[1] Chuyên khảo tiếng Ý của chúng tôi: Digiuno secco. Gli ultimi sviluppi della digiunoterapia in Russia (Nhịn khô: các phát triển mới nhất về nhịn ở Nga), Macerata, edizioni Simple 2017, là tổng hợp các bản dịch hai tác phẩm của S. Filonov, bao gồm:
Suchoe lechebnoe golodanie. Mify I realnost – (Nhịn khô trị liệu. Lầm tưởng và sự thật), 2008. Cuốn sách này được thuật lại rất súc tích và chia thành các chương ngắn hơn: Interesnye svedeniya o suchom golodanii (Các thông tin thú vị về nhịn khô), Zenshchina, kotoraya ne est (Người phụ nữ không ăn), Solntseedy(Những người ăn nắng).
Lechenie organizma sobstvennymi salami (Chữa lành cơ thể bằng sức mạnh của chính nó), 2015 – các chương liên quan đến liệu pháp mát-xa Xla-vơ cổStaroslaviyanskie metody lecheniya (Các phương pháp trị liệu Xla-vơ cổ) đã bị lược bớt.
[2] Bản dịch tiếng Ý của V. G. Bani (La scienza del digiuno) đã được đăng lên YouTube vào tháng 4 năm 2017.
[3] Nikolayev Yu. S. Golodaniye radi zdoroviya (Nhịn vì Sức Khỏe), Matxcơva, Sovetskaya Rossiya, 1973.
[4] Lấy từ cuốn sách đầu tiên của Bác Sĩ Filonov, Suchoe lechebnoe golodaniye. Mify i realnost – (Nhịn khô trị liệu. Lầm tưởng và thực tế), 2008.
[5] Cryptobiosis (sự sống tiềm ẩn) là gọi chung cho một trạng thái sự sống được một số sinh vật dùng để vượt qua các giai đoạn tình trạng môi trường không thuận lợi như khô hạn, đóng băng và thiếu oxy. Cryptobiosis được tìm thấy ở cả giới thực vật và động vật (chủ yếu ở loài không xương sống). Chúng có thể đi vào trạng thái này ở một giai đoạn sống nhất định (ví dụ như giai đoạn trứng và ấu trùng, bào tử các loại nấm và vi khuẩn, hạt phấn của một số loài thực vật) hoặc thậm chí suốt cả vòng đời (một số loài động vật nguyên sinh, loài giun tròn, loài gấu nước Tardigrada, động vật chân khớp, rêu, địa y và tảo, và cả một số loài thực vật bậc cao hơn). Ở trạng thái cryptobiosis, tất cả các cơ chế chuyển hóa có thể đo được đều bị gián đoạn. Khi điều kiện môi trường thân thiện trở lại, sinh vật mới phục hồi trạng thái chuyển hóa như trước khi bước vào cryptobiosis.
[6] Phương pháp razgruzochno-dieticheskaya terapiya (RDT) (“Liệu pháp Nhịn-ăn kiêng – FDT”) dựa trên phương pháp nhịn “ướt” hoàn toàn, do giáo sư Yu. S. Nikolayev phát triển và được Bộ Y Tế Xô Viết thông qua năm 1990, sau đó được Bộ Y Tế Liên Bang Nga sửa đổi và thông qua năm 2005. Quá trình trị liệu bao gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị, nhịn và phục hồi (xem thêm Hướng dẫn áp dụng Primenenie razgruzochno-dieticheskoj terapij (RDT) v vosstanovitelnoy medicine. Posobye dliya vrachey (Hướng dẫn áp dụng FDT (RDT) trong Y học phục hồi chức năng. Sách Hướng dẫn cho bác sĩ), Matxcơva 2005).
[7] Zakirov V. A., Klinicheskaya i funktsionalnaya kharakteristika bolnykh bronkhialnoy astmoy pri reducirovannoy (trednevnoj) rasgruzochno-dieticheskoy terapii metodami “vlazhnogo” I “suchogo” golodaniya, (Các đặc điểm lâm sàng và chức năng của bệnh nhân hen phế quản được điều trị bằng liệu pháp nhịn-ăn kiêng (ba ngày) và các phương pháp nhịn “ướt” và “khô”) // Nemedikamentoznye metody v lechenii i reabilitatsii bolnykh nespecificheskimi zabolevaniyami legkikh (Phương pháp không dùng thuốc trong điều trị và phục hồi bệnh nhân mắc bệnh phổi không đặc hiệu // Leningrad 1989, trang 63-67.
[8] Khoroshilov I. E., Kliniko-gigenicheskye aspekty absoljutnogo golodaniya, St. Petersburg, 1994.
[9] Pashutin V. V. (1845-1901), Kurs obshchey I eksperimentalnoy patologii (patologicheskoy fiziologii) (Khóa học Bệnh lý học tổng quát và thực nghiệm (sinh lý bệnh lý học), St. Petersburg, 1902.
[10] Pevzner M. I. (1872-1952), Osnovy lechebnogo pitaniya (Căn bản Dinh Dưỡng Trị Liệu), Moscow,1958.
[11] Kokosov A. N., Osinin S. G., Trofimov V. I., Razgruzochno- dieticheskajya terapiya bronkhialnoy astmoy (Phương pháp FDT (RDT) trong điều trị hen phế quản), Leningrad, 1978; Razgruzochno-dieticheskajya terapiyja bolnykh bronkhialnoy astmoy (Phương pháp FDT trong điều trị bệnh nhân hen phế quản), Tashkent, ed. Medicina, 1984; Opyt lechenija bronkhialnoy astmoy metodom razgruzochno-dieticheskoj terapiey (Thử nghiệm điều trị hen phế quản bằng phương pháp FDT), Leningrad, 1986; the guidelines for the Physicians (hướng dẫn cho bác sĩ) Razgruzochno-dieticheskaja terapiya bronkhialnoy astmoy(Phương pháp FDT trong điều trị bệnh nhân hen phế quản), Leningrad, 1980.
[12] Hướng dẫn áp dụng Primenenie razgruzochno-dieticheskoj terapij (RDT) v vosstanovitelnoy medicine. Posobye dliya vrachey (Hướng dẫn áp dụng FDT (RDT) trong Y Học Phục Hồi Chức Năng. Sách Hướng dẫn cho bác sĩ), Matxcơva, 2005.
[13] Voytovich, G. A., Iztseli samogo sam (Tự Chữa lành), Matxcơva, 1998.
[14] “Khí thực giáo”.
[15] Polezhayev L. V. (1910-2000) là nhà sinh vật học người Xô Viết và Nga, tác giả của nhiều cuốn sách quan trọng về tái tạo chi: Stimulyatsiya regeneratsiyi myshchtsii serdtsa (Kích thích tái tạo cơ tim) – Matxcơva, 1965; Utrata i vosstanovleniye regeneratsionnoy sposobnosti organov i tkaney u zhivotnykh(Mất và phục hồi khả năng tái tạo các cơ quan và mô ở động vật) – Matxcơva, 1968; Transplantatsiya tkaney mozga v norme i patologii (Cấy ghép mô não trong điều kiện bình thường và bệnh lý), Matxcơva, 1986.
[16] Alexis Carrel (1873-1944) là bác sĩ phẫu thuật kiêm nhà sinh vật học người Pháp, đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1912 cho các kỹ thuật khâu mạch máu tiên phong. Ông viết cuốn sách Man, The Unknown (Con Người, Những điều Bí Ẩn), do New York and London: Harper và Brothers xuất bản năm 1939.
[17] Charles Manning Child (1869-1954) là nhà động vật học người Mỹ nổi tiếng vì công trình nghiên cứu khả năng tái tạo (đặc biệt trên động vật ruột khoang và giun dẹp) tại Đại Học Chicago.
[18] Clive Maine McCay (1898-1967) – người Mỹ, là nhà sinh hóa học, dinh dưỡng học, lão hóa học, kiêm giáo sư về chăn nuôi tại Đại học Cornell từ 1927-1963. Quan tâm chính của ông là ảnh hưởng của dinh dưỡng đến lão hóa. Ông được biết đến nhiều nhất nhờ công trình chứng minh việc hạn chế calo làm tăng tuổi thọ ở chuột, được coi là tiền đề quan trọng dẫn đến nhiều nghiên cứu và thí nghiệm sâu hơn trong lĩnh vực dinh dưỡng và tuổi thọ (từ Internet).
[19] Suren A. Arakelyan (1928-2002) là bác sĩ thú y người Liên Xô (cũ) và Nga nổi tiếng. Ông đã viết một cuốn sách về phương pháp nhịn y học trên chim và động vật, Budem zhit Trista lyet (Hãy sống ba trăm tuổi).
[20] Paul Chappuis Bragg (1895-1976) là người ủng hộ phương pháp chăm sóc sức khỏe thay thế bằng thực phẩm và say mê thể dục. Ông viết về các chủ đề như thải độc, ăn kiêng, nhịn, tuổi thọ, vệ sinh tự nhiên và văn hóa thể chất. Các sách của ông rất phổ biến ở Nga.
[21] Andrei Ivanovich Vorobyov (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1928 ở Matxcơva) là nhà huyết học người Xô Viết và Nga, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học y tế Liên Xô (cũ) (1986) và RAS (2000), giáo sư, tiến sĩ khoa học y tế, giám đốc Viện Nghiên cứu Huyết học và Chăm sóc Đặc biệt, trưởng khoa huyết học và chăm sóc đặc biệt của Học viện Giáo dục Sau đại học Y khoa Nga (RMAPO). Ông từng là Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Liên Bang Nga.
[22] Alexander Leonidovich Chizhevsky (1897-1964) là nhà khoa học liên ngành thời Liên Xô (cũ), nhà vật lý sinh học, người đã sáng lập ra “heliobiology” (ngành sinh học thái dương hệ, nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trời đối với sinh học) và “aero-ionization” (ion-hóa khí, nghiên cứu tác động của quá trình ion hóa không khí đối với các thực thể sinh học). Ông cũng được biết đến với công trình trong lĩnh vực sinh học vũ trụ, nhịp sinh học và huyết học.
[23] V. V. Frolkis (1924-1999), nhà sinh lý học và lão khoa học Ukraina. Ở Kiev, ông là trưởng Khoa Lão hóa và Phòng thí nghiệm Sinh lý học. Nghiên cứu của ông bao quát tất cả các lĩnh vực chính của lão hóa học thực nghiệm, nhấn mạnh vào các cơ chế hoóc-môn thần kinh của lão hóa và tuổi thọ. Ông đã phát triển lý thuyết thích nghi – điều tiết của quá trình lão hóa và là tác giả của hơn 700 công trình, gồm 25 chuyên khảo và 15 cẩm nang. Công trình chủ chốt của ông là Starenie i uvelichenie prodolzhitelnosti zhizni (Lão Hóa và Kéo Dài Tuổi Thọ) (1991).
[24] Polyphepan là một chất hấp phụ đường ruột. Thành phần: lignin thủy phân. Thuốc có hoạt tính hấp thụ cao và tác dụng thải độc tổng quát.
[25] LINEX là một sản phẩm lợi khuẩn có chứa các chủng vi khuẩn axit lactic đông khô tự nhiên, phù hợp với hệ vi sinh đường ruột. Thuốc được chỉ định để điều trị và phòng ngừa các rối loạn hệ vi sinh ruột. Nó được phân loại là thực phẩm chức năng hoạt tính sinh học.
[26] Horace Fletcher (1849-1919), biệt danh “Người Nhai Vĩ Đại”, là người phát động phong trào thực phẩm và sức khỏe nổi tiếng và có ảnh hưởng vào đầu thế kỷ 20 ở Bắc Mỹ. Fletcher tin rằng nhai lâu sẽ ngăn ngừa ăn quá nhiều, giúp răng và các hệ thống khỏe mạnh hơn, giúp giảm lượng thực phẩm nạp vào và do đó tiết kiệm chi phí.
[27] Aleksandr Zalmanov (1875-1965) là bác sĩ trị liệu tự nhiên và lão khoa nổi tiếng. Ông đã đề xuất một phương pháp tái tạo mao mạch bằng một loại thuốc tắm bồi bổ đặc biệt có chứa nhựa thông hữu cơ. Ông tuyên bố rằng thuốc tắm bồi bổ màu trắng và vàng có thể dùng để điều trị các bệnh cấp và mạn tính, như bệnh hệ thần kinh, viêm đa dây thần kinh, đa xơ cứng, bạch cầu, tiền lão suy, viêm tuyến tiền liệt mạn tính, bệnh hệ miễn dịch, dị ứng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mạn tính, rối loạn chức năng tình dục.
[28] Mát-xa bụng kiểu Xla-vơ cổ là một kỹ thuật của người Xla-vơ cổ (phổ biến trong cộng đồng Tín Đồ Cổ Siberi) có nguồn gốc từ xa xưa. Quá trình này không đòi hỏi bất kỳ dụng cụ y tế gì: khi điều trị, một chuyên gia dùng tay tạo áp lực nhất định lên những vùng nhất định của cơ quan bị bệnh theo một góc nhất định. Nhờ đó chức năng của cơ quan được phục hồi và bình thường hóa. Bác sĩ Filonov luôn kết hợp nhịn khô với mát-xa. Vào ngày nhịn khô đầu tiên, ông sẽ áp dụng mát-xa bụng kiểu Xla-vơ cổ cho bệnh nhân của mình.
[29] Smith L. W., Fay T., Các yếu tố nhiệt độ trong sự phát triển của ung thư và tế bào phôi, JAMA, 1939.
[30] RDT – thuật ngữ này được giáo Sư Yuri Nikolayev giới thiệu vào những năm 1960 (Razgrzochno-Dieticheskaja Terapia liệu pháp nhịn-ăn kiêng. Đọc bài giới thiệu). Gần đây, RDT có nghĩa là Liệu pháp Ăn kiêng kiểu Nga để phân biệt với các phương pháp khác.
[31] Ivan Petrovich Pavlov (1849-1936) là nhà sinh lý học người Nga, được biết đến chủ yếu nhờ công trình về phản xạ có điều kiện. Ông đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học vào năm 1904, trở thành người Nga đầu tiên đoạt giải này.
[32] Viktor Vasilyevich Pashutin (1845-1901) là nhà sinh lý bệnh học người Nga, một trong những người sáng lập ngành sinh lý bệnh học ở Nga và đẩy nó thành một ngành khoa học độc lập. Ông có đóng góp không nhỏ cho các nghiên cứu nhịn trị liệu với công trình chủ chốt Kurs Obshchey i Eksperimentalnoy Patologii(Khóa học Bệnh lý học tổng quát và Thử nghiệm) gồm hai tập, bản in do N. A. Lebedev trình bày, Saint Petersburg, 1885-1902.