Nếu bạn chưa biết Philip Fisher là ai thì có thể hiểu đơn giản rằng: ông là “thầy” của Warren Buffett.
Vì sao?
Buffett từng chia sẻ rằng chiến lược đầu tư của ông là sự kết hợp giữa Benjamin Graham và Philip Fisher.
Chiến lược của Philip Fisher tập trung vào những cổ phiếu tăng trưởng.
Cụ thể là…
…những công ty có doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao liên tục trong nhiều năm (thường > 15%/năm).
Trong cuốn “Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” của mình ông đưa ra 15 chỉ tiêu để xác định 1 cổ phiếu tăng trưởng.
Đối với những chỉ tiêu định lượng, ông tập trung vào 3 yếu tố chính:
Tăng trưởng doanh thu ở mức cao
Biên lợi nhuận ổn định ở trên mức trung bình
Tỷ lệ Price-to-Earnings growth rate (PEG) ở mức thấp
Các chỉ tiêu cụ thể trong phương pháp lọc của Philip Fisher:
#1. Sales 5Y CAGR > Sales 5Y CAGR Median
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty trong 5 năm gần nhất phải lớn hơn mức trung bình tốc độ tăng trưởng doanh thu của toàn thị trường.
#2. Doanh thu tăng trưởng trong 2 năm gần nhất
#3. Net income margin > Net income margin Median
Biên lợi nhuận sau thuế của công ty lớn hơn mức trung bình của toàn thị trường.
#4. Tỷ lệ PEG (5Y Growth) < 0.5
Tỷ lệ Price-to-Earnings growth rate nhỏ hơn 0.5. Trong đó Earnings growth rate được tính cho 5 năm gần nhất.
#5. Sắp xếp tỷ lệ PEG theo thứ tự tăng dần
Tỷ lệ PEG càng nhỏ thể hiện cổ phiếu có mức định giá càng hấp dẫn.
Chú ý quan trọng khi sử dụng bộ lọc
Các chỉ tiêu ở trên chỉ mới phản ánh các yếu tố định tính mà Philip Fisher nhắc đến.
Các tiêu chí định tính như sở hữu của các cổ đông tổ chức, năng lực của Ban điều hành… chưa được tính đến.
Do đó.
Tôi khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng kết quả từ bộ lọc như những ý tưởng về cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng.
Hãy thực hiện các phân tích định tính cần thiết khác trước khi quyết định mua 1 cổ phiếu từ danh sách này.