“Người thân và bạn bè đã ân cần trao tặng hay tử tế làm điều này cho chúng ta. Họ nên thực hiện các nghi thức cho người quá cố, không nên khóc lóc hay than thở vì đau buồn, bởi lẽ làm như vậy sẽ chẳng có gì tốt cho người đã khuất mà chỉ khiến cho người ấy sẽ vẫn ở mãi trong trạng thái cũ. Những việc cúng dường mà chúng ta đã làm, được thiết lễ tốt đẹp trong tăng đoàn sẽ mang lại lợi ích cho người quá cố một thời gian dài trong phạm vi có thể (tùy từng trường hợp). Công đức to lớn mà chúng ta làm được khi thực hiện nghĩa vụ với tư cách là người thân của người quá cố thông qua việc thờ cúng họ theo kiểu thờ phụng đầy phước báo này sẽ hộ trì mạnh mẽ cho chư vị Tỳ-kheo”.1
1 “Adāsi me akāsi me nātimitta sakhā ca me, Petanam dakkhinam dajjā pubbe katamanussaram. Na hi runnam va soko vā. Yā vannā paridevanā. Na tam petanam at- thaya, evam titthanti nātayo. Ayanca kho dakkhinā dinnā sanghamhi supatitthitā digharattam hitāyassa thānaso upakappati. So nātidhammo ca ayam nidassito petāna pujā ca katā ulārā, balanca bhikkhunamanupadinnam, tumhehi punnam pasutam anappakanti”.
Nghi thức cuối cùng cho một Phật tử nên đơn giản và có ý nghĩa. Bài kinh Tirokuddha, như được trích dẫn ở trên, đã nêu rõ trách nhiệm của người Phật tử trong một đám tang.
Việc lựa chọn hỏa táng hay chôn cất hoàn toàn là một lựa chọn cá nhân và cũng không có sự ràng buộc nào về việc thi hài nên được lưu giữ bao lâu trước khi chôn cất.
Vào buổi sáng của lễ chôn cất hay hỏa táng, có thể thỉnh các nhà sư đến để tiến hành nghi thức cuối cùng. Nghi thức bắt đầu bằng việc quy y Tam bảo và thọ trì Ngũ giới.
Các nhà sư sau đó sẽ tụng những bài kệ quán chiếu, rồi kết thúc bằng câu: “Các hành pháp là Vô thường”...1
1 Annica vata sankhara
Thường thì y phấn tảo sẽ chỉ được cúng dường tại nơi chôn cất hoặc hỏa táng. Tuy nhiên, nếu các nhà sư không thể có mặt tại nơi chôn cất/hỏa táng thì việc cúng dường y phấn tảo sẽ được tiến hành luôn tại đây. (Gia đình, nếu muốn, cũng có thể cúng dường các vật dụng cần thiết khác).
Vào cuối buổi lễ (tức là sau khi y phấn tảo và các vật dụng cần thiết đã được cúng dường), điều quan trọng là việc hồi hướng công đức phải được thực hiện trong sự tưởng nhớ đến người thân đã ra đi. Việc này được thực hiện bằng cách tụng những câu kệ Pāli sau:
“Con xin đem chia sẻ
Những công đức lành này
Đến thân bằng quyến thuộc
Mong phúc lạc đến họ”1. (3 lần)
1 Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo. Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo. Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo.
Các nhà sư sau đó sẽ đáp tạ bằng cách đọc Kệ tạ ơn (anumodana):
“Như các dòng sông đầy
Đổ về nơi biển cả,
Cũng vậy, vật cúng này
Sẽ về người quá cố.
Những gì con ước nguyện
Sẽ mau chóng thành tựu.
Mọi sở cầu tròn đủ
Như trăng rằm, ngọc ước”1.
1 Yatha vārivahā purā paripurenti sāgaram.
Evameva ito dinnaṃ petānaṃ upakappati.
Icchitam patthitam tumham khippameva samijjhatu.
Sabbe purentu sankappā cando pannaraso yathā mani jotiraso yathā.
Sau đó, quan tài được đóng lại. Khi nâng quan tài lên xe tang, thân nhân của người quá cố nếu muốn thì có thể tích cực tham gia, vì đây là cơ hội cuối cùng để làm một điều gì đó cho thân xác còn lại của người đã khuất. Tại thời điểm này, tất cả chúng ta nên dành một phút mặc niệm bày tỏ sự tôn trọng cuối cùng với người đã khuất.
Lễ đưa tang nên được diễn ra một cách im lặng và có trật tự. Các thành viên trong gia đình thường sẽ đi phía sau xe tang để tiễn đưa người chết. Những người tham gia trong chuyến hành trình cuối cùng này nên quán chiếu về sự vô thường của đời sống và lan tỏa tâm Từ đến thân quyến của người quá cố.
Phụ chú
Y PHẤN TẢO
Tại Thái Lan, Y phấn tảo được đề cập ở trên, đôi khi được gọi là y Sattapakarana (tiếng Thái: Sadappakorn) liên quan đến việc tụng đọc những câu kệ trong bảy bộ A-tỳ-đàm thuộc văn hệ Pāli. Quá trình tiếp nhận y theo truyền thống Thái Lan bao gồm một sợi dây dài để làm lễ hay một dải vải dài kéo từ quan tài hay bình đựng di cốt đến nơi các thầy Tỳ-kheo ngồi. Gia chủ đặt các chiếc y lên trên sợi dây hay dải vải. Các vị Tỳ-kheo chạm tay phải vào tấm vải và tụng bài kệ bằng tiếng Pāli được sử dụng trong lễ này:
“Các Hành pháp vô thường
Tự tính có sinh - diệt
Đã sinh, đều phải diệt
Tịch diệt, chân an lạc”1.
1 Aniccā vata saṅkhārā uppādavayadhamminō
Uppajjitvā nirujjhanti tesaṃ vūpasamō Sukhō.
Trong trường hợp y được đặt trên hay dưới quan tài, một thầy Tỳ-kheo ở gần quan tài nhất sẽ đọc tụng các đoạn kệ nói trên trong khi nhận lấy chiếc y từ trên sợi dây hay dải vải. Đó là đại y phấn tảo2. Có một ghi chép trong Kinh tạng liên quan đến cuộc đời của đức Phật, nói đến việc chính Ngài trong khi cố gắng cải hóa vị ẩn sĩ thờ lửa Uruvela Kassapa ở thôn Uruvelā đã không làm việc này quá câu nệ quy tắc hay nghi thức. Vào lúc ấy, không ngần ngại thêm, Ngài đi thẳng tới cái xác chết nằm ở bãi tha ma, rút lấy mảnh vải bọc xác chết, sau đó giặt, nhuộm và cắt nó ra để may thành một chiếc y cho chính Ngài.
2 Mahāpansukula.
Theo truyền thống Sri Lanka, nghi thức này được gọi là “cúng dường y thay cho người quá cố”1. Một trong các thành viên của gia đình trực tiếp dâng cúng y hoặc vải trắng lên chư vị Tỳ-kheo trước khi hỏa táng hay chôn cất thi thể. Không có quy tắc cứng nhắc nào cho những thủ tục này. Người ta có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.
1 Mataka-vastra pujā.
Sau khi nhận phẩm vật cúng dường, các nhà sư tụng lên lời cảm tạ (anumodanā). Ngay khi các nhà sư bắt đầu tụng, vị cư sĩ đứng đầu hoặc gia chủ sẽ thực hiện nghi thức Dakkhinodaka hay rót nước cúng dường, đây thực sự là một cử chỉ hiến tặng của người Ấn Độ cổ xưa. Người cư sĩ đứng đầu rót nước cúng dường qua ngón trỏ (của một trong hai tay) trong khi hồi hướng một phần công đức thiện pháp cho những người thân đã ra đi. Những câu kệ thường được tụng trong những dịp này là:
“Con xin đem chia sẻ
Những công đức lành này
Đến thân bằng quyến thuộc
Mong phúc lạc đến họ”1. (3 lần)
1 Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo.
Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo.
Idam me nātinam hotu, sukhitā hontu nātayo.
Theo truyền thống, hành động rót nước cúng dường trên đất là sự tái hiện việc nhà tu khổ hạnh Tất-đạt-đa (Siddhartha), vào trước ngày Thành đạo, kêu gọi đất “làm chứng” cho sự tích lũy công đức của Ngài khi Ác Ma (Māra) trong một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng Bồ tát ra khỏi con đường tâm linh của Ngài, đã chỉ trích và lên án rằng Bồ tát đã chẳng làm được việc tốt gì trong quá khứ để xứng đáng với chỗ ngồi của Ngài dưới cội Bồ đề. Bồ tát chỉ đơn giản chạm tay vào đất để ‘kêu gọi đất làm chứng’. Người ta nói rằng, cả quả địa cầu sau đó đã rung chuyển và nổi sấm ầm ầm để làm chứng cho công đức thiện pháp của Bồ tát, rồi Ác Ma vương bị đánh bại.
Mặt đất tượng trưng cho kho công đức của người sùng đạo: giống như đất, công đức của một người luôn hiện hữu để làm chứng rằng người đó đã làm những việc phước đức, ngay cả khi không có một nhân chứng sống nào khác. Đức Phật đã từng ngồi dưới cội Bồ đề, là tên gọi tượng trưng cho bậc Giác ngộ. Điều đó cũng giống như xưng danh bậc Giác ngộ là để chứng minh cho công đức thiện hạnh của Ngài. Nói cách khác, việc rót nước cúng dường dưới gốc cây tượng trưng cho cuộc chiến của Bồ tát chống lại cái ác và đã chiến thắng thành Phật.