Trong các cuộc hội thảo của mình, tôi thường mời mọi người phát biểu về những vấn đề gai góc nhất hoặc nêu ra các câu hỏi khó nhất của họ. Hiển nhiên là các vấn đề và câu
hỏi này phải liên quan đến những xung đột hoặc nghịch lý không thể giải quyết bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận thông thường. Sau đây là một vài ví dụ:
• Làm thế nào để cân bằng giữa các lĩnh vực cuộc sống cá nhân và sự nghiệp dưới những áp lực và khủng hoảng thường xuyên?
• Làm thế nào để thực sự cảm thấy hạnh phúc trước những thành công và năng lực vượt trội của người khác?
• Làm thế nào để duy trìsự kiểm soát, trong khi vẫn cho mọi người quyền tự do và tự chủ để làm việc hiệu quả và thành công?
• Làm thế nào để tiếp thu các nguyên tắc về chất lượng toàn diện và cải tiến liên tục ở mọi cấp độ và mỗi con người khi họ đã quá hoài nghi đối với tất cả các chương trình hành động trong tháng đã qua?
Có lẽ bạn cũng từng tự hỏi mình những câu hỏi này khi phải vật lộn với những thách thức đời thường trong cuộc sống cá nhân và cả trong tổ chức của bạn. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo hiệu quả.
Cho ai một con cá, có thể nuôi anh ta một ngày; dạy anh ta cách câu cá, giúp anh ta kiếm sống cả đời.
Với hiểu biết đó, chính bạn sẽ có thể trả lời những câu hỏi này và những vấn đề khó khăn khác. Bằng không, bạn sẽ phải mày mò và giải quyết mọi thứ theo bản năng.
Trong những năm qua, kể từ khi xuất bản cuốn 7 thói quen để thành đạt, tôi đã gặp gỡ nhiều cá nhân đáng khâm phục khi luôn tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tổ chức của họ. Nhưng, thật đáng buồn, tôi nhận thấy nhiều người sử dụng các phương pháp kém thuyết phục trong nỗ lực chân thành nhằm cải thiện các mối quan hệ của họ để đạt đến những kết quả mong muốn.
Thông thường, những phương pháp tiếp cận này đi ngược lại các thói quen của người thành đạt. Thật vậy, John Covey, em trai tôi và là giảng viên cao học, đôi khi đề cập đến các phương pháp tiếp cận đó như là 7 thói quen của những người không thành đạt, cụ thể là:
• Tiêu cực: nghi ngờ chính mình và đổ lỗi cho người khác;
• Làm việc mà không có bất cứ mục đích rõ ràng nào;
• Chạy theo công việc khẩn cấp trước mắt;
• Tư duy thắng/thua;
• Chỉ muốn người khác phải hiểu mình;
• Nếu không thể thắng thì thỏa hiệp;
• Sợ thay đổi và trì hoãn sự cải thiện.
Thành tích cá nhân sẽ dẫn đến thắng lợi tập thể khi những con người hiệu quả tiếp tục tiến lên trong quá trình tự trưởng thành. Tương tự, thất bại cá nhân là dấu hiệu báo trước các thất bại tập thể khi những con người không hiệu quả liên tục tụt hậu trong quá trình bất trưởng thành của mình
– nghĩa là đi từ trạng thái phụ thuộc mà người khác phải cung cấp các nhu cầu cơ bản và làm thỏa mãn các mong muốn và khát vọng của họ, tới trạng thái chống phụ thuộc, nơi mà họ có các hành vi chống lại hoặc-bỏ-chạy, cho đến trạng thái tương thuộc, nơi họ hợp tác thay vìhủy hoại lẫn nhau.
Vậy thìchúng ta phải làm cách nào để phá bỏ các thói quen cũ đó và thay thế chúng bằng những thói quen mới?
Làm thế nào để thoát khỏi sức trìkéo của quá khứ và tái tạo chính mình để đạt được sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống cá nhân cũng như trong tổ chức?
Đó là điều mà cuốn sách này nỗ lực giải đáp. Trong Phần
1, tôi đề cập các ứng dụng của các nguyên tắc hiệu quả về mặt cá nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân; trong Phần 2, tôi sẽ trình bày các ứng dụng trong quản lý và tổ chức.
NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ
Tôi muốn chia sẻ với bạn vài ví dụ về vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Sau đó, tôi sẽ đưa ra một giải pháp dựa vào nguyên tắc.
• Một số người biện minh cho các biện pháp mạnh nhân danh các cứu cánh tốt đẹp. Họ nói "kinh doanh là kinh doanh" và "đạo đức và nguyên tắc" đôi khi phải xếp sau lợi nhuận. Nhiều người trong số này không nhìn thấy mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống cá nhân tại gia đình với chất lượng của sản phẩm/dịch vụ nơi họ làm việc. Do đặc tính môi trường xã hội và pháp lý trong nội bộ công ty và các thị trường bị phân khúc ở bên ngoài, họ nghĩ rằng họ có thể tùy nghi lạm dụng các mối quan hệ mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
• Huấn luyện viên trưởng của một đội bóng chuyên nghiệp kể rằng vài cầu thủ của ông không chịu tập luyện sau khi kết thúc mùa bóng. Ông nói: "Họ tập trung trong tình trạng kém thể lực. Không hiểu sao họ nghĩ rằng có thể đánh
lừa được tôi và cả Thượng đế để gia nhập đội hình và có thể chơi tốt trong các trận đấu!".
• Trong các cuộc hội thảo của mình, khi tôi hỏi: "Có bao nhiêu người trong các bạn đồng ý rằng phần lớn đội ngũ lao động của chúng ta có năng lực, sáng tạo, tài giỏi hơn mức mà công việc hiện tại của họ đòi hỏi?", thìcâu trả lời khẳng định là khoảng 99%. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng nguồn lực lớn nhất của chúng ta đang bị lãng phí và chính sự quản lý kém cỏi nguồn nhân lực đã làm hại kết quả kinh doanh.
• Những "người hùng" của chúng ta thường là những người làm ra nhiều tiền. Và khi người hùng nào đó – một diễn viên, một nghệ sĩ hài, một vận động viên, hoặc một chuyên gia – gợi ý rằng chúng ta có thể đạt được điều mình mong muốn bằng cách sống theo các nguyên tắc riêng, thìchúng ta thường lắng nghe họ, đặc biệt là khi các chuẩn mực xã hội củng cố cho điều họ nói.
• Một số bậc cha mẹ lơ là việc giáo dục con cái và nghĩ rằng họ có thể làm bộ giữ hình ảnh mực thước ở ngoài xã hội, để khi về nhà thìthoải mái la hét và đập bàn giận dữ. Thế rồi họ bị sốc khi thấy con cái chưa thành niên của họ lấy ma túy, rượu chè và tình dục để lấp đầy những khoảng không trong cuộc sống của chúng.
• Khi tôi mời một nhà điều hành doanh nghiệp tổ chức cuộc vận động kéo dài sáu tháng kêu gọi nhân viên viết một bản tuyên ngôn sứ mệnh cho công ty, ông nói: "Stephen, vậy là
anh không hiểu chúng tôi rồi. Chúng tôi sẽ làm xong chuyện nhỏ này vào cuối tuần". Tôi thấy người ta hay dành thời gian cuối tuần để giải quyết mọi chuyện – tìm cách hàn gắn quan hệ hôn nhân vào dịp cuối tuần, tìm cách củng cố lại mối quan hệ đã lạnh nhạt với con cái của họ vào dịp cuối tuần, tìm cách thay đổi văn hóa công ty vào dịp cuối tuần… Nhưng có những chuyện không thể giải quyết vào dịp cuối tuần!
• Nhiều bậc cha mẹ tự nguyện chịu đựng sự nổi loạn và phản kháng của con cái chưa thành niên, đơn giản vìhọ quá lệ thuộc về tình cảm vào việc con cái chấp nhận họ, và như vậy một sự thông đồng được thiết lập, ở đó hai bên cần những điểm yếu của nhau để khẳng định các cảm nhận về nhau và để biện minh cho sự thiếu hiệu quả của mình.
• Trong quản lý, mọi chuyện thường được giản lược thành các phép đo. Tháng Bảy thuộc về các nhà điều hành, còn tháng Mười Hai dành cho các nhà quản lý. Các con số thường được biến hóa vào cuối năm để làm đẹp các bản báo cáo. Chúng được xem là chính xác và khách quan, nhưng ai cũng biết rằng chúng dựa trên những giả định chủ quan.
• Hầu hết người nghe đều chán ngán các diễn giả "khéo miệng" – những người chẳng có gìđể nói ngoài những câu chuyện làm quà trộn lẫn mấy lời nhạt nhẽo. Người nghe chỉ muốn thực chất, muốn quy trình. Họ muốn nhiều hơn, chứ không phải mấy viên thuốc cảm hay vài miếng băng cá nhân. Họ muốn giải quyết những căn bệnh kinh niên và đạt được các kết quả lâu dài.
• Có lần tại một hội nghị đào tạo, tôi nói chuyện với một nhóm nhà điều hành cao cấp và phát hiện ra rằng họ cảm thấy khó chịu vìông tổng giám đốc "buộc" họ "đến và ngồi bốn ngày chỉ để nghe một mớ tư duy trừu tượng". Họ thuộc về một thứ văn hóa phụ thuộc, gia trưởng vốn xem đào tạo như một thứ chi phí, thay vìkhoản đầu tư. Công ty của họ quản lý con người chẳng khác nào quản lý các vật thể.
• Ở trường học, chúng ta yêu cầu sinh viên lặp lại điều chúng ta đã dạy cho họ; chúng ta kiểm tra họ về chính bài giảng của chúng ta. Họ tìm hiểu hệ thống, vui chơi và trìhoãn việc học, rồi đến lúc lại nhồi nhét kiến thức và trả bài cho chúng ta để lấy điểm. Họ thường suy nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều vận hành theo cùng một hệ thống đó.
Một số thói quen gây ra sự kém hiệu quả bắt rễ từ lối suy nghĩ ngắn hạn, đốt cháy giai đoạn. Liệu lối học nhồi nhét ở trường có hiệu quả ở một trang trại không? Liệu chúng ta có thể bỏ đi hai tuần không vắt sữa bò, rồi quay lại và vắt sữa như điên không? Liệu chúng ta có thể "quên" không gieo hạt vào mùa xuân hoặc bỏ qua cả mùa hè và ra sức cày xới vào mùa thu để mong có một vụ mùa bội thu? Chúng ta có thể cười nhạo lối tiếp cận ngớ ngẩn đó trong nông nghiệp, nhưng trong môi trường khoa học, chúng ta vẫn cứ học nhồi nhét để lấy điểm và nhận mảnh bằng giúp chúng ta kiếm được một việc làm mơ ước, cho dù chúng ta không có nền tảng kiến thức tổng quát tốt.
GIẢI PHÁP: TẬP TRUNG VàO CÁC NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN
Có những vấn đề mà các phương pháp tiếp cận thông thường không thể giải quyết được. Lối tiếp cận nhanh, dễ dàng, tự do và vui vẻ sẽ không có hiệu quả trên các trang trại, bởi ở đó chúng ta lệ thuộc vào các quy luật tự nhiên hay các nguyên tắc chi phối vốn hoạt động bất chấp việc chúng ta có biết đến sự tồn tại của chúng và tuân thủ chúng hay không.
Điều duy nhất tồn tại qua thời gian là quy tắc làm nông: người ta phải chuẩn bị đất đai, gieo hạt, vun trồng, nhổ cỏ, tưới nước và chăm sóc chúng cho tới giai đoạn trưởng thành. Tương tự, trong hôn nhân hay trong việc giúp trẻ mới lớn vượt qua khủng hoảng tâm sinh lý tuổi vị thành niên đầy khó khăn, bạn cũng không có giải pháp tức thời để chỉ cần ra tay và sắp đặt mọi thứ đâu vào đấy, dẫu bằng một thái độ tích cực và một mớ công thức thành công. Quy tắc thu hoạch luôn chi phối. Các quy luật tự nhiên và các nguyên tắc vẫn hoạt động – bất chấp mọi thứ. Hãy đưa các nguyên tắc này vào trung tâm cuộc sống của bạn, các mối quan hệ của bạn, các hợp đồng quản lý của bạn, và toàn thể tổ chức của bạn.
Nếu tôi cố gắng sử dụng các chiến lược và chiến thuật lôi cuốn để khiến những người khác làm điều tôi muốn, trong khi tính cách tôi có khiếm khuyết hay năng lực chuyên môn của tôi đáng ngờ, thìtôi không thể thành công mãi được. Dù bạn có khả năng hùng biện và các ý định tốt, nhưng lại có ít hoặc
không có sự tín nhiệm thìbạn vẫn không đủ cơ sở để thành công lâu bền. Tuy nhiên, nếu chúng ta học hỏi để quản lý sự việc và dẫn dắt con người, chúng ta sẽ thu được kết quả tốt nhất, bởi khi đó chúng ta sẽ giải phóng được sức mạnh và tài năng con người.
Chúng ta thường nghĩ sự thay đổi và cải thiện đi từ ngoài vào trong, thay vìtừ trong ra ngoài. Ngay cả khi nhận ra nhu cầu thay đổi từ bên trong, chúng ta vẫn thường nghĩ rằng nên học hỏi những kỹ năng mới, thay vìcần gắn kết nhiều hơn với các nguyên tắc cơ bản. Nhưng những đột phá có ý nghĩa thường cho thấy sự đoạn tuyệt từ bên trong với các lối tư duy truyền thống. Tôi gọi những hiện tượng này là sự chuyển hóa mô thức.
Lãnh đạo theo nguyên tắc đưa ra một mô thức mới – đó là chúng ta đặt trọng tâm cuộc sống của chúng ta cũng như sự lãnh đạo tổ chức và nhân sự của chúng ta vào những nguyên tắc "chính bắc" nhất định. Trong cuốn sách này, tôi sẽ giải thích các nguyên tắc đó là gì, tại sao chúng ta cần tập trung vào các nguyên tắc, và làm cách nào chúng ta đạt được phẩm chất này. (Các chương này đã từng xuất hiện như những bài báo riêng biệt trong tạp chí Executive Excellence do Viện Lãnh đạo theo Nguyên tắc của chúng tôi xuất bản. Trong suốt tám năm vừa qua, khoảng 500 cộng tác viên viết bài là những người có tư duy tốt nhất về quản lý ở Mỹ đã công nhận giá trị của mô thức lãnh đạo theo nguyên tắc).
Sự hiệu quả của chúng ta dựa trên một số nguyên tắc bất khả xâm phạm – các quy luật tự nhiên trong lĩnh vực con người là có thật và bất biến, như luật hấp dẫn trong vật lý vậy. Các nguyên tắc này được lồng vào cơ cấu của mọi xã hội văn minh, từ đó tạo ra gốc rễ của mọi gia đình và các thể chế đã từng tồn tại và phát triển.
Các nguyên tắc không phải do chúng ta hay xã hội tạo ra; chúng là các quy luật của vũ trụ, được áp dụng vào các mối quan hệ con người hay các tổ chức của con người. Chúng là một phần của yếu tố con người, của ý thức và lương tâm. Tùy mức độ nhận thức và sống hài hòa với những nguyên tắc cơ bản như sự công bằng, bình đẳng, công lý, sự chính trực, lương thiện và niềm tin, con người sẽ tồn tại và phát triển ổn định, hoặc tan rã và hủy diệt.
Kinh nghiệm cá nhân cho tôi biết rằng chúng ta tin tưởng một cách bản năng vào những người mà tính cách được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc đúng đắn. Các mối quan hệ lâu dài của chúng ta đã chứng minh điều đó. Chúng ta hiểu rằng kỹ thuật giao tiếp không quan trọng bằng chữ tín, vốn là kết quả của sự đáng tin cậy được bồi đắp qua thời gian. Niềm tin giúp chúng ta trao đổi với nhau dễ dàng, nhanh chóng và không mất nhiều công sức. Chúng ta có thể diễn đạt sai nhưng người khác vẫn hiểu ý của chúng ta. Nhưng một khi thiếu niềm tin, việc giao tiếp sẽ hao tốn công sức, thời gian, không hiệu quả, và trở nên khó khăn một cách bất thường.
Xây dựng tính cách thật ra khá dễ dàng: chúng ta chỉ cần học kỹ năng mới nào đó, lập trình lại mô thức ngôn ngữ, vận dụng nghệ thuật giao tiếp, khai thác lối khẳng định bằng hình ảnh, hay nâng cao lòng tự trọng. Tuy nhiên, thay đổi thói quen, phát triển đức hạnh, học các nguyên tắc cơ bản, giữ lời hứa, trung thành với các cam kết, thể hiện lòng can đảm, hoặc thực sự quan tâm đến cảm xúc và niềm tin của người khác là việc khó hơn nhiều. Song, đó chính là "liều thuốc thử" hiệu nghiệm và là biểu hiện sự trưởng thành của chúng ta.
Coi trọng bản thân trong khi vẫn đặt các mục đích và nguyên tắc cao hơn chính là bản chất nghịch lý của tính nhân bản cao nhất, đồng thời là cơ sở của lãnh đạo hiệu quả.
LÃNH ĐẠO THEO LA BàN
Các nguyên tắc đúng đắn tương tự những chiếc la bàn: chúng chỉ đường đi cho chúng ta. Nếu biết cách xem la bàn, chúng ta sẽ không bị lạc lối hay bị đánh lừa bởi những tiếng nói và giá trị mâu thuẫn.
Các nguyên tắc chính là các quy luật hiển nhiên. Chúng không thay đổi hay biến hóa. Chúng luôn chỉ hướng chính Bắc giữa muôn "dòng chảy" trong cuộc sống của chúng ta.
Các nguyên tắc được áp dụng mọi lúc, mọi nơi. Chúng xuất hiện dưới hình thức các giá trị, ý tưởng, chuẩn mực, hay những lời giáo huấn giúp nâng cao tinh thần, lòng cao thượng. Chúng làm mãn nguyện, tăng sức mạnh và tạo cảm hứng cho con người. Lịch sử đã chứng minh rằng sự phát
triển của con người và các nền văn minh tùy thuộc vào mức độ hoạt động hài hòa với các nguyên tắc đúng đắn, và căn nguyên của sự suy thoái xã hội là lối hành xử vi phạm các nguyên tắc đúng. Liệu bao nhiêu thảm họa kinh tế, sự xung đột giữa các nền văn hóa, các cuộc bạo loạn chính trị và nội chiến đã có thể tránh được nếu xã hội gắn kết chặt chẽ với những nguyên tắc đúng?
Lãnh đạo theo Nguyên tắc hình thành từ thực tiễn là chúng ta không thể vi phạm các quy luật tự nhiên mà không phải trả giá. Dù chúng ta có tin hay không, các quy luật đó vẫn được lịch sử nhân loại chứng minh là đúng. Các cá nhân trở nên hiệu quả hơn và các tổ chức sẽ mạnh mẽ hơn khi được hướng dẫn và chi phối bởi các nguyên tắc đã được chứng minh này. Chúng không phải là những giải pháp dễ dàng, nhanh chóng cho các vấn đề cá nhân và mối quan hệ giữa con người. Thay vào đó, chúng là các nguyên tắc cơ bản, mà khi được áp dụng một cách nhất quán sẽ trở thành thói quen hành xử tạo ra sự chuyển biến quan trọng của các cá nhân, mối quan hệ và tổ chức.
Các nguyên tắc mang tính khách quan, đến từ bên ngoài và tuân thủ các quy luật tự nhiên. Ngược lại, các giá trị mang tính chủ quan và đến từ bên trong. Chúng được ví như những tấm bản đồ - bản đồ không phải là vùng lãnh thổ, mà chỉ là những nỗ lực chủ quan để mô tả hay thể hiện lãnh thổ đó. Các giá trị hay bản đồ của chúng ta càng gắn kết chặt chẽ với những nguyên tắc đúng đắn, với các thực tế của vùng lãnh
thổ, với các sự vật xác thực, thìcàng trở nên chính xác và hữu ích. Tuy nhiên, khi lãnh thổ không ngừng thay đổi, các thị trường thường xuyên dịch chuyển thìbản đồ nào cũng sẽ sớm trở nên lạc hậu.
Một bản đồ dựa vào giá trị có thể cung cấp một số chi tiết mô tả hữu ích, nhưng chiếc la bàn dựa vào nguyên tắc sẽ cung cấp một tầm nhìn và phương hướng vô giá. Tấm bản đồ chính xác là một công cụ quản lý tốt, còn chiếc la bàn được cài đặt đúng "chính Bắc" sẽ là công cụ lãnh đạo và tăng cường sức mạnh. Khi chỉ đúng phương Bắc, chiếc kim phản ánh sự trùng khớp với các quy luật tự nhiên. Nếu chúng ta bị giới hạn trong việc quản lý dựa trên bản đồ, chúng ta sẽ lãng phí nhiều nguồn lực do cứ mãi lang thang vô định hay phí phạm cơ hội.
Các giá trị thường phản ánh những niềm tin từ nền tảng văn hóa của chúng ta. Từ thời thơ ấu, chúng ta đã phát triển một hệ thống giá trị thể hiện sự kết hợp giữa các ảnh hưởng văn hóa, các sáng kiến cá nhân và khuôn mẫu gia đình. Những yếu tố này trở thành "lăng kính" để chúng ta nhìn ra thế giới. Việc chúng ta đánh giá, đưa ra các ưu tiên, phán đoán và hành xử thế nào tùy thuộc vào những hình ảnh cuộc đời mà chúng ta nhận được thông qua lăng kính này.
Một kiểu ứng xử thông thường là sống theo các ngăn giá trị, nơi hành vi của chúng ta phần lớn là sản phẩm của các kỳ vọng được xây dựng sẵn theo các vai trò – vợ chồng, cha mẹ, con cái, nhà điều hành doanh nghiệp, thủ lĩnh cộng đồng...
Vìmỗi ngăn như vậy mang một hệ thống giá trị riêng, nên con người có xu hướng phải đáp ứng những kỳ vọng mâu thuẫn nhau và sống theo các giá trị khác nhau, tùy theo vai trò hay môi trường hoạt động tại mỗi thời điểm.
Khi gắn kết giá trị cá nhân với các nguyên tắc đúng đắn, con người được giải phóng khỏi các nhận thức hay mô thức cũ. Một trong những đặc điểm của các nhà lãnh đạo đích thực là tính khiêm tốn, thể hiện rõ ở khả năng gỡ cặp kính của mình ra và xem xét các tròng kính một cách khách quan, phân tích xem các giá trị, nhận thức, niềm tin và hành vi của mình gắn kết với các nguyên tắc "chính Bắc" đến mức nào. Khi phát hiện sự sai biệt (định kiến, không biết, hay sai lầm), họ sẽ điều chỉnh ngay để gắn kết lại với trí tuệ cao hơn. Việc tập trung vào các nguyên tắc bất biến giúp cuộc sống của họ bền bỉ và mạnh mẽ.
BỐN YẾU TỐ TRỌNG TÂM
Tập trung cuộc sống vào các nguyên tắc đúng đắn là chìa khóa để phát triển năng lực phong phú bên trong, giúp chúng ta thực hiện nhiều ước mơ của mình. Trọng tâm tạo ra sự an toàn, định hướng và sức mạnh. Như tâm của một bánh xe có nhiệm vụ thống nhất và gắn kết, trọng tâm đó là cốt lõi của các sứ mệnh cá nhân và tổ chức, là nền tảng của văn hóa, chịu trách nhiệm liên kết các giá trị chung, các cấu trúc và hệ thống.
Mọi điều nằm ở trọng tâm cuộc sống đều trở thành nguồn lực cơ bản của hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta. Nói rộng hơn, hệ thống đó bao gồm bốn yếu tố quan trọng: sự an toàn, sự định hướng, sự khôn ngoan và năng lực. Sự lãnh đạo và cuộc sống lấy nguyên tắc làm trọng tâm sẽ vun trồng bốn nguồn nội lực này.
CáC TRỌNG TÂM CUỘC SỐNG
AN TOàN ĐỊNH HƯớNG
Tiền bạc
Gia đình
Tài sản
Vợ/chồng
Công việc
NGUYÊN TẮC
Bản thân
Thú vui
Tôn giáo
Bạn bè
Đối thủ
KHÔN NGOAN
NĂNG LỰC
Việc chú ý đến các trọng tâm có thể thay thế lẫn nhau như công việc, thú vui, bạn bè, đối thủ, vợ chồng, gia đình, bản thân, tôn giáo, tài sản, tiền bạc... sẽ làm chúng ta suy yếu và chệch hướng. Chẳng hạn, nếu tập trung vào lăng kính xã hội, chúng ta dễ phó thác cho hoàn cảnh và để ý kiến của người khác dẫn dắt, kiểm soát. Thiếu an toàn và tự trọng, chúng ta dễ lệ thuộc người khác về mặt tình cảm. Thiếu khôn ngoan, chúng ta dễ lặp lại những sai lầm của quá khứ. Thiếu định hướng, chúng ta dễ chạy theo các xu thế nhất thời và không thực hiện được điều chúng ta đã khởi sự. Thiếu năng lực, chúng ta dễ phản xạ lại những gìxảy ra với chúng ta và phản ứng theo các điều kiện bên ngoài và tâm trạng bên trong.
Nhưng khi tập trung vào các nguyên tắc đúng đắn, cuộc sống chúng ta trở nên thăng bằng hơn, nhất quán hơn, có tổ chức hơn, vững chắc hơn và bắt rễ sâu hơn. Chúng ta đã có nền tảng cho mọi hoạt động, mọi mối quan hệ và quyết định. Chúng ta cũng có ý thức làm chủ đối với mọi mặt trong cuộc sống của mình, kể cả thời gian, tài năng, tiền bạc, của cải, các mối quan hệ, gia đình và thân thể chúng ta. Chúng ta nhận ra nhu cầu sử dụng chúng vìnhững mục đích tốt đẹp, và, như một người làm chủ, chúng ta chịu trách nhiệm trong việc sử dụng đó.
Việc tập trung vào các nguyên tắc đem lại sự an toàn cần thiết, khiến chúng ta không bị đe dọa bởi sự thay đổi, sự so sánh hay chỉ trích. Sự định hướng giúp xác định sứ mệnh, vai trò của chúng ta và đề ra các kế hoạch, mục tiêu. Sự khôn
ngoan giúp chúng ta học hỏi từ chính sai lầm của mình và không ngừng cải thiện bản thân. Năng lực giúp chúng ta giao tiếp và hợp tác, ngay cả trong điều kiện áp lực và mệt mỏi.
• An toàn: An toàn thể hiện ý thức của chúng ta về giá trị, bản sắc, tình cảm, lòng tự trọng và sức mạnh bản thân. Chúng ta đã biết nhiều cấp độ an toàn – trong một chuỗi liên tục giữa một bên là ý thức sâu sắc về giá trị an toàn nội tại cao, còn bên kia là sự mất an toàn nghiêm trọng, nơi cuộc sống bị vùi dập bởi sức tác động từ mọi phía.
• Định hướng: Định hướng là xác định hướng đi của chúng ta trong cuộc sống, chủ yếu bắt nguồn từ các chuẩn mực, nguyên tắc và các tiêu chí chi phối việc ra quyết định hay hành động của chúng ta. "Bảng điều khiển bên trong" này có chức năng như lương tâm vậy. Những người hoạt động ở mức định hướng thấp thường thiên về các đam mê thể chất và lệ thuộc vào cảm xúc, có lối sống ích kỷ, ăn chơi, hưởng lạc. Nhóm kế tiếp, có mức định hướng trung bình, thể hiện sự phát triển của lương tâm xã hội – một lương tâm được giáo dục và nuôi dưỡng bằng cách tập trung vào các thể chế nhân sinh, truyền thống và các mối quan hệ định hướng. Ở mức cao là lương tâm tinh thần, khi định hướng xuất phát từ các nguồn cảm hứng – một chiếc la bàn hướng vào các nguyên tắc đúng đắn.
• Khôn ngoan: Sự khôn ngoan thể hiện một cái nhìn minh triết về đời sống, một ý thức về sự cân bằng, một sự hiểu biết sâu sắc về phương thức áp dụng và mối quan hệ tương hỗ
giữa các thành phần và nguyên tắc khác nhau. Khái niệm này bao hàm sự phán đoán, khám phá và thông hiểu. Sự khôn ngoan là nhất thể, một thể thống nhất. Ở mức độ thấp, sự khôn ngoan là tấm bản đồ không chính xác khiến người ta tư duy dựa vào các nguyên tắc bị bóp méo, lệch lạc. Ở mức cao, nó là chiếc la bàn cuộc sống – chính xác và hoàn chỉnh
– trong đó, tất cả các thành phần và các nguyên tắc có liên hệ mật thiết với nhau. Khi tiến tới mức độ khôn ngoan cao hơn, chúng ta cũng không ngừng nâng cao cảm nhận về sự hoàn thiện (sự việc nên là như vậy), cũng như cách tiếp cận nhạy cảm và thiết thực đối với hiện tượng (sự việc như đang có). Khôn ngoan cũng bao gồm khả năng phân biệt niềm vui chính đáng với sự thỏa mãn nhất thời.
• Năng lực: Năng lực là khả năng hành động, sức mạnh và lòng can đảm để hoàn thành điều gìđó, là năng lượng thiết yếu để lựa chọn và ra quyết định, thể hiện khả năng loại bỏ những thói quen đã bám rễ và nuôi dưỡng các thói quen tiến bộ, hiệu quả hơn. Mức độ năng lực thấp thường tồn tại ở những người có bản chất yếu đuối, thiếu chắc chắn, là sản phẩm của những sự việc đang hoặc đã xảy ra. Họ chủ yếu lệ thuộc vào hoàn cảnh và những người khác. Họ phản ảnh ý kiến và phương hướng của người khác; họ không biết thế nào là niềm vui và hạnh phúc đích thực. Ở mức độ cao của năng lực là những người có tầm nhìn và kỷ luật. Cuộc sống của họ là sản phẩm mang dấu ấn riêng đến từ các quyết định của cá nhân họ hơn là từ các điều kiện bên ngoài. Họ dám nghĩ dám làm; họ luôn chủ động; họ chọn cách phản
ứng trước hoàn cảnh dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn phổ quát. Họ chịu trách nhiệm về tình cảm, tâm trạng, thái độ cũng như tư tưởng và hành động của mình.
Bốn yếu tố trên đây – sự an toàn, sự định hướng, sự khôn ngoan và năng lực – có tính tương thuộc lẫn nhau. Sự an toàn và định hướng vững chắc mang lại sự khôn ngoan đích thực, còn sự khôn ngoan trở thành tia lửa hay chất xúc tác để giải phóng và định hướng năng lực. Khi kết hợp hài hòa với nhau, bốn yếu tố này sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn cho một nhân cách cao thượng, một tính cách cân bằng và một cá nhân hoàn hảo.
CÁC TRỌNG TÂM CỦA Tổ CHứC
Lãnh đạo theo Nguyên tắc bao gồm 7 Thói quen để thành đạt, các nguyên tắc có liên quan, các ứng dụng và quy trình. Do tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và quy trình nên lãnh đạo dựa vào nguyên tắc thường dẫn đến những biến đổi thực sự sâu sắc về văn hóa.
Một khi lấy nguyên tắc làm trọng tâm, bạn lập tức nhận ra rằng nhất thiết phải cư xử với người khác đúng như cách bạn muốn họ cư xử với mình. Bạn xem đối thủ cạnh tranh là nguồn để học hỏi, là người giúp bạn trở nên sắc bén và nói cho bạn biết các điểm yếu của mình. Nhân cách của bạn không bị đe dọa – bởi họ hay bởi các điều kiện bên ngoài
– vìbạn có một điểm tựa và chiếc la bàn. Dù đứng giữa vô
vàn những đổi thay dữ dội, bạn vẫn duy trìđược tầm nhìn
và sự phán đoán đúng đắn. Và bạn luôn được tiếp thêm sức
mạnh từ bên trong.
CáC TRỌNG TÂM CỦA TỔ CHỨC
AN TOàN ĐỊNH HƯớNG
Nhà cung cấp
Lợi nhuận
Công nghệ
Nhân viên
Người chủ
NGUYÊN TẮC
Hình ảnh
Khách hàng
Cạnh tranh
Chương trình
Chính sách
KHÔN NGOAN
NĂNG LỰC
Các trọng tâm của tổ chức – lợi nhuận, nhà cung cấp, nhân viên, người chủ, khách hàng, chương trình, chính sách, cạnh tranh, hình ảnh và công nghệ – có nhiều khiếm
khuyết so với một mô thức dựa vào nguyên tắc. Các công ty, tương tự các cá nhân, biết đặt trọng tâm vào nguyên tắc sẽ thường đạt được mức an toàn, sự định hướng, khôn ngoan và năng lực cao hơn.
Ví dụ, nếu sự an toàn của một công ty xuất phát từ hình ảnh hay luồng tiền mặt của nó, hay từ sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh, hoặc từ các ý kiến của khách hàng, thìban lãnh đạo dễ có phản ứng thái quá hay không phù hợp trước các thông tin và sự kiện diễn ra trong ngày. Hơn nữa, họ có xu hướng xem việc kinh doanh (và cuộc sống) như một trò chơi thắng thua; bị đe dọa bởi sự thành công hay danh tiếng của người khác; và thích thú khi các đối thủ cạnh tranh thất bại. Nếu sự an toàn của chúng ta được xây dựng dựa vào các điểm yếu của người khác thìsự thật là chúng ta đã để cho các điểm yếu đó kiểm soát chúng ta.
Sự trao quyền đúng nghĩa của một tổ chức chỉ có được khi các nguyên tắc và phương pháp thực tiễn được thông hiểu và áp dụng ở mọi cấp. Các kinh nghiệm thực tiễn trả lời câu hỏi làm cái gì, tức là những áp dụng cụ thể trong các tình huống cụ thể; còn các nguyên tắc trả lời cho câu hỏi tại sao phải làm, vốn là cơ sở để xây dựng các phương pháp áp dụng hay thực hành. Nếu không hiểu các nguyên tắc đối với một công việc cụ thể, chúng ta sẽ trở nên bất lực khi tình huống thay đổi và đòi hỏi phải có các phương pháp thực tiễn khác mới có thể thành công. Khi đào tạo con người, chúng ta thường dạy các kỹ năng và các phương pháp thực hành, tức là cách làm cụ thể đối với một công việc. Nhưng khi chúng
ta dạy thực hành mà không kèm theo các nguyên tắc, chúng ta dễ làm cho họ bị lệ thuộc vào chúng ta hay người khác để được hướng dẫn thêm.
Các nhà lãnh đạo theo nguyên tắc là những người thực sự có năng lực hoạt động dựa trên cơ sở các nguyên tắc tự nhiên, đưa các nguyên tắc ấy vào trọng tâm cuộc sống của họ, vào mối quan hệ của họ với người khác, vào các thỏa thuận và hợp đồng với đối tác, vào các quy trình quản lý và tuyên bố sứ mạng của họ.
Thách thức là để trở thành một ngọn đèn tỏa sáng, chứ không phải người phán xét; một hình mẫu chứ không phải là kẻ chỉ trích.