1. THẤU HIỂU CON – BẠN KHÔNG THỂ DẠY CON CÁ CÁCH BAY TRÊN BẦU TRỜI
Có một điều chắc chắn, không ai hiểu con cái hơn cha mẹ. Dù là các thầy cô giáo, các chuyên gia tâm lý, trắc nghiệm vân tay hay các thầy tướng số... tất cả chỉ nói được một phần con người của con bạn dựa trên chuyên môn của họ. Họ chỉ là các “thầy bói xem voi”. Họ đưa ra nhận định và lời khuyên dựa vào “một mảng chuyên môn” rất hạn chế của mình.
Thầy cô có thể cho cha mẹ biết về điểm số các môn học, năng lực cụ thể của con cái ở môn học đó. Thầy dạy toán cho biết con chúng ta tính toán như thế nào, khả năng nhớ và vận dụng con số ra sao. Cô giáo dạy văn cho chúng ta biết con có sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực và linh hoạt không. Không ai cho chúng ta biết con cái chúng ta là ai và tương lai của con nên như thế nào.
Cha mẹ có thể nhờ vào các chuyên gia tâm lý, các trắc nghiệm vân tay, các thầy tướng số... Họ có thể cho chúng ta biết một phần xu hướng tâm lý của con. Họ cũng có thể cho chúng ta biết được xu hướng của con trong tương lai và có thể cho biết một số thông tin mơ hồ về con dựa vào ngày giờ con sinh ra... Không ai cho chúng ta biết thông tin một cách đầy đủ và vẽ được chân dung con cái chúng ta một cách chính xác.
Xu hướng khá phổ biến hiện nay để hiểu con cái là cha mẹ dựa vào hành vi hằng ngày của con trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, không cần cô giáo dạy văn cho chúng ta biết con có thông minh về ngôn ngữ hay không, chỉ cần hằng ngày cha mẹ để ý xem con nói chuyện có đủ chủ ngữ, vị ngữ hay không, cách con thuyết phục bạn bè và anh chị em ruột trong nhà khi một vấn đề nảy sinh cũng cho biết con chúng ta có thông minh về ngôn ngữ hay không.
Tương tự, bằng sự quan tâm chia sẻ, cha mẹ có thể biết được con yêu thích điều gì, ước mơ gì, con có điểm mạnh gì, điểm yếu gì? Con có năng khiếu gì từ nhỏ, thể thao hay ngôn ngữ? Con có năng khiếu đặc biệt về các con số hay các môn nghệ thuật...? Để giúp cha mẹ có thể hiểu được con mình thông qua kết quả học tập và hành vi trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ có thể áp dụng mô hình trí thông minh đa dạng.
Mô hình trí thông minh đa dạng giúp cha mẹ nhận diện con thông qua hành vi, lời nói trong cuộc sống hằng ngày. Lý thuyết “Trí thông minh đa dạng” – Theory of Multiple Intelligences (MI) – được nhà Tâm lý học Howard Gardner, GS. ĐH Harvard đưa ra lần đầu trong cuốn sách “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” (Tạm dịch: Cơ cấu trí tuệ: Lý thuyết về nhiều loại hình trí thông minh) xuất bản vào năm 1983. Trong lý thuyết này, Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người.
Lý thuyết “Trí thông minh đa dạng” cho rằng mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi.
Theo đó, Howard Garder và nhóm cộng sự của mình đề xuất việc giáo dục trong nhà trường không nên “rập khuôn” ở một nội dung chung cho các đối tượng mà nên phân loại thành các hình thức đào tạo tập trung để phát triển (những khả năng) hoặc cải thiện (những mặt yếu) của học sinh.
Lý thuyết này đã gây nên sự chú ý đặc biệt, kéo theo sự tranh luận sôi nổi trong cộng đồng các nhà tâm lý học và giáo dục học. “Bất chấp” những tranh cãi trong giới học thuật, lý thuyết này đã được các nhà giáo dục và các nhà làm chính sách đón nhận nhiệt tình. Trong hơn 20 năm qua, nó thực sự đã ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức và hành động trong giáo dục, đặc biệt là ở Mỹ.
Howard Gardner đưa ra tám loại hình thông minh. Dựa vào đặc điểm sơ bộ của từng loại hình thông minh này, cha mẹ có thể “đọc vị” được con mình. Lý thuyết này chấm dứt câu hỏi: Con chúng ta có thông minh không? Vì câu trả lời chắc chắn là có. Như vậy thay vì đặt câu hỏi: Con chúng ta có thông minh không? Cha mẹ nên đặt câu hỏi: Con thông minh như thế nào?
Trí thông minh Ngôn ngữ |
Năng lực liên quan đến sử dụng ngôn từ. |
Trí thông minh Logic/Toán học |
Năng lực liên quan đến xử lý số và dữ liệu. |
Trí thông minh Vận động |
Năng lực liên quan đến điều khiển cơ thể. |
Trí thông minh Không gian |
Năng lực liên quan đến trí tưởng tượng và không gian. |
Trí thông minh Âm nhạc |
Năng lực liên quan đến âm thanh và giai điệu. |
Trí thông minh Thiên nhiên |
Năng lực liên quan đến các yếu tố trong thiên nhiên, động vật, thực vật, v.v… |
Trí thông minh Xã hội |
Năng lực liên quan đến con người. |
Trí thông minh Nội tâm |
Năng lực liên quan đến nội tâm bản thân. |
Tôi có hai đứa con. Con lớn nổi bật ở trí thông minh ngôn ngữ, xã hội và toán học. Con thứ hai nổi bật ở trí thông minh toán học và nội tâm. Như vậy, hai bạn có điểm chung là thông minh về toán học. Nhưng anh lớn lại có xu hướng thích giao du với bạn bè bên ngoài và giao tiếp rất hoạt bát. Ngược lại bạn thứ hai thì lại thích chơi lego một mình, thích đánh cờ vua một mình, thích xem tivi một mình, không thích giao tiếp chốn đông người, chỉ thích làm công việc cá nhân mà thôi. Từ trải nghiệm cá nhân, tôi đã áp dụng lý thuyết trí thông minh đa dạng này cho các con và chính bản thân, tôi đề xuất, cha mẹ hãy tìm hiểu sâu hơn về mô hình này. Cha mẹ hãy lên google đọc thêm về nó và tìm hiểu xem “Con chúng ta thông minh như thế nào?”
Xu hướng học thuật hơn để hiểu con cái: Cha mẹ sử dụng các mô hình nghiên cứu đã được kiểm chứng để nhận diện con rõ ràng hơn. Trong khuôn khổ cuốn sách này, tôi xin chia sẻ với bạn ba mô hình để cha mẹ có thể sử dụng để thấu hiểu tính cách con cái dựa trên hành vi hằng ngày của con.
Mô hình DISC1 – mô hình dễ áp dụng nhất để hiểu tính cách con cái. Mô hình này dựa trên hai xu hướng:
1 DISC viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Dominance – Influence – Steadiness – Compliance (Quyết đoán, sôi nổi, hài hòa và tuân thủ). Các chuyên gia tâm lý cho rằng DISC chính là một trong những công cụ nhận diện tính cách, hành vi con người hiệu quả nhất. Mô hình DISC đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong phát triển năng lực cá nhân.
Xu hướng thứ nhất: Con chúng ta có xu hướng quan tâm đến công việc hay quan tâm đến con người? Để biết điều này không khó khăn gì cả. Cha mẹ chỉ cần dựa vào hành vi của con khi con đối mặt với một sự việc cụ thể: Con có xu hướng đạt được kết quả cuối cùng – bất chấp khó khăn, hay con có xu hướng “thỏa hiệp” để làm vừa lòng người khác?
Áp dụng vào hai đứa con của tôi, tôi nhận thấy, bạn lớn hướng đến con người, bạn thứ hai hướng đến công việc. Bản thân tôi thuộc nhóm hướng đến công việc nhưng vợ tôi lại thuộc nhóm hướng đến con người. Tương tự, các bậc cha mẹ có thể liên hệ từ bản thân mình và sau đó áp dụng cho con.
Xu hướng thứ hai: Con có xu hướng tâm lý hướng nội hay hướng ngoại? Hai từ này dễ gây hiểu lầm vì được sử dụng nhiều nhưng lại không rõ nghĩa. Trong khuôn khổ ứng dụng mô hình DISC để thấu hiểu con cái, tôi xin gợi ý nhỏ để hiểu con chúng ta là: Khi con có xu hướng thích vui chơi thể thao, thích gặp bạn bè, thích trò chuyện, chạy nhảy..., các hoạt động của con hướng ra bên ngoài – ta tạm cho là con có xu hướng hướng ngoại. Ngược lại nếu con thích đọc sách, ngồi một mình chơi Lego, xem tivi, thích vào bếp nấu nướng cùng cha mẹ, không thích chỗ đông người, thích ngồi riêng tư hơn, thì tạm cho là con có xu hướng hướng nội. Tương tự với hai đứa con của tôi, bạn lớn có xu hướng hướng ngoại. Bạn thứ hai có xu hướng hướng nội. Cha mẹ cũng tự áp dụng với bản thân, sau đó áp dụng cho con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Kết hợp hai xu hướng trên, mô hình DISC chia tính cách con người thành bốn nhóm. Một cách trực quan nhất, cha mẹ hãy đọc khái niệm của bốn nhóm theo mô hình dưới đây và tạm xem con chúng ta thuộc nhóm nào. Chúng ta không phải quá thận trọng. Vì mỗi mô hình cũng chỉ cho chúng ta biết một phần về tính cách của con mà thôi.
Bốn nhóm tính cách theo sự phân chia của mô hình DISC. (Nguồn: tiva.vn)
Mô hình trên là sự kết hợp của hai xu hướng và tạo ra bốn nhóm tính cách đặc trưng. Chữ DISC chính là chữ viết tắt của bốn nhóm tính cách trong mô hình này. Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể trong từng nhóm tính cách của mô hình DISC.
1. Dominance (D) – “Quyết đoán”: Tự chủ, năng động, nhanh nhẹn, có mức độ tập trung công việc cao, thích cạnh tranh và chú trọng đến kết quả công việc.
2. Influence (I) – “Sôi nổi”: Hăng hái, thân thiện, lạc quan, hòa đồng, nhiệt tình và có khả năng thuyết phục tốt.
3. Steadiness (S) – “Hài hòa”: Thật thà, kiên nhẫn, biết lắng nghe, khiêm tốn trong mọi việc.
4. Compliance (C) – “Tuân thủ”: Thận trọng, suy tư, tính kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, đòi hỏi tính chính xác cao trong công việc.
Áp dụng mô hình DISC là khá dễ dàng. Trong trải nghiệm của tôi về việc này, bạn lớn thuộc nhóm I – ảnh hưởng và bạn thứ hai thuộc nhóm C – tuân thủ. Tôi xin đề xuất, cha mẹ hãy áp dụng cho mình trước, hãy hiểu bản thân mình thuộc nhóm tính cách nào, sau đó sẽ áp dụng cho con chúng ta.
Mô hình MBTI – hiểu tính cách và hướng nghiệp con cái. MBTI (Myers-Briggs Type Indication) – trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs Type là một phương pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người.
Phương pháp này có nền tảng từ lý thuyết phân loại của Carl Gustav Jung – Bác sĩ người Thụy Điển – cha đẻ của “Tâm lý học phân tích” và được Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers phát triển hoàn thiện trong chiến tranh thế giới thứ hai. MBTI thực sự trở nên nổi tiếng và phổ biến khi được giới thiệu ở hai cuốn sách Please understand me I và II (tạm dịch: Xin hãy hiểu tôi) của David Keirsey từ những năm 1950 của thế kỷ 20 và được người Nhật đưa vào ứng dụng thực tiễn từ năm 1962.
MBTI dùng một chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống với các đáp án để lựa chọn. Sau khi tổng kết, bài trắc nghiệm sẽ cho ra kết quả để đánh giá con chúng ta là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên bốn nhóm tính cách cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của tám yếu tố chức năng:
1. Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion).
2. Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intution).
3. Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling).
4. Cách thức và hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception).
Mô hình này khá phổ biến, cha mẹ có thể lên Google tìm kiếm, ngoài ra cũng có rất nhiều tài liệu để bạn tham khảo. Sau khi hiểu mô hình, cha mẹ có thể áp dụng để hiểu tính cách của mình mà không cần đến trắc nghiệm tâm lý. Sau đó cha mẹ sẽ áp dụng cho con.
Mỗi yếu tố của bốn nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI:
16 TÍNH CÁCH THEO MÔ HÌNH MBTI
Bảng phân loại 16 tính cách theo mô hình MBTI. (Nguồn: ybox.vn)
Mô hình MBTI được sử dụng khá phổ biến để chọn nghề trong tương lai dựa trên tính cách. Như tôi, sau khi đọc tài liệu về MBIT và tự xác định các xu hướng cho cá nhân và con mình, thì tôi thuộc nhóm ISTJ. Với mô hình này, phương pháp áp dụng cũng tương tự như mô hình DISC. Đầu tiên, cha mẹ hãy áp dụng để hiểu tính cách của mình, sau đó, áp dụng để hiểu tính cách của con cái.
Mô hình Enneagram – hiểu cảm xúc và định hướng nghề nghiệp. Enneagram là một hệ thống cổ xưa, vô cùng uyên thâm, sâu sắc, mô tả chín khía cạnh khác nhau của tính cách con người. Enneagram mô tả chín dạng tính cách con người, không dạng tính cách nào là tốt hay xấu, mỗi tính cách phản ứng với thế giới khách quan theo cảm nhận và suy xét riêng của mỗi cá nhân.
Mô hình này dựa trên hai câu hỏi để tìm hiểu xu hướng của mỗi cá nhân. Câu hỏi thứ nhất có ba lựa chọn là A, B, C. Câu hỏi thứ hai có ba lựa chọn là X, Y, Z. Tổ hợp sự lựa chọn của hai câu hỏi mang tính xu hướng trên sẽ tạo ra chín kết quả khác nhau. Các kết quả theo tổ hợp toán học là AX, AY, AZ, BX, BY, BZ, CX, XY, CZ. Tương ứng với mỗi tổ hợp kết quả trên là các con số tương ứng từ 1 đến 9 và được mô tả ngắn gọn theo mô hình sau.
Chín kiểu tính cách theo mô hình Enneagram.
(Nguồn: enneagram.nv)
Mục đích của tôi khi giới thiệu bốn mô hình này là để cha mẹ có thể học và ứng dụng. Vì thế tôi chỉ giới thiệu nội dung vắn tắt để cha mẹ biết “nó là cái gì” và phương pháp áp dụng để hiểu con hơn. Để tìm hiểu nội dung chi tiết rất đơn giản, cha mẹ có thể lên google tìm tài liệu này đọc thật chi tiết, mỗi mô hình sẽ mất từ 1–2 tiếng để đọc hiểu sâu hơn và từ đó áp dụng cho bản thân, để hiểu chính mình. Hãy xem (1) Trí thông minh đa dạng – bạn thông mình nhóm nào? (2) Mô hình DISC – bạn thuộc nhóm tính cách nào? (3) Mô hình MBIT – bạn thuộc nhóm tính cách nào? (4) Mô hình Enneagram – bạn thuộc nhóm tính cách nào?
Bước tiếp theo là áp dụng cho con của chúng ta. Cha mẹ có thể mời con tham gia các trắc nghiệm này để tìm hiểu tính cách. Đồng thời, cha mẹ dùng kinh nghiệm của mình, có thể phán đoán tính cách của con dựa vào mô hình. Nội dung chi tiết từng loại tính cách được rất nhiều trang web miêu tả chi tiết và có độ tin cậy cao. Cha mẹ có thể đọc tham khảo, áp dụng cho bản thân và cho con.
Cùng với bốn trắc nghiệm tâm lý trên, cha mẹ kết hợp với việc quan sát hằng ngày, sử dụng năm giác quan để thu thập nhiều hơn dữ liệu về con mình.
1. Quan sát: Quan sát hành động hằng ngày của con.
2. Lắng nghe: Nghe từ ngữ, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể của con.
3. Tiếp xúc: Tiếp xúc để hiểu được cảm xúc, tâm lý và thái độ của con.
4. Ngửi – theo nghĩa bóng – con bạn có mùi đặc trưng.
5. Nếm – tức là làm cùng với con bạn một số công việc hằng ngày.
Từ trải nghiệm bản thân, tôi thấy rằng không ai hiểu con hơn cha mẹ. Hãy nhớ rằng – bạn không thể dạy con cá bay trên bầu trời. Hãy hỗ trợ để con là con cá khỏe mạnh nhất, giỏi nhất, thành công nhất và hạnh phúc nhất.
2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP – TƯƠNG LAI LÀ CỦA CON HAY LÀ PHẦN TIẾP THEO CỦA BẠN?
Mô hình truyền thống: Con là tiếp nối của cha mẹ
Người phương Đông có quan niệm “Con cái là tiếp nối của cha mẹ – là người thực hiện ước mơ còn dang dở của cha mẹ”. Cũng vì thế, rất nhiều cha mẹ đem tư duy: Mình là giáo viên nên cũng định hướng con làm giáo viên. Mình làm bác sĩ thì định hướng con làm bác sĩ. Mình làm kinh doanh thì hướng con theo nghề kinh doanh. Mô hình này có ưu điểm nổi bật là có sự kế thừa chuyên môn và kinh nghiệm từ thế hệ trước (ông bà, bố mẹ) đến con cháu. Điều này là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam vẫn có khái niệm “đi xin việc” chứ không phải “đi tìm việc”, nên việc học đúng ngành, làm đúng nghề cha mẹ đang làm là lợi thế để “xin vào chỗ tốt”.
Một cách tiếp cận khác có vẻ không phổ biến bằng mô hình trên là cha mẹ định hướng con làm những việc “ước mơ không thành” của cha mẹ. “Ngày xưa bố không thi được vào trường Amsterdam, nay con cố gắng nhé!” “Ngày xưa mẹ muốn làm bác sĩ mà không được, nay con cố gắng nhé!”… Điều này thì chắc chắn là không ổn vì nó bắt đầu từ ước mơ của cha mẹ chứ không phải ước mơ của con cái.
Mô hình hiện đại: Vòng tròn con nhím
Thuyết con nhím (Hedgehoge Concept) bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp kể về một con nhím với một con cáo. Con cáo tuy ma mãnh, biết rất nhiều thứ, nhưng suy nghĩ của chúng lại hay bị phân tán. Chú nhím thì chậm chạp và không ồn ào như cáo, nhưng lại hiểu rõ nhất về thế mạnh của mình. Kết quả là, hết lần này đến lần khác, cáo bị nhím đánh bại, toàn thân bị cắm chi chít gai.
Suy xét câu chuyện ngụ ngôn trên từ góc độ thực tế thì nó có ý nghĩa: Hãy tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta có lợi thế cạnh tranh và có nhiều khả năng giành chiến thắng hơn. Thuyết con nhím trở nên phổ biến từ năm 2001, khi được Jim Collins phát triển hoàn thiện trong cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại – một trong 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Thuyết con nhím dựa trên sự hội tụ của ba yếu tố, đó là cái con thích, cái con giỏi và cái xã hội cần. Điểm giao thoa giữa ba yếu tố này sẽ là nghề nghiệp lý tưởng của con.
1. Con bạn thích điều gì?
2. Con bạn làm giỏi nhất cái gì?
3. Cái gì thị trường lao động đang cần hiện nay và cả trong 5 năm, 10 năm tới?
Giữa rất nhiều phương pháp và hình thức hướng nghiệp đa dạng, thuyết con nhím vẫn có chỗ đứng riêng. Thông qua đánh giá dựa trên thuyết con nhím, cha mẹ sẽ giúp con xây dựng được nhận thức về cuộc sống cũng như nghề nghiệp. Từ đó, con sẽ chọn được công việc đúng sở thích, phù hợp với năng lực và sát với thị trường việc làm thực tế hơn.
Thuyết con nhím ứng dụng trong lựa chọn nghề nghiệp cho con. (Nguồn: flownes.com)
Áp dụng thuyết con nhím trong lựa chọn nghề nghiệp
Dựa trên thuyết con nhím, cha mẹ có thể cùng con hoạch định nghề nghiệp cho tương lai dựa trên năm bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khám phá “thứ con thích”
Đầu tiên, hãy cùng con tìm ra sở thích của con. Bước này khá dễ dàng với cha mẹ, vì cha mẹ là người theo sát con từ thuở lọt lòng, nên hiểu khá rõ về thiên hướng cũng như ước mơ của con. Nếu con xác định rõ đam mê của mình, cha mẹ có thể chuyển sang bước 2 luôn. Hãy đọc lại mục 1 để tìm câu trả lời chi tiết cho nội dung ở bước này.
Bước 2: Xác định “thứ con giỏi”
Ở bước này, cha mẹ cần đánh dấu những điểm mà con có khả năng vượt trội. Để dễ dàng đánh giá điểm vượt trội của con, cha mẹ có thể dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra giả định khách quan, chính xác như điểm các môn học trên trường của con, cách con suy nghĩ và ra quyết định hằng ngày… Từ điểm vượt trội đó, cha mẹ sẽ dễ dàng đưa ra danh sách những nghề nghiệp có thể phù hợp với năng lực của con.
Chẳng hạn, nếu con thường đạt điểm cao môn toán, có khả năng tính nhẩm khá nhanh khi đi mua sắm cho cả nhà, rất có thể con có khả năng phân tích logic về số liệu. Với năng khiếu này, con có thể lựa chọn các nghề nghiệp phù hợp như kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính…
Bước 3: Tìm hiểu “thứ xã hội cần”
Cho dù có đam mê hay năng lực về lĩnh vực gì, thì nghề nghiệp mà con lựa chọn cũng cần phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Hay nói cách khác, ngoài chuyện giúp con xác định đam mê và năng lực của mình, cha mẹ cũng nên cập nhật thường xuyên xu hướng về nghề nghiệp trong xã hội để có cái nhìn thực tế hơn. Nếu con bạn học tại Việt Nam thì tìm hiểu thị trường lao động Việt Nam. Nếu bạn dự định cho con đi du học tại Mỹ thì cần tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp và mức lương tại Mỹ. Hiện nay các thông tin này khá nhiều trên mạng Internet và các tổ chức thống kê.
Bước 4: Tìm điểm giao thoa – “nghề nghiệp lý tưởng”
Đây là bước quan trọng nhất trong thuyết con nhím. Dựa trên ba yếu tố (tương ứng với ba bước) nêu trên, cha mẹ cùng con lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất. Chẳng hạn, theo ví dụ đã đề cập ở trên, nếu con tính nhẩm nhanh và thường được điểm cao trong môn toán, con có thể theo một trong các ngành như kiểm toán, kế toán, phân tích tài chính… Hiện tại, nghề phân tích tài chính đang có xu hướng đi lên khi ngày càng nhiều công ty cần nhân sự phân tích và tối ưu tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường hiện đã thừa nhân lực về kế toán, kiểm toán. Vậy nên, nghề nghiệp thích hợp cho con và giúp con bớt được cạnh tranh, cũng như tăng cơ hội phát triển sự nghiệp chính là nghề phân tích tài chính.
Thuyết con nhím là một học thuyết có tính ứng dụng khá cao, giúp cha mẹ cùng con chọn ra nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực của con, cũng như đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Tất nhiên, chỉ sử dụng riêng học thuyết này là chưa đủ. Cha mẹ còn cần dựa trên nhiều phương pháp khác để đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp cũng như con đường học vấn, sự nghiệp của con sau này.
Định hướng nghề tương lai cho con chúng ta
Nếu chúng ta hỏi học sinh lớp 3 câu hỏi: Con học để làm gì? Phần lớn các đứa trẻ sẽ trả lời là học để lên lớp 4 hoặc học để được điểm cao. Nếu chúng ta hỏi một học sinh lớp 5 câu hỏi tương tự: Con học để làm gì? Một cách tự nhiên, đứa trẻ sẽ nói học để lên lớp 6 hoặc là học để thi vào trường chuyên cấp hai. Câu hỏi được tiếp tục với học sinh lớp 9 thì câu trả lời có thể là học để lên cấp ba và vào trường chuyên của huyện – của quận – của thành phố. Nếu hỏi một em học sinh cấp ba – học để làm gì? Câu trả lời lúc này khá hội tụ hơn là học để thi đại học. Khi phỏng vấn sinh viên đại học – học để làm gì? Câu trả lời của phần lớn sinh viên sẽ là học để ra trường có việc làm. Nếu hỏi tiếp làm việc gì thì người được hỏi thường sẽ lúng túng và đưa ra câu trả lời không rõ ràng. Có một việc làm và có một nghề nghiệp là hai chuyện khá khác nhau mà tôi sẽ viết rõ hơn ở mục 4 trong chương 1 cuốn sách này. Tuy nhiên, đến lúc học đại học, con cái chúng ta mới nghĩ sâu sắc về việc làm là khá muộn.
Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề của cha mẹ dành cho con cái là khá muộn hoặc không rõ ràng. Cha mẹ thường rất đầu tư cho con học tại các trường tốt nhất trong khả năng của mình. Ngoài giờ học chính ở trường, việc học thêm cũng được cha mẹ rất chú trọng. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng (“Học để làm gì?”) thường không được đặt ra thường xuyên và trả lời một cách nghiêm túc. Cha mẹ thường quá chú tâm vào việc cho con học thêm để con “không kém bạn bè”, mua thật nhiều sách tham khảo cho con học để đạt được điểm cao. Câu hỏi quan trọng nhất cần đặt ra là “Điểm cao để làm gì?”. Cả câu hỏi “đứng số 1 tại lớp để làm gì?” cũng cần đặt ra nghiêm túc hơn. Tôi xin đề xuất với cha mẹ rằng, một trong các mục tiêu của giáo dục chính là “học để làm”. Học để làm nghề. Con cái chúng ta cần có một nghề nghiệp trong tương lai để có thể nuôi sống bản thân và tìm chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy, vấn đề học để làm nghề cần đặt ra càng sớm càng tốt.
Cha mẹ có thể vận dụng ba mô hình DISC, MBIT và Enneagram trong mục 1 để hiểu tính cách của con mình. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tính cách được hình thành từ lúc sinh ra do gen quy định và sẽ được thay đổi theo môi trường sống và giáo dục. Việc hiểu tính cách của con rất quan trọng để cha mẹ biết “hạt giống” trong con mình là gì? Bên cạnh đó, việc vận dụng mô hình “Trí thông minh đa dạng” trong mục 1 sẽ giúp cho mẹ phát hiện ra con mình có trí thông minh gì và thông minh như thế nào? Giáo sư Howard Gardner định nghĩa: “Trí thông minh là khả năng tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho xã hội”. Vì thế cha mẹ rất dễ phát hiện ra con mình thuộc loại hình nào trong tám loại hình thông minh giáo sư chỉ ra. Tám loại hình thông minh này có ưu điểm là nó gắn được với khá nhiều các môn học khi con chúng ta học từ lớp 1 đến lớp 12. Trí thông minh toán học gắn liền với các môn như toán, vật lý. Trí thông minh ngôn ngữ gắn liền với các môn như tiếng Việt, Ngữ Văn, tiếng Anh. Trí thông minh vận động gắn liền với môn thể dục, các hoạt động thể thao. Trí thông minh tự nhiên gắn liền với môn sinh học... Như vậy, bằng cách đọc hiểu tám loại hình thông minh này, gắn liền với các môn học ở trường và các hoạt động trong gia đình, cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu được rõ hơn “Con mình là ai?”.
Để thêm được mảnh ghép thứ năm vào việc định hướng cho con, cha mẹ áp dụng thêm mô hình lý thuyết con nhím để định hướng nghề nghiệp cho con ngay từ khi con học cấp hai, cấp ba. Như thế, cha mẹ đóng góp một phần tích cực vào sự trưởng thành của con cái dù học ở Việt Nam hay du học tại Mỹ. Việc này cực kỳ quan trọng khi đi du học vì trong suốt thời gian con đi học xa, khả năng cha mẹ hiểu con sẽ giảm đi. Khả năng cha mẹ tác động vào việc định hướng nghề nghiệp cho con cũng giảm đi vì khoảng cách địa lý và nền giáo dục tại Mỹ khá khác biệt so với Việt Nam. Lời khuyên của tôi dành cho cha mẹ là – hãy áp dụng năm mô hình mà tôi đã giới thiệu ở mục 1 và mục 2 này để:
1. Hiểu tính cách con mình thông qua mô hình DISC, MIBT, Enneagram.
2. Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của con mình qua mô hình trí thông minh đa dạng của Howard Gardner và các môn học tại trường.
3. Định hướng nghề nghiệp cho con dựa vào mô hình con nhím và bốn mô hình trên.
Tôi có niềm tin năm mô hình này sẽ là công cụ và giải pháp giúp ích được cha mẹ.
3. CHỌN NGHỀ, CHỌN NGÀNH VÀ CHỌN TRƯỜNG, CÔNG VIỆC RẤT DỄ GÂY NHẦM LẪN
Chọn nghề cho con cái trong tương lai
Mô hình con nhím là một công cụ tốt để giúp cha mẹ hiểu con mình hơn, giúp con hiểu bản thân nhiều hơn. Từ đó cha mẹ và con cái có thể phác thảo nghề nghiệp tương lai của con tốt hơn. Mô hình con nhím căn bản dựa trên ba tiêu chí rất khoa học.
1. Chọn nghề dựa vào việc con bạn yêu thích.
2. Chọn nghề dựa vào việc con bạn giỏi nhất.
3. Chọn nghề dựa vào nhu cầu thị trường lao động.
Trong thực tiễn, việc áp dụng mô hình con nhím để định hướng nghề nghiệp sẽ gặp một số khó khăn. Nghề nghiệp lý tưởng là nghề nghiệp thỏa mãn được ba tiêu chí trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể chúng ta mắc một số sai lầm trong việc tìm ra việc mà con thích. Lý do ở đây là khi lớn lên, các sở thích của con trẻ cũng thay đổi. Đồng thời, năng lực của con cũng có thể thay đổi theo thời gian – tuy nhiên, năng lực ổn định hơn sở thích. Yếu tố thứ ba là nghề thị trường lao động đang cần thì quả thật thay đổi liên tục theo từng năm, cha mẹ và con cái cần cập nhật liên tục để thấy được xu hướng thay đổi trong thị trường việc làm dưới sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ.
Các nhà nhiên cứu và các nhà thực tiễn về giáo dục khám phá ra một số tổ hợp khác nhau khi áp dụng mô hình con nhím vào thực tiễn. Nếu nghề nghiệp của con chỉ đạt hai trong ba tiêu chí trên thì sẽ có ba kịch bản xảy ra. Ba kịch bản này tương đối dễ hiểu để cha mẹ nhận ra trong thực tiễn đời sống của chính mình và bạn bè, từ đó có thể tham khảo để lựa chọn nghề cho con dễ hơn.
Tìm ra nghề nghiệp lý tưởng của con dựa vào ba tiêu chí. (Nguồn: fbe.phenikaa-uni.edu.vn)
Kịch bản 1: Lựa chọn nghề nghiệp con chúng ta thích và giỏi nhưng nhu cầu việc làm xã hội không cao. Kết quả trong tương lai là con sẽ “hạnh phúc” nhưng thu nhập thấp. Ví dụ rất dễ hiểu ở đây là nếu con thích về bom nguyên tử, học giỏi về chế tạo bom nguyên tử, nhưng ở Việt Nam thì nhu cầu việc làm này lại ít, thì sẽ không kiếm được nhiều tiền và việc làm tốt ở nghề nghiệp này. Giải pháp trong kịch bản này là có thể con phải thay đổi môi trường làm việc, thay đổi vùng địa lý sinh sống để tìm kiếm một nơi mà nhu cầu xã hội đang cần. Kịch bản này thường xảy ra khi con cái chúng ta học tập du học tại Mỹ, học các chuyên ngành mà ở Mỹ đang “hot”. Tuy nhiên, khi trở về Việt Nam, môi trường tại đây không cần các kiến thức, kỹ năng đó. Vì vậy, giải pháp là quay lại Mỹ hoặc tìm việc làm ở một quốc gia khác. Từ đó sẽ tìm được nghề nghiệp lý tưởng theo mô hình con nhím.
Kịch bản 2: Lựa chọn nghề nghiệp con giỏi và xã hội đang cần nhưng con lại không thích. Kết quả tương lai ở đây là con sẽ có được công việc đem lại thu nhập cao nhưng lại nhàm chán. Trong trường hợp này, rất nhiều người trong chính chúng ta cũng đang trải nghiệm kịch bản này. Chúng ta làm một công việc rất lâu và giỏi công việc đó. Công việc đó đem lại thu nhập để trang trải các chi phí trong cuộc sống và có tích lũy. Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm, chúng ta thực sự không thích công việc đó. Cá nhân tôi cho rằng đây là một kịch bản tốt hơn kịch bản 1. Rất nhiều người lớn khi đã đạt được mục tiêu về tài chính thì bắt đầu đi tìm kiếm công việc mà mình “thực sự yêu thích”. Từ đó sẽ đạt được nghề nghiệp lý tưởng theo mô hình con nhím trong thì tương lai.
Kịch bản 3: Lựa chọn nghề nghiệp mà con chúng ta thích và xã hội đang có nhu cầu nhưng con lại không giỏi. Trong kịch bản này, các học giả gắn nó với một cái tên “Chỉ là giấc mơ”. Đây là kịch bản mà rất nhiều du học sinh đối mặt. Con chúng ta rất thích ngành trí tuệ nhân tạo. Tại Mỹ, nhu cầu việc làm trong ngành này rất cao. Nhưng con lại học không giỏi, mặc dù con có học chuyên ngành này nhưng không xuất sắc. Như thế thì nghề nghiệp con theo đuổi chỉ là “giấc mơ Mỹ” mà thôi. Giải pháp ở đây là phải tập trung rèn luyện để có được năng lực vượt trội, từ đó sẽ thực hiện được nghề nghiệp theo mô hình con nhím.
Như vậy, để xác định và lựa chọn được nghề nghiệp lý tưởng thì phải thực sự hiểu con mình và thực sự hiểu thị trường lao động đang cần gì. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, khi làm bước này, cha mẹ không nên làm một mình rồi áp đặt lên con cái theo kiểu: Bố thấy thế này, mẹ thấy thế kia, con nên thế này… Việc cha mẹ tự làm rồi áp đặt lên con cái sẽ không phải là giải pháp tốt. Thậm chí, trong một số trường hợp, con cái vì cái tôi quá cao có thể chống lại hoặc đi ngược lại các lời khuyên của cha mẹ.
Vậy nên làm thế nào để hiệu quả ở bước này? Nguyên tắc tôi đề xuất ở đây là “nguyên tắc làm cùng nhau”. Tức là cha mẹ và con cái cùng nhau thảo luận, trao đổi và đi đến thống nhất. Để cụ thể hóa nguyên tắc này, tôi xin gợi ý cha mẹ tham khảo ba bước sau:
Bước 1: Hãy áp dụng nội dung mục 1 mà tôi chia sẻ trước đó để hiểu con. Bạn và con cùng làm các trắc nghiệm đó, cùng tìm hiểu, rồi cùng trao đổi hai góc nhìn. Con bạn nhìn nhận bản thân và bạn nhìn nhận con.
Bước 2: Hãy áp dụng nội dung mục 2 để cùng con trả lời ba câu hỏi của học thuyết con nhím. Tương tự cũng có hai góc nhìn: Con tự nhìn bản thân và bạn nhìn con.
Bước 3: Thảo luận cùng nhau, trao đổi, tìm ra các điểm tương đồng, các điểm khác biệt, sau đó lại quay lại bước 1 và 2. Kinh nghiệm của tôi là nên dành hai đến ba tháng hè năm con học lớp 10 để làm việc này, rất hữu ích cho cả cha mẹ và con cái.
Sự khác biệt giữa công việc và nghề nghiệp
Công việc là một sự theo đuổi ngắn hạn. Đây là một hoạt động mà thông qua đó, một người kiếm được tiền. Nó lấp đầy một vai trò cần có người làm để đổi lấy tiền. Các chương trình giáo dục chính quy thường không được thiết kế để thực hiện một công việc cụ thể. Để làm rõ công việc là gì, có thể lấy ví dụ: Sinh viên, người nghỉ hưu làm bảo vệ cho một cửa hàng – đây là công việc bán thời gian để kiếm tiền. Không ai trong số họ coi những công việc này là nghề nghiệp. Họ có thể không thích công việc này hoặc không có hứng thú thực sự trong lĩnh vực này, nhưng họ vẫn sẽ làm điều đó vì mục đích chính của công việc là kiếm tiền. Như vậy công việc được hiểu đơn giản là – một người đổi sức khỏe, trí tuệ của mình để kiếm tiền. Công việc có thể không cần phải giáo dục và đào tạo chính quy quá lâu. Chỉ cần một chương trình hướng dẫn trong 1 – 2 tuần là có thể làm được.
Nghề nghiệp là một nhóm các công việc cần được đào tạo hoặc giáo dục đặc biệt như công việc cứu sinh chẳng hạn. Đó là sự theo đuổi lâu dài của một tham vọng trọn đời. Nghề nghiệp được thực hiện trong một giai đoạn quan trọng của cuộc đời một người và nó mang đến cơ hội tiến bộ.
Nghề nghiệp cũng có thể đề cập đến một loạt các cơ hội việc làm liên quan, nơi bạn chuyển sang cơ hội việc làm có lương cao hơn, uy tín hơn thông qua phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Ví dụ, sinh viên y khoa thì nghề nghiệp là bác sĩ, y tá... Họ được đào tạo và giáo dục đặc biệt trong các trường cao đẳng y tế, đại học y. Sau đó, họ làm việc tại bệnh viện hoặc phòng khám. Tất cả các bước này là cần thiết để họ tiến bộ trong nghề nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, thợ mộc… Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét kỹ lưỡng. Ai ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Người Mỹ phân biệt rõ ràng nghề nghiệp (career) và công việc (job). Các công ty, tổ chức đưa cho chúng ta bảng mô tả công việc (job description), chứ không ai giao cho chúng ta nghề nghiệp và bảng mô tả nghề nghiệp cả. Vậy xác định nghề nghiệp là việc của cha mẹ và con cái cần phải làm. Còn công việc là thể hiện nghề nghiệp của mình trong từng khoảng thời gian cụ thể. Nếu định hướng nghề nghiệp tốt thì con trẻ có thể làm nhiều công việc khác nhau nhưng vẫn trong một nghề nghiệp nhất định. Nhờ thế, năng lực sẽ giỏi lên theo thời gian và vị trí trong nghề nghiệp cũng tốt lên. Nếu không có định hướng nghề nghiệp tốt, con cái chúng ta chỉ đi làm các công việc, các công việc này lại thay đổi theo thời gian mà không có sự “gắn kết với nhau”. Điều này dẫn tới, rất nhiều sinh viên ra trường thay đổi công việc liên tục mà không có một định hướng nghề nghiệp lâu dài và trọn đời.
Chọn ngành học để ra trường làm được nghề nghiệp đã lựa chọn
Các trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành chứ không đào tạo nghề. Con cái chúng ta cần học một hoặc nhiều chuyên ngành để có thể đủ kiến thức, kỹ năng làm một nghề nào đó. Khi con tốt nghiệp đại học, chúng có thể tìm được một việc làm trong nghề nghiệp đã chọn.
Hiện nay có một thực tế, phụ huynh để cho con em mình được tự lựa chọn trường học trước mà hoàn toàn không biết sau khi ra trường con sẽ làm nghề gì.
Sau đó bản thân con lại không nghiên cứu ngành đó và không biết trường nào đào tạo “ngành đó” tốt nhất hiện nay. Lưu ý nhỏ là các trường tại Mỹ luôn có xếp hạng chung và xếp hạng theo từng chuyên ngành.
Cũng theo thực tế, rất nhiều trẻ lựa chọn ngành học là do:
Giải pháp để cha mẹ chọn nghề đi làm và chọn ngành học cùng con
Giải pháp mà tôi đề xuất trong cuốn sách này gồm ba bước: Bước 1 – chọn nghề theo mô hình con nhím trong mục 2 và mục 3 của cuốn sách này. Bước 2 – chọn ngành – xin nhắc lại lần nữa, các trường đại học không đào tạo nghề mà chỉ đào tạo theo chuyên ngành cụ thể. Vì vậy bạn và con phải quyết định chọn ra ngành nào sẽ học để làm nghề đó. Bước 3 là chọn trường nào đào tạo chuyên ngành mà cha mẹ và con cái vừa lựa chọn. Dưới đây là một số ví dụ về chọn nghề đi làm và chọn ngành để học. Những ví dụ này gợi ý để cha mẹ và con cái làm rõ định hướng nghề nghiệp trong tương lai và chọn ngành học trong ba đến bốn năm học đại học. Thực tế, việc chọn một ngành để học chỉ giúp làm được một nghề cụ thể nhỏ hơn trong định hướng nghề trong tương lai mà thôi. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể để cha mẹ và con cái tham khảo.
Ví dụ 1: Nghề kế toán – chọn ngành gì?
Ví dụ 2: Nghề kinh doanh – chọn ngành gì?
Ví dụ 3: Nghề IT – chọn ngành gì?
Ví dụ 4: Các ngành đào tạo tại trường Augustana, Mỹ
Sau khi đã xác định được ngành học thì chuyển sang bước 3 là chọn trường. Đây là thời gian để cha mẹ và con cái tìm các trường đào tạo chuyên ngành tốt, có uy tín trên thế giới. Việc này cũng cần khá nhiều thời gian vì có quá nhiều trường để chúng ta có thể lựa chọn. Như các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ, luôn có xếp hạng chung của trường và xếp hạng theo chuyên ngành để cha mẹ và con cái tham khảo trong quá trình ra quyết định.
Top 50 đại học hàng đầu tại Mỹ (Nguồn: Usnews):
Xếp hạng |
Đại học |
1 |
Harvard University |
2 |
Stanford University |
3 |
Massachusetts Institute of Technology (MIT ) |
4 |
University of California Berkeley (UCB) |
5 |
University of California, Los Angeles (UCLA) |
6 |
Yale University |
7 |
Columbia University |
8 |
Princeton University |
9 |
New York University (NYU) |
10 |
University of Pennsylvania |
11 |
University of Chicago |
12 |
Cornell University |
13 |
Duke University |
14 = |
Johns Hopkins University |
14 = |
University of Southern California |
16 |
Northwestern University |
17 |
Carnegie Mellon University |
18 |
University of Michigan |
19 |
Brown University |
20 |
Boston University |
21 |
California Institute of Technology (Caltech) |
22 |
Emory University |
23 |
Rice University |
24 |
University of Washington, Seattle |
25 |
Washington University in St. Louis |
26 |
Georgetown University |
27 |
University of California, San Diego (UCSD) |
28 |
Vanderbilt University |
29 |
University of Texas at Austin |
30 = |
University of Illinois at Urbana-Champaign |
30 = |
University of Rochester |
32 = |
Dartmouth College |
32 = |
University of North Carolina, Chapel Hill |
34 |
University of California, Davis (UCD) |
35 |
University of Florida |
36 = |
Tufts University |
36 = |
University of Illinois, Chicago (UIC) |
38 |
Georgia Institute of Technology (Georgia Tech) |
39 |
Stony Brook University |
40 |
University of Virginia |
41 |
Case Western Reserve University |
42 |
Rutgers - The State University of New Jersey, New Brunswick |
43 |
University of California, Santa Barbara (UCSB) |
44 |
Pennsylvania State University, University Park |
45 = |
George Washington University |
45 = |
University of California, Irvine (UCI) |
47 |
University of Notre Dame |
48 |
University of Miami |
49 |
Northeastern University |
50 = |
Ohio State University, Columbus |
50 = |
University at Buffalo SUNY |
Top 10 đại học tốt nhất đào tạo khoa học máy tính
(Nguồn: Top universities)
Theo các nhà giáo dục tại Mỹ và các công ty tư vấn du học khuyến cáo, việc chọn trường nên chia làm ba nhóm như sau.
1. Nhóm trường ước mơ (Dream Schools).
2. Nhóm trường phù hợp (Match Schools).
3. Nhóm trường an toàn (Safe Schools).
Dream Schools là những trường “mơ ước” của bạn và con. Tuy nhiên khả năng con được nhận vào các trường này không cao. Thành tích học thuật của con bạn thấp hơn điểm số trung bình của sinh viên trường có thể là một trong những lý do. Ví dụ, điểm GPA hay SAT/ACT của con không cạnh tranh (hoặc thậm chí thấp hơn) so với điểm số trung bình của nhóm sinh viên được nhận vào những năm trước.
Việc nộp đơn vào Dream Schools là một thử thách, nhưng không phải là không thể.
Match Schools là những trường nằm trong khả năng của con bạn. Đây là những trường mà các chứng chỉ học thuật của con (điểm GPA, điểm SAT hoặc ACT và thứ hạng trong lớp) nằm trong phạm vi trung bình của trường. Không có gì đảm bảo, nhưng không phải là không hợp lý khi con bạn mong nhận được lá thư chấp nhận vào một số trường Match Schools của mình.
Safe Schools là những trường con bạn chắc chắn sẽ được nhận vào. Điểm số cũng như điểm chuẩn hóa (SAT/ACT) của con cao hơn hẳn so với mức trung bình của Safe Schools. Giống như Dream Schools và Match Schools, Safe Schools cũng nên là những trường mà con có ấn tượng tốt. Ngoài các tiêu chí tuyển sinh, bạn nên nghĩ đến gói hỗ trợ tài chính khi lên danh sách các Safe Schools – cần đảm bảo có ít nhất một trường mà gia đình bạn có đủ khả năng chi trả trong danh sách đó.
Một số sai lầm có thể mắc phải khi chọn trường
Theo trải nghiệm của cá nhân tác giả và tổng hợp một số thống kê cho thấy, dưới đây là năm sai lầm cha mẹ va con cái có thể mắc phải trong quá trình chọn trường.
1. Thứ nhất, quá chú trọng vào chọn trường, vào được trường rồi thì mới tính toán đến chuyên ngành dựa vào điểm số và các chứng chỉ mình tích lũy được.
2. Thứ hai, chỉ tập trung vào học bổng dẫn tới quên mất mục tiêu chính của chọn trường là học ngành và sau này là làm nghề.
3. Thứ ba, chọn trường có vị trí xếp hạng cao, nhưng lại không đọc kỹ thứ hạng về ngành mà con mình học.
4. Thứ tư, quá viển vông, chỉ dựa vào ý thích để chọn trường mà không xem thực tế điểm GPA, SAT của mình.
5. Thứ năm, quá thận trọng, chỉ tập trung vào các trường an toàn. Điều này làm mất đi cơ hội vào các trường có thứ hạng cao.
4. MỤC ĐÍCH HỌC TẬP ĐỂ BIẾT – ĐỂ LÀM – ĐỂ TRƯỞNG THÀNH
Nói về mục đích học tập hiện nay, tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã định hướng rất rõ rằng, có bốn mục đích trong học tập: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để trưởng thành.
Bốn mục đích học tập theo định hướng của tổ chức văn hóa giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO). (Nguồn: khoahocphattrien.vn)
Thứ nhất, học để biết (Learning to know): Thế giới xung quanh ta có bao điều bí ẩn, hấp dẫn mà ta cần khám phá. Đó là những bí ẩn của thế giới tự nhiên, xã hội, con người. Học để hiểu biết về tất cả những điều đó và học để làm người. Con người có tri thức sẽ biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho có nhân, có nghĩa.
Học để biết nghĩa là các trường học sẽ cung cấp cho người học các công cụ nhận thức để có thể hiểu biết thế giới phức tạp và trang bị nền tảng kiến thức phù hợp để người học tiếp tục học tập, khám phá tri thức trong suốt cuộc đời.
Thứ hai, học để làm (Learning to do): Học không chỉ để hiểu biết mà phải vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Người nông dân, công nhân, kỹ sư, bác sĩ… đều mang những kiến thức đã học được trong trường, trong sách vở áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho cuộc sống.
“Học để làm” trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ để mỗi cá nhân có thể thực hành nghề nghiệp thành công và tham gia hiệu quả vào nền kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu.
Thứ ba, học để cùng chung sống (Learning to live together): Học để có kỹ năng sống, biết sống hài hòa với mọi người xung quanh, biết sống phù hợp với xu thế chung của thời đại và không bị tụt hậu, lạc lõng. Biết chăm lo cho tập thể, biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của cộng đồng. Tất cả đều bình đẳng về quyền lợi, cùng được sống trong niềm vui, hạnh phúc và sự tiến bộ của nhân loại.
Học để chung sống là để mỗi cá nhân thấu hiểu những giá trị hàm chứa trong khuôn khổ quyền con người, những nguyên tắc dân chủ, sự hiểu biết giá trị văn hóa nhân loại, sự tôn trọng, hòa bình, quan hệ trong xã hội loài người. Từ đó, mỗi cá nhân có thể chung sống hài hòa giữa các mối quan hệ.
Thứ tư, học để trưởng thành (Learning to be): Học để trưởng thành chính là sự tự vươn lên để sống thực sự có ý nghĩa, để mọi người và xã hội công nhận, tôn trọng. Học để biết là chưa đủ, học để làm, để cùng chung sống, để tự trưởng thành mới là cốt yếu; khi đó tác dụng của việc học mới thực sự có ý nghĩa. Học để trưởng thành là cung cấp cho mỗi cá nhân tư duy phân tích, kỹ năng xã hội để họ có thể phát huy tốt nhất những phẩm chất tâm lý, xã hội cũng như sức khỏe thể chất và trở thành những con người hoàn thiện.
Soi chiếu vào bốn mục đích học tập trên, cha mẹ có thể tự đánh giá xem hiện nay tỷ trọng các môn học của con cái chúng ta đang nặng về phần nào nhất.
Ví dụ với một trường hợp cụ thể mà cha mẹ có thể nhận thấy ở con chúng ta. Từ phân bổ thời gian và các vấn đề gặp phải, cha mẹ cần phải có giải pháp ngay để tránh việc học tập quá thiên lệch về một mục tiêu. Cũng từ bảng này, cha mẹ có thể điều chỉnh thời gian học của con sao cho hợp lý.
Một số thực tế hiện nay
Thứ nhất, học để biết – quá nhiều. Cha mẹ hãy xem các môn học và sách giáo khoa của con tại trường hiện nay xem có bao nhiêu môn là để học để biết. Tôi đoán chắc không dưới 80% đâu, có khi lên đến 90%. Điều này dẫn tới con cái chúng ta biết quá nhiều, thậm chí biết những cái không cần thiết.
Thứ hai, một thái cực khác là con cái lại tham gia quá nhiều câu lạc bộ được đặt một cái tên mỹ miều là “kỹ năng sống”. Mấy lớp học đó không thể giúp con chúng ta có kỹ năng sống được. UNESCO gọi mục tiêu thứ ba là học để chung sống (Learning to live together) và cái này không thể học ở các câu lạc bộ, các lớp kỹ năng sống mà cần phải có một môi trường hằng ngày để học tại trường và gia đình.
Thứ ba, cơ cấu môn học hầu như thiếu vắng các môn học để làm. Con cái chúng ta đọc công thức hóa học như trong sách, không biết chất kết tủa là gì, không biết phản ứng hóa học là gì. Học sinh học và nói rất rõ về trao đổi chất, chất diệp lục... nhưng khi đi chợ cùng mẹ lại không biết được chất diệp lục ở đâu, khi nấu ăn không biết Vitamin A, B, Protein, Lipit ở những món nào. Đây là điều đáng lo ngại.
Thứ tư, học để trưởng thành – hầu như không có môn học cụ thể giúp con chúng ta trưởng thành theo lứa tuổi. Con sẽ vấp phải những biến đổi của lứa tuổi và cứ thế lớn lên. Chúng lớn lên về thể chất, nhưng lại không lớn lên được về trí tuệ, tư duy, cảm xúc, tinh thần. Vì thế con dễ mắc phải nhiều sai lầm đáng tiếc.
Một số giải pháp với cha mẹ và con cái
Hiện nay các trường cao đẳng, đại học tốt tại Mỹ đều có ba bộ phận rõ ràng để hỗ trợ con chúng ta. Cha mẹ có thể tìm thông tin này trên webiste tại các trường và có thể liên hệ trực tiếp với người phụ trách đó để làm rõ nội dung.
Học để biết – Academic. Các trường cấp ba, cao đẳng, đại học tốt đều có Coure Cataloge (danh mục các môn học). Trong các môn học thì có Course Syllabus (Đề cương môn học). Cha mẹ nên đọc cùng con cái trước khi chọn trường và trong lúc học để cùng nhau đạt được mục đích “học để biết”. Dưới đây là một ví dụ về chương trình học tập – Course Cataloge.
Dưới đây là một ví dụ về nội dung môn học – Course Syllabus:
Honors Precalculus 2018–2019
Teacher: Ms. Frankle
Phone Number: 219-326-7450 x232
E-mail: [email protected]
Period: A G
Class Location: Room 5
Course Description: Precalculus Honors is a fast-paced review of algebra skills, followed by an in- depth study of trigonometry. The class will prepare students for advanced math classes by developing problem- solving skills, solidifying algebra skills, and building resilience. Topics covered include: linear and quadratic functions, polynomial and rational functions, exponential and logarithmic functions, trigonometric functions, polar coordinates and vectors, conic sections, systems of equations, combinatorics, and applications in all of these areas.
Materials and Textbook: You need three things for this class: a calculator, a way to take notes, and the textbook.
You must have a calculator in this class, and you must bring it to class every day. A scientific calculator is fine, though you can also use a graphing calculator.
A phone, iPad, or other device with calculator features is not a substitute for a real calculator.
You need a way to take notes each day – on paper or digitally.
You will need a copy of Precalculus: A Right Triangle Approach 4th edition by Beecher, Penna, Bittinger.
Grading Scale: Your grade in this class will be determined as follows:
Homework:35%
Classwork + Participation: 15%
Tests and Quizzes:50%
Homework: You should expect to have homework every night in this class. Homework assignments are listed on the unit homework syllabus, and will be assigned a due date as we get to them. Homework will be due two school days after it has been assigned, by the end of the school day (end of tutorial period). It should be turned in to the bin in the cubby of Room 5. Late homework will be accepted, but there will be a 10% penalty. Holds will be given for late or incomplete homework. Completeness can also affect the score your assignment receives.
Homework Corrections: You will have the opportunity to correct any homework assignment that has been completed in good faith. When correcting homework, you must show all new work in a different color of pen or on a different sheet of paper which is stapled to the original. You will not receive credit for problems corrected without the corresponding work. Corrected homework will be re-scored up to a 90% (or an 80% if turned in late), based on the percentage of problems you have re-done correctly. Corrected assignments are due one week after the graded homework has been returned to you.
Tests and Quizzes: Test dates will be announced when each new syllabus is handed out: if the test date must be changed for any reason, you will receive sufficient notice. If you need to reschedule a Precalculus test for any reason, see me after class to work out the details. However, requests to reschedule a test that is happening within 24 hours will be denied unless there is an incredibly good reason. If you are absent from school on the day of the test, you must make up the test on the day you return to school.
Quizzes will be shorter than tests and will not count as heavily towards your final grade. However, quizzes are an important way to check how well you are learning the material. Quizzes can be given any day of the week, with or without warning. For most of January and February we will have daily quizzes; you will be notified before those quizzes begin.
Absences: If you miss class for any reason, it is your responsibility to make sure that you turn in any missing homework assignments. Any homework or class work missed must be turned in as soon as possible after your return. (If you were absent for three days or more, you may be given more time; we will discuss it on a case by case basis.) If you miss a test, you will have to take a makeup test. Since tests are generally announced far in advance, you must take a missed test on the day that you return to school. It is your responsibility to schedule a time to take the test; see me at the morning meeting to make arrangements. Please note that if your absence is unexcused, you will not be allowed to make up anything, including tests.
Phones / Notebook Computers: Cell phones may never be used in class. Keep them turned off and put away at all times, or leave them in your locker or dorm room. I will enforce the school’s cell phone policy for repeated violations—see the Handbook for details. If you wish to use a laptop to take notes in class, you must discuss this with me first. If you cannot use these electronic devices responsibly, we will have to reevaluate their use.
Getting Help: I am always willing to provide help and answer questions. However, I expect you to take initiative in asking for help. Material in this class depends on what we have already learned, so it is important to get help right away when you do not understand something. Find me to set up a time to get help. I am often in the library during my free periods (B, E, and F periods) and will be available in Room 5 each day for the tutorial period.
There are lots of other places to get help, as well. The other math teachers are willing to help, as long as you respect their time. I also highly recommend you talk to your classmates—they are an excellent resource. Working on assignments with classmates is allowed, but you must each turn in your own work. Remember, allowing another student to use your homework as a reference when completing their homework is cheating, and will be subject to the full penalties as detailed in La Lumiere’s Student Handbook. If you have any questions about how to work with other students without cheating, please ask.
Nguồn: Trang thông tin nội bộ lalumiere.org
Học để làm – nghề nghiệp (career center). Các trường cao đẳng và đại học tốt đều có trung tâm việc làm để học sinh, sinh viên có thể thực tập các môn chuyên ngành ngay tại các phòng lab, các trung tâm thực tập. Đặc biệt là các trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giờ học chính thức với môn lý thuyết – học để biết, các giáo sư sẽ giảng dạy cho sinh viên kiến thức hàn lâm để trả lời ba câu hỏi:
1. Kiến thức đó là gì?
2. Tại sao phải học kiến thức đó?
3. Một số ví dụ và thực tiễn về kiến thức đó tại một số tổ chức và doanh nghiệp.
Sau các giờ học trên lớp, sẽ có các dự án để sinh viên áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, có các phòng lab để sinh viên thực hành ở dạng mô phỏng. Tốt hơn nữa, sinh viên sẽ được khuyến khích làm các công việc nhỏ tại các trung tâm việc làm của nhà trường. Dưới đây là một ví dụ về trung tâm CORE tại trường Augustana.
Trung tâm CORE (Careers, Opportunities, Research, Exploration – Nghề nghiệp, Cơ hội, Nghiên cứu, Khám phá) – Nguồn augustana.edu
C – Careers: Là nơi các học sinh tìm hiểu và được thử các nghề nghiệp mà bản thân có thể làm trong tương lai. Học sinh sẽ hiểu được mối liên kết giữa các ngành.
O – Opportunities: Các văn phòng tại đây có rất nhiều cơ hội làm việc tại các công ty gần trường để học sinh năm cuối có thể thực tập. Các cơ hội thực tập không bị giới hạn bởi khu vực mà hoàn toàn có thể vươn ra quốc tế.
R – Research: Các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ cùng các giáo sư hướng dẫn luôn giúp sinh viên có được cơ hội xem trực tiếp và hiểu về nghiên cứu của bản thân.
E – Exploration: Khám phá các đất nước thông qua các chương trình vào mùa hè, các bảo tàng truyền thống của các nước và hoạt động đến từ hội học sinh.
Học để sống – Student Life. Các trường cấp ba, cao đẳng và đại học tốt đều có tài liệu về “Nguyên tắc đạo đức”, “Nguyên tắc học tập tại lớp” và “Nguyên tắc chung sống tại khu ký túc xá”. Đây là tài liệu để điều chỉnh hành vi của học sinh và sinh viên, giúp các học sinh và sinh viên có thể học để cùng chung sống và học để trưởng thành.
Handbook – Sổ tay học sinh tại trường cấp ba là một cuốn tài liệu rất chi tiết có năm yếu tố chính:
1. Chính sách của nhà trường về các hoạt động.
2. Các lỗi thường gặp và cách thức, quy trình xử lý.
3. Hoạt động ngoại khóa và hoạt động sau giờ học.
4. Quy trình an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.
5. Lịch đầy đủ các hoạt động lớn trong năm học của nhà trường.
Tất cả các học sinh và phụ huynh cần đọc kỹ cuốn sổ tay này, vì nó liệt kê rất chi tiết các chính sách mà bản thân phải nhớ, các hậu quả mà học sinh và gia đình có thể phải đối mặt khi mắc lỗi và qua đó hiểu được các hoạt động cần làm hằng ngày của học sinh.
Vào đầu mỗi năm học, nhà trường luôn dành ra một buổi để nói chi tiết về cuốn sổ tay này, cùng với thông tin liên hệ của mỗi giáo viên sẽ phụ trách từng mục, tránh các học sinh mắc lỗi và trả lời câu hỏi bằng việc lấy lý do: Tôi không biết. Cuốn sổ tay này luôn được cập nhật hằng năm, nên bạn luôn phải đọc lại để tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra.
Dưới đây là ví dụ minh họa về cuốn sổ tay học sinh, sinh viên của trường cấp ba Lalumier. Đây là trường con trai lớn của tôi đã từng học, đã trải nghiệm học để cùng chung sống và học để trưởng thành.
Nguồn: lalumier.org
5. CÙNG CON TRƯỞNG THÀNH – HỌC QUA SÁCH VÀ HỌC QUA TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Trong tâm lý học, trưởng thành là khả năng thích ứng được với môi trường xã hội, nhận thức được thời gian và địa điểm chính xác để có những cư xử đúng mực và biết được khi nào nên làm gì, tùy theo hoàn cảnh và phụ thuộc vào nền văn hóa xã hội mà ta đang sống. Trong khuôn khổ của cuốn sách này, tôi xin nhấn mạnh sự trưởng thành gắn liền với mục đích học tập thứ tư mà UNESCO đưa ra – Học để trưởng thành (Learning to be). Ở đây, tôi giới thiệu ba mô hình mà cha mẹ có thể áp dụng để đồng hành với con cái trong giai đoạn trưởng thành của con.
Mô hình: Rèn luyện tính kỷ luật cá nhân – Self Discipline: Tính kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng... Nhờ có tính kỷ luật, năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu và đi tới thành công. Tác giả Brian Tracy trong cuốn sách Sức mạnh của kỷ luật bản thân đã đưa ra một số nguyên tắc để rèn tính kỷ luật.
Mô hình: “Tốc độ của niềm tin – The Speed of Trust” của tác giả Dean Covey. Tác giả đưa ra mô hình bốn yếu tố tạo nên sự tin tưởng. Cụ thể của bốn yếu tố đó là: (1) kết quả, (2) năng lực, (3) động cơ và (4) chính trực. Nội dung của bốn yếu tố này được thể hiện trên hai khía cạnh: Mình tự đánh giá bản thân xem có tin cậy không. Khía cạnh thứ hai là người khác đánh giá xem có đáng tin không.
Nội dung mô hình xây dựng lòng tin, được xây dựng dựa trên bốn trụ cột. Bốn trụ cột này hoàn toàn có thể được liệt kê ra, luyện tập để con cái chúng ta trở nên đáng tin cậy với bạn bè, thầy cô và cha mẹ khi đi du học.
1. Kết quả con cái đã tạo ra.
2. Năng lực con chúng ta đang có.
3. Động cơ thúc đẩy con muốn làm việc gì.
4. Sự chính trực của con trong công việc.
Trong mô hình này, tác giả đưa ra 13 hành vi có thể luyện tập và trở thành một người đáng tin. Cha mẹ có thể đọc trước, sau đó rèn luyện dần cùng con các hành vi này.
1. Nói thẳng
2. Tôn trọng người khác
3. Hành động minh bạch
4. Sửa chữa sai lầm
5. Sự trung thành
6. Tạo thành quả
7. Cầu tiến
8. Đối mặt với thực tế
9. Xác định kỳ vọng
10. Chịu trách nhiệm
11. Lắng nghe trước
12. Giữ cam kết
13. Tin vào người khác.
Mô hình: Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả của tác giả Stephen Covey. Mô hình này mô tả bảy thói quen mà bất kỳ ai muốn làm việc hiệu quả đều nên áp dụng. Cụ thể bảy thói quen là:
Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả. (Nguồn: asco.vn)
Theo trải nghiệm của cá nhân tôi, chúng ta có thể cùng con bắt đầu bằng ba thói quen đầu tiên. Ba thói quen này sẽ giúp con.
1. Luôn chủ động
2. Có mục tiêu rõ ràng
3. Biết cần ưu tiên làm việc gì hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và từng học kỳ.
Thói quen 1: Luôn chủ động
Thói quen 2: Bắt đầu với đích đến được xác định
Thói quen 3: Ưu tiên việc quan trọng trước
Tình huống thực tế nếu không có tính kỷ luật
Tình huống: Gần cuối kỳ nghỉ, con vào trong trường sớm không có sự cho phép của giáo viên. Điều này dẫn tới con có thể nhận được cảnh báo cuối cùng (final warning) nếu trước đó đã mắc các lỗi nhỏ hơn.
Vấn đề: Vi phạm nội quy nhà trường, có thể liên quan đến việc nói dối của học sinh.
Bài học: Đọc kỹ sổ tay học sinh hằng năm, hiểu các lỗi có thể mắc phải và hình phạt của chúng. Con cái của chúng ta cần làm quen với việc – ra quyết định dựa trên nguyên tắc đã được học, chứ không phải ra quyết định dựa trên sở thích và mong muốn nhất thời.
Tình huống thực tế nếu không có sự chính trực trong lớp học
Tình huống: Vì hứa sẽ giúp thầy giáo dạy môn thể dục làm một số việc chuẩn bị cho hoạt động thể thao của trường. Học sinh tự ý rời lớp học trong khi thầy giáo dạy môn sinh học không cho phép ra ngoài.
Vấn đề: Vi phạm yêu cầu của giáo viên, có hành vi không lễ phép với giáo viên, nói dối giáo viên để đạt mục đích cá nhân.
Bài học: Tuân thủ nội quy lớp học của thầy cô, cần được rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân. Tránh hành vi, lời nói thô lỗ với giáo viên. Đây là lỗi rất nặng, có thể khiến con bị đuổi học.
Tình huống thực tế khi không đủ năng lực giải quyết vấn đề
Tình huống: Ở trong khu cách ly Covid-19 cùng với nhiều bạn, anh chị khác. Cả ngày chỉ nằm chơi và không làm gì cả, lây nhiễm thói hư tật xấu từ các học sinh hư.
Vấn đề: Con cái chưa đủ năng lực giải quyết vấn đề, dễ bắt chước cách làm của người mà con thường tiếp xúc.
Bài học: Hãy đặt mục tiêu cho bản thân – làm việc – học online.