1900 Nikola Bojaxhiu (cha) và Drana (mẹ) chuyển tới thành phố Skopje ở Macedonia. Nikola khởi nghiệp bằng việc thành lập một công ty xây dựng, làm ăn phát đạt và đưa gia đình tới sinh sống tại một ngôi nhà gần sông Vardar.
1905 Aga Bojaxhiu (chị gái) ra đời.
1908 Lazar Bojaxhiu (anh trai) ra đời.
26/8/1910 Agnes Gonxha Bojaxhiu, cô con gái út của Nikola và Drana được sinh ra tại Skopje, thủ phủ của Cộng Hòa An-ba-ni thuộc Macedonia. Ngày 27 tháng 8, Agnes được làm lễ rửa tội tại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
1913 Chiến tranh Balkan kết thúc; Macedonia bị phân chia thành các phần của Serbia, Hy Lạp và Bulgaria.
1919 Nikola Bojaxhiu qua đời một cách đáng ngờ.
1925 Gonxha bắt đầu có hứng thú với công việc truyền đạo và đặc biệt quan tâm tới Ấn Độ.
29/11/1928 Gonxha rời nhà để gia nhập Dòng Nữ tu Loreto, bà đến nữ tu viện tại thị trấn Rathfarnham thuộc vùng ngoại ô của thành phố Dublin, Ireland.
6/1/1929 Gonxha được cử đến Ấn Độ, bắt đầu cuộc đời tu hành tại thị trấn Darjeeling.
24/5/1931 Sau hai năm làm nữ tu tập sinh, Gonxha nhận lễ tiên khấn và trở thành nữ tu với tên thánh là Teresa.
24/5/1937 Lễ khấn trọn của sơ Teresa diễn ra tại trường Loreto, thị trấn Darjeeling, Ấn Độ.
1938-1948 Sơ Teresa bắt đầu dạy môn Địa lý tại trường trung học Thánh Mary, thành phố Calcutta, nơi sau này bà trở thành hiệu trưởng.
1946 Ngày 10 tháng 9, bà nhận được ơn gọi cách riêng của Chúa.
15/8/1947 Ấn Độ thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh.
Kết quả là ba quốc gia mới được thành lập, bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Ceylon (Sri Lanka ngày nay).
1948 Sơ Teresa xin phép rời Dòng Loreto để sống và làm việc độc lập cho những người nghèo trong thành phố Calcutta. Đồng thời, bà chọn bộ áo sari trắng viền xanh với mong muốn trở thành người phụ nữ nghèo khó nhất tại Ấn Độ, và cũng nói lên khát vọng noi gương Mẹ Maria Đồng trinh. Việc làm đầu tiên của bà là mở một ngôi trường trong khu ổ chuột Motijhil. Ngày 12 tháng 4 cùng năm, Giáo hoàng Pius XII cho phép bà tiếp tục tu hành và dưới quyền quản lý trực tiếp của Tổng giám mục thành Calcutta. Vào tháng Tám, bà tới Patna – thủ phủ bang Bihar, Ấn Độ. Tại đây, trong ba tháng, bà đã học một khóa huấn luyện cấp tốc về chăm sóc người bệnh tại Hội Nữ tu Truyền giáo Y học. Tháng 12, bà trở lại Calcutta và trở thành công dân Ấn Độ.
1949 Tháng 2, bà chuyển vào sinh sống cùng gia đình Gomes tại số 14 đường Creek. Tháng 3, một cô gái trẻ người vùng Bengal tên là Subashini Das xin được đi theo Mẹ Teresa và trở thành môn đệ đầu tiên của bà.
7/10/1950 Dòng Thừa sai Bác ái được thành lập với 10 chí nguyện sinh đầu tiên.
1952 Ngôi nhà số 54A đường Lower Circular trở thành trụ sở đầu tiên của Dòng Thừa sai Bác ái. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên chăm sóc những người hấp hối, cạnh ngôi đền ở Kalighat, với tên gọi Nirmal Hriday. Sơ Teresa trở thành Mẹ Teresa.
1953 Dòng Thừa sai Bác ái đã có buổi lễ tiên khấn cho những người mới gia nhập; Shishu Bhavan - ngôi nhà đầu tiên dành cho trẻ em khuyết tật và bị bỏ rơi được mở cửa.
1957 Mẹ Teresa bắt đầu chăm sóc những người phong hủi tại Calcutta.
1959 Những căn nhà tình thương đầu tiên nằm ngoài Calcutta được mở cửa.
1960 Lần đầu tiên kể từ khi đặt chân tới Ấn Độ năm 1929, Mẹ Teresa bắt đầu ra nước ngoài để mở rộng hoạt động từ thiện.
1962 Mẹ Teresa là người đầu tiên không phải người Ấn Độ được nhận giải thưởng uy tín Padma Shri.
1963 Dòng Thừa sai Bác ái cho nam tu sĩ được thành lập.
1965 Shantinagar - Nơi Bình yên cho Người Phong hủi, được mở cửa.
1969 Hội Cộng sự viên Thừa sai Bác ái chính thức được thành lập và trở thành một tổ chức quốc tế của các anh chị em phi giáo hội – một thực thể tinh thần, một yếu tố quan trọng hỗ trợ hoạt động của Dòng Thừa sai Bác ái.
1979 Mẹ Teresa được trao giải Nobel Hòa bình.
1980 Thái tử Charles Anh Quốc thực hiện chuyến viếng thăm đặc biệt Dòng Thừa sai Bác ái tại Calcutta.
1983 Khi đến thăm Rome, bà bị một cơn đau tim.
1985 Được Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Tự do.
1987 Dòng Thừa sai Bác ái mở nhiều viện xá chăm sóc những người nhiễm HIV - AIDS.
1989 Bà bị cơn đau tim thứ hai và được bác sĩ gắn máy trợ tim.
1991 Bất chấp mong muốn được rút lui vì lý do sức khỏe của Mẹ Teresa, các nữ tu vẫn nhất trí tiếp tục tôn Mẹ Teresa là Mẹ Bề trên.
1992 Công nương Diana của Anh Quốc đến thăm Mẹ đang dưỡng bệnh tại Rome.
1994 Ngày 1 tháng 4 Mẹ Teresa đến Việt Nam, đây là quốc gia thứ 111 có sự hoạt động của Dòng Thừa sai Bác ái. Hai nhà dòng tại Việt Nam là nhà thứ 501 và 502.
1994 Bộ phim tài liệu “Thiên thần của Địa ngục” được trình chiếu trên Kênh 4 BBC.
1996 Bà được trao tặng danh hiệu Công dân Danh dự Hoa Kỳ. Cũng trong năm này, Mẹ Teresa bắt đầu bị các cơn đau tim nặng.
1997 Sơ Nirmala được chọn làm người kế nhiệm Mẹ Teresa với vị trí Mẹ Bề trên của Dòng Thừa sai Bác ái.
5/9/1997, đúng vào đêm trước lễ truy điệu Công nương Diana của Anh Quốc, Mẹ Teresa qua đời tại Calcutta.