Làm sao để bạn biết được rằng anh chàng mình đang hẹn hò có phải là người bạn đời lý tưởng hay không? Làm sao để bạn biết được những điều cần biết về anh ấy? Và làm sao bạn biết được anh ấy có yêu mình thật lòng hay không? Hãy sử dụng nguyên tắc cơ bản sau đây để tìm ra lời giải đáp: "Phỏng vấn" anh ấy về vai trò làm chồng trước khi "vào vai" một người vợ.
BIẾT BẠN MUỐN GÌ
Hãy tưởng tượng rằng có người mời bạn đi dự tiệc và thế là bạn nghĩ đến chuyện sắm sửa quần áo, giày dép mới để tham dự. Vậy chắc chắn bạn phải biết cỡ giày, cỡ quần áo của mình cũng như màu sắc, kiểu dáng giúp tôn vinh vẻ đẹp của
mình rồi phải không? Sau đó bạn sẽ đứng trước gương để đánh giá về phục trang của mình, thậm chí là hỏi ý kiến của người thân, bạn bè về chúng. Và bạn cũng biết số tiền mà mình chi trả để có được những món hàng đó. Vậy liệu bạn có đầu tư thời gian, công sức tương tự khi chọn lựa người đàn ông của đời mình?
Bạn có hình dung được mình sẽ khó khăn ra sao khi đi mua sắm mà không hề có khái niệm nào về món hàng cần mua không? Nếu thế, có thể bạn phải thử hết cả cửa hàng mới tìm ra được bộ váy thích hợp với mình. Tìm kiếm một người chồng giữa thế giới rộng lớn này mà không hề biết tiêu chuẩn của mình cũng khó như đi mua sắm mà không hề biết kiểu dáng, kích cỡ, nhu cầu và ngân sách vậy. Đừng ngây thơ tin rằng "cỡ nào cũng khớp", nhất là trong việc tình cảm!
Tôi không có ý bảo bạn xem việc tìm kiếm người bạn đời của mình như đi chợ tình, tức là "tìm mua" những người đàn ông đang được "bày bán". Chẳng bao giờ có chuyện đàn ông tụ họp một chỗ và trưng bày sân để bạn tìm đến lựa chọn. Chính danh sách "tiêu chí tìm kiếm" sẽ giúp bạn nhận ra người đàn ông thích hợp với mình.
Chuẩn bị cho cuộc tìm kiếm
Nếu không phải là bạn quá kén chọn, thì việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chọn người bạn đời sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy người đàn ông của mình. Có thể trước nay, bạn chưa từng có khái niệm hay thẳng thắn đề cập đến những điểm bạn mong muốn tìm thấy ở người bạn đời tương lai của mình. Tuy nhiên, hãy cứ tự tin đưa ra các tiêu chí chọn lựa một nửa của mình.
Giả sử bạn phải tìm hiểu một trăm người đàn ông thì mới tìm thấy được người thích hợp với mình. Nếu bạn tốn khoảng sáu tháng mới hiểu được một người, thì có nghĩa là bạn phải mất đến năm mươi năm mới tìm thấy được người bạn đời của mình. Vì thế, hãy để tôi giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả trong công cuộc "tìm chồng" này.
Vậy bạn phải khởi đầu công cuộc "tim chồng" như thế nào đây? Trước hết, hãy liệt kê danh sách những tiêu chí cơ bản của bạn về người bạn đời tương lai của mình. Hãy tự hỏi xem bạn muốn điều gì và không muốn điều gì ở người đàn ông ấy, sau đó chỉ tập trung vào những đối tượng đáp ứng được các yêu cầu đó mà thôi. Hãy tự lập danh sách tiêu chí riêng cho mình. Đừng mượn danh sách của người khác, trừ khi bạn muốn mượn luôn chồng của họ!
Ai là người mua?
Bạn không thể nói với trợ lý của mình rằng: "Cô hãy cầm /ấy tiền và rnwa giứrn tôi bộ váy nào cũng được". Lúc này, bạn là khách hàng và đang sở hữu trong tay một số tiền nhất định dùng để đổi lấy bất kỳ món hàng nào bạn muốn. Tương tự, bạn không phải là người bán mà chính là người mua trong công cuộc tìm kiếm người đàn ông của mình bởi bản thân bạn có những giá trị nhất định và sẽ mang lại cho anh ấy những niềm vui, hạnh phúc nhất định. Bạn không cần phải bán mình. Hãy làm người chọn thay vì người bị chọn.
Bạn có quá kén chọn?
Giả sử bạn mong muốn tìm được một người đàn ông dịu dàng, biết quan tâm, chẳng hạn như những người làm công tác xã hội, giáo viên hay y tá. Nhưng rồi bạn nhận ra mình cũng thích một người có tham vọng đang trên đường phát triển việc kinh doanh. Như vậy, nếu bạn tìm một người dịu dàng, biết quan tâm nhưng đồng thời đang thành đạt trên thương trường thì nghĩa là bạn đang tìm kiếm một sự kết hợp không có thực. Điều đó chẳng khác gì việc bạn có vóc người to lớn nhưng lại cứ muốn mặc những bộ quần áo cỡ nhỏ.
Đừng kén cá chọn canh một cách phi thực tế! Hãy chọn chàng trai nào đáp ứng được những yêu cầu của bạn mà bạn yêu người ấy và người ấy cũng yêu bạn. Bạn chỉ nên quan tâm đến những tiêu chuẩn cốt lõi có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, nhận biết rõ những gì mình thật sự cần và muốn. Nếu từ trước đến nay bạn chưa từng hài lòng về người đàn ông nào thì có lẽ bạn đang tìm kiếm một điều không có thực. Đã đến lúc bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về những điều quan trọng và không quan trọng đối với mình. Và nếu mãi vẫn chưa gặp được người như ý, tốt hơn hết, bạn nên điều chỉnh lại những tiêu chuẩn của mình.
PHỎNG VẤN XEM CHÀNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CHỒNG TỐT HAY KHÔNG
Chọn một người để lấy làm chồng đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian, công sức. Mọi việc không hề đơn giản và bạn cũng không thể chỉ ngồi tại chỗ mà sàng lọc đàn ông qua một cái rây khổng lồ. Bạn cần xem xét và chọn lựa các ứng viên tiềm năng quanh mình bằng cách tìm hiểu về họ thật cẩn thận.
Hãy tạo không khí chuyện trò vui vẻ, thoải mái trước khi tiến hành tìm hiểu về chàng. Hãy bắt tay vào việc tìm hiểu chàng càng sớm càng tốt. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất là sử dụng thời gian của bạn một cách khôn ngoan.
Việc làm này đòi hỏi bạn phải cẩn trọng và khéo léo để không biến những cuộc hẹn hò của mình thành các buổi thẩm tra! Hãy sử dụng thời gian của bạn thật khôn ngoan để khám phá con người thật của chàng. Nếu biết đưa ra những câu hỏi về bản thân chàng, bạn sẽ dễ dàng lấp được các khoảng trống không cần thiết trong cuộc chuyện trò và tránh được cảm giác căng thẳng vì phải nghĩ ra những điều thật ấn tượng, thông minh để nói với chàng. Chàng sẽ thích thú khi chia sẻ cùng bạn những suy nghĩ của bản thân.
Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về người đàn ông trước khi chọn yêu anh ấy. Một tình yêu bền vững phải được xây dựng trên nền tảng của sự thấu hiểu chứ không phải chỉ là những phỏng đoán và ước muốn. Hãy tìm hiểu về chàng để tình yêu của bạn tránh khỏi những ảo vọng.
Lợi ích của việc chuyện trò riêng tư cùng chàng
Đừng bắt chước nàng công chúa trong truyện cổ tích "Hoàng tử ếch". Trong truyện, nàng công chúa đã nhận ra bản chất đích thực của con ếch, tức là một vị hoàng tử hóa thân vì lời nguyền, nhờ vào một nụ hôn. Nhưng trong thực tế, tốt hơn hết là bạn hãy để chàng "tự giải lời nguyền" bằng cách chia sẻ về con người thật của mình. Hãy tìm cách để chàng tự bộc lộ con người thật của chàng để thông qua đó, bạn có thể loại bỏ những đối tượng không phù hợp một cách nhanh chóng. Sau khi đã chọn được đối tượng ưng ý, hãy tiếp tục khuyến khích chàng thổ lộ thêm về suy nghĩ của mình, từ đó đi đến chỗ yêu bạn (kỹ năng này sẽ được giải thích rõ hơn ở chương sau).
Một khi bạn thực hành thuần thục kỹ năng này, người đàn ông sẽ không nhận ra mình đang bị phỏng vấn. Ngay cả khi biết bạn đang tìm hiểu về họ, họ cũng sẽ sân lòng thổ lộ. Nam giới thường thích nói về bản thân mình. Nhiều anh chàng sẽ chủ động mời bạn đi chơi khi thấy bạn biết lắng nghe. Vậy, "người biết /ắng nghe" nghĩa là sao? Đó có nghĩa là bạn chú tâm vào những gì anh ấy nói, ghi nhớ những chi tiết nổi bật và biết đưa ra những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt câu chuyện tiếp tục. Nếu bạn không muốn đầu tư quá nhiều công sức vào câu chuyện của người đàn ông đó thì có nghĩa anh ấy không thích hợp với bạn đâu. Hãy tiếp tục đi tìm người khác.
Những bí quyết chuyện trò riêng tư ở chương này giúp bạn khám phá những mặt tốt và mặt xấu của một người đàn ông. Đàn ông thường thích nói về ưu điểm của họ hơn là về khuyết điểm. Nhưng nếu biết cách gợi mở, bạn sẽ biết được cả hai mặt của chàng. Một khi đã tìm được người thích hợp, hãy tiếp tục lắng nghe chàng để đưa ra những lời khen chê đúng chỗ, chiếm được tình cảm và sự trân trọng của chàng, thể hiện cho chàng thấy bạn chính là người phụ nữ mà chàng đang tìm kiếm. Đó là những bí quyết mà bạn sẽ học được từ cuốn sách này.
GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
Trước hết, hãy ghi nhớ ba mục tiêu cơ bản của việc chuyện trò riêng tư với chàng:
1. Xác định xem chàng có điểm gì đặc biệt không. Liệu chàng có xứng đáng để bạn trò chuyện hơn mười phút hay không? Nếu không, hãy loại ngay ứng viên này.
2. Xác định xem những mục tiêu và giá trị cuộc sống của chàng có phù hợp với bạn hay không. Liệu bạn có thể sống với chàng lâu dài hay không? Nếu không, đừng phí thời gian của mình cho người đó.
3. Xác định xem cách chàng cư xử với mọi người có đáp ứng được những yêu cầu, mong đợi và nhu cầu tình cảm của bạn hay không.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng yếu tố trên.
1. Khám phá điểm đặc biệt của chàng
Bước đầu tiên của quá trình tìm hiểu chàng chính là xác định xem ở chàng có điều gì đặc biệt, độc đáo hay thú vị không. Đây là bước sàng lọc đầu tiên của bạn đối với những ứng viên tiềm năng. Phần lớn đàn ông đều thích tỏ ra xứng đáng được bạn chú ý lâu dài. Điểm cốt yếu ở đây là hãy hỏi về bản thân chàng. Khoan nói về bản thân bạn bởi sau này bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm chuyện đó, khi mà bạn đã tìm được người xứng đáng.
2. Mục tiêu và giá trị sống
Hãy xác định rõ giá trị và mục đích sống của chàng ngay từ khi mới quen nhau để quyết định được rằng chàng có xứng đáng với bạn hay không. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các tiêu chí chọn lựa sau đây, bạn cần khám phá các mục tiêu và giá trị sống của bản thân bằng cách tự trả lời những câu hỏi đó. Hãy trả lời nghiêm túc các câu hỏi ấy để có thể so sánh với kết quả thu được từ chàng.
Sự so sánh này sẽ cho thấy những khía cạnh cốt lõi trong sự tương đồng giữa hai bạn. Không nhất thiết câu trả lời của bạn phải hoàn toàn giống với của chàng, nhưng ít nhất chúng phải tương đồng với nhau. Chẳng hạn, nếu chàng thích có hai con trong khi bạn thích có bốn con thì sự khác biệt đó vẫn có thể dung hòa với nhau được. Nhưng cả hai sẽ khó bề dung hòa được với nhau nếu một người thì thích có con còn người kia thì không. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm thấy sự tương đồng ở những điểm chính yếu và sự hòa hợp ở những điểm phụ. Với những giá trị hoặc mục tiêu sống mang tính "cốt /õi" thì rõ ràng, bạn chẳng thể nhân nhượng để tìm điểm dung hòa được.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể dùng để thu thập được những thông tin liên quan đến giá trị và mục tiêu sống của chàng:
• Anh có tin vào thiên đường, địa ngục không?
• Anh có tin rằng có kiếp sau không? Nếu có, anh thích sẽ được làm gì?
• Bao lâu thì anh nghỉ phép một lần?
• Anh thường đi nghỉ ở đâu và với ai?
• Anh thích sống ở thành phố hay nông thôn? Vì sao?
• Anh có thích đi nước ngoài không? Nếu có thì thích đi nước nào?
• Có bao giờ anh từ bỏ quyền công dân của mình không? Nếu có thì trong hoàn cảnh nào?
• Anh nghĩ gì về nạn nạo phá thai?
• Anh thích có một căn nhà như thế nào?
• Điều răn của riêng anh là gì?
• Anh nghĩ gì về hình phạt tử hình?
3. Các mối quan hệ của chàng
Hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ quanh chàng. Hãy xác định xem cách chàng cư xử với mọi người cũng như cách chàng được mọi người đối xử như thế nào, có phù hợp với những gì bạn mong muốn hay không. Sau đây là một số câu hỏi mà bạn có thể dùng để khai thác thông tin về chàng:
• Anh có nghĩ rằng mình tận hưởng cuộc sống nhiều hơn mọi người không?
• Anh được mọi người biết đến nhiều nhất là khi nào?
• Anh gặp được người bạn thân nhất của mình trong dịp nào?
• Anh tin tưởng các đồng nghiệp của mình đến mức độ nào?
• Số tiền lớn nhất mà anh từng mượn của người khác là bao nhiêu và dùng để làm gì? Còn số tiền lớn nhất mà anh cho người khác mượn thì sao?
• Thời gian nào anh cảm thấy mình cô độc và cần được hỗ trợ nhiều nhất?
• Anh thích có bao nhiêu con? Tại sao?
• Điều gì có khả năng khiến anh nổi giận? Phụ nữ có làm anh nổi giận không?
• Khi hồi tưởng lại, những sự kiện nào trong đời anh có vẻ đẹp hơn là cách chúng từng xảy ra trong quá khứ?
KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ BỐN NGHỀ TIÊU BIỂU
Những bí quyết phỏng vấn mà bạn có thể sử dụng trong quá trình chọn lựa bạn đời cũng tương tự như bí quyết lắng nghe của bốn nghề sau: luật sư, phóng viên, tăng lữ và bác sĩ tâm thần. Những người thành công trong bốn lĩnh vực này đều thuần thục các kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một người biết lắng nghe thật sự. Nếu muốn thành công và cải thiện mối quan hệ với người khác giới, bạn cần phải nắm vững các kỹ năng này và biết cách tận dụng chúng sao cho có lợi nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe của hai nghề đầu tiên (ở chương sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hai nghề còn lại) để xem liệu chúng có thể giúp bạn hiểu về đàn ông như thế nào.
Luật sư
Các luật sư khai thác thông tin từ khách hàng của mình và kiểm chứng lại qua lời khai của nhân chứng trong buổi hỏi cung và trước phiên tòa. Chính vì thế, một trong các kỹ năng quan trọng nhất chính là kiểm chứng lại những lời nhân chứng đã nói. Luật sư phải kiểm soát được nhân chứng bằng cách đặt ra những câu hỏi chuyên biệt và khai thác bằng được câu trả lời. Sau đó, họ sẽ hỏi tiếp những câu hỏi có liên quan để xác định xem những lời khai đó có nhất quán với nhau hay không. Hãy đặt ra cho chàng nhiều câu hỏi khác nhau về một đề tài và kiểm tra lại độ nhất quán của chúng khi cần thiết.
Phóng viên
Phóng viên thường đặt ra những câu hỏi sâu sắc và có ý gợi mở để khai thác các thông tin cần thiết. Mỗi câu hỏi thường sẽ dẫn đến một câu hỏi khác. Điều mà các phóng viên muốn có được là cả một câu chuyện logic theo trình tự, do đó, họ sẽ không dừng lại khi chưa đạt được mục đích. Hãy đảm bảo bạn hiểu được câu chuyện của chàng cũng như cả động cơ đã khiến chàng hành xử như thế.
Nếu chàng ngần ngại trò chuyện với bạn
Thỉnh thoảng, đàn ông tỏ ra ngần ngại khi chia sẻ thông tin với bạn vì họ lường trước các hậu quả liên quan. Một phóng viên luôn ghi nhớ rằng những gì họ nói có thể sẽ được đăng báo, ngay cả những điều mà bản thân họ không muốn. Một luật sư biết rằng nếu nói năng không kiểm soát, có thể họ sẽ tiết lộ thông tin cho đối phương và điều đó sẽ trở thành mối nguy cho bản thân cũng như thân chủ của mình. Giới tăng lữ thì biết rằng họ có thể vô tình "thú tội" và đánh mất hình ảnh thiêng liêng của bản thân. Trong khi đó, chuyên viên tâm lý và bác sĩ tâm thần thì có nguy cơ bị khách hàng phải lòng.
Nếu người yêu của bạn làm những nghề đòi hỏi phải thường xuyên lắng nghe hoặc đơn giản là anh ấy ít nói, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn để giúp anh ấy cảm thấy thoải mái khi chia sẻ. Bạn sẽ phải nói cho anh ấy hiểu rằng sở dĩ bạn thắc mắc nhiều như vậy là do bạn cảm thấy anh ấy rất đặc biệt, rằng mục đích của bạn không phải là khai thác bí mật hay gây hại gì cho anh ấy. Hãy tỏ ra kiên nhẫn và đặt câu hỏi vào những thời điểm thoải mái để không làm anh ấy e ngại. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện của mình bằng cách hỏi về ngày nghỉ, về những môn thể thao yêu thích của anh ấy hoặc ý kiến của anh ấy trước những vấn đề xã hội hiện tại, những viễn ảnh của tương lai (chẳng hạn như một trăm năm nữa phương tiện nào sẽ phổ biến nhất hoặc thiết bị điện tử nào sẽ bị đào thải). Khi cảm thấy thoải mái, anh ấy sẽ dần tin cậy và chia sẻ với bạn nhiều hơn.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUYỆN TRÒ CƠ BẢN
Chìa khóa thành công trong giao tiếp nằm ở chỗ biết lắng nghe, chứ không phải nói thật nhiều. Một điều phổ biến là chúng ta thường thích nói chứ hiếm khi muốn lắng nghe người khác. Trong khi đó, chính những người làm nghề đòi hỏi kỹ năng lắng nghe cao lại thu thập được nhiều thông tin đáng giá và có ý nghĩa nhờ vào việc chú tâm vào câu chuyện của người khác.
Quá trình chuyện trò đòi hỏi bạn phải biết sử dụng những câu hỏi mang tính dẫn dắt, gợi mở, chủ động lắng nghe và phân tích câu trả lời của nam giới. Hãy liệt kê và xử lý các thông tin để sau này có thể sử dụng được chúng. Các bí quyết lắng nghe sẽ giúp bạn loại bỏ tính nhút nhát và sự thụ động khi chuyện trò với người khác, biến bạn từ một người chỉ biết lắng nghe ở cấp độ bình thường trở thành một người có khả năng khai thác những thông tin cần thiết.
Gợi chuyện là một kỹ năng khó, nhưng hãy yên tâm vì bạn vẫn có thể làm được. Sau đây là năm nguyên tắc cơ bản giúp bạn thành công trong việc gợi chuyện để khai thác thông tin ở đối phương:
1. Lái câu chuyện sang các chủ đề chính
2. Để chàng nói
3. Thể hiện sự thích thú và ghi nhớ lời chàng
4. Đừng vội đánh giá những nhận xét của chàng
5. Đừng phê phán hay giễu cợt chàng trong lúc chuyện trò
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn từng nguyên tắc.
1. Lái câu chuyện sang các chủ đề chính
Hãy lái câu chuyện của chàng sang các lĩnh vực bạn quan tâm và khám phá con người thật của chàng bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến thái độ, giá trị sống cùng những trải nghiệm của chàng. Nếu sợ chàng nghĩ mình quá tò mò, khiếm nhã khi đưa ra những câu hỏi bất ngờ, bạn có thể dẫn dắt câu chuyện bằng cách nói rằng mình đọc báo, nghe ai đó nói, xem trên ti-vi hoặc thậm chí mơ thấy điều mà cả hai đang bàn luận. Hãy trao đổi về những vấn đề nhạy cảm của xã hội như sống thử, phá thai, hợp đồng hôn nhân lẫn những quyết định đầu tư khi có dịp thích hợp.
2. Để chàng nói
Hãy lắng nghe chàng bộc bạch thay vì thể hiện bản thân mình. Tốt hơn hết là bạn hãy hiểu rõ về anh ấy trước khi bộc lộ bản thân. Tránh cắt ngang lời chàng nói, mà hãy khuyến khích chàng chia sẻ đầy đủ thông tin về chủ đề đang được bàn luận. Những câu hỏi đại loại như: "Còn nữa không anh?" hoặc "Chỉ vậy thôi sao anh?" thường sẽ giúp bạn thu thập thêm nhiều thông tin quý giá.
3. Thể hiện sự thích thú và ghi nhớ lời chàng
Hãy thể hiện bằng cử chỉ và lời nói sao cho chàng hiểu rằng bạn đang muốn biết thêm về chàng. Trong lúc trò chuyện, hãy tập trung vào câu chuyện của chàng bằng cách nhìn thẳng vào mắt chàng và thường xuyên khuyến khích chàng nói. Sau khoảng thời gian yên ắng khi kết thúc một đề tài nào đó, hãy chuyển sang các khía cạnh khác trong cuộc sống của chàng.
Hãy ghi nhớ những điều chàng chia sẻ cùng bạn về bản thân chàng. Những thông tin thu thập được sẽ là chìa khóa quyết định xem chàng có xứng đáng là người bạn đời tương lai của bạn hay không.
4. Đừng vội đánh giá những nhận xét của chàng
Đừng vội đánh giá những nhận xét của chàng bằng cách từ chối lắng nghe một phần nào đó của câu chuyện. (Ở phần sau của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về một số trường hợp ngoại lệ trong nguyên tắc này).
5. Đừng phê phán hay giẻu cợt chàng trong lúc chuyện trò
Đừng phê phán chàng trong lúc gợi chuyện để có thể khai thác thông tin về chàng nhiều hơn. Nếu bạn phê phán một người đàn ông vì anh ta đã phơi bày những cảm xúc hoặc suy nghĩ cá nhân, có thể anh ta sẽ im lặng hoặc tìm cách nói cho vừa lòng bạn. Ở giai đoạn này, bạn hãy giữ kín những suy nghĩ, quan điểm và thái độ riêng của mình để khám phá con người thật của chàng. Sau khi đã hiểu rõ con người thật của chàng mà vẫn yêu thích chàng, bạn sẽ có hàng tá cơ hội để bộc lộ suy nghĩ của bản thân mình.
ĐẶT CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
Bạn sẽ thành công hơn trong việc thu thập thông tin về chàng nếu biết cách đặt câu hỏi. Những câu hỏi của bạn nên bắt đầu bằng từ: "Tại sao?" và tránh những câu hỏi mà câu trả lời chỉ là: "Có/Không".
Để đạt được hiệu quả cao nhất, hãy dùng những từ ngữ mang tính khách quan để đặt câu hỏi và tránh bộc lộ quan điểm của bạn. Nếu đã biết rõ quan điểm của bạn, đàn ông có thể sẽ giả vờ có đồng quan điểm để lấy lòng bạn. Bạn sẽ mất quyền kiểm soát cuộc chuyện trò nếu tiết lộ quan điểm của mình quá sớm. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi: "Anh có thích mèo không?" thì câu hỏi này mang tính khách quan. Nhưng nếu bạn hỏi:
Mnh cũng thích mèo, đúng không?" thì câu hỏi này lại mang tính chủ quan bởi nó cho thấy bạn cũng thích mèo.
Hãy đặt câu hỏi trong một tình huống cụ thể. Bạn có thể sử dụng báo chí, sách hoặc các chương trình truyền hình để tạo ra tình huống này, chẳng hạn như những thông tin về đề tài chính trị, tôn giáo, tình dục, tiền bạc... đang được mọi người quan tâm. Hãy sử dụng chúng để "gợi" chàng tiết lộ quan điểm cá nhân của chàng. Từ những câu chuyện của chàng, bạn có thể hiểu được nhiều điều về con người chàng, về nhận thức và hình ảnh mà chàng muốn vươn tới cũng như về cách mọi người đánh giá chàng. Hãy tìm hiểu về con người của chàng trước đám đông, khi chỉ có một mình và cả trong vai trò một người chồng tương lai.
Khi lắng nghe quan điểm của một người đàn ông về các giá trị sống và những mối quan hệ của anh ta, bạn có thể hình dung được bức tranh khá bao quát về con người thật của anh ta. Hãy hình dung bức tranh về cuộc sống của người đàn ông ấy, về các yếu tố tiền bạc, tình dục cũng như những kỳ vọng của anh ta về người vợ tương lai... để xem bạn có thích bức tranh đó hay không.
QUÁ TRÌNH LẮNG NGHE
Lắng nghe là một quá trình đòi hỏi bạn phải vừa chủ động vừa cởi mở. Cả hai yếu tố này đều hết sức cần thiết nếu bạn muốn đạt được những mục tiêu của mình.
Bạn có thể thực hành tính "cởi mở" bằng cách để cho chàng thoải mái nói về mình. Chẳng cần phải tuân thủ bất kỳ nguyên tắc nào cả, hãy cứ để chàng nói hết những suy nghĩ của bản thân về mọi đề tài chàng thích. Tuy nhiên, bạn đừng thụ động lắng nghe mà hãy động viên để chàng tiếp tục nói.
Bạn có thể thực hành tính "chủ động" bằng cách đưa ra những nhận xét như: "Nghe hay quá, kể tiếp cho em nghe đi anh!" hoặc "Em thích nghe anh kể chuyện của mình!". Nếu cần thiết, hãy nhẹ nhàng gợi chuyện bằng cách đưa ra một vài nhận xét về vấn đề chàng vừa nói.
Lắng nghe là một quá trình chủ động chứ không phải thụ động bởi bạn cần phải biết đánh giá, phân loại và ghi nhớ những điều đã được nghe. Sau đó, bạn sẽ dùng các thông tin đó để suy luận và kiểm tra bằng cách chú ý nhiều hơn đến những điều chàng nói. Hãy tỏ ra chủ động khi lắng nghe.
Bạn cũng cần biết tỏ ra đồng cảm khi lắng nghe. Đồng cảm không có nghĩa là thương cảm. Đồng cảm tức là bạn nói: "Em hiểu" để chia sẻ với những cảm xúc sâu thẳm trong lòng chàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải thương cảm, tức là tội nghiệp cho chàng, trừ khi chàng đang kể về một sự kiện đau buồn nào đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tỏ ra quan tâm nhưng không vụ lợi. Nói cách khác, bạn phải tỏ ra khách quan nhưng không buồn chán trong lúc chuyện trò. Nếu bạn nhanh chóng cảm thấy buồn chán khi nói chuyện với một người đàn ông, thì tốt hơn cả là bạn hãy quên anh ta đi bởi đó không phải là một nửa của bạn.
TRÌNH TỰ PHỎNG VẤN: QUÁ KHỨ - TƯƠNG LAI - HIỆN TẠI
Để có thể hiểu được cội nguồn của con người chàng trong hiện tại, trước hết bạn cần hỏi han về quá khứ của chàng, sau đó đến những kế hoạch cùng mong muốn của chàng trong tương lai. Chúng ta thường ngần ngại nói về thái độ sống và nếp sinh hoạt hiện tại của bản thân bởi ta sợ một ngày nào đó những thông tin này sẽ chống lại mình. Trong khi đó, ta lại sân sàng nói về quá khứ và tương lai của mình hơn vì những thông tin đó thường ít dính dáng đến cuộc sống hiện tại. Chẳng hạn, khi mới quen nhau, có thể chàng sẽ cảm thấy không thoải mái khi bị bạn hỏi han về thu nhập trong hiện tại. Nhưng chàng sẽ sân sàng nói cho bạn biết về mức lương ngày chàng mới khởi nghiệp lẫn những dự định mà chàng muốn đạt được trong vòng mười năm tới.
Hãy bắt đầu gợi chuyện bằng cách hỏi về tuổi thơ của chàng. Khi chàng nói, hãy động viên chàng kể càng nhiều càng tốt. Nếu có khả năng, bạn có thể nhìn thấy trước mặt mình những hình ảnh sinh động về tuổi thơ của chàng.
Tiếp theo, hãy hỏi về thời niên thiếu của chàng, nhất là thời trung học của chàng. Hãy tận dụng những câu hỏi vui tươi, nhẹ nhàng và có tính gợi mở. Hãy thử hỏi xem chàng có người yêu đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi; các bạn bè của chàng gồm những ai; điều gì ở chàng khiến các cô gái cảm thấy cuốn hút; chàng yêu thích những môn thể thao nào; những điều chàng thích và ghét nhất ở trường, ở công sở cũng như trong gia đình là gì.
Hãy để chàng nói về bất cứ điều gì chàng thích. Trong khi đó, bạn phải biết kiên nhẫn chờ đợi và im lặng lắng nghe. Khi chàng chuyển sang đề tài về cuộc sống hiện tại, nghĩa là chàng đã bắt đầu tin cậy ở bạn. Khi đó, bạn có thể đặt những câu hỏi liên quan đến cuộc sống hiện tại của chàng.
Khi chàng hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong đời mình, rất có thể bạn sẽ không cảm thấy chúng thú vị như chàng bởi lúc bấy giờ, chàng đang sống lại với những hình ảnh của quá khứ chứ không chỉ đơn thuần chỉ là nhớ lại một sự việc đã qua. Tuy vậy, hãy nhớ rằng chàng càng tiếp tục hồi tưởng quá khứ bao nhiêu thì tình cảm giữa đôi bên càng trở nên gần gũi bấy nhiêu. Vì thế, hãy khuyến khích chàng kể thêm nhiều sự kiện khác. Hãy chứng tỏ cho chàng thấy bạn cũng có cảm xúc vui buồn không kém gì chàng khi nghe những câu chuyện đó.
Càng thích kể cho bạn nghe nhiều về quá khứ của mình, người đàn ông lại càng muốn chia sẻ với bạn về những dự định tương lai. Hãy hỏi chàng về những cột mốc thay đổi trong đời chàng, lý do dẫn đến các sự việc đó, những trình tự thay đổi về giá trị cuộc sống của chàng (nếu có, hãy hỏi lý do và thời điểm diễn ra), những mục tiêu chàng đã đạt được cũng như các mục tiêu mới. Hãy hỏi xem chàng muốn sống ở đâu và muốn làm gì tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Hãy thẳng thắn đề cập đến những chủ đề gây tranh cãi chứ đừng tránh né chúng. Có thể khi còn nhỏ, mọi người thường bảo bạn phải tránh nói về các đề tài như chính trị, tình dục, tôn giáo hay tiền bạc. Điều đó có lý, nhưng chỉ nên áp dụng với những mối quan hệ thông thường. Trong thực tế, đây lại chính là bốn đề tài cốt lõi trong quá trình tìm hiểu một người đàn ông để xác định xem anh ấy có xứng đáng trở thành chồng tương lai của bạn hay không. Vậy nên hãy đặt bất kỳ câu hỏi nào bạn cảm thấy quan trọng đối với mình. Sau đó, hãy lắng nghe và đánh giá câu trả lời của chàng.
Kỷ niệm buồn mang đến kết quả tích cực
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ sinh nhật lần thứ mười hai của mình cùng cảm giác buồn vui lẫn lộn trong dịp đó. Cha tôi, vốn là một viên chức nhà nước, đã dành dụm tiền mua cho tôi một chiếc xe đạp đặc biệt làm quà sinh nhật. Chiếc xe thật vừa tầm và tôi thích nó vô cùng. Thế nhưng, chỉ ba ngày sau đó, chiếc xe của tôi đã bị trộm. Một kỷ niệm buồn mà tôi không bao giờ quên.
Khi lớn lên, một trong những kỹ năng mà tôi luôn cố gắng thực hành đó là lắng nghe chủ động, tức là đặt ra những câu hỏi có tính gợi mở mà không hé lộ suy nghĩ của bản thân mình. Suốt thời gian làm luật sư, tôi đã có dịp áp dụng kỹ năng này với hơn một ngàn người. Tất nhiên, vừa lắng nghe vừa suy nghĩ độc lập là điều không hề dễ dàng. Và cũng như tất cả mọi người, tôi cũng từng gặp phải những tình huống mà chỉ muốn nói toạc ra những suy nghĩ của mình. Đó là hai lần khi tôi khuyến khích khách hàng của mình kể về bản thân họ - và cả hai đều tiết lộ rằng họ từng ăn cắp xe đạp của người khác. Ngay khi nghe thấy vậy, lập tức trong đầu tôi nghĩ ngay đến những lời nguyền rủa thậm tệ. Nhưng rồi tôi bắt mình phải tiếp tục trở lại với vai trò của một người lắng nghe chủ động.
Kiềm lòng mình, tôi hỏi họ: "Thếđó là loại xe đạp nào?", "Rồi anh làm gì với chiếc xe đó?" và cuối cùng là: "Khi ăn cắp xe của người khác, anh cảm thây thế nào?". Do chỉ đặt ra các câu hỏi khách quan nên tôi nhận được những câu trả lời khá đầy đủ. Người thứ nhất cho biết khi đánh cắp chiếc xe đạp đầu tiên, anh ta cảm thấy mình "bị thúc giục phải làm thế" và bây giờ thì anh ta chuyên sống bằng nghề ăn cắp xe hơi. Trong khi đó, người thứ hai thì cảm thấy ăn năn và thường xuyên đi lễ nhà thờ vì những hành động xấu xa mà mình đã làm. Rõ ràng, nếu không chủ động lắng nghe, tôi đã không thể hiểu hết câu chuyện của họ và có thể đã đánh đồng hai người này như nhau.
NHỮNG ĐIỀU BẠN SẼ HIỂU VỀ CHÀNG
Khi bạn cân nhắc tính chuyện tương lai với một người đàn ông, hãy cố gắng đánh giá anh ấy trên tiêu chí của một người chồng tương lai. Đừng xấu hổ khi phải làm như thế bởi anh ấy cũng sẽ đánh giá bạn dựa trên các tiêu chuẩn cần có ở một người vợ tương lai.
Sự đánh giá này cần sáng suốt và hợp lý, dựa trên các yếu tố thực tế và tình cảm cá nhân của bạn. Thế nhưng trong thực tế, hầu hết mọi người đều làm ngược lại, nghĩa là theo cảm tính, mù quáng và thậm chí là bừa bãi. Nếu muốn cưới được người chồng như ý, bạn cần phải nâng cao khả năng đánh giá đàn ông một cách thực tế.
Sau đây là những điều bạn cần chú ý nếu muốn tìm hiểu chàng một cách toàn diện:
1. Nhận thức của chàng về bản thân
2. Tính cách của chàng
3. Mức độ thừa nhận của mọi người đối với chàng
4. Ngưỡng khen ngợi và phê bình của chàng
5. Niềm tự hào của chàng về những thành quả đạt được
6. Triết lý sống của chàng
Những thông tin trên thật sự rất hữu ích và cần thiết. Bạn cần hiểu được xuất phát điểm của chàng để có thể hướng chàng đi theo con đường mà bạn mong muốn.
1. Nhận thức của chàng về bản thân
Hãy khám phá nhận thức của chàng về bản thân trong vai trò một người đàn ông, tức là mức độ hấp dẫn phụ nữ. Nhận thức này thường được hình thành từ thời thiếu niên. Nếu trước kia chàng từng là một cậu bé nổi tiếng, có thể chàng sẽ thích bạn săn đón chàng như với các cô bé ngày xưa, dù chàng đã qua cái thời hoàng kim ấy. Nếu ngày bé chàng chẳng có gì nổi bật, có thể chàng sẽ không tự tin trong việc khẳng định bản thân trong hiện tại và luôn lo sợ sẽ bị bạn từ chối.
2. Tính cách của chàng
Hãy khám phá những nét tính cách của chàng, từ thái độ của chàng đối với thế giới chung quanh lẫn đối với phụ nữ. Bằng cách lắng nghe những trải nghiệm của chàng, bạn có thể xác định được quan điểm và thái độ của chàng đối với các vấn đề như tình dục, tiền bạc, tôn giáo, cuộc sống gia đình cũng như sự nghiệp của chàng.
• Chàng cư xử thô lỗ hay biết quan tâm đến mọi người?
• Chàng sống hòa đồng với tập thể hay sống cô lập?
• Chàng đi theo các xu hướng phổ biến hay chống lại các quan điểm ấy?
• Chàng tỏ ra bặt thiệp hay vụng về trong giao tiếp?
• Chàng thích làm người khác vui hay thích lấy người khác làm trò tiêu khiển?
• Chàng thường khen ngợi hay phê bình bạn nhiều hơn?
3. Mức độ thừa nhận của mọi người đối với chàng
Hãy chú ý đến những khía cạnh nổi trội mà chàng luôn thể hiện để bù lại những khiếm khuyết mà chàng từng có hay cảm thấy. Hãy chăm chú lắng nghe để biết được những điều chàng vẫn nghĩ mọi người đánh giá về mình. Bạn sẽ biết được mức độ danh tiếng mà chàng tự nghĩ về bản thân để từ đó xác định xem chàng có thật xứng đáng như thế hay không. Sau đây là những thông tin ban đầu mà bạn nên biết về chàng:
• Chàng thích và không thích những loại người nào? Vì sao?
• Chàng muốn mọi người nhìn nhận về mình như thế nào? Vì sao?
• Người thân và bạn bè của chàng nói gì về chàng?
4. Ngưỡng khen ngợi và phê bình của chàng
Hãy chú ý đến ngưỡng phê bình có thể khiến chàng nổi xung lên cũng như ngưỡng khen ngợi mà chàng cần có để cảm thấy tự tin. Tuy nhiên, do khen ngợi và phê bình là hai điều vô cùng quan trọng nên tôi quyết định dành cả chương 8 ở phần sau để trình bày cùng bạn.
5. Niềm tự hào của chàng về những thành quả đạt được
Đàn ông rất tự hào về những thành quả mà mình đã đạt được, dù cả thế giới có phủ nhận chúng chăng nữa. Họ muốn kể cho người khác nghe về quá trình đấu tranh và chiến thắng của bản thân đồng thời mong muốn được thừa nhận thành quả mà họ đã đạt được, cho dù đó là điều nhỏ nhặt. Nếu bạn muốn chinh phục nam giới, hãy trở thành người bạn tri kỷ của họ, chia sẻ cùng họ những vui buồn. Nếu bạn cảm thấy xem thường hay không muốn lắng nghe họ bộc bạch, thì rõ ràng đó chưa phải là một nửa đích thực của bạn. Hãy chuyển sang đối tượng khác!
6. Triết lý sống của chàng
Hãy nói về tương lai và những tình huống "Nếu như..." có thể xảy ra trong cuộc sống, tương tự như các ví dụ sau đây để hiểu về triết lý sống của chàng:
• Nếu có một triệu đô-la, anh sẽ làm gì?
• Nếu được quyền chọn bất kỳ cô gái nào trên thế giới, anh sẽ chọn ai và vì sao?
• Nếu được đến một nơi nào đó trên thế giới, anh sẽ chọn đi đâu?
• Nếu là tổng thống, anh sẽ cố gắng đạt được những thành tựu gì?
• Nếu là quan tòa, anh sẽ xét xử như thế nào?
• Nếu là bộ trưởng bộ giáo dục, anh sẽ yêu cầu giáo viên dạy cho học sinh những gì?
Hãy linh hoạt sử dụng nhiều ý tưởng trong việc đặt câu hỏi cho chàng. Điều đó sẽ giúp chàng cảm thấy thú vị khi nói chuyện với bạn. Hãy dẫn dắt chàng qua các hành trình tưởng tượng của bạn. Câu trả lời của chàng sẽ cho bạn biết điều gì có khả năng tác động đến chàng và giúp bạn nhận ra các giá trị của chàng.
VẤN ĐỀ TIỀN BẠC
Thái độ đối với tiền bạc tác động rất lớn đến hôn nhân vì tiền bạc thường chạm đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu hai bạn không có cùng quan điểm trong vấn đề này, chắc chắn cả hai sẽ phải đối diện với cuộc hôn nhân đầy xáo trộn.
Hãy chú ý lắng nghe những lời tâm sự của chàng về vấn đề kiếm tiền, chi tiêu, tiết kiệm và những trách nhiệm tài chính phải đảm nhận. Có thể chàng mong muốn bạn cũng quản lý tiền bạc theo cách của mình. Để tìm hiểu về quan điểm và thái độ của một người đàn ông đối với tiền bạc, bạn hãy tập trung khai thác các lĩnh vực sau đây.
Nỗi lo mưu sinh
Hãy tìm hiểu xem chàng phải có bao nhiêu tiền thì mới cảm thấy thoải mái về mặt tài chính. Nhiều người đàn ông chỉ cần có một công việc ổn định với thu nhập khiêm tốn là đã cảm thấy hạnh phúc. Trong khi đó, có nhiều người lại cần phải có một tài khoản với số tiền nhất định trong ngân hàng thì mới cảm thấy yên tâm, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế.
Chi tiêu và tiết kiệm
Bạn cần biết liệu chàng sẽ chấp nhận hy sinh những gì để tiết kiệm tiền bạc. Sau đây là một số vấn đề mà bạn cần tìm hiểu về chàng:
Chàng thích sống trong dinh thự sang trọng hay một ngôi nhà giản dị và dành tiền gửi ngân hàng?
Chàng thích ăn mặc đơn giản với những bộ quần áo bình thường hay phải liên tục mua đồ mới?
Chàng có kiềm lòng trước những món khoái khẩu vì chúng quá đắt?
Chàng có đi xe cũ vì sợ tốn tiền mua xe mới?
Chàng có thường tranh thủ mua sắm vào những dịp giảm giá?
Chàng có sân lòng chi thêm tiền để tiết kiệm thời gian hoặc chọn món đồ tốt hơn?
Chàng có thường tỏ ra đắn đo khi đưa ra những quyết định liên quan đến tiền bạc?
Có phải chàng chỉ đi xem phim vào những suất giá rẻ và tự mang theo đồ ăn thức uống?
Chàng thà chịu nóng còn hơn trả thêm tiền điện để dùng quạt máy?
Chàng nhất định gửi con đi học trường công vì rẻ hơn trường tư?
• Chàng bực bội vì phải chi những khoản tiền cho thợ cắt tóc, người giúp việc?
Nếu một người đàn ông tằn tiện với bản thân thì anh ta khó lòng rộng rãi với bạn. Thậm chí anh ta có thể tỏ ra bực bội khi thấy bạn tự sắm sửa cho riêng mình.
Hoặc cũng có thể bạn rơi vào tình huống ngược lại. Chẳng hạn, bạn là người tằn tiện trong khi chàng lại là người cứ thích vung tiền qua cửa sổ để được sống thoải mái hoặc khoa trương với mọi người, nhất là những khoản tiền do bạn làm ra hoặc khoản tiết kiệm chung của hai người. Vì vậy, hãy xác định rõ liệu bạn và anh ấy có đồng quan điểm trong việc chi tiêu, quản lý tiền bạc hay không.
Những ưu tiên chi tiêu hàng đầu
Hãy hỏi xem chàng sẽ làm gì nếu bất ngờ được thừa kế một tài sản lớn và đề nghị chàng trả lời nghiêm túc. Câu trả lời của chàng sẽ cho bạn biết được những ưu tiên chi tiêu hàng đầu của chàng:
• Chàng sẽ mua ngay một tủ quần áo thời trang?
• Chàng sẽ nghỉ làm vài năm để vui chơi/ tham dự một khóa học hoặc thực hiện một dự án yêu thích?
• Chàng sẽ đầu tư hoặc tiết kiệm tất cả số tiền đó?
• Chàng sẽ mua quà cho tất cả người thân?
• Chàng sẽ đầu tư cho công việc kinh doanh riêng của mình?
• Chàng sẽ làm từ thiện tất cả khoản tiền ấy?
• Chàng cho rằng số tiền ấy chẳng đáng để bận tâm?
Gia đình và tiền bạc
Hãy tìm hiểu xem chàng phân bố thời gian giữa việc kiếm tiền và chăm sóc gia đình ra sao:
• Liệu chàng có thích dành thời gian cho gia đình hơn kiếm tiền?
• Chàng có những kế hoạch gì cho sự nghiệp và cho con cái?
• Chàng có làm việc 14 tiếng mỗi ngày, đi công tác liên tục và để mặc bạn nuôi dạy con cái?
• Chàng thích bạn đi làm hay ở nhà chăm sóc con cái (hoặc cả hai) khi con còn bé?
• Chàng là người "tham công tiếc việc" hay có ý định nghỉ hưu sớm?
Mưu cầu sống còn
Hãy tìm hiểu xem chàng đã làm gì trong những thời điểm khó khăn, khi túng thiếu tiền bạc. Chàng sẽ hành động tương tự nếu lại gặp phải khó khăn về kinh tế. Nếu chàng lớn lên trong một gia đình nghèo khó hoặc được cho rất ít tiền trong thời niên thiếu, có thể khi lớn lên, chàng sẽ sống trong trạng thái "mưu cầu tồn tại" và tính toán kỹ lưỡng trong việc chi tiêu. Ngược lại, chàng sẽ có thói quen tiêu xài hoang phí khi trưởng thành.
NHU CẦU TÌNH DỤC
Tình dục là yếu tố cốt lõi của hôn nhân bởi đây là nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người. Điều quan trọng là bạn phải biết được mức độ nhu cầu tình dục của chàng để so sánh với bản thân mình. Chẳng hạn, nếu chàng là người có nhu cầu tình dục cao hơn bạn, chàng sẽ chủ động trong chuyện gối chăn. Ngược lại, nếu bạn là người có nhu cầu cao hơn, bạn sẽ phải lèo lái cuộc ái ân của cả hai. Một người đàn ông có nhu cầu tình dục cao thường có khả năng chịu đựng những khuyết điểm của bạn cao hơn, tỏ ra rộng lượng và tử tế hơn. Nói tóm lại, họ luôn ở trạng thái cần. Người phụ nữ có nhu cầu tình dục thấp hơn thường được đòi hỏi nhiều hơn, dù đó là đòi hỏi chàng giúp đỡ việc nhà, chịu đựng các thói tật của mình cũng như có quyền quyết định nhiều hơn so với chàng. Nếu muốn được thỏa mãn trong chuyện gối chăn nhiều hơn, chàng sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn cũng như hy sinh nhiều hơn.
Lý tưởng nhất là trường hợp cả hai có nhu cầu tình dục tương đồng nhau. Tuy nhiên, thực tế thì chẳng có cặp nào là hoàn toàn tương thích với nhau về mặt này cả. Người có nhu cầu thấp hơn sẽ nắm quyền bởi người kia sẽ phải từ bỏ quyền lợi của mình để được thỏa mãn tình dục.
MỤC TIÊU THÀNH ĐẠT VÀ NHỮNG ĐIỀU TỐI KỴ
Mục tiêu thành đạt là điều không thể bỏ qua hay nhượng bộ. Thường thì chúng bao gồm tiền bạc, quyền hạn, uy tín, danh vọng và thành tựu. Nếu mục tiêu thành đạt của bạn và chàng khác nhau, có thể cả hai sẽ có mâu thuẫn và gây nguy hại cho mối quan hệ đôi bên.
Nếu bạn và chàng không tìm được tiếng nói chung về mục tiêu thành đạt, hãy chấm dứt mối quan hệ đôi bên và tiếp tục tìm kiếm đối tượng mới. Nếu bạn cản trở con đường sự nghiệp của chàng hoặc nếu chàng chấp nhận từ bỏ chúng vì bạn, nghĩa là hôn nhân của bạn đã tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ ngay từ đầu. Ngay cả bạn cũng vậy, đừng bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu về điều tối kỵ của chàng, tức là những điều mà chàng ghét. Không nhất thiết hai bạn phải hoàn toàn hòa hợp ở điểm này. Tuy nhiên, nên tránh trường hợp điều bạn ghét cay ghét đắng lại chính là "ước mơ vươn tới" của chàng.
Cả hai nên có những mục tiêu và điều tối kỵ chung, trong đó bao gồm cả quan điểm, thái độ đối với các vấn đề tiền bạc, sự nghiệp, phong cách sống, uy tín và danh vọng. Cuộc hôn nhân của bạn sẽ bền vững và hạnh phúc hơn nếu cả hai có cùng quan điểm về những điều này.
Vị thế, quyền lực và uy tín
Đàn ông luôn muốn mình ngang bằng hoặc vượt trội những người khác trong gia đình về mặt vị thế, quyền lực lẫn uy tín. Nếu cha của chàng là một giám đốc, chắc chắn chàng đã lớn lên trong suy nghĩ rằng mình sẽ trở thành một ông chủ trong tương lai. Hoặc cũng có thể chàng lớn lên trong một gia đình có truyền thống nối dõi và mọi người đều mong mỏi chàng tiếp tục trở thành một luật sư, phi công, sĩ quan quân đội, chính trị gia, bác sĩ, kế toán, nhạc sĩ, nhân viên cứu hộ, cảnh sát, diễn viên... như cha mẹ. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu xem liệu bản thân chàng và gia đình đã có sân những dự định như thế hay không, đồng thời bản thân bạn có ủng hộ ước muốn đó của họ hay không. Bởi có thể chàng không chịu đánh đổi việc cưới bạn bằng niềm tự hào của gia đình về mình.
Ngay từ khi mới quen, hãy chú ý tìm hiểu xem những quan điểm sống lẫn truyền thống gia đình của chàng là gì. Nếu may mắn được tiếp cận với gia đình chàng từ sớm, bạn có thể quan sát cách phản ứng của chàng trước những kỳ vọng của gia đình. Nếu họ muốn chàng trở thành cảnh sát, họ cũng sẽ muốn bạn phải thích nghi với vai trò của một người vợ cảnh sát và có thể sẽ phản đối bạn nếu bạn không ủng hộ điều đó.
Nếu người yêu của bạn từng phải trải qua một tuổi thơ bất hạnh, có thể anh ấy sẽ cần đến một vị trí được trọng vọng trong xã hội để tự tin vào giá trị của bản thân và sẽ làm mọi thứ để đạt được điều đó. Khi đó, anh ấy sẽ cần đến sự ủng hộ toàn diện của bạn.
Tôn giáo
Đối với một số nam giới, tôn giáo được xem như mục tiêu cao cả nhất trong cuộc đời họ. Nếu một người đàn ông sinh ra với niềm tin mình sẽ trở thành người cứu rỗi, anh ta sẽ không bao giờ cưới một kẻ ngoại đạo không có đức tin trừ khi anh ta cảm thấy mình có trách nhiệm phải "cứu rỗi" người phụ nữ đó. Nếu bạn là một kẻ ngoại đạo và chàng không còn muốn "cứu rỗi" bạn thì khi đó, bạn sẽ bị loại khỏi cuộc hôn nhân với chàng. Nếu chàng từng lớn lên trong một cộng đồng tôn giáo nhưng giờ đây lại không thuộc một tôn giáo nào, rất có thể chàng vẫn giữ những tập tục cũ. Có thể chàng sẽ đòi hỏi vợ và cả gia đình tương lai của mình phải cư xử theo những tập tục tôn giáo mà chàng từng được nuôi dạy. Hãy tìm hiểu xem chàng mong đợi điều gì ở bạn về vấn đề này trước khi quyết định lấy chàng.
Yếu tố thể chất
Hầu hết nam giới đều biết rõ họ thích một người phụ nữ có những đặc điểm thể chất như thế nào, cũng giống như yêu cầu của bạn về một người đàn ông vậy. Bạn cần biết rằng, có nhiều đàn ông đề ra những tiêu chuẩn về thể chất bất di bất dịch đối với người bạn đời của mình. Điều này nghe thật khó tin nhưng sự thật là thế. Có người quan tâm đến đôi chân, có người lại để ý đến số đo các vòng. Khi trò chuyện với chàng, bạn nên tìm hiểu xem chàng thích gì ở một người phụ nữ. Nếu bạn khác hẳn với tiêu chuẩn của chàng, thể nào chàng cũng tỏ thái độ. Sớm muộn gì chàng cũng sẽ đi tìm kiếm những điều bạn không có ở nơi khác.
Kiến thức thực tiên
Nhiều chàng trai muốn người vợ tương lai của mình phải có kiến thức thực tiễn trong việc điều hành gia đình. Họ thường muốn bạn vun vén khéo léo như mẹ của họ. Về phía mình, bạn cũng cần có kiến thức này để cuộc sống chung của cả hai được vui vẻ và giảm thiểu xung đột. Sau đây là một số điều mà đàn ông mong muốn ở phụ nữ:
Biết sắm sửa chu đáo cho gia đình
Biết thay mới bàn cầu bị gãy
Biết sơn một căn phòng
Biết sử dụng các thiết bị gia dụng
Biết giao tiếp với các thầy cô giáo của con cái
Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng
Nhớ kích cỡ quần áo và chăm chút cho vẻ ngoài của chàng
Biết rõ những người bán hàng ở gần nhà và cách liên hệ với họ khi cần
• Biết cách làm việc với những người bán hàng khi mua phải món hàng không vừa ý
• Biết cách chăm sóc thú nuôi trong nhà
Trình độ giáo dục
Một số đàn ông chỉ thích phụ nữ có trình độ. Điều này đặc biệt đúng nếu gia đình họ coi trọng sự giáo dục. Nếu bạn không đạt được trình độ học vấn bằng những phụ nữ trong gia đình chàng, hãy đi học thêm để nâng cao kiến thức hoặc chấp nhận một thực tế rằng bạn và chàng đang có những mục tiêu mâu thuẫn nhau.
Phong cách sống
Các chàng trai thường hành xử theo thói quen, và bạn chỉ có thể thay đổi được một số thói quen của họ mà thôi. Bạn hãy quan sát sở thích ăn uống, giải trí, quan điểm chính trị, các con vật nuôi, thói quen giữ vệ sinh cá nhân lẫn phong cách ăn mặc để từ đó xác định xem đâu là thói quen "cố hữu" của chàng.
CƯỜNG ĐỘ NĂNG LƯỢNG
Mỗi người có một cường độ năng lượng khác nhau và sự khác biệt đó rất quan trọng. Ở đây, tôi muốn nói đến cường độ năng lượng hoạt động nói chung chứ không chỉ riêng về mặt tình dục. Đó có thể là cường độ năng lượng dùng trong những sinh hoạt thường nhật, tập luyện thể thao, nấu nướng, đi dạo... Vì thế, bạn cần biết rõ cường độ năng lượng của chàng và của bạn như thế nào. Lý tưởng nhất là cường độ năng lượng của cả hai tương đồng nhau. Nếu không, người năng động hơn sẽ cho rằng người còn lại khù khờ, chậm chạp. Trong khi đó, người ít năng động hơn lại thấy người kia lăng xăng thái quá.
Sự chênh lệch về cường độ năng lượng có thể gây ra rắc rối khi một người thì thích hoạt động trong khi người còn lại thì không. Người có cường độ năng lượng cao có thể không cần ngủ hay nghỉ ngơi nhiều và muốn được vận động thường xuyên. Những người này thường muốn bạn đời của mình cùng tham gia các hoạt động thường nhật và xem sự từ chối của bạn đời là thái độ xa lánh chứ không đơn thuần là do thể chất yếu. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây hại cho hôn nhân, khiến cả hai cảm thấy chán nản và giận dữ nếu nó cứ tái diễn trong thời gian dài.
Hãy quan sát cường độ năng lượng của chàng để quyết định xem liệu cả hai có phù hợp với nhau không. Nếu chênh lệch, hãy nghĩ cách để người có cường độ năng lượng cao hơn cảm thấy thoải mái. Tốt nhất là người đó nên tập thể dục hoặc đảm nhận những việc lặt vặt trong gia đình để tiêu hao năng lượng!
CHÀNG MUỐN GÌ Ở NGƯỜI BẠN ĐỜI?
Đàn ông lấy vợ vì nhiều lý do, chẳng hạn như để có người bầu bạn, để thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc để tìm người mẹ phù hợp cho các con của mình. Nhưng bạn cần nhớ rằng mỗi người đàn ông có một tiêu chuẩn riêng về người phụ nữ "tốt" và "phù hợp" với họ. Khi bạn quan tâm đến một anh chàng nào đó, hãy tìm hiểu các tiêu chuẩn mà anh ta dùng để đánh giá và chọn lựa người bạn đời của mình. "Có người bầu bạn" đôi khi được hiểu theo nghĩa là chàng cần một người chạy bộ chung mỗi sáng, một đầu bếp khéo léo hoặc một cộng sự ăn ý trong công việc. Hãy tìm hiểu cụ thể những điều chàng nghĩ.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên đôi chút khi phát hiện ra rằng những gì người đàn ông nói và những gì họ thật sự nghĩ về hình ảnh người vợ tương lai lại khác xa nhau. Khi đã phát hiện ra những mong muốn thật sự của chàng, bạn sẽ biết cách cư xử với chàng đúng mực hơn.
Bạn hiểu chàng đến đâu?
Sau khi đã dành một thời gian tìm hiểu chàng, hãy kiểm tra lại xem bạn hiểu về chàng chính xác và đầy đủ đến mức nào. Liệu bạn có đoán được phản ứng của chàng trong hầu hết các tình huống? Hãy đặt ra các tình huống giả định và hỏi xem chàng sẽ làm gì, sau đó so sánh với điều bạn tiên đoán. Liệu bạn có biết tất cả những mục tiêu của đời chàng hay chưa? Bởi vì tất cả những quyết định quan trọng nhất của bạn đều sẽ phải dựa trên những gì bạn biết được về chàng thông qua quá trình tìm hiểu, phỏng vấn này. Hãy xác định cụ thể và chính xác bằng cách thỉnh thoảng kiểm tra các tiên đoán của bạn xem chúng đúng hay sai.
NHỮNG DẠNG ĐỀ TÀI NÊN TRÁNH!
Có bốn dạng đề tài mà bạn nên tránh vì chúng chỉ làm mất thời gian của bạn và của chàng. Đó là tin đồn, đề tài riêng tư, chuyện vặt vãnh và những lời thái quá.
1. Tin đồn
Lắng nghe một người đàn ông nói về những tin đồn sẽ chẳng giúp ích được gì cho bạn bởi chúng không truyền tải các mục tiêu và quan điểm sống của chàng. Những câu chuyện đó cũng không giúp bạn hiểu được các mối quan hệ của chàng với mọi người chung quanh. Hãy cố hướng câu chuyện trở lại cuộc sống của chính bản thân chàng.
2. Đề tài riêng tư
Hãy tránh đề cập đến các đề tài có liên quan đến cuộc sống riêng của bạn, những điều mà bạn không muốn chia sẻ với chàng. Chẳng hạn, nếu bạn là một cô giáo trong khi chàng không hề hoạt động trong ngành giáo dục, vậy thì đừng nói với chàng về những học trò của bạn. Cũng đừng kể với chàng về kiểu tóc mới của sếp bạn, những món quà mà cô bạn thân của bạn nhận được trong ngày cưới hay những rắc rối của bà dì của bạn. Nói chung, chàng không thích câu chuyện của những người mà chàng không hề biết, trừ khi đó là các nhân vật nổi tiếng. Nếu những người đó quan trọng với bạn, hãy giới thiệu họ với chàng.
3. Chuyện vặt vãnh
Hạn chế nói về những chuyện vặt vãnh. Đó là những chuyện không hề ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và chàng. Nếu một người cứ mãi nói về những chuyện vặt vãnh thì chẳng hay ho gì, vì như thế có nghĩa anh ta chẳng có suy nghĩ gì khác trong đầu hoặc không thể tiết lộ bản thân với bạn hoặc đang muốn che giấu điều gì đó. Hãy hỏi anh ấy: "Chuyện này có ảnh hưởng gì đến anh không?" để khéo léo đưa câu chuyện trở lại vấn đề của bản thân anh ấy.
4. Những lời thái quá
Hãy kiểm tra lại mục đích của chàng khi chàng kể cho bạn nghe câu chuyện thái quá mà bạn biết là không có thật. Bạn có thể nói với chàng rằng bạn biết chuyện này không có thật nhưng bạn vẫn thấy chàng rất thú vị. Nếu chàng phóng đại câu chuyện đến mức phi lý, chàng sẽ ngại không dám gặp lại bạn. Dĩ nhiên là bạn không muốn như thế, phải không? Nhưng thậm chí, ngay cả trong trường hợp những gì chàng nói là không có thật hoặc thái quá, thì bạn vẫn thu thập được nhiều thông tin quý giá về chàng. Sự cường điệu và những lời nói dối đó cho bạn biết những điều anh ấy ước muốn và coi trọng. Đây chính là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết mục tiêu thành đạt của anh ấy.
MỘT VÍ DỤ VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Có lần, một nhà du hành vũ trụ rất điển trai cùng vợ, vốn là một phụ nữ rất lặng lẽ và không có gì nổi bật trong cặp mắt kính dày cộm và phải dùng đến máy trợ thính, đã có mặt tại cuộc nói chuyện của tôi. Sau buổi nói chuyện, tôi đã hỏi nhà du hành vũ trụ đó rằng điều gì ở vợ đã khiến anh cảm thấy cuốn hút. Và câu trả lời của anh là: "Chưa từng có ai lắng nghe tôi chăm chứ và thích thứ như nhà tôi". Sau đó, tôi bèn hỏi người vợ làm thế nào chị có thể trở thành một người biết lắng nghe tuyệt vời như thế. Câu trả lời của chị khiến cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghĩ lại, tôi đều bật cười: "À, chị thấy đó. Thị giác và thính giác của tôi đều rất kém. Khi mới quen ông xã, tôi quá kiêu ngạo nên không muốn mang kính. Vậy nên dù nhìn chằm chặp vào miệng anh ấy đang nói nhưng tôi vẫn không biết anh ấy đang nói gì. Thế là tôi cứ phải tiến đến gần anh ấy hơn và không bao giờ rời mắt khỏi anh ấy cả".
CÒN VỀ BẢN THÂN BẠN THÌ SAO?
Nếu một người đàn ông tạo được ấn tượng với bạn, có thể bạn sẽ muốn chia sẻ với anh ấy những suy nghĩ sâu xa của mình ngay khi mới quen nhau. Nhưng hãy khoan đã! Đừng vội tiết lộ quá nhiều về bản thân bạn cho anh ấy biết, vì năm lý do sau đây:
1. Đừng mất công kể về bản thân cho đến khi nào bạn đã xác định rõ đây là một nửa đích thực của đời mình. Hãy còn rất nhiều thời gian để bạn chia sẻ với chàng những suy nghĩ và con người của mình, nếu chàng qua được giai đoạn tìm hiểu sâu và mối quan hệ của cả hai vẫn được duy trì. Chắc chắn bạn sẽ phải loại bỏ 9 trên 10 người đàn ông mà bạn gặp gỡ. Vì thế, chỉ nên kể cho ứng viên còn lại những suy nghĩ riêng tư của mình.
2. Bạn có thể sẽ khiến ứng viên hoảng sợ và bỏ chạy vì biết quá rõ về bạn ngay từ đầu. Hãy để dành một số đề tài, bao gồm những hy vọng và ước mơ của bạn, để chia sẻ với chàng khi cả hai đã thật sự gắn bó với nhau.
3. Nếu có thể đợi đến khi kết thúc giai đoạn tìm hiểu sâu về chàng, bạn sẽ biết được chàng cần những gì. Khi đó, bạn sẽ có thể chú trọng đến những yêu cầu thiết yếu nhất của chàng về một người vợ.
4. Nếu tiết lộ quá sớm về bản thân, có thể bạn đã vô tình cung cấp thông tin để chàng biết cách rào đón và dùng những lời lẽ hợp ý bạn trong khi thực tế bản chất, mục tiêu và quan điểm sống của chàng hoàn toàn không như thế.
5. Nếu mang đến được cho chàng cảm giác thoải mái khi chia sẻ lúc mới quen nhau, chàng sẽ dễ dàng dành cho bạn tình cảm đặc biệt hơn. Việc bạn sớm tiết lộ về mình sẽ có thể làm gián đoạn câu chuyện của chàng cũng như cản trở xu hướng phát triển tình cảm của chàng dành cho bạn.
Hãy chuẩn bị để thể hiện cho chàng thấy rằng bạn là người phụ nữ mà chàng đang đi tìm, nhưng đừng vội thể hiện điều đó. Hãy biết chờ đợi. Nếu mục tiêu của bạn là tìm một người chồng, hãy chuẩn bị một "cuộc đấu giá bán hàng" dành riêng cho anh ấy. (Phần này sẽ được trình bày kỹ hơn ở chương 12).