ĐẠI THÁP PHẬT ĐÀ GIÀ DA
(Buddha Gaya: Bồ Đề Đạo Tràng)
Đại tháp Phật Đà Già Da là một trong những Đại linh tích của Đức Thế Tôn. Đại Tháp này cách ga Gayà chừng 7 dặm, ở thượng lưu phía Nam sông Ni Liên Thuyền. Đại tháp được dựng ra để kỷ niệm nơi Đức Thế Tôn thành đạo Đại Bồ đề, Vô thượng Chính đẳng Chính giác, và được sửa chữa lại năm 1880. Nội trận của Đại tháp có thờ tượng Đức Thế Tôn ngồi thiền định, tay kết ấn hàng ma.
Tượng Phật lớn trong Đại tháp Bồ Đề đạo tràng
Tầng dưới của Đại tháp Bồ Đề đạo tràng
THÁP DHAMEK Ở VƯỜN LỘC DÃ
Ý nghĩa chữ Dhamek vẫn chưa hiểu rõ ràng, nhưng tiếng Phạn chữ Dhamariksa nghĩa là Pháp nhãn, đó là ngôi tháp kỷ niệm nơi Đức Di Lặc Bồ tát được thọ ký thành Phật. Tháp này được phát kiến năm 1835.
ĐẦU TRỤ CỦA CỘT ĐÁ A DỤC VƯƠNG
Đầu trụ của đá A Dục vương thì cao, làm bằng khối đá lớn, khắc bốn đầu sư tử bốn mặt, đặt trên pháp luân, hiện trưng bày tại Bác Vật Quán Lộc Dã Uyển.
Tác phẩm điêu khắc vào đá về lịch sử Đức Phật Thích Ca tại Lộc Uyển.
Tượng Phật thuyết pháp tại Lộc Uyển
Đại tháp tại Nalanda
Toàn cảnh của các tịnh xá từ trên nhìn xuống
Một trong những tháp ở xung quanh Đại tháp Nalanda
Tượng Phật nằm khi nhập Niết bàn
Nơi cử hành lễ Trà Tỳ Kim Thân Đức Phật (Câu Thi Na)
Tháp Parinirvàna (tại Câu Thi Na), dựng lên tại chỗ Đức Phật nhập Niết bàn
TOÀN CẢNH ĐẠI THÁP SANCHI
Tháp này hiện ở phương Nam ga Sanchi, dựng trên một gò cao. Y vào minh ký thì tên cổ của Đại tháp Sanchi là Kakanada theo Đại Đảo Sử (Mahavamsa), gọi là Chi Đề Da Kỳ Lỵ (Chetiya giri), dựng ở thời A Dục vương. Đại tháp Sanchi trải qua 1.500 năm lịch sử, bao hàm nhiều mỹ thuật, Phật tượng, điêu khắc. Nhưng Đại tháp này, từ thế kỷ thứ XIV trở về sau thì hoàn toàn bị hoang vu, không ai biết tới, trải mấy thế kỷ bị vùi lấp trong rừng rậm. Ngẫu nhiên vào năm 1818, có nhà khảo cổ học General Taylor, năm sau lại có Captain Fell thám hiểm điều tra, nên khám phá ra được Đại tháp này, đem giới thiệu ở đời. Sau đó các nhà khảo cổ lại tiếp tục nghiêm túc nghiên cứu phát quật được rất nhiều di tích, cống hiến rất nhiều tài liệu cho nền mỹ thuật của Phật giáo.
Từ năm 1912 trở lại đây, những tài liệu phát quật được, phần nhiều bị phá tổn thì được sửa chữa lại, và Đại tháp cũng được tu bổ lại. Ở bên Đại tháp có một viện bảo tàng để tàng trữ những đồ vật đã phát kiến.
Hình tháp về trước kỷ nguyên thì làm theo kiểu bát úp, hình tròn, xây bằng đá và gạch. Đại tháp Sanchi lúc đầu làm bằng gạch lớn, tới vương triều Sunga lại được phủ thêm ra ngoài một lượt bằng đá lớn, hiện nay trực kính rộng 38.36m, cao 16.36m, thực là một ngôi tháp rất vĩ đại. Đại tháp có bốn cửa ở các phía: Đông, Tây, Nam, Bắc. Thềm còn lại ở phía tả của Đại tháp là di tích của Tháp viện. Phía hữu là đệ nhị tháp (Tháp các vị truyền Đạo sư) và Đệ tam tháp (Tháp ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên)
THÁP HAI NGÀI XÁ LỢI PHẤT VÀ MỤC KIỀN LIÊN
Đệ tam tháp là tháp thờ hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Tháp này ở phía Đông Bắc của Đại tháp Sanchi. Cách cấu tạo của tháp này giống như Đại tháp nhưng lối chạm khắc của tháp này rất tinh xảo.
Gốc Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng
Bức điêu khắc “Mộng ứng điềm lành” tại Lâm Tỳ Ni