời điều chỉnh, tránh tình trạng hoang phí. Có như thế, bạn mới luôn có đủ tiền chi trả cho những gì cần thiết và tự tin hơn khi đứng trước cuộc sống tương lai đầy thử thách.
Đánh giá các tổ chức phi lợi nhuận
Tầm nhìn và tiêu chuẩn giá trị đạo đức của tổ chức phi lợi nhuận phù hợp với tiêu chí của bạn là điều rất quan trọng.
Có nhiều cách để đánh giá các tổ chức phi lợi nhuận. Hầu hết các tổ chức này đều có địa chỉ trên mạng, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin thông qua các trang web này. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với Hội đồng Quản trị, với các thành viên của tổ chức hay với các tình nguyện viên. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bạn bè về các tổ chức này, đặc biệt là các cơ sở từ thiện ở địa phương.
Hầu hết các tổ chức này đều có báo cáo tài chính hàng năm và được thông báo rõ ràng trên trang web. Các tổ chức như thế thường hoạt động có hiệu quả và rất minh bạch.
Khi bạn kiểm tra báo cáo hàng năm hay tài liệu quảng cáo của bất cứ tổ chức phi lợi nhuận nào, bạn nên xem xét đến thành tích và kết quả hoạt động mà họ làm được so với mục tiêu đề ra. Thành phần trong Ban Quản trị giúp bạn hiểu được năng lực quản lý, tài lãnh đạo và tính trung thực của tổ chức . Thí dụ, nếu trong Hội đồng Quản trị của một tổ chức bảo vệ môi trường nào đó có thành viên là nhà khoa học nổi tiếng thì chứng tỏ hoạt động của tổ chức này có cơ sở khoa học hơn, đáng tin cậy hơn.
Khi bạn chia sẻ có nghĩa là bạn đang đầu tư thời gian và tiền bạc cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó. Để tạo nên tác động mạnh mẽ, bạn cần có chiến lược rõ ràng và phải biết mình đang tập trung vào tổ chức từ thiện nào? Ngay cả khi bạn chỉ chia sẻ một khoản tiền không lớn, một lượng thời gian không nhiều hay một ít tiềm lực khác, bạn cũng cần có một chiến lược đúng đắn. Chỉ cần dành ít thời gian cân nhắc, bạn sẽ có đủ tự tin để đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho sự chia sẻ của mình.
Hãy nhớ rằng, quyết định của bạn đưa ra không nhất thiết phải hoàn hảo ngay từ đầu . Bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn qua những lần tham gia chia sẻ.
Lời nhắn nhủ cuối cùng chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn là: không phải bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào phải chi phí quá cao cho hoạt động quản lý và quyên góp tiền quỹ cũng là tổ chức hoạt động kém hiệu quả. Bởi vì, các tổ chức khi mới thành lập thường phải trang trải nhiều chi phí trong quá trình hoạt động để tạo dựng mối quan hệ với những nhà hảo tâm. Do đó, miễn là những tổ chức này hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của họ là chúng ta tích cực đóng góp, ủng hộ.
Hơn nữa, những tổ chức phi lợi nhuận tốn ít chi phí cho việc quản lý đôi khi lại không giám sát tốt được nguồn lực mà họ đã quyên góp. Chẳng hạn , một tổ chức phi lợi nhuận đã chi phí hơn 20% cho việc quản lý để bảo đảm thành tựu của dự án có hiệu quả. Trong khi đó, phí tổn của nhóm thứ hai chỉ có10% quản lí, nhưng lại nảy sinh các phí tổn khác khiến chi phí tăng lên gấp nhiều lần để chỉ đạt cùng một hiệu quả như nhóm một. Do đó, các tổ chức cần có sự tính toán mức chi phí ngay từ đầu . Việc đầu tư tài chính một cách khôn khéo sẽ giúp các tổ chức này đạt được kết quả cao, cho dù phí tổn quản lý có cao.
Nhiều tổ chức phi lợi nhuận tình nguyện đứng ra làm công việc quản lý giúp cho các tổ chức khác, qua đó giảm chi phí và giúp các tình nguyện viên có khả năng quản lý tiền bạc tốt hơn.
Việc quan tâm tìm hiểu các tổ chức phi lợi nhuận giúp bạn sử dụng có hiệu quả số tiền của mình theo đúng mục tiêu cao cả mà bạn mong ước.
Sống cuộc đời giản dị
Nếu có ai đó cho bạn chọn lựa để sống một cuộc đời giản dị, liệu bạn có nghĩ rằng: “Điều đó tốt thật, nhưng tôi không thể!” hay không? Nếu đúng như vậy , hãy thử suy nghĩ tại sao bạn không thể có được điều đó? Vì thời gian, tiền bạc hay một lý do nào khác ? Và những lý do này có giá trị vững chắc không?
Hãy cân nhắc điều gì thật sự quan trọng và có giá trị đối với cuộc sống của bạn . Sau đó nhìn nhận lại những thứ bạn đã dành thời gian, tiền bạc , công sức có phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, những khát vọng và mơ ước của bạn đối với cuộc đời này không? Nếu trong nhữn g điều này , có một vài điều không nằm trong tiêu chí của bạn – hãy từ từ tìm cách loại bỏ chúng.
Thí dụ, nhiều người cho rằng họ chỉ có thể hài lòng với bản thân khi họ có được một công việc lý tưởn g và có ý nghĩa. Nhưng bạn vẫn có một công việc lý tưởng và ý nghĩa, nếu bạn làm ít giờ hơn. Thậm chí, điều này còn làm cho công việc của bạn tốt hơn, chi phí ít hơn và giúp bạn đạt được nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn , chi phí đi lại giảm , không phải chi tiêu nhiều cho quần áo mặc đi làm , hoặc thay vì đi ăn ngoài tiệm - bạn sẽ có nhiều thời gian để nấu những bữa ăn ấm cúng ngay tại nhà.
Vấn đề đặt ra là, không phải người ta làm việc bao nhiêu, mà ở chỗ họ làm việc như thế nào. Khi bạn biết sống giản dị và biết làm việc một cách có hiệu quả, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống, giảm được stress và giảm cả những nỗi lo âu, sợ hãi.
Nhưng nhiều người lại không muốn sống một cuộc sống giản dị, họ không muốn từ bỏ những tiện nghi vật chất. Thật ra, họ đã có rất nhiều thứ nhưng vẫn còn mong muốn có được nhiều hơn thế nữa.
Dĩ nhiên, không dễ dàng để giảm bớt công việc bán thời gian hay ngưng làm việc cùng một lúc. Ai cũng có những khó khăn và những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Nhưng như nhà hiền triết Socrates từng nói: “Cuộc sống không được xem xét là một cuộc sống không đáng giá”. Đúng vậy, nếu bạn biết xem xét điều gì thật sự quan trọng trong đời mình, bạn sẽ biết ưu tiên thời gian cho nó và sẽ không bao giờ phải sống trong nuối tiếc.
Chia sẻ 10%
- Đây là những gợi ý trong chia sẻ. Có 4 loại chia sẻ theo hình thức 10% được đưa ra như sau:
- Chia sẻ 10% số tiền kiếm được hàng năm: để đạt được mục tiêu này một cách dễ dàng, bạn phải chi tiêu ít hơn và sống đơn giản hơn.
- Chia sẻ 10% thời gian rảnh rỗi: đây là hình thức chia sẻ phổ biến.
- Chia sẻ 10% ý tưởng: khái niệm này do tác giả Mark Victor Hansen đề xướng, yêu cầu bạn chia sẻ 10% sáng kiến với mọi người mà không mong được đền đáp lại.
- Chia sẻ 10% thời gian cho bản thân: khái niệm này do Harvey đề xướng, liên quan đến việc cam kết chia sẻ thời gian để tự nâng cao bản thân.
- Chia sẻ 10% số tiền kiếm được hàng năm
Hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều khuyến khích hình thức chia sẻ này. Thống kê cho thấy, những người có niềm tin tôn giáo chia sẻ tỷ lệ phần trăm lợi tức nhiều hơn những người không tham gia vào một tôn giáo nào . Điều này là do họ có ý thức cộng đồng mạnh mẽ và tấm lòng rộng rãi để mạnh dạn chia sẻ 10% tiền thu nhập cho những gì mà họ tin tưởng.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải là người mộ đạo mới có thể chia sẻ rộng lượng như vậy . Trong cuộc sống, nhiều người dù không thuộc thành phần giàu có, không tin theo một tôn giáo nào nhưng vẫn sẵn sàng chia sẻ 10% thu nhập của mình, thậm chí còn nhiều hơn thế.
Nếu mỗi người đều biết chia sẻ, đó sẽ là món quà kỳ diệu cho cuộc sống để có thể giảm đi rất nhiều những mặt trái của xã hội. Các tổ chức nhân đạo sẽ tăng mức độ ủng hộ từ 4 lên 10 lần. Nhiều người sẽ không còn ngoảnh mặt, quay lưng với nơi trú ngụ cho người cơ nhỡ, nhà tế bần sẽ có đủ giường cho người lang thang, trẻ em khuyết tật sẽ được giúp đỡ phương tiện cần thiết để hòa nhập với cộng đồng. Lợi ích đem lại cho tất cả mọi người sẽ vô cùng lớn lao.
Như vậy, phải chăng cứ nhất thiết đóng góp 10% lợi tức, bạn mới được xem là một người chia sẻ tuyệt vời? Chắc chắn là không rồi! Đây chỉ là một mục tiêu mà chúng tôi tha thiết mọi người cùng thực hiện để tạo ra tác động lớn đến cuộc sống của người khác.
Chia sẻ 10% thời gian rảnh rỗi
Có lẽ thời gian còn quý báu hơn cả tiền bạc . Bạn có sẵn sàng dành 10% thời gian rảnh rỗi của mình cho công việc từ thiện hay không?
Mỗi chúng ta có từ 30 đến 50 giờ trong tuần để làm bất cứ việc gì mình thích. Thông thường, chúng ta dành khoảng thời gian này để xem truyền hình, truy cập thông tin trên mạng hoặc đi mua sắm... Với khoảng thời gian đó, bạn chỉ cần dành ra từ 3 đến 5 tiếng mỗi tuần là có thể chia sẻ được với người khác rất nhiều điều ý nghĩa.
Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, vì vậy bạn hãy chọn cho mình một công việc tình nguyện nào đó phù hợp với khả năng. Bạn có thể chăm sóc cho một em bé mồ côi hoặc có thể đến thăm và trò chuyện với các cụ già neo đơn... Điều quan trọng là bạn cần phân bố thời gian của mình thật chi tiết và hợp lý để có thể chia sẻ nhiều hơn. Bằng cách sắp xếp lại kế hoạch sử dụng thời gian, bạn sẽ làm việc có hiệu quả hơn, ý nghĩa hơn. Chẳng hạn , giảm thời gian xem ti-vi, lên mạng hay bớt việc đi mua sắm sẽ giúp bạn có thêm thời gian chia sẻ với người khác . Bạn cũng có thể luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn, nhằm có đầy đủ sức khỏe để cống hiến nhiều hơn.
Dành thời gian ở bên cạnh một người bạn đang trong cảnh cô đơn, khủng hoảng, hoặc làm giúp công việc nội trợ cho các gia đình neo đơn trong thời gian tình nguyện , thậm chí dành thời gian trò chuyện với người bạn đời hay con cái cũng đều là những sự chia sẻ quý báu. Tất cả đều có giá trị. Giúp đỡ người khác đang gặp hoạn nạn , tức là bạn cũng đang giúp chính bản thân mình. Thời gian dành cho những hoạt động từ thiện để thể hiện tấm lòng nhân ái sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh, gia tăng hệ thống miễn dịch, tăng chất gây hưng phấn endorphins trong cơ thể.
Sau một thời gian làm công việc tình nguyện, bạn có thể xem xét lại thời gian qua mình đã sử dụng thời gian như thế nào, đã thật hiệu quả hay chưa? Điều này cũng rất quan trọng cho kế hoạch phân chia tiếp theo của bạn.
Hiện nay, rất nhiều người đã tham gia vào công tác tình nguyện và thật đáng mừng là con số này đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể trong xã hội chúng ta.
Chia sẻ10% ý tưởng
Chia sẻ 10% ý tưởng cũng tương tự như các hình thức chia sẻ 10% khác. Đơn giản là, hình thức này bao gồm việc dành 10% ý tưởng, hay những nỗ lực trí tuệ có tính sáng tạo, nhằm đưa đến những lợi ích cho người khác.
Bạn không phải tốn nhiều chi phí để chia sẻ 10% ý tưởng, nhưng cách chia sẻ này vẫn có thể cung cấp nhiều tiềm năng cho người khác. Điều đặc biệt là, khi bạn bắt đầu chia sẻ ý tưởng của mình thì cũng là lúc trí tuệ và những kiến thức của bạn được mở mang.
Mark Victor Hansen - người đề xướng khái niệm chia sẻ 10% ý tưởng, trong quyển “Điều kỳ diệu của chia sẻ 10%”(The Miracle of Tithing), đã đề cập đến hai nguyên tắc sau khi nói đến khái niệm chia sẻ ý tưởng:
Bất cứ ai cũng có thể tạo ra ý tưởng.
Đừng đắn đo khi chia sẻ ý tưởng của mình với người khác.
Trong khi tiền bạc rất cần cho việc cải tạo thế giới thì ý tưởng cũng không kém phần quan trọng. Đó chính là lý do tại sao Paul Brainerd quyết định thành lập tập đoàn ALDUS nhằm tạo một mối dây liên kết giữa những người có cùng tâm huyết và không vì mục đích lợi nhuận. Ông nhận thấy rằng đây là những người có thể chia sẻ thời gian, kỹ năng, sáng kiến và nhiều ý tưởng độc đáo riêng. Paul và những người bạn đồng nghiệp đang cố gắng thực hiện một dự án chung về xã hội, gọi tắt là SVP.
SVP được thành lập đầu tiên ở Seattle và hiện nay đã được nhân rộng trên khắp thế giới. Tổ chức này đã tạo nên được nguồn vốn để có thể chia sẻ cho những người đang cần sự giúp đỡ. Sự chia sẻ này ngày càng được mở rộng và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng mới. Mỗi một ý tưởng khi được chia sẻ sẽ giúp mọi người học thêm được nhiều kỹ năng. Và tất nhiên, vô số những niềm vui được nhân lên từ những người xung quanh.
Chia sẻ 10% thời gian cho bản thân
Chúng ta không thể chia sẻ với người khác những gì chúng ta không có. Chúng ta cũng không thể chia sẻ nhiều khi bản thân mình đang mệt mỏi, tâm hồn nguội lạnh, khô héo. Chỉ khi nào có được sự cân bằng trong cuộc sống, chúng ta mới có thể chia sẻ một cách có hiệu quả.
Harvey là người đưa ra gợi ý chia sẻ 10% thời gian của bản thân sao cho hữu ích, có lợi cho sức khỏe và tạo nên sự khác biệt với mỗi người.
Trong giới hạn phạm vi 10% đó, bạn hãy quyết tâm dành thời gian cho các hoạt động sau đây để phát triển bản thân và nâng cao kỹ năng chia sẻ với mọi người chung quanh:
- Đọc tiểu thuyết và sách khoa học viễn tưởng để làm phong phú thêm nguồn cảm hứng cho mình.
- Đọc sách dạy về các kỹ năng sống và nâng cao kiến thức.
- Đọc những cuốn sách giúp bạn nhìn cuộc sống bằng một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn.
- Dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, khi chúng ta sống hòa mình với thiên nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
- Cố gắng tập thể dục đều đặn ít nhất mỗi tuần 3 lần.
- Tập yoga.
- Thiền hay cầu nguyện .
- Dành thời gian cho những người mà bạn yêu thương.
- Quan tâm đến các liệu pháp tâm lý khi bạn gặp phải những vấn đề nan giải hoặc những vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
- Học cách lắng nghe người khác.
- Đi dạo bộ và ngắm cảnh thiên nhiên.
- Cười.
Khi bạn nâng cao kiến thức, học được ý tưởng mới, đạt được kỹ năng mới, tức là bạn đã có thêm nhiều thứ hơn để có thể chia sẻ với người khác. Kiến thức vững vàng giúp bạn kiếm được việc làm tốt hơn, thu nhập khá hơn và cảm thấy hài lòng về bản thân hơn.
Khi bạn dành thời gian cho bản thân theo những cách thức được liệt kê ở trên, sức khỏe của bạn sẽ được nâng cao. Tập thể dục giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, thương tổn . Bạn sẽ nhiệt tình và hăng say hơn trong công việc . Ăn uống điều độ sẽ giúp bạn sống lâu. Tập yoga – đưa đến cho bạn sự bình an trong tâm hồn... Thiền định, hay cầu nguyện hoặc gần gũi với thiên nhiên là cách nuôi dưỡng sức sống cho tâm hồn bạn, bạn sẽ trở nên nhân ái hơn, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn, có thái độ tích cực hơn với cuộc sống.
Mỗi cách luyện tập là một cách thể hiện sự chia sẻ với chính bản thân mình!
Điều chỉnh mức độ chia sẻ
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trước, hầu hết các tôn giáo đều có truyền thống chia sẻ 10% lợi tức của mình. Tuy nhiên, viễn cảnh chia sẻ 10% làm cho nhiều người cảm thấy nản lòng hoặc cảm thấy đáng lo nghĩ. Thống kê cho thấy, đại đa số dân Bắc Mỹ hàng năm chỉ chia sẻ từ 0,5% đến 2% cho tổ chức phi lợi nhuận hay cho các tổ chức tôn giáo.
Tăng việc chia sẻ số tiền thu nhập hàng năm từ 1% lên 10% có nghĩa là bạn phải chia sẻ nhiều hơn gấp 10 lần. Quả thực, những bước nhảy vọt như thế không khỏi gây khó khăn cho nhiều người. Do đó, Harvey đề xuất khái niệm “điều chỉnh mức độ chia sẻ tăng thêm”, nhằm giúp mọi người có thể tăng mức độ chia sẻ tiền bạc của mình mà không ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng tài chính trong gia đình.
Chiên thuật thứ nhất
Điều chỉnh mức độ chia sẻ tăng thêm, có nghĩa là bạn tăng thêm những gì bạn đang chia sẻ từ một phần trăm mỗi năm cho đến khi bạn đạt tới mười phần trăm mỗi năm. Bạn sẽ thấy mọi chuyện dễ dàng, suôn sẻ hơn nếu bạn tăng sự chia sẻ của mình lên từ từ. Vì thế, nếu năm ngoái bạn chia sẻ 2%, năm nay bạn cố tăng thêm 3% cho đến khi nào bạn đạt được mục tiêu chia sẻ 10% mà mình đã đề ra. Chẳng bao lâu, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy mình là một người thật rộng lượng. Khi đã đạt đến mức độ chia sẻ cao nhất, bạn sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân hơn và thấy mình có thể làm được nhiều điều ý nghĩa cho những người chung quanh.
Chiên thuật thứ hai
Thêm một chiến thuật khác giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn là chia sẻ hàng tháng cho tổ chức từ thiện một cách tự động. Tiện nhất là mỗi tháng bạn gửi thẻ tín dụng chuyển tiền tự động từ tài khoản ngân hàng đến các tổ chức từ thiện. Làm như vậy, bạn sẽ không tốn nhiều chi phí; đồng thời bạn cũng không dễ quên và có thể lên kế hoạch trong năm cho sự chia sẻ này. Các tổ chức phi lợi nhuận cũng nhận được nhiều tiền quyên góp hơn để thực thi nhiệm vụ. Đây là một cách rất tuyệt vời và tiện lợi để bạn chia sẻ.
Bạn có thể tiết kiệm cho riêng mình tương tự như chiến thuật chia sẻ thứ hai. Có nghĩa là, bạn để dành 10% tiền thu nhập hàng tháng như là số tiền tiết kiệm cho tương lai. Sau đó, bạn trừ thêm 10% nữa để quyên góp cho các tổ chức từ thiện . Bạn sống với số tiền còn lại. Tiến trình cứ thế mà thực hiện tùy theo mức độ thu nhập hàng tháng của bạn.
Nếu bạn cảm thấy thật khó tiết kiệm tiền hay chia sẻ 10% lợi tức, hãy suy ngẫm về trường hợp của Oseola McCarthy. Oseola để dành hầu hết số tiền ít ỏi mà bà kiếm được từ việc giặt giũ và ủi quần áo cho người khác. Vào năm 1995, ở tuổi 87, bà đã góp được 150.000 đô-la để cấp học bổng cho sinh viên trường Đại học ở phía Nam Mississippi.
Nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc bạn là người quyên góp , bạn nghĩ rằng số tiền chia sẻ như vậy quá ít ỏi. Thế nhưng, nhiều tổ chức từ thiện trên thế giới cũng đã quyên góp được hàng chục triệu đô-la từ những số tiền có vẻ ít ỏi như vậy.
Lên kế hoạch chia sẻ
Hầu hết mọi người chỉ quyết định chia sẻ với người khác khi được ai đó gợi ý. Họ nhận được điện thoại, thư từ hay được trực tiếp yêu cầu. Ít khi người ta biết lên kế hoạch chia sẻ, ngoại trừ hai trường hợp: chia sẻ hàng tháng như đã được mô tả ở trên và khi được kế thừa tài sản, được nhận trợ cấp hàng năm hay tham gia thành lập quỹ bảo trợ cộng đồng tại cơ sở nào đó. Trong những trường hợp như thế, bạn cần có lời khuyên hợp lý về tài chính để nâng cao khả năng chia sẻ.
Sự chia sẻ hàng tháng và chia sẻ khi được thừa kế gia tài giúp bạn thể hiện hành vi phù hợp với đức tính của mỗi người. Khi đó, bạn sẽ chia sẻ một cách tự nguyện chứ không phải chỉ hành động theo sự gợi ý của một ai đó.
Bạn phải có nhiều nỗ lực, suy nghĩ, cân nhắc khi quyết định xem việc nào được ưu tiên để chia sẻ trước. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong sự chia sẻ và việc làm của bạn sẽ ngày càng mang nhiều ý nghĩa hơn.
Thành lập nhóm chia sẻ
Sự xuất hiện các nhóm chia sẻ đang là một hiện tượng mới và đang phát triển rất nhanh chóng. Các nhóm này đưa mọi người đến gần nhau hơn, chung sức đóng góp cho các tổ chức từ thiện ở địa phương và trên khắp thế giới. Qua đó tạo cơ hội cho các thành viên thảo luận, đánh giá việc quyên góp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu cấp bách hay giải quyết căn nguyên nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong xã hội.
Lợi ích chính mà các nhóm này mang lại là giúp các thành viên trong nhóm hiểu biết nhiều hơn về các tổ chức từ thiện và trở thành tình nguyện viên cho bất cứ tổ chức nào mà họ quan tâm. Một mô hình đang hoạt động ở vương quốc Anh và đang thành lập ở Canada là Mạng lưới gây quỹ (www.thefundingnetwork.org.uk). Một mô hình khác cũng đang hoạt động rất có hiệu quả cả ở Hoa Kỳ và Canada đó là Đối tác đầu tư xã hội (www.svp.org).
Chia sẻ vì một viễn cảnh xã hội tốt đẹp hơn
Cho dù bạn quyết định chia sẻ 10% thời gian, tiền bạc, ý tưởng, bạn cũng nên dành một phần nào đó để chia sẻ cho “bức tranh toàn cảnh của xã hội”. Tính quảng đại này cực kỳ quan trọng.
Để có một cuộc sống bình yên, một môi trường sống trong lành, con người cần tránh tiêu xài lãng phí, nên dùng vật dụng tái chế, sử dụng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hoặc các loại xe chạy bằng những loại nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường. Mọi cá nhân phải đoàn kết hoạt động và thúc đẩy các đoàn thể lớn cùng nhau thực hiện nguyên tắc vì một môi trường xanh – sạch – đẹp trên trái đất.
Để làm được điều này, mỗi người cần được giáo dục để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bức tranh toàn cầu và hoạt động toàn cầu. Bạn không cần ra sức thực hiện tất cả những hoạt động này, nhưng bạn nên dành một số nguồn lực để thực thi chúng và bạn sẽ thấy được sự thay đổi lớn lao xảy ra như thế nào. Đây là cách thức tuyệt vời để bạn nhận lại những gì bạn đã cho đi.
Đóng góp cho toàn xã hội là điều không dễ dàng nhưng rất cần thiết, khi đó sự chia sẻ của bạn sẽ mang một tầm vóc lớn lao hơn. Chẳng hạn, nguyên nhân cốt lõi gây ra sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vô cùng phức tạp, nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua, không dám bắt tay vào giải quyết chúng.
Để thực hiện những cải cách mới, người ta phải sẵn sàng đương đầu với nhiều sự chống đối; bởi vì, trong xã hội luôn có những người được hưởng đặc quyền, đặc lợi từ những tình trạng rối ren tồn tại dai dẳng lâu nay. Mặt khác, theo tâm lý chung, con người ta thường không thích thay đổi, ngay cả khi sự thay đổi đó có tác động tích cực đến cuộc sống đi chăng nữa!
Khi bạn tích cực kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, chắc chắn bạn cũng sẽ gặp phải sự chống đối không nhiều thì ít. Mỗi khi môi trường bị thiệt hại, do rừng nguyên sinh bị tàn phá, nguồn cá, tôm bị đánh bắt cạn kiệt, nguồn nước bị ô nhiễm, thì vẫn có một số người hưởng lợi từ những việc làm này và họ không muốn thay đổi.
Bạn cần hiểu rằng, trước đây cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nạn phân biệt đối xử với phụ nữ gặp phải vô vàn khó khăn. Bởi vì, con người ta sinh ra và lớn lên với những khuôn mẫu định sẵn của xã hội và điều đó đã hằn sâu trong đầu óc nhiều người những tư tưởng cực kỳ bảo thủ, với thói quen phân biệt đối xử hết sức vô lý giữa người với người. Thường thì quyền lợi nằm trong tay thiểu số những người có quyền lực, những cá nhân đầy tham vọng. Những người này luôn mong muốn có sự phân biệt chủng tộc, phân biệt nam nữ, âm mưu chia rẽ mọi người, gây mất đoàn kết nhằm thống lĩnh sự giàu có và quyền lực của bản thân họ.
Làm thế nào để cải thiện được tình trạng trên? Và, sự chia sẻ ở đâu trong tất cả điều này?
Lời khuyên cho bạn là, bạn nên chia sẻ tiền bạc , thời gian và sức lực cho mọi người chung quanh hoặc cho các tổ chức phi lợi nhuận để họ giải quyết nguyên nhân dẫn đến những mặt trái xã hội.
Tracy Gary và Melissa Kohner– hai tác giả của cuốn “Truyền cảm hứng cho lòng nhân ái”(Inspired Philanthropy) đã từng viết: “Chia sẻ thời gian, tiền bạc còn hơn cả việc làm từ thiện. Đó là hành động có chủ tâm, có nhận thức nhằm liên kết mọi người trong xã hội cùng biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau”. Khi bạn chia sẻ thời gian và tiền bạc để làm một việc tốt nào đó, là bạn đã làm tăng sức mạnh của các tế bào xã hội trong cộng đồng, cùng nhau vươn tới một thế giới tốt đẹp hơn. Từng việc làm đầy lòng nhân ái của mỗi cá nhân là những sợi chỉ nhỏ, sẽ dệt thành tấm thảm vĩ đại của lòng tin, sức mạnh, sự quan tâm và tình yêu thương.
NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÁT HUY
1. Việc chia sẻ luôn tốt hơn là không hề chia sẻ bất cứ cái gì. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải suy nghĩ mình nên chia sẻ điều gì và chia sẻ như thế nào để món quà của bạn có tác động lớn lao hơn.
2. Chia sẻ bằng cả tấm lòng tự nguyện và trân trọng.
3. Chia sẻ không hề vụ lợi hay tính toán , so đo.
4. Chia sẻ ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể, bởi bạn có rất nhiều thứ để chia sẻ, ngoài tiền bạc.
5. Suy nghĩ về cách chia sẻ 10% tiền thu nhập, chia sẻ thời gian, chia sẻ ý tưởng và chia sẻ cho cả bản thân mình.
6. Biết sống cân bằng để có thể chia sẻ ngày càng nhiều hơn.
7. Biết dành sự chia sẻ cho một viễn cảnh tốt đẹp của toàn xã hội.