Quan niệm “nghiệp” trong Phật giáo chỉ tất cả những hành vi cử chỉ, được thể hiện thông qua hoặc là ngôn ngữ hoặc là suy nghĩ hoặc là hành động, bởi vậy chúng ta khởi tâm suy nghĩ điều khiển cơ thể hoạt động như giơ tay giơ chân đều được xem là chúng ta đang tạo nghiệp.
Con người không thể không tạo nghiệp, nhưng có thể ngăn chặn bản thân mình không tạo thêm nghiệp chướng, bởi nghiệp chướng sẽ tạo chướng ngại đối với những việc vốn có mà mình nên làm, những ý định mà mình đang nghĩ, những lời mình nên nói, khiến cho con người tiến thoái lưỡng nan.
Gọi “tạo chướng ngại” chỉ hành vi, lời nói, ý nghĩ của mình khiến cho người khác buồn phiền, gây khó khăn cho chính mình; cũng có thể nói, do nguyên nhân của chính bạn mà tạo ra những tổn thất về thời gian, năng lực, tài sản của mình, từ đó khiến cho công việc không được tiến hành thuận lợi, đó chính là chướng ngại.
Hơn nữa khi bạn gây ra những tổn thất hay làm hại người khác, họ sẽ đòi lại công bằng, yêu cầu phải bồi thường, họ giống như “chủ nợ” của bạn và bạn chính là người vay nợ. Nếu như bạn có nhiều lỗi với mọi người, lại thường xuyên làm hại nhiều người, như vậy, bản thân bạn sẽ thường xuyên gặp phải chướng ngại, những thứ đó đều là nghiệp chướng.
Làm thế nào để không tạo nghiệp chướng, tránh nhận báo chướng?1. Chỉ cần suy nghĩ, hành động của chúng ta đều mang lại lợi ích cho người, cho mình sẽ không thì bạn sẽ không tạo nghiệp chướng và nhận báo chướng nữa.
1 Nghiệp chướng, báo chướng và sở tri chướng được gọi là tam chướng, trong đó nghiệp chướng chỉ những lỗi lầm mình đã và đang tạo, báo chướng là hậu quả phải gánh chịu của lỗi lầm đã tạo, sở tri chướng chỉ những chướng ngại do sự hiểu biết của mình, đến một mức độ nào đó, chính sự hiểu biết, kiến thức của mình cũng được xem là chướng ngại. (ND)
Tuy nhiên chúng ta thường rất ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, không quan tâm đến người khác. Hẹp hòi, ích kỉ của cái tôi nhỏ bé thực chất là sự ngu xuẩn, thậm chí còn cho rằng khi người khác tổn thất thì cái lợi kia sẽ thuộc về mình, không biết rằng những hành vi như chỉ mang lại cái lợi ngắn ngủi trước mắt những sẽ có hại lâu dài về sau cho mình. Những việc làm thể hiện lòng hẹp hòi, ích kỉ của mình không chỉ làm hại người mà còn làm hại cả chính mình, vì vậy đó là một sự ngu xuẩn.
Ví dụ trong cuộc sống tập thể, nếu tôi vứt hết rác của mình ra chỗ của người khác, chỉ quan tâm đến môi trường xung quanh mình, trong thời gian ngắn dường như có lợi cho mình, nhưng thời gian trôi đi, hơi thối ở bên cạnh mình sẽ bay đến, đồng thời sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nơi mình ở. Hơn nữa, tôi vứt rác vào chỗ người ta, người ta cũng có thể vứt rác vào chỗ mình, hai bên cùng tạo ra sự phiền nhiễu, đối địch, kết quả vừa không nhận được sự đền bù, ngược lại lại gây ra những tổn hại, vì vậy với cái tôi ngu xuẩn, ích kỉ hẹp hòi như vậy là cái mà chúng ta cần phải rũ bỏ đi.
Tuy nhiên khi chúng ta rũ bỏ đi cái tôi hẹp hòi, ngu xuẩn thì đồng thời cũng cần đề cập đến “cái tôi công đức”. Gọi là “cái tôi công đức” để chỉ những việc làm chí công vô tư, cái tôi vì người khác chứ không phải vì chính mình, thoạt nhìn dường như mình không có được lợi ích gì, thực chất khi chúng ta nghĩ đến người khác, cả bản thân mình cũng bao hàm ở trong đó, không tự tư ngược lại đó là cách đối nhân xử thế tốt nhất, an toàn nhất.
Giúp đỡ tất cả chúng sinh, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời bản thân mình cũng có được sự thanh thản về tâm hồn, đó chính là cảnh giới của “cái tôi to lớn” (đại ngã). Ở tầng sâu hơn đó chính là “vô ngã”. “Vô ngã” trong Phật pháp chỉ việc làm không so đo tính toán đối với tất cả công đức mà tôi đã làm, cũng có thể nói, tôi đã bỏ ra tất cả để giúp đỡ mọi người, nhưng trong lòng mình không mong được đền đáp, tôi chỉ làm những việc mà tôi nên làm, sau khi làm xong sẽ không cần phải nghĩ nhiều, không cần nói nhiều, trong lòng không chút bận tâm, đó chính là vô ngã.
Điều đó giống như Phật, Bồ-tát dựa vào trí tuệ, từ bi để phổ độ chúng sinh, chính là dùng trái tim thanh tịnh, không hoen ố, vô điều kiện để giúp đỡ tất cả mọi người. Phật, Bồ-tát vì luôn luôn nghĩ cho lợi ích của chúng sinh, vì vậy không bao giờ tạo ra những chướng ngại, vì không có chướng ngại nên công đức và sức mạnh của Phật, Bồ-tát rất lớn, không chỉ ở trên thế giới này, trong thời gian vô tận, không gian vô cùng của mười phương ba đời đâu đâu cũng tồn tại, lúc nào cũng có.
Phật, Bồ-tát dựa vào trí tuệ để giải quyết vấn đề gọi là “tuệ nghiệp”, lấy từ bi để giúp người được gọi là “phúc nghiệp”, mặc dù đó đều là nghiệp, nhưng những nghiệp này sẽ không tạo ra chướng ngại, ngược lại có thể làm tăng thêm công đức cho chúng ta, khiến cho mọi thứ đều thuận lợi. Nhờ có “tuệ nghiệp” và “phúc nghiệp” chúng ta cảm thấy tự tại ở bất cứ nơi đâu, đó chính là điều chúng ta nên học tập, hơn nữa đó cũng là điều mà mọi người để có thể học được.