Giai đoạn chuyển dạ: Các cơn co khiến cô ấy phải nắm chặt tay và có thể cào thủng chiếc ghế da. Các cơn co sẽ dồn dập để làm cổ tử cung giãn nở và mở ra. Giai đoạn chuyển dạ sẽ kết thúc khi tử cung mở 10cm.
Giai đoạn sinh nở: Giai đoạn này còn được gọi là RẶN. Quá trình rặn có thể kéo dài khoảng 20 phút đến 3 giờ, thậm chí còn hơn thế. Trong giai đoạn này, các cơn co sẽ giảm xuống từ 2 đến 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 đến 1,5 phút. Cô ấy sẽ tiếp tục rặn trong lúc có các cơn co, để giúp đẩy em bé xuống dưới.
Giai đoạn sổ nhau thai: Rất nhiều người không nhận thấy giai đoạn này. Giai đoạn này diễn ra ngay sau khi em bé chui ra ngoài. Giai đoạn này không dồn dập như khi sinh; tử cung nhẹ nhàng co thắt để đẩy nhau thai ra ngoài.
Sau sinh: Sau khi em bé chào đời, tử cung đẩy nhau thai và các màng nhầy trong tử cung ra ngoài.
Nước ối: Nước bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối giống như một thiết bị chống sốc, bảo vệ em bé trong bụng, đồng thời giúp phổi của em bé phát triển.
Quầng vú: Một từ rất hay để anh nói công khai khi anh muốn mọi người xung quanh ngượng ngùng. Đầu vú ở chính giữa bầu ngực và quầng vú chính là quầng đen bao quanh đầu vú. Khi chưa mang bầu, quầng vú có màu hồng hoặc nâu nhưng khi cô ấy mang bầu, quầng vú sẽ trở nên sẫm màu – để em bé dễ nhìn thấy khi bú.
Kế hoạch sinh nở: Kế hoạch này hoặc là được viết hoặc là được thảo luận với bác sĩ của anh/cô ấy, trong đó mô tả mong muốn của anh và cô ấy về phương thức sinh. Kế hoạch cũng bao gồm biện pháp giảm đau, cho con bú, người thân sẽ có mặt tại phòng sinh.
Cơn gò Braxton Hicks: Nghe rất giống ca sĩ chính của một ban nhạc pop nổi tiếng vào thập niên 80 hoặc 90, nhưng thật ra đây là tên gọi của cơn gò tử cung thôi. Cơn gò Braxton Hicks xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai, nhưng cũng có thể xuất hiện khi cô ấy quá mệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các cơn gò này còn được gọi là “cơn gò trước sinh.”
Ngôi thai ngược: Thông thường, bào thai sẽ di chuyển xuống đường sinh trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng không phải bào thai nào cũng như vậy. Ngôi thai ngược là khi chân hoặc mông của em bé hướng xuống dưới. Khi đó, sản phụ sẽ được chỉ định sinh mổ.
Cổ tử cung: Điểm kết nối giữa tử cung và âm đạo. Trong quá trình sinh, cổ tử cung giãn nở hết để em bé chui xuống.
Sinh mổ: Là một ca phẫu thuật, trong đó bác sĩ sẽ rạch phần bụng dưới và tử cung của sản phụ. Biện pháp hồi phục sức khỏe và thời gian hồi phục của sản phụ sinh mổ khác với sản phụ sinh thường.
Khóc do đau bụng: Khi em bé sơ sinh khóc từng cơn và quấy. Nhìn chung, nếu bị đau bụng, em bé sẽ khóc hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày một tuần, trong suốt 3 tuần, thậm chí lâu hơn thế.
Sữa non: Sữa tiết ra từ bầu vú của mẹ trước khi bầu vú thực sự tiết sữa. Sữa non rất giàu protein và các kháng thể quan trọng cho em bé trong những ngày đầu sau sinh.
Ngân hàng cuống rốn: Sau khi con chào đời, anh có thể lựa chọn (có lẽ anh và cô ấy đã thảo luận kĩ về việc này rất lâu trước khi cô ấy sinh) về việc bảo quản máu cuống rốn. Máu cuống rốn chứa các tế bào có thể được sử dụng sau này để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến con hoặc người khác.
Đội vương miện: Không hề liên quan đến việc ngồi xem Vua Joffgrey Baratheon đội vương miện trong seri phim Game of Thrones (Cuộc chiến ngai vàng) đâu nhé; thay vào đó, đây là khoảnh khắc anh được lần đầu tiên nhìn thấy đầu con nhô ra khỏi âm đạo của mẹ.
Xơ nang: tình trạng rối loạn gien khiến nước nhầy dính, dày hình thành trong phổi em bé và đường tiêu hóa. Xét nghiệm gien có thể được tiến hành trước, tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cả bố và mẹ đều mang loại gien gây bệnh thì con mới mắc bệnh xơ nang.
Mở tử cung: Quá trình cổ tử cung dần dần mở ra để em bé có thể chui xuống đường sinh.
Bà đỡ: Người hỗ trợ sản phụ sinh con. Bà đỡ không nhất thiết phải được đào tạo về y khoa; tuy nhiên, bà đỡ có thể hỗ trợ tích cực về mặt tinh thần trong quá trình sản phụ chuyển dạ và sinh con, đồng thời có thể trợ giúp tích cực sau khi mẹ và bé về nhà.
Hội chứng Down: Sự bất thường về gien. Xét nghiệm gien và sàng lọc trước sinh có thể được tiến hành trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai để quyết định xem thai nhi có bị mắc hội chứng này hay không.
Thai ngoài tử cung: Là khi bào thai được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Thai nằm ngoài tử cung gây nguy hại đến sức khỏe của người mẹ và cần phải đình chỉ thai ngay.
Xóa cổ tử cung: Là khi cổ tử cung của mẹ mỏng ra trong quá trình chuyển dạ, khiến cổ tử cung giãn ra để em bé có thể chui qua.
Gây tê ngoài màng cứng: Đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng của mẹ để giảm giúp mẹ giảm đau. Thuốc sẽ làm tê liệt các dây thần kinh ở phần dưới cơ thể và mẹ vẫn ý thức được trong suốt quá trình, nhưng không cảm nhận được cơn đau.
Rạch tầng sinh môn: Vết rạch nhằm mở rộng âm đạo của mẹ trong trường hợp đầu em bé quá to không thể lọt qua âm đạo một cách thuận lợi.
Thóp: khu vực mềm trên đầu em bé – khoảng trống này là do xương đầu của bé vẫn chưa khớp với nhau.
Đủ ngày đủ tháng: Được tính từ đầu tuần 39 đến hết tuần 40 của thai kì. Em bé chào đời trước tuần 38 và 6 ngày được coi là sinh non.
Chiều cao tử cung: Thước đo vị trí của đỉnh tử cung trong quá trình thai nghén.
Thai kì nguy cơ cao: Thuật ngữ này được nói đến khi mẹ hoặc bé có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe, ví dụ như trong trường hợp huyết áp cao, đa thai, hoặc thai phụ đã quá ngưỡng tuổi sinh.
Lông tơ: Lông rất mềm trên cơ thể bé khi bé còn trong bụng mẹ.
Sa bụng: Thời kì em bé tụt xuống dưới khung chậu của mẹ. Sa bụng xuất hiện vài tuần trước khi chuyển dạ hoặc khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Co thắt âm đạo: Cơn đau bất chợt ở vùng xương chậu, trực tràng hoặc âm hộ do cử động của em bé trong tử cung.
Sản dịch: Máu chảy từ tử cung ngay sau khi sinh, chủ yếu gồm máu và màng nhầy bào thai.
Phân su: Phân đầu tiên của trẻ sơ sinh. Dính và đen như nhựa đường, phân su được thải ra vài ngày sau khi bé chào đời và bao gồm nhiều thứ (ví dụ như chất nhầy, dịch tiêu hóa, lông tơ) do bé nuốt vào bụng trong thời gian ở trong tử cung của mẹ.
Làm tổ: Bản năng của người mẹ là được sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ trước khi em bé chào đời. Việc làm tổ bao gồm lau dọn ga-ra, trèo lên gác mái lấy thùng đựng rác, cất các món đồ ít được sử dụng vào ga-ra.
Chứng cao huyết áp trong thời kì mang thai: Nếu mắc chứng rối loạn này, huyết áp và lượng protein trong nước tiểu cô ấy cao hơn bình thường. Rối loạn này xảy ra ở tuần 20 của thai kì và qua theo dõi, xét nghiệm, các bác sĩ có thể phát hiện ra triệu chứng.
Chứng hay quên khi mang thai: Thai phụ đột nhiên hay quên và không thể nhớ việc gì đó đã xảy ra vào thời điểm nào đó.
Prolactin: Hóc môn kích thích tuyến sữa để cơ thể mẹ tiết sữa.
Hội chứng chân bồn chồn: Sự thôi thúc phải cử động chân. Sự thôi thúc này sẽ không xảy ra khi bạn đứng trên sàn khiêu vũ tại bữa tiệc mùa hè đâu; thay vào đó, nó sẽ xảy ra khi mẹ phải ra sức cố gắng để có được một giấc ngủ ngon.
Đau thần kinh tọa: Đó là khi em bé ngồi lên dây thần kinh tọa của mẹ, gây ra cơn đau ở vùng lưng dưới xuống một bên chân.
Quấn tã: Quấn khăn hoặc chăn mỏng cho con để con cảm thấy ấm áp và an toàn.
Cho bé ăn no: Cho bé ăn càng nhiều càng tốt trước giờ đi ngủ, với hi vọng con sẽ ngủ sâu giấc để anh và cô ấy có thêm thời gian nghỉ ngơi.