AcoS - Advertising Cost of Sales: (AcoS = (Chi phí quảng cáo/ Doanh thu) x 100%). Khi chạy quảng cáo, sẽ có quảng cáo mang lại doanh thu nhưng cũng có quảng cáo thì không mang lại một đồng doanh thu nào. Tỷ lệ này được tính bằng chi phí quảng cáo chia cho doanh thu thu được qua những quảng cáo đó. Tỷ lệ thể hiện dưới dạng phần trăm. Với những chiến dịch quảng cáo có hiệu quả, AcoS sẽ không quá 30%.
Arbitrage - kiếm lời chênh lệch giá (mua rẻ bán đắt): Hoạt động mua hàng online hoặc mua từ cửa hàng với giá rẻ rồi bán qua FBA của Amazon với giá cao hơn và hưởng chênh lệch giá. Với trường hợp này việc mua và bán diễn ra gần như trong cùng một thời điểm nên gần như không có nhiều rủi ro.
ASIN (Amazon Standard Identification Number ) - mã sản phẩm: Số hiệu đặc biệt của Amazon dùng để nhận dạng sản phẩm trong catalog.
BSR (Best Seller Rank) - thứ hạng người bán: Nó là hệ số được Amazon sử dụng để cho biết độ phổ biến của một sản phẩm. Trong đó nếu một sản phẩm có BSR là 1, tương đương với việc đó là sản phẩm bán chạy nhất trong danh mục. Một sản phẩm khác có BSR là 1000 nghĩa là nó bán chạy thứ 1000 trong danh mục đó.
Bullets - các đặc tính sản phẩm: Bạn có 5 dòng để miêu tả hoặc liệt kê các tác dụng của sản phẩm, các đặc tính này được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng, đây được gọi là các bullets của bạn.
Buy Box: Là phần giao diện quanh khu vực nút bấm “Add to Cart”. Nếu bạn dành được “Buy box” tương đương với việc bạn sẽ trở thành nhà cung cấp mặc định cho sản phẩm này. Khi khách hàng click vào “Add to cart” cũng có nghĩa rằng bạn đã bán thêm được một đơn hàng cho sản phẩm đó. (Những nhà cung cấp khác có thể cũng sẽ xuất hiện phía dưới bạn, tuy nhiên phần lớn người mua hàng sẽ lựa chọn việc ấn “Add to cart” để mua sản phẩm.) Tiêu chí để chọn ra “Buy box” được kết hợp giữa giá thấp, lượng hàng dự trữ, những lựa chọn vận chuyển và phản ánh từ dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu bạn không dành được “Buy box” thì đồng nghĩa với việc Amazon chưa chạy quảng cáo dành cho bạn và việc bán hàng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.
Conversion - Tỷ lệ chuyển đổi: Một thuật ngữ trong bán hàng thường được dùng để đo lường người mua hàng. Người ta nhắc đến thuật ngữ này trong quảng cáo, dùng để chỉ tỷ lệ người nhìn thấy quảng cáo của bạn (hoặc bấm vào quảng cáo) sau đó tiếp tục đi xa hơn để thực hiện hành động trên quảng cáo - có thể là mua một sản phẩm, đăng ký vào danh mục email hoặc một mục tiêu nào đó khác. Đây là tỷ lệ nói lên sự thành công của một quảng cáo.
CTA (Call to action) - kêu gọi hành động: Một thuật ngữ marketing quá quen thuộc về việc kêu gọi người đọc (quảng cáo) thực hiện một hành động gì đó. Ví dụ “Hãy mua ngay!” hay “Bấm vào nút này để đặt hàng của bạn”.
FBA (Fulfillment by Amazon) - dịch vụ hậu cần bởi Amazon: Tên gọi của dịch vụ, trong đó Amazon sẽ cho phép bạn gửi sản phẩm trong kho của họ và đồng thời vận chuyển giúp bạn khi có đơn hàng. Amazon cũng cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng như một phần của gói FBA.
FBM (Fulfilled by Merchant) - hậu cần bởi người bán: Trong lựa chọn này người bán hàng sẽ trực tiếp vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng (không sử dụng FBA).
Feedback - những phản hồi từ phía người mua hàng về người bán: Những phản hồi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng bán hàng của bạn. Một lưu ý, feedback là những phản hồi về người bán, khác với review (nhận xét) là những phản hồi về sản phẩm.
FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit) - hệ thống mã nhận dạng sản phẩm: Hệ thống mã của Amazon để lưu thông tin về tên sản phẩm, nhận diện thiết kế và ai là người bán chúng.
FOB (Free On Board) - điểm miễn trừ trách nhiệm người bán: Thuật ngữ này để chỉ thời điểm nhà cung cấp hoàn thành nghĩa vụ của mình và từ điểm đó bạn sẽ là người chịu trách nhiệm. Ví dụ: nếu đó là FOB đến USA, nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng tới cảng hoặc sân bay USA, và từ đó bạn sẽ lo việc vận chuyển về địa điểm mong muốn.
Impression - mức độ hiển thị: Thuật ngữ này để chỉ một lần quảng cáo đến được với khách hàng. Nếu khách hàng nhìn thấy quảng cáo đó hai lần, điểm impression sẽ là 2.
Keyword - từ khoá: Đây là từ hoặc cụm từ mà một khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn. Ví dụ “dụng cụ ép tỏi” hoặc “kệ xếp đồ bằng nhựa”.
Keyword Stuffing - dồn thật nhiều từ khoá vào tên sản phẩm hay phần miêu tả sản phẩm để đẩy thứ hạng các từ khóa lên: Mẹo này khá hiệu quả trên Google vài năm trước đây và hiện tại vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên thời điểm hiện tại nó không còn hiệu quả trên Amazon thậm chí nó có thể làm khách hàng tiềm năng khó chịu.
Listing - trang sản phẩm của bạn trên Amazon: Trang này bao gồm một tiêu đề hoặc tên sản phẩm, ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm và bất kì phản hồi nào từ khách. Listing cũng có thể chỉ hành động đăng sản phẩm.
MOQ (Minimum order quantity) - mức đặt hàng tối thiểu: Lượng hàng đặt tối thiểu mà nhà cung cấp chấp nhận. Ví dụ, một nhà cung cấp có thể sẽ yêu cầu bạn đặt ít nhất 1,000 sản phẩm một lần.
PPC (Pay per click) - trả tiền theo số click: Một mô hình quảng cáo mà bạn sẽ trả tiền mỗi lần có ai click vào quảng cáo của bạn. Nếu quảng cáo hiển thị mà không ai ấn vào, bạn không phải trả tiền.
Private Label - nhãn hàng riêng: Ra mắt một sản phẩm với thương hiệu riêng của bạn để bạn có thể kiểm soát được danh sách mặt hàng và nguồn cung cấp.
Review - phản hồi: Bình luận hoặc những lời khuyên được người mua viết về sản phẩm (giống phản hồi được kiểm chứng). Review có thể là text, ảnh hoặc video.
SKU (Stock Keeping Unit) - số hiệu giám sát kho hàng: Một số hiệu nhận dạng bằng kí tự chữ và số để giám sát sản phẩm nhằm quản lý kho hàng. Ở Amazon, bạn có thể tạo ra SKU cho từng sản phẩm mà bạn bán hoặc Amazon sẽ làm giúp bạn. Bạn sẽ có SKU của riêng mình. Nếu có ai đó bán một sản phẩm y hệt, họ sẽ phải dùng SKU khác.
Sourcing - nguồn hàng, nhà cung cấp: Tìm người cung cấp phù hợp về mặt giá cả, chất lượng và các chỉ tiêu khác và chuyển hàng tới cho bạn để bạn bán hàng.
Spend: Con số này thể hiện số tiền mà bạn đã dành cho một quảng cáo cụ thể nào đó.
Sponsored Products - sản phẩm được quảng cáo: Dịch vụ trả tiền theo số click của Amazon, bạn có thể sử dụng để tác động lên số người vào xem trang sản phẩm trên Amazon.
TT (Telegraphic Transfer ) - điện chuyển tiền: một hình thức thanh toán quốc tế.
UPC (Uniform Product Code) - mã sản phẩm thống nhất: Đây là một dãy số được sử dụng tại Mỹ để đánh dấu riêng một sản phẩm. Mã này thường hiện thỉ dưới dạng mã vạch.
Verified Review - phản hồi được xác nhận: Phản hồi từ một người mua sản phẩm qua Amazon. Những phản hồi này được đánh giá cao hơn và có sức nặng hơn đối với thứ hạng mà Amazon xếp cho sản phẩm.