Hán dịch : Tôn giả Ca Diếp Ma Đằng và Tôn giả Trúc Pháp Lan
Chú thích : Sa môn Thủ Toại
Nhiếp tụng kệ : Tăng Viên Diễn
Âm nghĩa : Tổ Nguyên Uẩn
Việt dịch : Kế đăng Sa môn Thích Phổ Tuệ
Hán dịch : Tôn giả Ca Diếp Ma Đằng và Tôn giả Trúc Pháp Lan
Chú thích : Sa môn Thủ Toại
Nhiếp tụng kệ : Tăng Viên Diễn
Âm nghĩa : Tổ Nguyên Uẩn
Việt dịch : Kế đăng Sa môn Thích Phổ Tuệ
NGUYÊN VĂN
四十二章經
後漢。迦葉摩滕。竺法蘭同譯。 鄖郊。
鳳山蘭若嗣祖沙門守遂註。
總起分
世尊成道已。作是思惟。離欲寂靜。是最為勝。住大禪定。降諸魔道。於鹿野苑中。轉四諦法輪。度憍陳如等五人。而證道果。
法身本無出沒。悲願示現。受生八相。道成佛寶也。
思惟方便。離欲為戒。生定發慧。降魔顯正。轉法度人。法寳也。
四諦謂「苦。集。滅。道」。真。俗兩重因果。随根修證。大小有異。
憍陳如五人。佛初出家。雪山修道。浄飯王命家族三人。一阿濕婆。二跋提。三摩訶男。舅氏二人。一。憍陳如。二十力迦葉五人。随衛。後各捨。往鹿苑共修異道。世尊始成正覺。先為三轉法輪。五人皆獲果證。僧寳之始也。
序分章
結集時所置。常途六種。則世尊是主。鹿苑是處。五人是衆。略信。聞。及時。
八相道成。兜率降神。入胎。住胎。出胎。出家。成道。説法。入涅槃。
兩重因果。苦為果。集為因。是世間因果。滅為果。道為因。是出世因果。出世為真。世間為俗。
三轉法輪。初示法。此是苦。是苦集因。是苦滅是苦滅道。二自證。此是苦我已知。集我已斷。滅我已證。道我已修。
三勸他。此是苦汝應知。集汝應斷。滅汝應證。道汝應修。
三轉。十二行。皆依四諦。有生滅。無生。無作。無量。四教修證差降。
鹿苑。古仙飬鹿之苑。
PHIÊN ÂM
TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH
Hậu Hán, Ca Diếp Ma Đằng, Trúc Pháp Lan đồng dịch.
Vân Giao, Phượng Sơn Lan Nhã tự tổ Sa môn Thủ Toại chú.
TỔNG KHỞI PHẬN
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng, trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc Dã uyển trung, chuyển Tứ đế pháp luân, độ Kiều Trần Như đẳng ngũ nhân, nhi chứng đạo quả.
(Pháp thân bản vô xuất một, bi nguyện thị hiện thụ sinh, bát tướng đạo thành, Phật bảo dã.
Tư duy phương tiện, ly dục vi giới, sinh định phát tuệ, hàng ma hiển chính, chuyển pháp độ nhân, Pháp bảo dã.
Tứ đế: vi Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chân - tục lưỡng trùng nhân quả, tùy căn tu chứng, đại tiểu hữu dị.
Kiều Trần Như ngũ nhân, Phật sơ xuất gia, Tuyết sơn tu đạo, Tịnh Phạn vương mệnh gia tộc tam nhân: nhất A Thấp Bà, nhị Bạt Đề, tam Ma Ha Nam; cữu thị nhị nhân: nhất Kiều Trần Như, nhị Thập Lực Ca Diếp, ngũ nhân tùy vệ, hậu các xả vãng Lộc uyển cộng tu dị đạo. Thế Tôn thủy thành Chính giác, tiên vị tam chuyển pháp luân, ngũ nhân giai hoạch quả chứng. Tăng bảo chi thủy dã).
Âm nghĩa
TỰ PHẬN chương
Kết tập thời sở trí, thường đồ lục chủng, tắc Thế Tôn thị chủ Lộc uyển thị xứ, ngũ nhân thị chúng, lược tín, văn, cập thời.
Bát tướng đạo thành: Đâu Suất giáng thần, nhập thai, trụ thai, xuất thai, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, nhập Niết bàn.
Lưỡng trùng nhân quả: “Khổ” vi quả, “Tập” vi nhân, thị thế gian nhân quả. “Diệt” vi quả, “Đạo” vi nhân, thị xuất thế nhân quả. Xuất thế vi chân, thế gian vi tục.
Tam chuyển pháp luân: Sơ thị pháp, thử thị khổ, thị khổ tập nhân. Thị khổ diệt, thị khổ diệt đạo. Nhị tự chứng, thử thị Khổ, ngã dĩ tri. Tập, ngã dĩ đoạn. Diệt, ngã dĩ chứng. Đạo, ngã dĩ tu.
Tam khuyến tha: Thử thị Khổ nhữ ưng tri. Tập, nhữ ưng đoạn. Diệt, nhữ ưng chứng. Đạo, nhữ ưng tu.
Tam chuyển, thập nhị hành, giai y tứ đế, hữu sinh diệt,vô sinh, vô tác, vô lượng, tứ giáo tu chứng sai giáng.
Lộc uyển: Cổ tiên dưỡng lộc chi uyển.
VIỆT DỊCH
KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Nhà Hậu Hán, ngài Ca Diếp Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan cùng dịch. Quận Vân Giao, núi Phượng chốn Lan Nhã.
Sa môn nối ngôi Tổ là ngài Thủ Toại chú thích.
DUYÊN KHỞI CHUNG
Đức Thế Tôn thành đạo rồi, Ngài nghĩ rằng lìa ham muốn, vắng lặng là hơn cả, ở trong đại định hàng phục các loài ma, và ở trong vườn Hươu chuyển bánh xe Tứ đế, độ bọn ông Kiều Trần Như năm người chứng được đạo quả.
(Pháp thân vốn không ra vào, vì lòng thương mà thị hiện giáng sinh, thành tám tướng đạo là ngôi Phật vậy.
Phương tiện suy nghĩ, lìa ham muốn là giới, sinh định phát tuệ, dẹp ma tà, tỏ chính giác, chuyển pháp độ người, là ngôi Pháp bảo vậy.
Bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo: hai tầng nhân quả, tùy căn tu chứng, Đại thừa Tiểu thừa có khác.
Bọn ông Kiều Trần Như năm người, khi Phật mới xuất gia tu đạo ở núi Tuyết, vua Tịnh Phạn sai ba người họ nội là các ông, A Thấp Bà, ông Bạt Đề, ông Ma Ha Nam; họ ngoại hai người, là ông Kiều Trần Như, Thập Lực Ca Diếp. Năm người theo hầu, sau đều bỏ đến vườn Hươu cùng tu đạo khác. Đức Thế Tôn mới thành Phật, chuyển pháp dạy các ông trước, năm người đều chứng đạo quả - ngôi Tăng bảo trước nhất vậy).
Âm nghĩa
Chương KHỞI ĐẦU
Khi kết tập xếp đặt, lối thường sáu loại, thì Đức Thế Tôn là chủ, vườn Hươu là nơi, năm người là chúng, lược tin, nghe và thời.
Tám tướng thành đạo: 1 - Thần thức từ Đâu Suất xuống, 2 - Vào thai, 3 - Ở thai, 4 - Ra thai, 5 - Xuất gia, 6 - Thành đạo, 7 - Thuyết pháp, 8 - Niết bàn.
Hai tầng nhân quả: Khổ là quả, Tập là nhân, là nhân quả thế gian. Diệt là quả, Đạo là nhân, là nhân quả xuất thế. Xuất thế là chân, thế gian là tục.
Ba lần chuyển pháp luân: Bắt đầu bảo pháp đây là khổ, đây là nhân tập khổ; đây là khổ diệt, là đạo diệt khổ. Hai là tự mình đã chứng: Đây là Khổ ta đã biết, Tập ta đã đoạn, Diệt ta đã chứng, Đạo ta đã tu.
Ba là khuyên người khác: Đây là Khổ ngươi nên biết, Tập ngươi nên đoạn, Diệt ngươi nên chứng, Đạo ngươi nên tu.
Ba chuyển, 12 việc đều y Tứ đế: Có sinh diệt, không sinh, không tạo tác, không hạn lượng, bốn giáo tu chứng chênh lệch.
Vườn Hươu: Vườn xưa các tiên nuôi hươu.
NGUYÊN VĂN
流通章
復有比丘所說諸疑。求佛進止。世尊教敕。一一開悟。合掌敬喏而順尊敕。
比丘。宋言或名持浄戒。或名破煩惱。或名浄乞食。或名䏻怖魔。天竺一名該此四義。故譯者存義名焉。懷疑請教。應病授方。信悟獲安。敬順流布。昔世尊入滅。經於千載。後漢永平年中。明帝因夣金像。乃知佛教將被東夏。遣蔡愔使西國。遇摩騰。竺法蘭二梵僧。白馬馱貝葉梵文。屆止洛都。譯梵成漢。首出此經。被譏啓訓。最為精要。文約義備。
序分流通。見于上章。下四十二章。明捨悪趣善。除惑斷障。超凡入聖之深旨也。
音義
常途結於經後。今置此有二意。
一佛初成道。隱勝現劣。説半字法門。循循善誘。如慈父之教幼子。明師之訓蒙徒。非一時所説故。
二經初譯出。東夏經書喜斷章取義。易于見聞。諸羅漢亦隨機應化。譯置于此。不滯常途故也。
攝頌偈
法輪初轉度羣生
鹿苑先聞四諦明
復有比丘疑請問
流傳四十二章經。
PHIÊN ÂM
Phục hữu Tỷ khiêu sở thuyết chư nghi, cầu Phật tiến chỉ. Thế Tôn giáo sắc, nhất nhất khai ngộ, hợp chưởng kính nặc nhi thuận tôn sắc.
(Tỷ khiêu: Tống ngôn hoặc danh trì tịnh giới, hoặc danh phá phiền não, hoặc danh tịnh khất thực, hoặc danh năng phố ma - Thiên trúc nhất danh, cai thử tứ nghĩa, cố dịch giả tồn nghĩa danh yên. Hoài nghi thỉnh giáo, ứng bệnh thụ phương. Tín ngộ hoạch an, kính thuận lưu bá. Tích Thế Tôn nhập diệt, kinh ư thiên tải, Hậu Hán Vĩnh Bình niên trung, Minh Đế nhân mộng kim tượng, nãi tri Phật giáo tương bị Đông Hạ, khiển Thái Hâm sứ Tây Quốc ngộ Ma Đằng, Trúc Pháp Lan, nhị Phạm Tăng bạch mã đà bối diệp Phạn văn, giới chỉ Lạc Đô, dịch Phạn thành Hán. Thủ xuất thử kinh, bị cơ khải huấn. Tối vi tinh yếu, văn ước nghĩa bị.
Tự phận, Lưu thông, kiến vu thượng chương, hạ tứ thập nhị chương, minh xả ác thú thiện, trừ hoặc đoạn chướng, siêu phàm nhập thánh chi thâm chỉ dã).
Âm nghĩa
LƯU THÔNG chương
Thường đồ kết ư kinh hậu, kim trí thử hữu nhị ý:
Nhất, Phật sơ thành đạo, ẩn thắng hiện liệt, thuyết bán tự pháp môn, tuần tuần thiện dụ như từ phụ chi giáo ấu tử, minh sư chi huấn mông đồ, phi nhất thời sở thuyết cố.
Nhị, kinh sơ dịch xuất Đông Hạ kinh thư, hý đoạn chương thủ nghĩa, dị vu kiến văn, chư La hán diệc tùy cơ ứng hóa, dịch trí vu thử, bất trệ thường đồ cố dã.
Nhiếp tụng kệ
Pháp luân sơ chuyển độ quần sinh
Lộc uyển tiên văn Tứ đế minh
Phục hữu Tỷ khiêu nghi thỉnh vấn
Lưu truyền Tứ Thập Nhị Chương kinh.
VIỆT DỊCH
Lại có các Tỷ khiêu nói lên những điều còn ngờ, cầu Phật giải quyết. Thế Tôn dạy rõ khiến cho ai nấy nghe đều hiểu cả, chắp tay kính vâng, thuận theo Phật dạy.
(Tỷ khiêu: Đời nhà Tống gọi là trì tịnh giới hoặc gọi là phá phiền não, hay gọi là tịnh khất thực, hay gọi là dẹp được ma, một tên ở Thiên Trúc gồm bốn nghĩa này cho nên người dịch giữ lấy phiên âm vậy. Có ngờ xin dạy bảo cho, hợp bệnh cho thuốc, tin hiểu được yên tâm. Xin thuận truyền bá. Xưa Đức Thế Tôn nhập diệt trải hàng nghìn năm đến nhà Hậu Hán niên hiệu Vĩnh Bình, nhân vua Minh Đế mơ thấy tượng vàng, biết rằng Phật giáo sắp tới cõi Đông Hạ (Trung Quốc), sai ông Thái Hâm đi sứ Tây Trúc gặp hai vị Phạn tăng (sư Ấn Độ) là Ma Đằng, Trúc Pháp Lan dùng ngựa trắng chở kinh văn từ Ấn Độ đến đất Lạc Đô, dịch chữ Phạn ra chữ Hán, lần đầu xuất bản kinh này. Theo cơ dạy bảo rất tinh vi thiết yếu, ít văn đủ nghĩa.
Phần tựa, phần lưu thông thấy ở phần trên, dưới 42 chương nói rõ ý sâu bỏ ác theo thiện, trừ mê, đoạn chướng, qua phàm vào thánh).
Âm nghĩa
Chương LƯU THÔNG
Theo lối thường kết vào sau kinh, nay đặt vào đây có hai ý:
Một là: Phật mới thành đạo, ẩn hơn hiện kém, giảng pháp môn bán tự (Tiểu thừa) dần dần khéo dụ như cha lành dạy con thơ, thầy hay dạy trò dốt, không phải nói một thời mà hiểu được.
Hai là: Lúc ban đầu kinh sách ở Trung Quốc dịch ra hay lược bớt văn lấy nghĩa để dễ bề học hỏi. Các vị La hán cũng thường hay ứng hóa, cũng không mất phương hướng của lối thường vậy.
Kệ tóm tắt
Bốn lý lần đầu Phật giác mê
Từ nơi vườn Lộc giảng cho nghe
Tăng chúng ngờ gì cần phải hỏi
Bốn hai chương đáp, hết hồ nghi.
NGUYÊN VĂN
辭親章第一
佛言。辭親出家。識心達本。解無為法。名曰沙門。常行二百五十戒。進止清浄。為四真道行。成阿羅漢。阿羅漢者。能飛行變化。曠劫壽命。住動天地。
次為阿那含。阿那含者。壽終。靈神上十九天。證阿羅漢。
次為斯陁含。斯陁含者。一上一還。即得阿羅漢。
次為湏陁洹。湏陁洹者。七死七生。便證阿羅漢。愛欲斷者。如四肢斷。不復用之。
沙門。宋言義訓勤行。勤行趣涅槃也。三果輪轉。愛欲為因。割愛辭親。身出家也。識心逹本。心出家也。出家有三。一。辭親出世俗家。二。悟道。出五蘊家。三。證果。出三界家。大比丘二百五十戒。以殺。盜。淫。妄四法為根本。其餘枝末。並依此四法而生。若犯根本。枝末難生。則無由證果。若一一堅持不犯。随見修所斷煩惱。階漸不同。故所證随異。
初果湏陁洹。宋云「預流」。二果斯陁含。宋云「一來」。謂一來天上。一來人間。便證涅槃。三果阿那含。宋云「不來」。四果阿羅漢。宋云「不生」。煩惱斷盡。已證生空。如四肢斷。即無為果也。
音義
沙門。羅漢。因果之名。
辭親斷愛。因果之實。
知因識果。方能割愛辭親。
十九天。過六欲天。初禪三天。二禪三天。三禪三天。四禪前四天。上至後五淨居天。是三果所居。名五那含天。
見修。謂知苦。慕滅。斷集。修道。
煩惱。謂界內見。思二惑。各有九品之煩惱障。
攝頌偈
出家學道名沙門
貴在識心而逹本
常行諸戒四真道
進止清净成羅漢
羅漢飛行變化異
住壽命兮動天地
次有三果漸進修
如四肢斷愛欲離。
PHIÊN ÂM
TỪ THÂN chương đệ nhất
Phật ngôn:
Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bản, giải vô vi pháp, danh viết Sa môn, thường hành nhị bách ngũ thập giới, tiến chỉ thanh tịnh, vi tứ chân đạo hành, thành A la hán. A la hán giả, năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mệnh, trụ động thiên địa.
Thứ vi A na hàm, A na hàm giả, thọ chung, linh thần thướng thập cửu thiên, chứng A la hán.
Thứ vi Tư đà hàm, Tư đà hàm giả, nhất thướng nhất hoàn, tức đắc A la hán.
Thứ vi Tu đà hoàn, Tu đà hoàn giả, thất tử thất sinh, tiện chứng A la hán, ái dục đoạn giả, như tứ chi đoạn, bất phục dụng chi.
(Sa môn, Tống ngôn nghĩa huấn cần hành, cần hành thú Niết bàn dã. Tam quả luân chuyển, ái dục vi nhân. Cát ái từ thân, thân xuất gia dã; thức tâm đạt bản, tâm xuất gia dã. Xuất gia hữu tam: nhất từ thân, xuất thế tục gia. Nhị ngộ đạo, xuất ngũ uẩn gia. Tam chứng quả, xuất tam giới gia. Đại Tỷ khiêu, nhị bách ngũ thập giới, dĩ sát, đạo, dâm, vọng, tứ pháp vi căn bản. Kỳ dư chi mạt, tịnh y thử tứ pháp nhi sinh. Nhược phạm căn bản, chi mạt nan sinh, tắc vô do chứng quả, nhược nhất nhất kiên trì bất phạm, tùy kiến, tu sở đoạn phiền não, giai tiệm bất đồng, cố sở chứng tùy dị.
Sơ quả, Tu đà hoàn, Tống vân Dự lưu. Nhị quả, Tư đà hàm, Tống vân Nhất lai, vị nhất lai thiên thượng, nhất lai nhân gian, tiện chứng Niết bàn. Tam quả, A na hàm, Tống vân Bất lai. Tứ quả, A la hán, Tống vân Bất sinh, phiền não đoạn tận, dĩ chứng sinh không, như tứ chi đoạn, tức vô vi quả dã).
Âm nghĩa
TỪ THÂN chương đệ nhất
Sa môn, La hán, nhân quả chi danh.
Từ thân, đoạn ái, nhân quả chi thật.
Tri nhân thức quả, phương năng cát ái từ thân.
Thập cửu thiên: Quá lục dục thiên, sơ thiền tam thiên, nhị thiền tam thiên, tam thiền tam thiên, tứ thiền tiền tứ thiên. Thượng chí hậu ngữ Tịnh cư thiên, thị tam quả sở cư, danh ngũ Na hàm thiên, thị tứ thập bát thiên cộng dục giới vi nhất thiên thành thập cửu.
Kiến tu: Vị tri khổ, mộ diệt, đoạn tập, tu đạo.
Phiền não: Vị giới nội, kiến, tư nhị hoặc, các hữu cửu phẩm chi phiền não chướng.
Nhiếp tụng kệ
Xuất gia học đạo danh Sa môn
Quý tại thức tâm nhi đạt bản
Thường hành chư giới Tứ chân đạo
Tiến chỉ thanh tịnh thành La hán
La hán phi hành biến hóa dị
Trụ thọ mệnh hề động thiên địa
Thứ hữu tam quả tiệm tiến tu
Như tứ chi đoạn ái dục ly.
VIỆT DỊCH
Chương thứ nhất: TỪ THÂN QUYẾN
Phật dạy: Từ biệt thân quyến, xuất gia, biết nguồn tâm mình, thấu suốt chân lý của Phật, hiểu pháp vô vi1 gọi là Sa môn, thường tu hành 250 giới, tiến thiện chỉ ác2 trong sạch, tu hành đạo Tứ chân đế, thành bậc A la hán. Bậc A la hán có khả năng bay đi, biến hóa, kiếp sống lâu dài, làm chấn động trời đất.
Thứ là A na hàm, bậc A na hàm chết rồi thần thức lên tầng trời thứ 19 chứng quả A la hán.
1 Chính là “Minh tâm kiến tính”, “pháp vô vi” có hai nghĩa: 1) Mọi pháp do nhân duyên sinh vốn không có tự tính; 2) Bởi “tính không” cho nên mọi phiền não sinh tử đều có thể giải thoát hết. Thấu hiểu hai nghĩa này mới được gọi là Sa môn.
2 “Tiến thiện”: Tinh tiến phụng hành nghiệp thiện (tác trì); “chỉ ác”: ngăn ngừa nghiệp ác (chỉ trì). Cũng là tam tụ tịnh giới.
Thứ nữa Tư đà hàm, bậc Tư đà hàm, một lần lên trời, một lần về nhân gian, thì được quả A la hán.
Thứ nữa là Tu đà hoàn, bậc Tu đà hoàn, bảy lần chết, bảy lần sống thì chứng A la hán, yêu muốn hết như chặt đứt tay chân, không dùng nữa.
(Sa môn - nhà Tống dịch nghĩa là “chăm đi tới Niết bàn”. Luân chuyển ba cõi, yêu muốn là nguyên nhân, cắt đứt tình ái, từ giã họ hàng: thân xác xuất gia; biết nguồn gốc tâm, suốt chân lý Phật: tâm xuất gia vậy. Xuất gia có ba nghĩa: 1) Từ biệt người thân: ra khỏi nhà thế tục, 2) Ngộ đạo: ra khỏi nhà ngũ uẩn, 3) Chứng quả: ra khỏi nhà ba cõi. Bậc Đại Tỷ khiêu 250 giới lấy: không giết hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói càn, bốn giới này là căn bản, còn ra ngành ngọn, đều dựa bốn phép này mà sinh. Nếu phạm vào cỗi gốc thì cành lá khó sinh, không bởi đâu mà chứng quả được, nếu kiên trì, không phạm một giới nào, tùy đoạn được kiến, tư phiền não nào, cấp bậc không giống thì chứng ngôi cũng khác.
Quả đầu Tu đà hoàn: Nhà Tống gọi là Dự lưu; quả thứ hai: Tư đà hàm: Nhà Tống gọi là Nhất lai, là một lần lên trời, một lần về nhân gian rồi chứng Niết bàn; quả thứ ba: A na hàm: Nhà Tống gọi là Bất lai (không trở lại); quả thứ tư: A la hán: Nhà Tống gọi là Bất sinh (không sinh), phiền não đã đoạn hết - đã chứng sinh không1, như đoạn tay chân, tức là quả vô vi vậy).
Âm nghĩa
Chương thứ nhất: TỪ THÂN
“Tên” của nhân và quả là Sa môn, La hán.
“Thật” của nhân và quả là từ thân, đoạn ái.
Biết nhân, rõ quả mới có khả năng cát ái - từ thân.
Cõi trời mười chín: Qua cõi Dục, ba cõi Sơ thiền, ba cõi Nhị thiền, ba cõi Tam thiền, chín cõi ở Tứ thiền, gồm các cõi Thượng chí, Tịnh cư, Bất hoàn là 18 cõi thiên, cùng với cõi Dục giới thành 19 cõi.
Kiến tu: Là biết khổ, mến tịch diệt, đoạn tập, tu đạo.
Phiền não: Là kiến hoặc và tư hoặc, trong ba cõi đều có chín bậc phiền não chướng.
1 Còn gọi là “ngã không”, “nhân không”: không có cái ta - “chủ thể”, bởi ngũ uẩn giả tạm hòa hợp làm thân tâm chúng sinh.
Kệ tóm tắt
Xuất gia học đạo bậc Sa môn
Chân lý suối tâm rõ gốc nguồn
Giữ giới nghiêm trì bốn chân lý
Vô sinh trong sạch vị cao tôn
La hán bay đi động đất trời
Sống dài hay ngắn tự do hoài
Dưới còn ba quả tu dần tới
Như chặt tay chân ái dục rời.
NGUYÊN VĂN
出家章第二
佛言。出家沙門者。斷欲去愛。識自心源。達佛深理。悟無為法。逹本。情忘。知心。體合。內無所得。外無所求。心不繫道。亦不結業。外絶攀縁。內非守寂。無念無作。非修非證一相一行。無證無得。不歷諸位。而自崇最。名之為道。靈機絶朕。階級那收。
音義
出家有三。出世俗之家易。出五蘊三界之家難。例前辭親亦有二。辭生身之父母易。辭無明貪愛之父母難。前辭親出有情愛。今出家出情無情。
攝頌偈
沙門識心逹佛理
斷欲去愛出塵勞
無得無求皆不著
不歷諸位自崇高。
PHIÊN ÂM
XUẤT GIA chương đệ nhị
Phật ngôn: Xuất gia Sa môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên, đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp (đạt bản, tình vong, tri tâm thể hợp), nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ đạo, diệc bất kết nghiệp (ngoại tuyệt phan chư duyên, nội phi thủ không tịch), vô niệm vô tác, phi tu phi chứng (nhất tướng nhất hành, vô chứng vô đắc), bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối, danh chi vi đạo (linh cơ tuyệt trẫm, giai cấp na thu).
Âm nghĩa
Xuất gia hữu tam: xuất thế tục chi gia dị; xuất ngũ uẩn, tam giới chi gia nan. Lệ tiền, từ thân diệc hữu nhị, từ sinh thân chi phụ mẫu dị, từ vô minh, tham ái chi phụ mẫu nan, tiền từ thân xuất hữu tình ái, kim xuất gia xuất hữu tình, vô tình.
Nhiếp tụng kệ
Sa môn thức tâm đạt Phật lý
Đoạn dục khử ái xuất trần lao
Vô đắc vô cầu giai bất trước
Bất lịch chư vị tự sùng cao.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai: TÌM THẦY HỌC ĐẠO
Phật dạy bậc Sa môn xuất gia, dứt lòng dục bỏ tình yêu, biết nguồn tâm mình, suốt lẽ sâu kinh Phật, giác ngộ phép vô vi (xuất gốc mê, quên vọng tình, biết tâm hợp thể), trong tâm không tự đắc, ngoài không cầu cạnh, tâm không mắc đạo cũng không kết nghiệp (ngoài dứt vướng các duyên, trong không giữ u tịch), không động niệm, không khởi ý không tu không chứng (một chân tướng, một việc chính không chứng không được), không qua các ngôi thứ mà rất tự trọng, gọi đó là đạo (máy thiêng tắt hẳn còn đâu giai cấp).
Âm nghĩa
Xuất gia có ba, ra khỏi nhà thế tục dễ, ra khỏi nhà năm uẩn, ba cõi khó. Như bài trước, từ thân cũng có hai, từ cha mẹ sinh ra dễ, từ vô minh và tham ái khó. Trước là từ cha mẹ về tình ái, đến đây xuất gia là xuất cả hữu tình, vô tình.
Kệ tóm tắt
Sa môn hiểu lý Phật tâm thông
Ái dục trần lao đoạn diệt xong
Không được không cầu đều không bận
Giá cao vượt bậc tự ung dung.
NGUYÊN VĂN
剃髮章第三
佛言。剃除鬚髮而為沙門。受道法者。去世資財。乞求取足。鬚髮除而息愛。資財去而捨貪。日中一食。樹下一宿。慎勿再矣。頭陁上行。無戀著也。使人愚蔽者。愛與欲也。暗蔽愚癡愛欲所致。
音義
髪有二義。須髮是身頭之髪。愛欲是心頭之髪。剃前之髪易。除後之髪難。前辭親出家。是去身外之愛欲。今剃除須髮是去身上之愛欲。蓋身者。衆生之最愛。愛身則身上之物亦愛。故世有拔毛利不爲。又須髮是頭麵之美觀。則愛上加愛。故世有迷頭而狂走。今既除身上之最愛。則身亦漸忘。何況頭麵。故云。身非我有。何況其頭。又能捨頭麵之美觀。則頭亦非我何況須髮。故雲。苟有利。吾無愛於髪膚。髪膚既不愛。況世資財。即日中一食。樹下一宿。亦多事矣。況愛欲乎。
攝頌偈
沙門削髪貴知足
日中一食樹一宿
愛欲陷人愚蔽深
自今勿復相随逐。
PHIÊN ÂM
THẾ PHÁT chương đệ tam
Phật ngôn: Thế trừ tu phát, nhi vi Sa môn, thụ đạo pháp giả, khử thế tư tài, khất cầu thủ túc (tu phát trừ, nhi tức ái, tư tài khử, nhi xả tham).
Nhật trung nhất thực, thụ hạ nhất túc, thận vật tái hỹ (Đầu đà thượng hạnh, vô luyến trước dã).
Sử nhân ngu tế giả, ái dữ dục dã (ám tế ngu si, ái dục sở trí).
Âm nghĩa
Phát hữu nhị nghĩa, tu phát thị thân đầu chi phát, ái dục thị tâm đầu chi phát, thế tiền chi phát dị, trừ hậu chi phát nan. Tiền từ thân xuất gia, thị khử thân ngoại chi ái dục, kim thế trừ tu phát, thị khử thân thượng chi ái dục, cái thân giả, chúng sinh chi tối ái, ái thân tắc thân thượng chi vật diệc ái. Cố thế hữu bạt mao lợi bất vi. Hựu tu phát thị đầu diện chi mỹ quan, tắc ái thượng gia ái, cố thế hữu mê đầu nhi cuồng tẩu. Kim ký trừ thân thượng chi tối ái, tắc thân diệc tiệm vong, hà huống đầu diện, cố vân thân phi ngã hữu, hà huống kỳ đầu, hựu năng xả đầu diện chi mỹ quan, tắc đầu diệc phi ngã, hà huống tu phát. Cố vân, cẩu hữu lợi, ngô vô ái ư phát phu, phát phu ký bất ái, huống thế tư tài. Tức nhật trung nhất thực, thụ hạ nhất túc, diệc đa sự hỹ, huống ái dục hồ?
Nhiếp tụng kệ
Sa môn tước phát quý tri túc
Nhật trung nhất thực thụ nhất túc
Ái dục hãm nhân ngu tế thâm
Tự kim vật phục tương tùy trục.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba: CẠO TÓC
Phật dạy cạo bỏ râu tóc mà làm Sa môn, chấp nhận đạo pháp, bỏ tiền của đời, xin cầu là đủ (bỏ râu tóc là dứt tình ái, bỏ tiền của là bỏ tham).
Giữa ngày một bữa, dưới cây một giấc cẩn thận chớ hơn (Đầu đà là hạnh cao, chớ nên tham đắm).
Khiến người ngu dốt chính là mến yêu và ham muốn (Tối dốt ngu si là yêu mến và ham muốn).
Âm nghĩa
Tóc có hai nghĩa, râu tóc là tóc ở thân ở đầu, yêu muốn là tóc trong tâm, cạo râu tóc trước thì dễ, trừ râu tóc sau thì khó. Trước từ thân xuất gia là bỏ yêu mến ngoài thân, đến đây cạo bỏ râu tóc là bỏ yêu mến trên thân; bởi vì chúng sinh rất yêu thân, yêu thân thời vật trên thân cũng yêu. Cho nên đời có chuyện không làm việc lợi phải nhổ lông. Lại nữa râu tóc là vẻ mỹ quan của đầu mặt, thì yêu lại càng yêu. Vì vậy đời có kẻ mê đầu mà phát điên chạy nhộn. Nay đã bỏ cái rất yêu trên thân, thì cả thân cũng quên nữa là đầu mặt. Vì vậy nói: Thân không phải ta có huống chi râu tóc, cho nên nói: Vì có lợi, ta không tiếc gì râu tóc, râu tóc đã không yêu, huống chi tiền của ở đời, vì vậy, giữa ngày một bữa, dưới cây một giấc cũng đã nhiều rồi, huống chi yêu muốn nữa ư?
Kệ tóm tắt
Tạm đủ Sa môn đã cạo đầu
Ngủ ăn dù thiếu chớ tham cầu
Nhớ câu ái dục tham là đọa
Biết tránh xa đi kẻo ngã vào.
NGUYÊN VĂN
息意章第四
佛言。衆生以十事為善。亦以十事為惡。何等為十。身三。口四。意三。身三者。殺。盜。婬。口四者。兩舌。惡口。妄言。綺語。意三者。嫉。恚。癡。如是十事。不順聖道。名十惡行。是惡若止。名十善行耳。
善惡性空。猶如反掌。止惡行善。是順聖道。自性本無殺。持不殺戒。乃至自性本無貪瞋癡。持不貪等戒。八萬四千煩惱。變為波羅宻門。随機差降。分上中下品。具載大經。
音義
身口之悪。皆由意生。嫉者。貪而嗔。恚者。嗔而貪。痴者。愚而貪嗔。三毒互含。藏於意。發乎身口。殺由貪食。盜由貪財。婬由貪色。亦有嗔殺。愚痴殺等。身三既爾。口四亦然。身口七支。根於意地。故永嘉云。損法財。滅功德。莫不由斯心意識。若意識不生。順性而行。名善行耳。
攝頌偈
身口意業十善悪
善業升起悪淪落
歸信三尊求至道
諸善奉行悪莫作。
PHIÊN ÂM
TỨC Ý chương đệ tứ
Phật ngôn: Chúng sinh dĩ thập sự vi thiện, diệc dĩ thập sự vi ác. Hà đẳng vi thập? Thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam giả: sát, đạo, dâm. Khẩu tứ giả: lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam giả: tật, hụy1, si. Như thị thập sự bất thuận thánh đạo, danh thập ác hành. Thị ác nhược chỉ, danh thập thiện hành nhĩ.
1 “Hụy” còn có âm là “khuể”.
(Thiện ác tính không, do như phản chưởng, chỉ ác hành thiện, thị thuận thánh đạo. Tự tính bản vô sát, trì bất sát giới, nãi chí tự tính bản vô tham sân si, trì bất tham đẳng giới, bát vạn tứ thiên phiền não, biến vi Ba la mật môn, tùy cơ sai giáng, phân thượng trung hạ phẩm, cụ tải Đại Kinh).
Âm nghĩa
Thân khẩu chi ác giai do ý sinh. Tật giả, tham nhi sân; hụy giả, sân nhi tham; si giả, ngu nhi tham sân. Tam độc hỗ hàm, tàng vu ý, phát vu thân khẩu, sát do tham thực, đạo do tham tài, dâm do tham sắc, diệc hữu sân sát ngu si sát đẳng. Thân tam ký nhĩ, khẩu tứ diệc nhiên, thân khẩu thất chi, căn vu ý địa. Cố Vĩnh Gia vân: “Tổn pháp tài, diệt công đức, mạc bất do tư tâm ý thức. Nhược ý thức bất sinh, thuận tính nhi hành, danh thiện hành nhĩ”.
Nhiếp tụng kệ
Thân khẩu ý nghiệp thập thiện ác
Thiện nghiệp thăng khởi, ác luân lạc
Quy tín Tam tôn cầu chí đạo
Chư thiện phụng hành, ác mạc tác.
VIỆT DỊCH
Chương thứ tư: TẮT Ý NGHĨ
Phật dạy: Chúng sinh lấy mười việc làm thiện cũng lấy mười việc làm ác, những gì là mười? Thân ba, miệng bốn, ý ba; thân ba là giết hại, lấy của không cho, tà dâm; miệng bốn là nói lưỡi hai chiều, nói độc ác, nói dối trá, nói thêu dệt; ý ba là ghen ghét, bực tức, ngu si. Mười việc như thế không thuận đạo thánh là mười việc ác. Ác ấy nếu bỏ gọi là mười thiện vậy.
(Tính thiện ác vốn không cũng như trở bàn tay, bỏ ác làm lành là thuận đạo thánh, vốn không có tính tàn sát, giữ giới bất sát cho đến tự tính vốn không tham sân si, giữ những giới không tham, sân, si, v.v. 84.00 phiền não biến làm cửa vượt khổ, chia thành ba bậc thượng, trung, hạ chép trong Đại Kinh).
Âm nghĩa
Ác về thân miệng đều từ ý sinh. Ghét là tham mà giận; bực là giận mà tham, si thì ngu mà tham giận. Ba độc ấy hàm nhiếp lẫn nhau trong ý, phát động ra thân miệng, giết bởi tham ăn, trộm bởi tham của, dâm bởi tham sắc, cũng có vì bực tức mà giết, ngu si mà giết, v.v. Ba nghiệp thân đã thế, bốn nghiệp miệng cũng thế. Bảy chi về thân khẩu, gốc rễ từ ý. Cho nên Tổ Vĩnh Gia dạy: “Tổn của pháp, diệt công đức đều từ tâm ý, thức. Nếu ý thức không sinh, thuận tính làm theo gọi là khéo hành đạo vậy”.
Kệ tóm tắt
Thân khẩu ý ba, thiện ác mười
Thiện thì tiến hóa, ác chìm trôi
Tin theo Tam bảo cầu chân lý
Nghiệp thiện chăm làm, ác quyết thôi.
NGUYÊN VĂN
悔過章第五
佛言。人有衆過。而不自悔。頓息其心。罪來赴身。如水歸海。漸成深廣。罪始濫觴。禍終没頂。惡心不息。業海轉深。
若人有過。自解知非。改惡行善。罪自消滅。改過自新。罪随心滅。後會得明道也。
如病得汗。漸有痊損耳。病得汗則身安。人改過則心浄。
音義
過惡有三。謂已作。今作。當作。念念相續。無有竆已。故云深廣。若一念悔心。前後濟斷。現亦不行。三世罪根泯然無寄。故云。頓息其心。罪自消滅。傅大士言。罪性本空唯心造。心若滅時罪亦亡。罪亡心滅倆俱空。是則名爲真懺悔。旨哉言乎!
攝頌偈
人有眾過不自悔
罪歸身如水歸海
有悪懴誠從善勇
罪滅福生道所載。
PHIÊN ÂM
HỐI QUÁ chương đệ ngũ
Phật ngôn: Nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối, đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như thủy quy hải, tiệm thành thâm quảng (tội thủy lạm thương, họa chung một đỉnh, ác tâm bất tức, nghiệp hải chuyển thâm).
Nhược nhân hữu quá tự giải tri phi, cải ác hành thiện, tội tự tiêu diệt (cải quá tự tân, tội tùy tâm diệt, hậu hội đắc minh đạo dã).
Như bệnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên tổn nhĩ (bệnh đắc hãn tắc thân an, nhân cải quá tắc tâm tịnh).
Âm nghĩa
Quá ác hữu tam: vị dĩ tác, kim tác, đương tác, niệm niệm tương tục, vô hữu cùng dĩ. Cố vân thâm quảng, nhược nhất niệm hối tâm, tiền hậu tế đoạn, hiện diệc bất hành, tam thế tội căn, dẫn nhiên vô ký. Cố vân: Đốn tức kỳ tâm, tội tự tiêu diệt. Phó Đại Sĩ ngôn:
“Tội tính bản không duy tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời, tội diệc vong,
Tội vong, tâm diệt, lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chân sám hối”.
Chỉ tai ngôn hồ!
Nhiếp tụng kệ
Nhân hữu chúng quá bất tự hối
Tội quy thân như thủy quy hải
Hữu ác sám thành tòng thiện dũng
Tội diệt phúc sinh đạo sở tải.
VIỆT DỊCH
Chương thứ năm: Hối Lỗi
Phật dạy: Ai có nhiều lỗi, tự mình không hối, dập ngay tâm ấy, tội dồn tới thân, như nước về biển, sẽ thành sâu rộng (tội trước tràn chén và sau ngập đầu, tâm ác không thôi, biển nghiệp thêm sâu).
Nếu ai có lỗi tự mình biết trái, đổi ác làm lành, tội tự tiêu diệt (đổi mới không lỗi, tội theo tâm diệt, sau sẽ hiểu rõ đạo vậy).
Như bệnh được ra mồ hôi, được bớt nhẹ dần (bệnh ra mồ hôi thì thân yên, người đổi lỗi thì tâm trong sạch).
Âm nghĩa
Có ba lỗi ác đã làm, đương làm, sẽ làm, luôn luôn nối nhau không bao giờ thôi. Cho nên gọi là sâu rộng. Nếu một thoáng tâm hối, trước sau đứt quãng, không còn hiện hành, gốc tội ba đời không hẳn chỗ dựa. Cho nên nói: Tâm thôi làm ác, tội tự tiêu diệt. Bởi vậy ngài Phó Đại Sĩ nói:
“Tính tội vốn không, duy tâm tạo
Khi tâm đã diệt tội cũng mất
Tội mất tâm diệt cả đều không
Thế mới đúng thực là sám hối”.
Lời nói hay quá.
Kệ tóm tắt
Biết lỗi mà không hối tránh xa
Nước dồn về biển, tội về ta
Bỏ ác hết lòng làm thiện mạnh
Tội diệt phúc sinh, đạo lớn ra.
NGUYÊN VĂN
無嗔章第六
佛言。惡人聞善。故來撓亂者。汝自禁息。當無瞋責。彼來惡者。而自惡之。彼已齊致。彼撓何瞋。怨親等觀。魔自退衂。
音義
善與惡對。故來擾亂。我無瞋責。則爲善如登。從惡如崩。
PHIÊN ÂM
VÔ SÂN chương đệ lục
Phật ngôn: Ác nhân văn thiện, cố lai nhiễu loạn giả, nhữ tự cấm tức, đương vô sân trách, bỉ lai ác giả, nhi tự ác chi (bỉ kỷ tề trí, bỉ nhiễu hà sân? Oán thân đẳng quan, ma tự thoái nục).
Âm nghĩa
Thiện dữ ác đối, cố lai nhiễu loạn, ngã vô sân trách, tắc vi thiện như đăng, tòng ác như băng.
VIỆT DỊCH
Chương thứ sáu: KHÔNG GIẬN BỰC
Phật dạy: Người ác nghe việc thiện, cố tìm đến quấy rối. Ngươi tự nín đi chớ nên oán trách, kẻ ác họ đến rồi họ chịu ác (họ với mình như nhau, họ quấy không giận, bạn thù bình đẳng, ma tự rút lui).
Âm nghĩa
Thiện đối nghịch với ác, cố đến quấy rối, ta không oán trách, tất làm thiện tăng lên, theo ác bại hoại.
NGUYÊN VĂN
行慈章第七
佛言。有人聞吾守道。行大仁慈。故致罵佛。佛黙不對。罵止。問曰。「子以禮從人。其人不納。禮歸子乎。」對曰。「歸矣!」佛言。「今子罵我。我今不納。子自持禍。歸子身矣!慈善根力。假引世喻。罵佛自禍。其理昭然。猶響應聲。影之随形。終無免離。慎勿為惡。身口由心。影響難捨。
音義
慈與瞋對。故行慈致駡。今不唯不瞋。反能因事轉物。真慈悲無量。憐憫有情唯佛與佛乃能如是。前無嗔不爲物轉。今行慈反能轉物漸入佳境。
攝頌偈
人來相毁我慈護
當憫癡冥勿瞋怒。
福德之氣常在斯
慈善無傷悪自蠹。
PHIÊN ÂM
HÀNH TỪ chương đệ thất
Phật ngôn: Hữu nhân văn ngô thủ đạo, hành đại nhân từ, cố trí mạ Phật, Phật mặc bất đối.
Mạ chỉ. Vấn viết: Tử dĩ lễ tòng nhân, kỳ nhân bất nạp, lễ quy tử hồ?
Đối viết: Quy hỹ.
Phật ngôn: Kim tử mạ ngã, ngã kim bất nạp, tử tự trì họa, quy tử thân hỹ (từ thiện căn lực, giả dẫn thế dụ mạ Phật tự họa, kỳ lý chiêu nhiên).
Do hưởng ứng thanh, ảnh chi tùy hình, chung vô miễn ly, thận vật vi ác (thân, khẩu, do tâm ảnh hưởng nan xả).
Âm nghĩa
Từ dữ sân đối, cố hành từ, trí mạ, kim bất duy bất sân, phản năng nhân sự chuyển vật, chân từ bi vô lượng, lân mẫn hữu tình, duy Phật dữ Phật, nãi năng như thị. Tiền vô sân bất vi vật chuyển, kim hành từ phản năng chuyển vật tiệm nhập giai cảnh.
Nhiếp tụng kệ (Đệ lục chương, đệ thất chương)
Nhân lai tương hủy ngã từ hộ
Đương mẫn si minh vật sân nộ.
Phúc đức chi khí thường tại tư
Từ thiện vô thương, ác tự đố.
VIỆT DỊCH
Chương thứ bảy: LÀM VIỆC TỪ THIỆN
Phật dạy: Có người nghe ta giữ đạo làm việc nhân từ lớn, họ cố ý đến mắng Phật, Phật lặng yên không trả lời. Họ thôi. Phật hỏi: Ngươi đem lễ biếu ai, họ không nhận, lễ ấy có về ngươi không?
Thưa rằng: Về ạ.
Phật dạy: Ngươi nay mắng ta, ta nay không nhận, ngươi tự đem họa về cho mình (sức gốc từ thiện, dẫn ra ví dụ mắng Phật thì chịu họa, lý do rõ ràng).
Như vang ứng tiếng, bóng theo hình vẫn không tránh khỏi, cẩn thận chớ làm ác (thân miệng bởi tâm, bóng vang không rời nhau).
Âm nghĩa
Từ đối với giận, cho nên làm lành đến phải chịu mắng, nay không những không giận, lại hay nhân việc chuyển vật, thực là từ bi vô lượng, thương xót hữu tình, chỉ có Phật với Phật mới có khả năng như thế. Trước không giận, không bị vật chuyển, bây giờ làm lành lại có khả năng chuyển vật, dần đi vào cảnh tốt.
Kệ tóm tắt (Chung cả chương thứ 6 và thứ 7)
Lòng lành ta giúp kẻ chê ta
Thương họ ngu si chớ oán mà.
Phúc đức lòng từ thường ở đó
Từ thiện lớn lên, độ ác tà.
NGUYÊN VĂN
重賢章第八
佛言。惡人害賢者。猶仰天而唾。唾不至天。還從己墮。逆風颺塵。塵不至彼。還坌已身。賢不可毀。禍必滅已。
害賢招報。如唾天。颺塵。反自汙坌。昔歌利害佛。佛不瞋恨。而成正覺。歌利罪畢。遇佛得記。
音義
見賢思齊。見不賢而內自省。
攝頌偈
悪害賢如仰天唾
唾不汚天還自墮
逆風坌人塵返身
賢非可侵自求祸。
PHIÊN ÂM
TRỌNG HIỀN chương đệ bát
Phật ngôn: Ác nhân hại hiền giả, do ngưỡng thiên nhi thóa, thóa bất chí thiên, hoàn tòng kỷ đọa. Nghịch phong dương trần, trần bất chí bỉ, hoàn bộn kỷ thân, hiền bất khả hủy, họa tất diệt kỷ.
(Hại hiền chiêu báo như thóa thiên, dương trần, phản tự ô bộn. Tích, Ca Lợi hại Phật, Phật bất sân hận nhi thành chính giác. Ca Lợi tội tất, ngộ Phật đắc ký).
Âm nghĩa
Kiến hiền tư tề, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh.
Nhiếp tụng kệ
Ác hại hiền như ngưỡng thiên thóa
Thóa bất ố thiên hoàn tự đọa
Nghịch phong bộn nhân trần phản thân
Hiền phi khả xâm tự cầu họa.
VIỆT DỊCH
Chương thứ tám: TRỌNG NGƯỜI HIỀN Phật dạy: Người ác hại người hiền, cũng như ngửa mặt nhổ lên trời, nhổ không đến trời, lại rơi xuống mình. Ngược gió rê bụi, bụi không đến họ, lại bụi vào mình, không hủy được người hiền, họa lại hại mình.
(Hại người hiền như ngửa mặt nhổ lên trời, rê bụi lại tự bẩn mình. Xưa, ông Ca Lợi hại Phật, Phật không bực tức mà thành chính giác. Ông Ca Lợi hết tội gặp Phật được thụ ký).
Âm nghĩa
Thấy người hiền nghĩ sao cho được bằng họ, thấy người bất hiền thì tự xét mình.
Kệ tóm tắt
Ngửa nhổ lên trời ác hại hiền
Trời đâu có bẩn bẩn mình liền
Ngược gió nhằm người tung cát bụi
Hại mình chính lại tự gây nên.
NGUYÊN VĂN
奉道章第九
佛言。博聞愛道。道必難會。世智辯聦。博問強記。增長我慢。去道逺矣。守志奉道。其道甚大。堅志體道。量包法界。
音義
求名於人。奉道在己。於人故難。在己故易。難則彌求彌逺。易則益守益堅。內而自錬無明。外而利益於世。守志奉道。其利溥哉。
攝頌偈
博爱廣憐施濟先
守志奉道福綿綿。
PHIÊN ÂM
PHỤNG ĐẠO chương đệ cửu
Phật ngôn: Bác văn ái đạo, đạo tất nan hội (thế trí biện thông, bác văn cường ký, tăng trưởng ngã mạn, khứ đạo viễn hỹ).
Thủ chí phụng đạo, kỳ đạo thậm đại (kiên chí thể đạo, lượng bao pháp giới).
Âm nghĩa
Cầu danh ư nhân, phụng đạo tại kỷ, ư nhân cố nan, tại kỷ cố dị. Nan tắc di cầu di viễn, dị tắc ích thủ ích kiên, nội nhi tự luyện vô minh, ngoại nhi lợi ích ư thế, thủ chí phụng đạo, kỳ lợi phổ tai!
Nhiếp tụng kệ
Bác ái quảng lân thí tế tiên
Thủ chí phụng đạo phúc miên miên.
VIỆT DỊCH
Chương thứ chín: GIỮ CHÍ THỜ ĐẠO
Phật dạy: Học nhiều mến đạo, ắt khó hiểu đạo (biện bác thông thạo việc thế gian, học rộng nhớ nhiều thêm lớn thói ngã mạn1, cách đạo xa vậy).
1 Thói kiêu căng, khinh mạn sinh ra từ “ngã chấp, ngã sở”, “học rộng nhớ nhiều” lan man không chủ đích, không chịu làm theo điều học “ắt khó hiểu đạo”.
Giữ chí thờ đạo, thì đạo rất lớn (bền chí thủ đạo, lượng bao pháp giới).
Âm nghĩa
Cầu danh ở người, thờ đạo ở mình, ở người cho nên khó, ở mình cho nên dễ, khó thì càng cầu càng xa, dễ thì càng giữ càng bền, trong thì rèn giũa vô minh, ngoài thì lợi ích cho đời, giữ chí thờ đạo, ôi! Lợi rộng thay!
Kệ tóm tắt
Mở rộng lòng thương cứu giúp đời
Bền lòng phụng đạo phúc lâu dài.
NGUYÊN VĂN
法施章第十
佛言。覩人施道。助之歡喜。得福甚大。施。為萬行之首。助喜尚爾。况施福乎。沙門問曰。「此福盡乎。」佛言。「譬如一炬之火。數千百人。各以炬來分取。熟食。除㝠。此炬如故。福亦如之。火逢炬而火事無窮。福随心而福報無盡。
音義
施道有三。財。法。無畏。今明法施如火。喻般若正智。食喻三乗法味。冥喻無始無明。一炬喻施道之人。多炬喻助喜之衆。如人以正智火熟三乗味。除無明暗。成就多人。多人傳之。化化不絶。法施無窮。故施福無量。而助喜之福無盡。故曰如之。
攝頌偈
見人行施助歡喜
炬火相傳福亦然。
PHIÊN ÂM
PHÁP THÍ chương đệ thập
Phật ngôn: Đổ nhân thí đạo, trợ chi hoan hỷ, đắc phúc thậm đại (thí vi vạn hạnh chi thủ, trợ hỷ thượng nhĩ, huống thí phúc hồ?)
Sa môn vấn viết, thử phúc tận hồ?
Phật ngôn: Thí như nhất cự chi hỏa, sổ thiên bách nhân, các dĩ cự lai phân thủ, thục thực trừ minh, thử cự như cố, phúc diệc như chi (hỏa phùng cự nhi hỏa sự vô cùng, phúc tùy tâm nhi phúc báo vô tận).
Âm nghĩa
Thí đạo hữu tam: tài, pháp, vô úy.
Kim minh pháp thí như hỏa, dụ Bát nhã chính trí. Thực dụ Tam thừa pháp vị. Minh, dụ vô thủy vô minh. Nhất cự, dụ thí đạo chi nhân, đa cự, dụ trợ hỷ chi chúng. Như nhân dĩ chính trí hỏa, thục Tam thừa vị, trừ vô minh ám, thành tựu đa nhân, đa nhân truyền chi, hóa hóa bất tuyệt, pháp thí vô cùng, cố thí phúc vô lượng, nhi trợ hỷ chi phúc vô tận, cố viết như chi.
Nhiếp tụng kệ
Kiến nhân hành thí trợ hoan hỷ
Cự hỏa tương truyền phúc diệc nhiên.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười: PHÁP THÍ
Phật dạy: Thấy ai truyền đạo vui mừng giúp họ được phúc rất lớn (bá thí là đầu muôn hạnh, giúp mừng cho còn thế, huống chi thực hành bá thí).
Thầy tu hỏi Phật: Phúc ấy hết không?
Phật dạy: Ví như lửa một bó đuốc, mấy nghìn trăm người, đều đem đuốc đến, xin lửa nấu ăn, thắp sáng, ngọn đuốc kia vẫn cháy, phúc cũng như thế (lửa gặp đuốc mà việc lửa không cùng, phúc tùy tâm mà phúc báo không hết).
Âm nghĩa
Bá thí có ba loại: tiền của, đạo pháp, vô úy.
Nay dụ cho đạo pháp như lửa, dụ Bát nhã chính trí, món ăn dụ pháp vị Tam thừa, u minh dụ vô minh từ vô thủy, một đuốc dụ người cho đạo pháp, nhiều đuốc dụ nhiều người giúp, như người đem lửa chính trí, nấu chín pháp vị Tam thừa, trừ mê tối vô minh thành đạt cho nhiều người, nhiều người truyền đi, chuyển hóa mãi mãi, pháp thí vô cùng cho nên phúc bá thí cũng vô lượng mà phúc giúp vô tận, cho nên nói là bằng nhau.
Kệ tóm tắt
Thấy ai bá thí mình vui giúp
Đuốc lửa nối truyền mãi khắp nơi.
NGUYÊN VĂN
財施章十一
佛言。飯惡人百。不如飯一善人。飯善人千。不如飯一持五戒者。飯五戒者萬。不如飯一湏陁洹。飯百萬湏陁洹。不如飯一斯陁含。飯千萬斯陁含。不如飯一阿那含。飯一億阿那含。不如飯一阿羅漢。飯十億阿羅漢。不如飯一辟支佛。飯百億辟支佛。不如飯一三世諸佛。飯千億三世諸佛。不如飯一無念。無住。無修。無證之者。
上以擇田投種。優劣倍增。住相求報。還滋愛本。以生心動念。即乖法體。今既無住。無修。無證。則取。捨情亡。三輪空寂。亦如《維摩》云。「若施主等心施一最下乞人。猶如如來福田之相。無所分別。等於大悲。不求果報。是則名為具足法施」。即斯義也。
音義
此明財施多種。飲食居先。聖凡同居所依也。財如水。施心如濕性。施境如器。觀器則沼非江。江非河海。歷九不如方至。觀濕性則沼豈異江。河豈異海。是故水局於器。天地懸殊。濕性常存。江海一味。故云。是則名爲具足法施。
攝頌偈
供凡供聖多優劣
飯佛其福不可量
事神不若事親孝
須知父母福田強
俗人不逹佛深理
聞佛稱孝生譏議
豈知出世報恩弘
世間之孝未爲比。
PHIÊN ÂM
TÀI THÍ chương thập nhất
Phật ngôn: Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ giới giả. Phạn ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu đà hoàn. Phạn bách vạn Tu đà hoàn, bất như phạn nhất Tư đà hàm. Phạn thiên vạn Tư đà hàm, bất như phạn nhất A na hàm. Phạn nhất ức A na hàm, bất như phạn nhất A la hán. Phạn thập ức A la hán, bất như phạn nhất Tích chi Phật. Phạn bách ức Tích chi Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức Tam thế chư Phật, bất như phạn nhất vô niệm vô trụ vô tu vô chứng chi giả.
(Thượng dĩ trạch điền đầu chủng, ưu liệt bội tăng, trụ tướng cầu báo, hoàn tư ái bản, dĩ sinh tâm động niệm, tức quai pháp thể. Kim ký vô trụ, vô tu, vô chứng, tắc thủ xả tình vong, tam luân không tịch. Diệc như Duy Ma vân: “Nhược thí chủ đẳng tâm thí nhất tối hạ khất nhân, do như Như Lai phúc điền chi tướng, vô sở phân biệt, đẳng ư đại bi, bất cầu quả báo, thị tắc danh vi cụ túc pháp thí”, tức tư nghĩa dã).
Âm nghĩa
Thử minh tài thí đa chủng, ẩm thực cư tiên, thánh phàm đồng cư sở y dã. Tài như thủy, thí tâm như thấp tính, thí cảnh như khí. Quan khí, tắc chiểu phi giang, giang phi hà hải, lịch cửu bất như phương chí. Quan thấp tính tắc chiểu khởi dị giang, hà khởi dị hải, thị cố thủy cục ư khí, thiên địa huyền thù, thấp tính thường tồn, giang hải nhất vị. Cố vân: Thị tắc danh vi cụ túc pháp thí.
Nhiếp tụng kệ
Cúng phàm cúng thánh đa ưu liệt
Phạn Phật kỳ phúc bất khả lường
Sự thần bất nhược sự thân hiếu
Tu tri phụ mẫu phúc điền cường
Tục nhân bất đạt Phật thâm lý
Văn Phật xưng hiếu sinh cơ nghị
Khởi tri xuất thế báo ân hoằng
Thế gian chi hiếu vị vi tỷ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười một: CHO CỦA CẢI
Phật dạy: Đãi cơm một trăm người ác không bằng đãi một người thiện. Đãi cơm một nghìn người thiện không bằng đãi một người giữ năm giới. Đãi cơm một vạn người giữ năm giới không bằng đãi một vị Tu đà hoàn. Đãi cơm một trăm vạn vị Tu đà hoàn không bằng cúng cơm một vị Tư đà hàm. Cúng cơm nghìn vạn vị Tư đà hàm không bằng cúng một vị A na hàm. Cúng cơm một ức vị A na hàm không bằng cúng cơm một vị A la hán. Cúng cơm mười ức A la hán không bằng cúng cơm một vị Phật Tích chi. Cúng trăm ức Phật Tích chi không bằng cúng một vị Phật Tam thế. Cúng cơm nghìn ức Tam thế chư Phật không bằng cúng cơm một vị vô niệm vô trụ vô tu vô chứng1.
1 “Vô niệm vô trụ vô tu vô chứng”: Pháp thân vô vi.
(Trên là chọn ruộng gieo giống, hơn kém gấp lên, có tướng cầu báo lại thêm gốc ái, bởi sinh tâm động niệm nên trái pháp thể, nay đã vô trụ, vô tu, vô chứng, quên tình lấy bỏ, của cho, kẻ nhận, người cho đều vắng lặng. Cũng như ngài Duy Ma nói: “Nếu thí chủ tâm bình đẳng cho một người ăn xin hạng mạt cùng, Như Lai tướng phúc điền không phân biệt gì, vừa với tâm đại bi, không cầu quả báo, thế thì gọi là pháp thí đủ phép” chính là nghĩa này).
Âm nghĩa
Đây nói rõ tài thí nhiều loại, ăn uống đứng đầu, thánh phàm cũng phải nhờ. Tiền của như nước, tâm bá thí như tính ướt, cảnh thí như đồ đựng. Xét đồ đựng thời ao chẳng phải sông con, sông con chẳng phải sông lớn, biển. Qua chín dòng mới đến. Xét tính ướt thì ao khác chi sông con, sông con khác chi biển. Thế thì nước ở chỗ chứa, trời đất khác xa, tính ướt thì sông biển vẫn một vị. Vì vậy nói: Thế thì gọi là đầy đủ pháp thí.
Kệ tóm tắt
Cúng phàm cúng thánh kém hơn nhiều
Cúng Phật không lường phúc tối siêu
Thờ thần vẫn kém thờ thân hiếu
Ruộng phúc mẹ cha gắng sức gieo
Người tục hiểu đâu lý Phật sâu
Nghe Phật khen hiếu cũng chê bàn
Đâu bằng ơn xuất thế gian
Không gian vô tận thời gian vô cùng.
NGUYÊN VĂN
無畏章十二
佛言。人有二十難。貧窮布施難。豪貴學道難。棄命必死難。得覩佛經難。生值佛世難。忍色忍欲難。見好不求難。被辱不嗔難。有势不臨難。觸事無心難。廣學博究難。除滅我慢難。不輕未學難。心行平等難。不說是非難。會善知識難。見性學道難。随化度人難。覩境不動難。善解方便難。
難事衆多。畧開如上。順己情為易。逆己意為難。若順理而逆情。縱棄命而可作。若順情而背理。雖見好而不求。有势不臨。心行平等。好廣學而謙下。見未學而不輕。貧窮而随力行檀。豪貴而回光學道。知色欲之過患。悟是非之顛邪。更能觸境無心。善觧方便。常會善友。随化度人。處處常值佛興。念念轉大千經卷。運用成菩薩大行。施為入無量妙門。正眼常明。諸塵莫惑。豈封滯於難易情執者哉。
音義
無畏有二義。一自無畏。凡人遇一難事。心或 退畏。何况多。今貧窮布施。至善解方便。世出世間之難事略盡。而於五濁悪世。行此難事。非勇猛大丈夫而何。故古德云。出家是大丈夫事。非相將所能爲。語云。君子多難成其志。無難喪其身。
二令他無畏者。自既無畏。乃能善解方便。隨化度人。亦令他無畏。是名菩薩以無畏施於衆生。衆生號爲施無畏者。
攝頌偈
難行難學并難遇
志劣情疑轉見難
慕道堅專難亦易
直前邁往出牢闗。
PHIÊN ÂM
VÔ ÚY chương thập nhị
Phật ngôn: Nhân hữu nhị thập nan: bần cùng bá thí nan, hào quý học đạo nan, khí mệnh tất tử nan, đắc đổ Phật kinh nan, sinh trị Phật thế nan, nhẫn sắc nhẫn dục nan, kiến hảo bất cầu nan, bị nhục bất sân nan, hữu thế bất lâm nan, xúc sự vô tâm nan, quảng học bác cứu nan, trừ diệt ngã mạn nan, bất khinh vị học nan, tâm hành bình đẳng nan, bất thuyết thị phi nan, hội thiện tri thức nan, kiến tính học đạo nan, tùy hóa độ nhân nan, đổ cảnh bất động nan, thiện giải phương tiện nan.
(Nan sự chúng đa, lược khai như thượng. Thuận kỷ tình vi dị, nghịch kỷ ý vi nan. Nhược thuận lý nhi nghịch tình, túng khí mệnh nhi khả tác; nhược thuận tình nhi bội lý, tuy kiến hảo nhi bất cầu. Hữu thế bất lâm, tâm hành bình đẳng. Hiếu quảng học nhi khiêm hạ, kiến vị học nhi bất khinh. Bần cùng nhi tùy lực hành đàn, hào quý nhi hồi quang học đạo. Tri sắc dục chi quá hoạn, ngộ thị phi chi điên tà. Cánh năng xúc cảnh vô tâm, thiện giải phương tiện, thường hội thiện hữu, tùy hóa độ nhân, xứ xứ thường trị Phật hưng, niệm niệm chuyển đại thiên kinh quyển; vận dụng thành Bồ tát đại hành, thí vi nhập vô lượng diệu môn, chính nhỡn thường minh, chư trần mạc hoặc, khởi phong trệ ư nan dị tình chấp giả tai).
Âm nghĩa
Vô úy hữu nhị nghĩa:
Nhất - Tự vô úy: Phàm nhân ngộ nhất nan sự, tâm hoặc thoái úy, hà huống đa. Kim bần cùng bá thí, chí thiện giải phương tiện, thế xuất thế gian chi nan sự lược tận, nhi ư ngũ trước ác thế, hành thử nan sự, phi dũng mãnh đại trượng phu nhi hà? Cố cổ đức vân: Xuất gia thị đại trượng phu sự, phi tướng tướng sở năng vi.
Ngữ vân: Quân tử đa nạn, thành kỳ chí, vô nạn táng kỳ thân.
Nhị - Linh tha vô úy giả: Tự ký vô úy, nãi năng thiện giải phương tiện, tùy hóa độ nhân, diệc linh tha vô úy, thị danh Bồ tát dĩ vô úy thí chúng sinh, chúng sinh hiệu vi thí vô úy giả.
Nhiếp tụng kệ
Nan hành nan học tinh nan ngộ
Chí liệt tình nghi chuyển kiến nan
Mộ đạo kiên chuyên nan diệc dị
Trực tiền mại vãng xuất lao quan.
VIỆT DỊCH
Chương mười hai: GIÚP CHO KHỎI SỢ HÃI
Phật dạy: Người ta có hai mươi cái khó: 1 - Bần cùng bá thí khó, 2 - Giàu sang học đạo khó, 3 - Bỏ mạng quyết chết khó, 4 - Được thấy kinh Phật khó, 5 - Sinh ở thời Phật khó, 6 - Nhẫn sắc nhẫn dục khó, 7 - Thấy đẹp không cầu khó, 8 - Bị nhục không giận khó, 9 - Có thế lực không cậy khó, 10 - Chạm việc không khởi tâm khó, 11 - Học nhiều rộng xét khó, 12 - Trừ diệt ngã mạn khó, 13 - Không khinh người chưa học khó, 14 - Tâm giữ bình đẳng khó, 15 - Không nói phải trái khó, 16 - Gặp thiện tri thức khó, 17 - Thấy tính học đạo khó, 18 - Tùy cơ độ người khó, 19 - Thấy cảnh không động tâm khó, 20 - Khéo dùng phương tiện khó.
(Việc khó nhiều lắm, nói qua như trên, thuận tình mình là dễ, trái ý mình là khó. Nếu thuận lý mà trái tình ví bỏ mạng cũng nên làm, nếu thuận tình mà trái lý, tuy thấy tốt cũng không cầu. Có thế lực không cậy, tâm hành bình đẳng, ưa rộng học nhưng nhún nhường, thấy người chưa học mà không khinh, nghèo cùng mà tùy sức làm bá thí, giàu sang nhưng quay về học đạo, biết sắc dục là tội lỗi.
Gặp phải trái đảo ngược, hay đối cảnh vô tâm, khéo hiểu cách phương tiện, thường gặp bạn lành, tùy cơ độ người, nơi nào cũng gặp Phật ra đời, luôn luôn chuyển kinh quyển đại thiên, vận dụng thành đại hạnh của Bồ tát, làm việc nào đâu cũng khéo léo, mắt chính thường sáng không bị các trần làm mê hoặc. Tình chấp khó dễ không làm chướng ngại được).
Âm nghĩa
Vô úy có hai nghĩa:
1. Tự vô úy: Phàm người ta gặp một việc gì khó, tâm hoặc sợ lui, huống chi nhiều. Nay, nghèo cùng bá thí đến khéo biết phương tiện, ở thế gian hay xuất thế gian, đó là lược hết việc khó. Nhưng đối với đời ác ngũ trước làm việc khó này không phải bậc đại trượng phu khỏe mạnh thì là ai? Vì vậy bậc cổ đức dạy: Xuất gia là việc bậc đại trượng phu, nếu không phải tướng văn, tướng võ không thể làm được.
Sách Luận ngữ dạy: Người quân tử nhiều nạn mới thành chí khí, không có nạn thì mất thân mạng.
2. Khiến người ta không sợ: Mình đã không sợ lại hay khéo dùng phương tiện, tùy cơ độ người cũng khiến họ không sợ, thì gọi là Bồ tát dùng vô úy cho chúng sinh, chúng sinh lại gọi là “bậc cho người khác không sợ”.
Kệ tóm tắt
Khó gặp, khó học, lại khó làm
Chí kém tình ngờ, lại khó hơn
Bền lòng mến đạo khó hóa dễ
Dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.
NGUYÊN VĂN
會道章十三
沙門問佛。「以何因縁得知宿命。會其至道。」佛言。浄心守志。可會至道。譬如磨鏡。垢去明存。斷欲無求。當得宿命。心浄無欲。真智顯露。曠刧之事。一念皆知。
音義
鏡譬真心。垢喻愛欲。明喻宿命。愛欲垢除。心鏡明淨。明即影現。三際之事。不慮而知。名得宿命。故云。得道必有通。得通未必有道。
攝頌偈
道不徒知貴在行
鏡磨垢去自然明
斷欲守空道真契
以此能知宿命靈。
PHIÊN ÂM
HỘI ĐẠO chương thập tam
Sa môn vấn Phật: Dĩ hà nhân duyên đắc tri túc mệnh, hội kỳ chí đạo? Phật ngôn: Tịnh tâm thủ chí, khả hội chí đạo. Thí như ma kính, cấu khử minh tồn. Đoạn dục vô cầu đương đắc túc mệnh (tâm tịnh vô dục, chân trí hiển lộ, khoáng kiếp chi sự, nhất niệm giai tri).
Âm nghĩa
Kính, thí chân tâm. Cấu, dụ ái dục, Minh, dụ túc mệnh. Ái dục cấu trừ, tâm kính minh tịnh, minh tức ảnh hiện, tam tế chi sự, bất lự nhi tri, danh đắc túc mệnh. Cố vân: Đắc đạo tất hữu thông, đắc thông vị tất hữu đạo.
Nhiếp tụng kệ
Đạo bất đồ tri quý tại hành
Kính ma cấu khử tự nhiên minh
Đoạn dục thủ không, đạo chân khế
Dĩ thử năng tri túc mệnh linh.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười ba: HIỂU ĐẠO
Sa môn hỏi Phật: Vì nhân duyên gì biết được đời trước? Hiểu được đạo cao? Phật dạy: Sạch lòng giữ đạo thì hiểu đạo cao. Ví như mài gương bỏ cáu sáng tỏ, đoạn tuyệt không cầu dục vọng, thì hiểu đời trước (những việc nhiều kiếp, một thoáng biết cả, sạch lòng không ham muốn, chân trí tỏ rõ).
Âm nghĩa
Gương ví như chân tâm, cáu ghét dụ như ưa muốn. Minh dụ như việc đời trước. Trừ cáu ghét ái dục, gương lòng sáng sạch, sáng thì bóng hiện, việc ba đời không nghĩ mà biết, gọi là biết đời trước. Cho nên nói đắc đạo thì được thần thông, được thần thông chưa hẳn được đạo.
Kệ tóm tắt
Đạo quý làm theo chớ biết suông
Gương mài sạch ghét lại hồi quang
Ham muốn sạch lòng tâm hợp đạo
Nghiệp trước xa xưa thấy rõ ràng.
NGUYÊN VĂN
行道章十四
沙門問佛。何者為善。何者最大。
佛言。「行道守真者善。志與道合者大。」
行道守真。萬行無取。志與道合。修證雙忘。
音義
道不徒知貴在行。躬行到處知其妙。妙道躬行與志合。不自大兮而不小。
攝頌偈
行道最善合道大
忍辱之行最尊强。
PHIÊN ÂM
HÀNH ĐẠO chương thập tứ
Sa môn vấn Phật: Hà giả vi thiện? Hà giả tối đại?
Phật ngôn: Hành đạo thủ chân giả thiện, chí dữ đạo hợp giả đại.
(Hành đạo thủ chân, vạn hạnh vô thủ, chí dữ đạo hợp, tu chứng song vong).
Âm nghĩa
Đạo bất đồ tri quý tại hành, cung hành đáo xứ tri kỳ diệu, diệu đạo cung hành dữ chí hợp, bất tự đại hề nhi bất tiểu.
Nhiếp tụng kệ
Hành đạo tối thiện hợp đạo đại
Nhẫn nhục chi hành tối tôn cường.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười bốn: THỰC HÀNH ĐẠO LÝ
Sa môn hỏi Phật: Thế nào là thiện? Cái gì lớn nhất?
Phật dạy: Làm đạo giữ chân thật là thiện, chí hợp với đạo là lớn.
(Làm đạo giữ chân thật, muôn hạnh không sót, chí hợp với đạo, tu chứng cả hai không còn ấn tượng).
Âm nghĩa
Đạo không cần biết suông, quý ở thực hành. Thực hành đến nơi, biết là màu nhiệm, đạo màu hợp với chí cùng làm, không tự đại, cũng không nhỏ.
Kệ tóm tắt
Tu hành hợp đạo rất là hay
Nhẫn nhục càng thêm phúc nghiệp dày.
NGUYÊN VĂN
明道章十五
沙門問佛。「何者多力。何者最眀。」佛言。忍辱多力。不懐悪故。兼加安健。忍者無悪。必為人尊。
能行忍者。乃可名為有力。大人持戒苦行所不能及。忍有四種。謂安受苦忍。耐怨害忍。諦察法忍。無生法忍。今言忍辱。耐怨害也。理亦通四。思之可見。
心垢滅盡。浄無瑕穢。是為最眀。未有天地。逮于今日。十方所有。無有不見。無有不知。無有不聞。得一切智。可謂眀矣。心垢浄盡。獨耀無私。具一切智。對揚有凖。
音義
戒經云。忍辱第一道。明此第一之道。滅盡心垢。一念萬年萬年一念本來真。
攝頌偈
心垢净除悪縁滅 照去來兮動十方。
PHIÊN ÂM
MINH ĐẠO chương thập ngũ
Sa môn vấn Phật: Hà giả đa lực, hà giả tối minh?
Phật ngôn: Nhẫn nhục đa lực, bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện, nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn.
(Năng hành nhẫn giả, nãi khả danh vi hữu lực đại nhân, trì giới khổ hạnh sở bất năng cập. Nhẫn hữu tứ chủng: vị an thụ khổ nhẫn, nại oán hại nhẫn, đế sát pháp nhẫn, vô sinh pháp nhẫn. Kim ngôn nhẫn nhục, nại oán hại dã. Lý diệc thông tứ, tư chi khả kiến).
Tâm cấu diệt tận, tịnh vô hà uế, thị vi tối minh. Vị hữu thiên địa, đãi vu kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn, đắc nhất thiết trí, khả vị minh hỹ
(Tâm cấu tịnh tận, độc diệu vô tư, cụ nhất thiết trí, đối dương hữu chuẩn).
Âm nghĩa
Giới kinh vân: Nhẫn nhục đệ nhất đạo, minh thử đệ nhất chi đạo, diệt tận tâm cấu, nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm, bản lai chân.
Nhiếp tụng kệ
Tâm cấu tịnh trừ ác duyên diệt
Chiếu khứ lai hề động thập phương.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười lăm: SÁNG ĐẠO
Sa môn hỏi Phật: Thế nào được nhiều sức? Thế nào được rất sáng?
Phật dạy: Nhẫn nhục được nhiều sức, vì không nhớ ác, và thêm yên khỏe, nhẫn thì không ác, ắt được người tôn.
(Ngươi hay nhẫn nhục, thì đáng gọi là người có sức lớn - giữ giới, khổ hạnh cũng không bằng được. Nhẫn có bốn loại: là nhẫn yên chịu khổ, nhẫn nín oán hại, nhẫn xét kỹ các pháp, nhẫn pháp vô sinh - ở đây nói nhẫn nhục - nhẫn oán hại vậy, thông cả bốn ý, nghĩ kỹ thì thấy).
Lòng diệt hết nhơ, sạch không dấu vết, thế là rất sáng. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, mười phương có gì đều thấy rõ cả, không gì không biết, không gì không nghe, được trí nhất thiết, thế là sáng vậy.
(Tâm sạch hết nhơ, sáng soi chung cả, đủ nhất thiết trí, đối đãi chuẩn mực).
Âm nghĩa
Giới kinh dạy: Nhẫn là đạo thứ nhất, rõ được đạo thứ nhất này lòng diệt hết nhơ, một thoáng muôn năm, muôn năm một thoáng, vốn là đúng.
Kệ tóm tắt
Ác duyên tâm cấu đều tiêu diệt
Trí chiếu mười phương quá - hiện - lai.
NGUYÊN VĂN
見道章十六
佛言。人懐愛欲。不見道者。譬如澄水。致手攪之。衆人共臨。無有覩其影者。人以愛欲交錯。心中濁興。故不見道。汝等沙門。當捨愛欲。愛欲垢盡。道可見矣。
心水濁而影像昏。欲垢盡而道可見。
音義
澄水喻真心。手攪喻愛欲。無有睹其影。喻不見道矣。
攝頌偈
衆生三毒内湧沸
五蓋於外自覆蔽
悪心垢盡宿命通
諸佛國土同親詣。
PHIÊN ÂM
KIẾN ĐẠO chương thập lục
Phật ngôn: Nhân hoài ái dục, bất kiến đạo giả, thí như trừng thủy, trí thủ giảo chi, chúng nhân cộng lâm, vô hữu đổ kỳ ảnh giả. Nhân dĩ ái dục giao thác, tâm trung trước hưng, cố bất kiến đạo. Nhữ đẳng Sa môn, đương xả ái dục, ái dục cấu tận, đạo khả kiến hỹ.
(Tâm thủy trước nhi ảnh tượng hôn, dục cấu tận, đạo khả kiến hỹ).
Âm nghĩa
Trừng thủy, dụ chân tâm; thủ giảo, dụ ái dục; vô hữu đổ kỳ ảnh, dụ bất kiến đạo.
Nhiếp tụng kệ
Chúng sinh tam độc nội dũng phí
Ngũ cái ư ngoại tự phú tế
Ác tâm cấu tận túc mệnh thông Chư
Phật quốc độ đồng thân nghệ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười sáu: THẤY ĐẠO
Phật dạy: Người nhớ ham muốn thì không thấy đạo, ví như nước trong, dùng tay quấy lên, mọi người tới coi, không ai thấy bóng. Người ta vì ưa muốn đan xen, trong tâm khi vẩn đục, nên không thấy đạo. Sa môn các ông, nên bỏ ưa muốn, cặn ưa muốn hết, có thể thấy đạo.
(Tâm như nước đục thì hình bóng tối mờ, cặn ưa muốn hết thì thấy được đạo).
Âm nghĩa
Nước trong dụ chân tâm, tay quấy dụ ưa muốn, không thấy đạo dụ như không thấy bóng hiện.
Kệ tóm tắt
Lòng chúng sinh sục sôi ba độc
Sắc, tài, danh, thụy, thực lấp che
Còn đâu hiểu kiếp trước kia
Lòng nhơ sạch hết Phật kề gần nơi.
NGUYÊN VĂN
見諦章十七
佛言。夫見道者。譬如持炬入冥室中。其冥即滅。而眀獨存。學道見諦。無眀即滅。而眀常存矣。
妄覺無眀既滅。本覺性眀常存。
音義
諦與道大同小異。諦是當理。道是通途。明諦理暢衆機。方合菩提妙道。
攝頌偈
一炬能除冥室暗
一智能開宿習愚
學道見諦從方便
超凡入聖盡由渠。
PHIÊN ÂM
KIẾN ĐẾ chương thập thất
Phật ngôn: Phù kiến đạo giả, thí như trì cự nhập minh thất trung, kỳ minh tức diệt, nhi minh độc tồn. Học đạo kiến đế, vô minh tức diệt, nhi minh thường tồn hỹ.
(Vọng giác vô minh ký diệt, bản giác tính minh thường tồn).
Âm nghĩa
Đế dữ đạo, đại đồng tiểu dị. Đế, thị đương lý. Đạo, thị thông đồ. Minh đế lý, xướng chúng cơ, phương hợp Bồ đề diệu đạo.
Nhiếp tụng kệ
Nhất cự năng trừ minh thất ám
Nhất trí năng khai túc tập ngu
Học đạo kiến đế tòng phương tiện
Siêu phàm nhập thánh tận do cừ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười bảy: NHẬN ĐÚNG CHÂN LÝ
Phật dạy: Người thấy được đúng lý như cầm đuốc vào nhà tối, bóng tối diệt ngay mà chỉ còn sáng. Học đạo thấy chân đế, vô minh diệt ngay mà ánh sáng còn mãi vậy.
(Vô minh vọng giác đã diệt, tính sáng của bản giác thường còn).
Âm nghĩa
Lẽ đúng nhất với đạo hơi khác. Lẽ đúng nhất là Đế, đường phổ thông là Đạo. Lẽ đúng nhất thoáng mọi cơ mới hợp đạo màu nhiệm Bồ đề.
Kệ tóm tắt
Chốn tối được soi đuốc sáng ra
Ngọn đèn chính trí phá mê tà
Học đạo nhận đúng được chân lý
Siêu phàm chứng thánh quyết không xa.
NGUYÊN VĂN
無念章十八
佛言。吾法。念無念念。行無行行。言無言言。修無修修。會者近爾。迷者逺乎!念即無念。行即無行。言即無言。修即無修。歸根得㫖。唯證乃知。
言語道斷。非物所拘。言思路絶。分别意窮。差之毫釐。失之湏臾。第一義諦。擬議即墮。
音義
古有偈云。君今欲得速成佛。無念之功不較多。是也。
攝頌偈
念道行道言亦道
道不離於須臾間
綿綿密密常如是
入山獲寳不虛還。
PHIÊN ÂM
VÔ NIỆM chương thập bát
Phật ngôn: Ngô pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu, hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ.
(Niệm tức vô niệm, hành tức vô hành, ngôn tức vô ngôn, tu tức vô tu, quy căn đắc chỉ, duy chứng nãi tri).
Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu.
(Ngôn tư lộ tuyệt, phân biệt ý cùng).
Sai chi hào ly, thất chi tu du.
(Đệ nhất nghĩa đế, nghĩ nghị tức đọa).
Âm nghĩa
Cổ hữu kệ vân:
Quân kim dục đắc tốc thành Phật,
Vô niệm chi công bất hiệu1 đa.
Thị dã.
1 Còn có âm “giảo”.
Nhiếp tụng kệ
Niệm đạo, hành đạo ngôn diệc đạo
Đạo bất ly ư tu du gian
Miên miên mật mật thường như thị
Nhập sơn hoạch bảo bất hư hoàn.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười tám: KHÔNG KHỞI NIỆM
Phật dạy: Pháp của ta nhớ ý niệm không niệm, làm việc không làm, nói lời không nói, tu hạnh không tu, hiểu thì gần thôi, mê thì rất xa.
(Niệm mà không niệm, làm mà không làm, nói mà không nói, tu mà không tu, về gốc được ý, chỉ chứng mới biết).
Hết đường nói bàn, không bị vật gì bó buộc.
(Dứt đường nói nghĩ, hết ý phân biệt).
Sai bằng mảy may, mất bằng tích tắc.
(Nghĩa đế thứ nhất, đắn đo thì đoạn tuyệt).
Âm nghĩa
Xưa có kệ rằng:
Ông nay muốn được chóng thành Phật,
Công phu vô niệm không cần nhiều.
Thế đấy!
Kệ tóm tắt
Ý nghĩ nói làm với đạo như
Không xa cách đạo một dây tơ
Luôn luôn mật thiết thường như thế
Vào núi kiếm ngọc hẳn không hư.
NGUYÊN VĂN
見性章十九
佛言。觀天地。念非常。觀世界。念非常。有為之法。畢歸磨滅。觀靈覺。即菩提。靈知寂照。本來是佛。如是知識。得道疾矣。悟無常之法。識靈覺之性。一念相應。前後際斷。照體獨立。物我皆如。
音義
直指人心。見性成佛之謂也。
攝頌偈
大地山河皆是幻
盛衰種種属無常
無常勘破真常現
不囿輪迴界内藏。
(廣頌悟修之旨。必明信入之元)
一日念道更加行
信根得入福非輕
善法信根能長飬
因種當來妙果成。
PHIÊN ÂM
KIẾN TÍNH chương thập cửu
Phật ngôn: Quan thiên địa, niệm phi thường, quan thế giới, niệm phi thường.
(Hữu vi chi pháp tất quy ma diệt).
Quan linh giác tức Bồ đề.
(Linh tri tịch chiếu, bản lai thị Phật).
Như thị tri thức, đắc đạo tật hỹ.
(Ngộ vô thường chi pháp, thức linh giác chi tính, nhất niệm tương ưng, tiền hậu tế đoạn, chiêu thể độc lập, vật ngã giai như).
Âm nghĩa
Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật chi vị dã.
Nhiếp tụng kệ
Đại địa sơn hà giai thị huyễn
Thịnh suy chủng chủng thuộc vô thường
Vô thường khám phá, chân thường hiện
Bất hựu luân hồi giới nội tàng.
(Quảng tụng ngộ tu chi chỉ, tất minh tín nhập chi nguyên)
Nhất nhật, niệm đạo cánh gia hành
Tín căn đắc nhập phúc phi khinh
Thiện pháp tín căn năng trưởng dưỡng
Nhân chủng đương lai diệu quả thành.
VIỆT DỊCH
Chương thứ mười chín: NHẬN TỰ TÍNH
Phật dạy: Coi trời đất nhớ là không bình thường, coi thế giới nhớ là không bình thường.
(Pháp hữu vi là tiêu diệt hết).
Coi tính biết thiêng liêng là Bồ đề.
(Thiêng liêng, lặng lẽ thường soi, chính là Phật đấy).
Hiểu rõ như thế chóng được chí đạo.
(Giác ngộ lý vô thường, hiểu tính linh giác, một thoáng hợp nhau đoạn tuyệt trước sau, thể soi độc lập, vạn vật với ta đều như nhau).
Âm nghĩa
Đó là ý nghĩa: Thẳng trỏ tâm người, thấy tính thành Phật vậy.
Kệ tóm tắt
Non sông đất nước thảy không hoa
Vạn tượng đều do thức hiện ra
Thân chứng chân thân thường tự tại
Ba cõi vòng quanh được thoát qua.
(Kể cả cái ý giác ngộ, gắng công tu, rõ được cái gốc tin tưởng)
Hàng ngày chí đạo lại tu thâm
Phúc báo lớn lên tự gốc tin
Phúc thiện gốc tin ngày lớn mạnh
Nhân giống đời sau quả tất nên.
NGUYÊN VĂN
無我章二十
佛言。當念身中四大。各自有名。都無我者。堅者名地。潤者名水。煖者名火。動者名風。推窮四大。其性各異。誰為我者。我既都無。其如幻耳。知身無我。起滅如幻。以如幻智。入如幻法門。
音義
經云。六根四大。中外合成。妄起妄名耳。
攝頌偈
身中四大徒有名
地水火風誰爲我
幻身暫寄本非堅
真我永劫無鈎鎻。
PHIÊN ÂM
VÔ NGÃ chương nhị thập
Phật ngôn: Đương niệm thân trung tứ đại, các tự hữu danh, đô vô ngã giả.
(Kiên giả danh địa, nhuận giả danh thủy, noãn giả danh hỏa, động giả danh phong, suy cùng tứ đại, kỳ tính các dị, thùy vi ngã giả).
Ngã ký đô vô, kỳ như huyễn nhĩ.
(Tri thân vô ngã, khởi diệt như huyễn, dĩ như huyễn trí, nhập như huyễn pháp môn).
Âm nghĩa
Kinh vân: Lục căn, tứ đại, trung ngoại hợp thành, vọng khởi vọng danh nhĩ.
Nhiếp tụng kệ
Thân trung tứ đại đồ hữu danh
Địa thủy hỏa phong thùy vi ngã
Huyễn thân tạm ký bản phi kiên
Chân ngã vĩnh kiếp vô câu tỏa.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi: KHÔNG CÓ TỰ THỂ
Phật dạy: Nên nhớ bốn đại trong thân đều có tên riêng, đều không có cái ta.
(Rắn là đất, ướt là nước, nóng là lửa, động là gió. Xét cho cùng bốn đại, tính chúng khác nhau, chẳng có gì là “ngã”).
Đã không có “ngã” thì như trò rối vậy.
(Biết thân vô ngã, sinh diệt như trò rối, dùng trí như huyễn, vào cửa pháp như huyễn).
Âm nghĩa
Kinh dạy: Sáu căn bốn đại trong ngoài hợp thành, huyễn vọng khởi lên đặt tên gọi ngã.
Kệ tóm tắt
Đất nước gió lửa bốn tên riêng
Cái ta đâu có thật, không bền
Thân dối tạm thời đâu có chắc
Chân còn mãi mãi, rộng vô biên.
NGUYÊN VĂN
離名章二十一
佛言。人隨情欲。求於聲名。聲名顯著。身已故矣。貪世常名。而不學道。枉功勞形。世名浮利。唐勞其功。人不學道。虛生浪死。譬如燒香。雖人聞香。香之燼矣。危身之火。而在其後。貪求聲名。非徒無益。迷真逐妄。抑致身後之禍。良可悲夫。
音義
名可名非常名。斯之謂歟!
攝頌偈
博得流俗譽名標
卻似諸香祇自燒
衆雖聞香香體滅
後時之悔自相招。
PHIÊN ÂM
LY DANH chương nhị thập nhất
Phật ngôn: Nhân tùy tình dục, cầu ư thanh danh, thanh danh hiển trứ, thân dĩ cố hỹ, tham thế thường danh, nhi bất học đạo, uổng công lao hình.
(Thế danh phù lợi, đường lao kỳ công, nhân bất học đạo, hư sinh lãng tử).
Thí như thiêu hương, tuy nhân văn hương, hương chi tẫn hỹ, nguy thân chi hỏa, nhi tại kỳ hậu.
(Tham cầu thanh danh, phi đồ vô ích, mê chân trục vọng, ức trí thân hậu chi họa, lương khả bi phù).
Âm nghĩa
Danh khả danh, phi thường danh, tư chi vị dư!
Nhiếp tụng kệ
Bác đắc lưu tục dự danh tiêu
Khước tự chư hương chỉ tự thiêu
Chúng tuy văn hương hương thể diệt
Hậu thời chi hối tự tương chiêu.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi mốt: LÌA TIẾNG KHEN
Phật dạy: Người theo tình dục cầu cạnh tiếng khen, tiếng khen lừng lẫy, thân đã chết rồi, tham tiếng ở đời mà không học đạo, uổng công nhọc hình.
(Lợi danh phù phiếm, uổng phí công lao, người không học đạo, sống hư chết uổng).
Ví như đốt hương, tuy người ngửi hương nhưng hương cháy hết, sức lửa nguy thân ở ngay sau lưng.
(Tham cầu tiếng khen, không những vô ích, mê chân theo vọng, đến nỗi mang họa vào thân, thực đáng thương thay).
Âm nghĩa
Tiếng khen xứng đáng, không phải là thường.
Kệ tóm tắt
Được nổi tiếng khen thế tục đồn
Hơi đưa hương thực cháy không còn
Người ngửi được thơm hương tự hết
Tiếng khen chớ hám để sau buồn.
NGUYÊN VĂN
離利章二十二
佛言。財色於人。人之不捨。譬如刀刃有蜜。不足一餐之美。小兒舓之。則有割舌之患。味著財色。如舓利刃之蜜。貪少滋味。自招長劫之痛苦也。
音義
財爲色媒。故言財必兼色。財爲利用。能斷義而長貪。故喻利刃。小兒喻愚人。舓蜜喻貪利。割舌喻墮悪道。
攝頌偈
色財二事不堪貪
譬如蜜在刃鋒間
恣食甜時防截舌
少欲知足心自閑。
PHIÊN ÂM
LY LỢI chương nhị thập nhị
Phật ngôn: Tài sắc ư nhân, nhân chi bất xả, thí như đao nhận hữu mật, bất túc nhất xan chi mỹ, tiểu nhi thỉ chi, tắc hữu cát thiệt chi hoạn.
(Vị trước tài sắc như thỉ lợi nhận chi mật, tham thiểu tư vị, tự chiêu trường kiếp chi thống khổ dã).
Âm nghĩa
Tài vi sắc môi, cố ngôn tài tất kiêm sắc. Tài vi lợi dụng, năng đoạn nghĩa nhi trưởng tham, cố dụ lợi nhận. Tiểu nhi, dụ ngu nhân; sỉ mật, dụ tham lợi; cát thiệt, dụ đọa ác đạo.
Nhiếp tụng kệ
Sắc tài nhị sự bất kham tham
Thí như mật tại nhận phong gian
Tứ thực điềm thời phòng tiệt thiệt
Thiểu dục tri túc tâm tự nhàn.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi hai: LÌA TÀI SẮC
Phật dạy: Người ta đối với tài sắc mà không biết xa rời, ví như dao sắc có mật, không đủ một miếng ngon, trẻ nhỏ liếm vào thì có cái nạn đứt lưỡi.
(Tham mùi tài sắc như liếm mật ở lưỡi dao sắc, tham chút mùi ngon, tự chuốc lấy đau khổ nhiều kiếp vậy).
Âm nghĩa
Tiền của là mồi sắc đẹp, vì vậy nói của thì kiêm cả sắc. Của là lợi dụng, thường hay đứt nghĩa và lớn thói tham, bởi thế ví như dao sắc, trẻ nhỏ ví như kẻ ngu, liếm mật ví như tham lợi, đứt lưỡi ví đọa ngả ác.
Kệ tóm tắt
Sắc tài hai việc chớ tham cầu
Chút mật tầm thường dính lưỡi dao
Liếm ngọt hãy đề phòng đứt lưỡi
An nhàn biết đủ thế là cao.
NGUYÊN VĂN
離繋章二十三
佛言。人繫於妻子舎宅。甚於牢獄。牢獄有散釋之期。妻子無逺離之念。情愛於色。豈憚驅馳。雖有虎口之患。心存甘伏。堂堂丈夫。情色驅役。殞身没命。迷不為苦。
投泥自溺。故曰凡夫。透得此門。出塵羅漢。知非離欲。即凡夫而非凡夫。居不染塵。乃出塵阿羅漢也。
音義
繋者如夜多不即出家。扇母不能再適。清濁雖殊。其繋一也。子既如是。餘可知矣。牢獄喻三界。虎口喻生老病死。泥喻色欲。此門謂愛欲之門。
經云。唯有一門。而復狹小。是也。
攝頌偈
妻子寳宅相牽纒
如處牢中桎梏連
造業自甘投虎口
在家行道火中蓮。
PHIÊN ÂM
LY HỆ chương nhị thập tam
Phật ngôn: Nhân hệ ư thê tử, xá trạch, thậm ư lao ngục. Lao ngục hữu tán thích chi kỳ, thê tử vô viễn ly chi niệm. Tình ái ư sắc, khởi đạn khu trì! Tuy hữu hổ khẩu chi hoạn, tâm tồn cam phục.
(Đường đường trượng phu, tình sắc khu dịch vẫn thân một mệnh, mê bất vi khổ).
Đầu nê tự nịch, cố viết phàm phu, thấu đắc thử môn, xuất trần La hán.
(Tri phi ly dục, tức phàm phu, nhi phi phàm phu, cư trần bất nhiễm trần, nãi xuất trần A la hán dã).
Âm nghĩa
Hệ giả, như Dạ Đa bất tức xuất gia. Phiến Mẫu bất năng tái thích. Thanh trước tuy thù, kỳ hệ nhất dã, tử ký như thị, dư khả tri hỹ. Lao ngục, dụ tam giới. Hổ khẩu, dụ sinh lão bệnh tử. Nê, dụ sắc dục. Thử môn, vị ái dục chi môn.
Kinh vân: Duy hữu nhất môn, nhi phục hiệp tiểu, thị dã.
Nhiếp tụng kệ
Thê tử bảo trạch tương khiên triền
Như xử lao trung trất cốc liên
Tạo nghiệp tự cam đầu hổ khẩu
Tại gia hành đạo hỏa trung liên.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi ba:
XA RỜI TRÓI BUỘC
Phật dạy: Người ta bị nhà cửa vợ con trói buộc quá hơn ngục tù. Ngục tù có khi được tha ra, vợ con thì không có ý xa rời. Tình ái với sắc đẹp há ngại gì rong ruổi! Tuy có nỗi lo miệng hùm, đành tâm chịu vậy.
(Trượng phu đường hoàng, bị tình sắc sai khiến mất thân mạng, mê không biết khổ).
Gieo xuống bùn chết đuối, cho nên nói là phàm phu. Phải qua được cửa này là La hán ra khỏi cõi trần.
(Phàm phu mà biết trái lìa sắc dục tức không phải phàm phu, ở cõi trần mà không nhiễm trần là La hán ra khỏi cõi trần).
Âm nghĩa
Ràng buộc như ngài Dạ Đa không được xuất gia ngay. Bà Phiến Mẫu không được tái giá. Trong đục tuy khác, ràng buộc là một, con đã như thế, việc khác nên biết. Lao ngục ví như ba cõi. Miệng hùm ví như sinh già bệnh chết, bùn lầy ví như sắc dục. Cửa này là cửa ái dục.
Kinh dạy: “Chỉ có một cửa, mà lại nhỏ hẹp vậy”.
Kệ tóm tắt
Vợ con tài sản buộc ràng nhau
Ví cảnh ngục tù có khác đâu
Tạo nghiệp đem mình gieo miệng hổ
Sen trong lửa ví cảnh đời tu.
NGUYÊN VĂN
了色章二十四
佛言。愛欲莫甚於女色。色之為欲。其大無外。愛欲過患。義類多種。障道長惡。無甚女色。頼有一矣。若使二同。普天之人。
滋生死。障涅槃。唯色欲一端。《楞嚴》亦云「婬心不除。塵不可出」。
音義
色能引欲。莫甚女色。楞嚴云。汝愛我心。我憐汝色。是故世間恩愛相續。世呼可憎兒。雖是愛極之辭。然亦反言以諷耳。蓋色欲一門。最難透脫。賁欲無所施其勇。良平無所用其智。離婁公輸。無所著其明巧。雖教不淨觀。正彼對治。然衆生心粗。只見其淨。竟如之何。佛言。欲生於汝意。意以思想生。諦思此想復從何生。思之。思之。又重思之。譬如老鼠入牛角。必當有倒斷處。
攝頌偈
愛欲耽色自羈縻
生死輪迴不了期
諸天從此遭淪墮
須知婬境大荒迷。
PHIÊN ÂM
LIỄU SẮC chương nhị thập tứ
Phật ngôn: Ái dục mạc thậm ư nữ sắc, sắc chi vi dục, kỳ đại vô ngoại.
(Ái dục quá hoạn, nghĩa loại đa chủng, chướng đạo trưởng ác, vô thậm nữ sắc).
Lại hữu nhất hỹ, nhược sử nhị đồng, phả thiên chi nhân, vô năng vi đạo giả hỹ.
(Tư sinh tử, chướng Niết bàn, duy sắc dục nhất đoan nhĩ. Lăng Nghiêm diệc vân: “Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất”).
Âm nghĩa
Sắc năng dẫn dục, mạc thậm nữ sắc. Lăng Nghiêm vân: “Nhữ ái ngã tâm, ngã lân nhữ sắc”, thị cố thế gian, ân ái tương tục. Thế hô khả tăng nhi, tuy thị ái cực chi từ, nhiên diệc phản ngôn dĩ phúng nhĩ. Cái sắc dục nhất môn, tối nan thấu thoát. Bôn, Dục vô sở thi kỳ dũng. Lương, Bình vô sở dụng kỳ trí. Ly Lâu, Công Thâu vô sở trứ kỳ minh xảo, tuy giáo bất tịnh quán, chính bỉ đối trị, nhiên chúng sinh tâm thô, chỉ kiến kỳ tịnh, kính như chi hà?
Phật ngôn: “Dục sinh ư nhữ ý, ý dĩ tư tưởng sinh. Đế tư, thử tưởng phục tòng hà sinh, tư chi, tư chi, hựu trùng tư chi, thí như lão thử nhập ngưu giác, tất đương hữu đảo đoạn xứ”.
Nhiếp tụng kệ
Ái dục đam sắc tự ky my
Sinh tử luân hồi bất liễu kỳ
Chư thiên tòng thử tao luân đọa
Tu tri dâm cảnh đại hoang mê.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi bốn: HAM SẮC ĐẸP
Phật dạy: Ưa muốn không gì hơn nữ sắc. Sắc đẹp gợi lòng dục không gì hơn nữa.
(Nỗi lo về ưa muốn có nhiều loại, cản đạo lớn, thêm tội ác, không có gì hơn nữ sắc).
May có một thôi, nếu cùng cả hai, người trong thiên hạ không ai tu đạo được vậy.
(Thêm nghiệp sinh tử, ngăn cản Niết bàn, chỉ một mối sắc dục thôi. Kinh Lăng Nghiêm cũng dạy: “Không trừ lòng dâm không ra khỏi cõi trần”).
Âm nghĩa
Sắc đẹp có khả năng dẫn dắt lòng dục, chẳng gì hơn được sắc đẹp của con gái. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Em ưa tâm tôi, tôi ưa sắc đẹp của em”. Vì vậy thế gian ân ái nối nhau, đời gọi thực đúng phép, tuy là lời rất yêu, nhưng cũng trở thành lời cợt giễu. Bởi, cửa sắc dục rất khó lọt qua. Người Bôn, người Dục không thể dùng sức khỏe chống được. Trí tuệ của Trương Lương, Trần Bình cũng bất lực. Sức sáng của Ly Lâu, Công Thâu cũng bị mờ và tuy dạy phép quán bất tịnh để đối trị nó, nhưng tâm chúng sinh thô tục chỉ thấy nó sạch đẹp thì làm sao được. Phật dạy: “Lòng người ưa muốn, tư tưởng sinh ý muốn, nghĩ kỹ, tư tưởng ấy từ đâu sinh ra, nghĩ kỹ xem, nghĩ kỹ xem, lại nghĩ kỹ xem, ví như chuột già vào sừng trâu, hẳn có ngày quay ra”.
Kệ tóm tắt
Sắc đẹp ham ưa tự trói mình
Bao giờ dứt được tử và sinh?
Cõi trời nhân đó mà sa ngã
Mới hay dâm dục rất là kinh.
NGUYÊN VĂN
了欲章二十五
佛言。愛欲之人。猶如執炬。逆風而行。必有燒手之患。逆境界之風。執無明之炬。豈免自燒者也。
音義
欲心如炬。欲境如風。燒喻墮落。色是境魔。欲是心魔。心魔既除。境魔難惑。內魔既寂。外魔自空。所謂。二心各寂靜。非色亦非行者也。
攝頌偈
貪怒婬癡毒熾然
執炬逆風燒手烈
善自消融護道心
福德來兮災焰滅。
PHIÊN ÂM
LlỄU DỤC chương nhị thập ngũ
Phật ngôn: Ái dục chi nhân, do như chấp cự, nghịch phong nhi hành, tất hữu thiêu thủ chi hoạn.
(Nghịch cảnh giới chi phong, chấp vô minh chi cự, khởi miễn tự thiêu giả dã).
Âm nghĩa
Dục tâm như cự, dục cảnh như phong. Thiêu, dụ đọa lạc. Sắc, thị cảnh ma. Dục, thị tâm ma. Tâm ma ký trừ, cảnh ma nan hoặc, nội ma ký tịch, ngoại ma tự không. Sở vị, nhị tâm các tịch tĩnh, phi sắc diệc phi hành giả dã.
Nhiếp tụng kệ
Tham, nộ, dâm, si độc xí nhiệt
Chấp cự nghịch phong thiêu thủ liệt
Thiện tự tiêu dong hộ đạo tâm
Phúc đức lai hề tai diệm diệt.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi lăm:
HIỂU RÕ ƯA MUỐN
Phật dạy: Con người ham muốn cũng như cầm đuốc đi ngược gió, ắt sẽ có nạn cháy tay (ngược gió cảnh giới, cầm đuốc vô minh, khỏi sao nạn cháy mình vậy).
Âm nghĩa
Lòng dục như đuốc, cảnh dục như gió, đốt ví như sa ngã, sắc là cảnh ma. Dục là tâm ma. Tâm ma trừ rồi, cảnh ma khó mê hoặc, ma trong đã chết, ma ngoài tự không, thế là hai tâm đã vẳng lặng, không sắc cũng không khởi tâm vậy.
Kệ tóm tắt
Tham giận dâm ngu độc bốc lên
Đuốc cầm ngược gió cháy tay liền
Giữ gìn việc thiện và lòng đạo
Hết họa tai, tăng phúc đức thêm.
NGUYÊN VĂN
降魔章二十六
天神獻玉女於佛。欲壞佛意。佛初成道。天魔波旬以三女嬈亂耳。佛言。「革囊衆穢。爾来何為。去!吾不用。」人見女色。妄起浄想。故生染著。不知元是不浄。薄皮包褁。天神俞敬。因問道意。佛為觧說。即得湏陁洹果。魔不得便。回邪歸正。問道開悟。證小乘初果。
音義
主人先迷。客得其便。主既常住。客豈奈何。回邪歸正。亦如摩登伽女。先惑阿難。聞佛説法。婬心頓歇。證阿羅漢事同。
攝頌偈
色乃皮囊盛衆穢
世人被惑生迷醉
六通之人不動摇
色相於心無所住。
PHIÊN ÂM
HÀNG MA chương nhị thập lục
Thiên thần hiến ngọc nữ ư Phật, dục hoại Phật ý (Phật sơ thành đạo, thiên ma Ba tuần, dĩ tam nữ nhiễu loạn nhĩ).
Phật ngôn: Cách nang chúng uế, nhĩ lai hà vi? Khứ, ngô bất dụng (nhân kiến nữ sắc, vọng khởi tịnh tưởng, cố sinh nhiễm trước, bất tri nguyên thị bất tịnh, bạc bì bao khỏa).
Thiên thần dũ kính, nhân vấn đạo ý, Phật vị giải thuyết, tức đắc Tu đà hoàn quả.
(Ma bất đắc tiện, hồi tà quy chính, vấn đạo khai ngộ, chứng Tiểu thừa sơ quả).
Âm nghĩa
Chủ nhân tiên mê, khách đắc kỳ tiện. Chủ ký thường trụ, khách khởi nại hà? Hồi tà quy chính, diệc như Ma Đăng Già nữ, tiên hoặc A Nan, văn Phật thuyết pháp, dâm tâm đốn hiết, chứng A la hán, sự đồng.
Nhiếp tụng kệ
Sắc nãi bì nang thình chúng uế
Thế nhân bị hoặc sinh mê túy
Lục thông chi nhân bất động dao
Sắc tướng ư tâm vô sở trụ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi sáu: DẸP MA
Thiên thần dâng Ngọc nữ cúng Phật, ý muốn hại Phật (khi Phật mới thành đạo, thiên ma Ba tuần đem ba gái quấy rối).
Phật bảo: Túi da đựng những ô uế, bay đến đây làm gì? Cút, ta không dùng (người thường thấy gái đẹp tưởng vậy là sạch nên sinh ưa thích, biết đâu vốn là bẩn thỉu, da mỏng bao bọc).
Thiên thần càng kính, nhân hỏi ý đạo, Phật thuận giảng cho, chứng ngay được quả Tu đà hoàn.
(Ma không hại được, bỏ tà về chính, hỏi đạo giác ngộ, chứng ngay quả đầu Tiểu thừa).
Âm nghĩa
Chủ nhà mê trước, khách mới hại được. Chủ vẫn thức tỉnh, khách làm gì được? Bỏ tà về chính giống như việc Ma Đăng Già, trước kia mê hoặc ngài A Nan, nghe Phật giảng đạo, lòng dâm bỗng hết, chứng quả A la hán.
Kệ tóm tắt
Túi da đựng phẩn đẹp gì đâu
Kẻ dại bị lừa đắm đuối sâu
Con người trí tuệ không lay chuyển
Sắc đẹp, tâm không vướng chút nào.
NGUYÊN VĂN
無住章二十七
佛言。夫為道者。猶木在水。尋流而行。不觸兩岸。不為人取。不為鬼神所遮。不為洄流所住。亦不腐敗。吾保此木。決定入海!
不觸生死。涅槃兩岸。不為人天有漏善業所取。不為邪見鬼神所遮。不為三界洄流所住。亦不腐敗於二乗滅定。決入薩婆若海。
學道之人。不為情欲所惑。不為衆邪所嬈。精進無為。吾保此人。必 道矣。情欲不能惑。衆邪不能嬈。精進無為。道逺乎哉。
音義
木喻行人。尋流喻修行次第。海喻菩提智果。楞嚴經云。不作聖心。名善境界。金剛經云。應無所住而生其心。蓋住即生魔。無住則魔無所入。
如六祖晏坐。魔現無頭。腹。手。足等。祖云。汝之伎倆有盡。我之不採無窮。不採。無住之異名也。
二乘滅定。羅漢。入滅盡定。不受後有証偏空理。厭於淨佛國土。成就衆生。佛呵爲焦芽敗種者。是也。
攝頌偈
如木在水順流行
不觸不阻自入海
情欲渾忘邪見消
進道漸名觀自在。
PHIÊN ÂM
VÔ TRỤ chương nhị thập thất
Phật ngôn: Phù vi đạo giả, do mộc tại thủy, tầm lưu nhi hành, bất xúc lưỡng ngạn, bất vi nhân thủ, bất vi quỷ thần sở già, bất vi hồi lưu sở trụ, diệc bất hủ bại, ngô bảo thử mộc, quyết định nhập hải.
(Bất xúc sinh tử, Niết bàn, lưỡng ngạn, bất vi nhân thiên hữu lậu thiện nghiệp sở thủ, bất vi tà kiến quỷ thần sở già, bất vi tam giới hồi lưu sở trụ, diệc bất hủ bại, ư Nhị thừa diệt định, quyết nhập Tát bà nhã hải).
Học đạo chi nhân, bất vi tình dục sở hoặc, bất vi chúng tà sở nhiễu, tinh tiến vô vi, ngô bảo thử nhân, tất đắc đạo hỹ.
(Tình dục bất năng hoặc, chúng tà bất năng nhiễu, tinh tiến vô vi, đạo viễn hồ tai?)
Âm nghĩa
Mộc dụ hành nhân, tầm lưu dụ tu hành thứ đệ, hải dụ Bồ đề trí quả. Lăng Nghiêm kinh vân: “Bất tác thánh tâm danh thiện cảnh giới”. Kim Cương kinh vân: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, cái trụ, tức sinh ma, vô trụ, tắc ma vô sở nhập.
Như Lục tổ yến tọa, ma hiện vô đầu, phúc, thủ, túc đẳng. Tổ vân: “Nhữ chi kỹ lưỡng hữu tận, ngã chi bất thể vô cùng”, bất thể tức vô trụ chi dị danh dã.
Nhị thừa diệt định, La hán nhập diệt tận định, bất thụ hậu hữu, chứng thiên không lý, yếm ư tịnh Phật quốc độ thành tựu chúng sinh. Phật ha vi tiêu nha bại chủng giả, thị dã.
Nhiếp tụng kệ
Như mộc tại thủy thuận lưu hành
Bất xúc bất trệ tự nhập hải
Tình dục hồn vong tà kiến tiêu
Tiến đạo tiệm danh Quán Tự Tại.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi bảy:
GIỮ TRUNG ĐẠO
Phật dạy: Con người tu đạo, cũng như cây gỗ ở nước thẳng dòng mà đi, không chạm hai bờ, không bị ai vớt, không bị quỷ thần ngăn cản, không bị xoáy quanh giữ, cũng không mục nát, ta bảo đảm gỗ ấy quyết định vào biển.
(Không chạm vào sinh tử, Niết bàn hai bờ, không bị nghiệp thiện hữu lậu cõi nhân hoặc thiên vớt lấy, không bị tà kiến quỷ thần ngăn trở, không bị chỗ xoáy ba cõi quay chuyển, cũng không bị mục nát bởi diệt định của Nhị thừa, quyết vào biển Tát bà nhã1 (biển Bảo Minh).
1 Tát bà nhã: Nhất thiết chủng trí tuệ - Trí của quả vị rốt ráo viên mãn - Nhất thiết nghĩa thành tựu thông đạt.
Con người học đạo không bị tình dục làm mê hoặc, không bị mọi gian tà quấy rối, tinh tiến bất thoái, ta đảm bảo người ấy, ắt là được đạo.
(Tình dục không quấy phá, mọi loài tà ma không thể nhiễu hại, tinh tiến không thoái, đạo xa được ư?)
Âm nghĩa
Cây gỗ ví như con người, thẳng dòng ví như người tu cấp bậc, biển như quả trí Bồ đề. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Không khởi tâm thánh gọi là thiện cảnh giới”, Kinh Kim Cương dạy: “Hợp với tâm vô trụ nên sinh tâm kỳ diệu”, bởi vì trụ thì sinh ma, vô trụ thì ma không vào được.
Như Đức Lục tổ ngồi thiền, ma hiện không đầu bụng, tay, chân, v.v. Tổ bảo: “Nghề nghiệp của mày thì hết, tao không bị động mãi được”, bất thể là tên khác chữ của vô trụ vậy.
Nhị thừa diệt định, La hán vào định diệt tận, không tái sinh nữa, thiếu việc thượng hoằng hạ hóa. Phật mắng là giống mục mầm cháy, ấy vậy.
Kệ tóm tắt
Như gỗ theo dòng nước chảy đi
Trôi ngay vào biển chẳng vướng gì
Vọng tình tà kiến không ngăn trở
Đạo chính ung dung thẳng lối về.
NGUYÊN VĂN
淨意章二十八
佛言。慎勿信汝意。汝意不可信。慎勿與色會。色會即禍生。意馬難調。戒為轡勒。色欲染習。敗道喪身。得阿羅漢已。乃可信汝意。意根滅盡。證阿羅漢也。昔西國有道人。山中修行。得五神通。一日。因雨泥躂倒。遂以呪力令十二年不雨。國王知是道人呪力。乃生憂戚。下詔云。「若有人降得此道人者。賞金千斤。」有一婬女來。白王言。「我當能降。」王聽往。彼礼拜道人。摩觸身体。因起染心。便失神通。雨澤滂流。女人騎道人頸來見國王。王乃嘉賞。故知敗道喪志。禍由女色。可不慎歟。可不慎歟!
音義
經云。若人欲得見佛性。當淨其意如虛空。故知。一念瞋心。意根未淨。惑彼婬女。退失神通。名爲道人。貽笑千古。所謂得通未必得道也。
如優婆掘尊者。林中坐禪。魔女以花鬘加頸。尊者出定。知魔所爲。即以神力。變三死屍作花鬘。贈之。魔著頸已。變還死屍。臭不能解。魔怖懺悔。誓不擾亂云云。所謂得道者必有通也。
問。國王威勢。天帝威神。皆不能降。女人實無威神。而能騎頸。何也。
答。有二義。
一者。神通不能敵業。蓋衆生有此同分之報。感彼道人意業之瞋。喻如餓鬼之鄉。佛尚不能即滅。況二王乎。
二者。慈善能轉瞋行。按經云。一念瞋心起。百萬障門開。彼以一倒之瞋。令十二年不雨。害物傷慈。今承上帝好生。人王愛國。衆生業謝。道士禍來。感菩薩現女人身而爲説法。以慈悲水灑瞋恚火。潤於人花。故能如是。
攝頌偈
不随意識逐境流
不見可欲心不亂
敇心正行自修持
初學逺色如避怨。
PHIÊN ÂM
TỊNH Ý chương nhị thập bát
Phật ngôn: Thận, vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín. Thận, vật dữ sắc hội, sắc hội tức họa sinh (ý mã nan điều, giới vi bí lặc, sắc dục nhiễm tập, bại đạo táng thân). Đắc A la hán dĩ, nãi khả tín nhữ ý (ý căn diệt tận chứng A la hán dã. Tích Tây quốc hữu đạo nhân, sơn trung tu hành đắc ngũ thần thông, nhất nhật nhân vũ nê thát đảo, toại dĩ chú lực linh thập nhị niên bất vũ. Quốc vương tri thị đạo nhân chú lực, nãi sinh ưu thích, hạ chiếu vân: “Nhược hữu nhân hàng đắc thử đạo nhân giả, thưởng kim thiên cân”. Hữu nhất dâm nữ, lai bạch vương ngôn: “Ngã đương năng hàng”. Vương thính vãng bỉ lễ bái đạo nhân, ma xúc thân thể, nhân khởi nhiễm tâm, tiện thất thần thông, vũ trạch bàng lưu, nữ nhân kỵ đạo nhân cảnh lai kiến quốc vương, vương nãi gia thưởng. Cố tri bại đạo táng chí, họa do nữ sắc. Khả bất thận dư! Khả bất thận dư!)
Âm nghĩa
Kinh vân: “Nhược nhân dục đắc kiến Phật tính, đương tịnh kỳ ý như hư không”. Cố tri: Nhất niệm sân tâm, ý căn vị tịnh, hoặc bỉ dâm nữ, thoái thất thần thông, danh vi đạo nhân, di tiếu thiên cổ. Sở vị đắc thông vị tất đắc đạo dã.
Như Ưu Bà Quật tôn giả, lâm trung tọa thiền, ma nữ dĩ hoa man gia cảnh. Tôn giả xuất định, tri ma sở vi, tức dĩ thần lực, biến tam tử thi, tác hoa man tặng chi, ma trước cảnh dĩ, biến hoàn tử thi, xú bất năng giải. Ma phố sám hối, thệ bất nhiễu loạn, v.v. Sở vị, đắc đạo giả tất hữu thông dã.
Vấn: Quốc vương uy thế, Thiên đế uy thần giai bất năng hàng, nữ nhân thật vô uy thần nhi năng kỵ cảnh, hà dã?
Đáp: Hữu nhị nghĩa.
Nhất giả - Thần thông bất năng địch nghiệp, cái chúng sinh hữu thử đồng phận chi báo, cảm bỉ đạo nhân ý nghiệp chi sân, dụ như ngã quỷ chi hương, Phật thượng bất năng tức diệt, huống nhị vương hồ?
Nhị giả - Từ thiện năng chuyển sân hạnh. Án kinh vân: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, bỉ dĩ nhất đảo chi sân, linh thập nhị niên bất vũ, hại vật thương từ. Kim thừa Thượng đế hiếu sinh, nhân vương ái quốc, chúng sinh nghiệp tạ, đạo sĩ họa lai. Cảm Bồ tát hiện nữ nhân thân nhi vị thuyết pháp, dĩ từ bi thủy, sái sân hụy hỏa, nhuận ư nhân hoa, cố năng như thị.
Nhiếp tụng kệ
Bất tùy ý thức trục cảnh lưu
Bất kiến khả dục tâm bất loạn
Sắc tâm chính hạnh tự tu trì
Sơ học viễn sắc như tỵ oán.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi tám:
GIỮ Ý TRONG SẠCH
Phật dạy: Cẩn thận chớ tin ý ngươi, ý ngươi không tin được, cẩn thận chớ ưa đẹp ưa sắc, đẹp thì sinh tai họa (ý ngựa khó điều phục, giới làm cương dàm, sắc dục tập nhiễm, bại đạo mất mạng). Được thành A la hán rồi mới tin ý ngươi được (ý căn diệt hết, chứng được A la hán. Xưa, Tây Trúc có ngoại đạo tu ở trong núi, được năm phép thần thông, một hôm mưa trơn trượt ngã, liền dùng thần chú, khiến 12 năm không mưa. Nhà vua biết do sức thần chú của ngoại đạo, mới sinh lo buồn, ban chiếu rằng: “Nếu có ai hàng phục được người đạo nhân ấy sẽ thưởng cho 1.000 cân vàng”. Thế rồi có một dâm nữ đến tâu với vua: “Tôi sẽ hàng được”. Vua cho đến lễ bái người đạo nhân ấy, xoa vuốt thân thể, đạo nhân khởi tâm nhiễm ô, liền mất thần thông. Thế là trời đổ mưa rào. Dâm nữ cưỡi cổ đạo nhân về yết kiến vua, vua liền ban thưởng. Vì vậy biết bại đạo mất trí do từ nữ sắc. Há không cẩn thận ư! Há không cẩn thận ư!)
Âm nghĩa
Kinh dạy: Nếu ai muốn thấy Phật tính phải sạch tâm ý như hư không. Vì vậy biết một thoáng tâm giận, ý căn chưa tịnh, bị kẻ dâm nữ lừa, mất hết thần thông, gọi là đạo nhân, bị nghìn đời chê cười. Thế là đắc thông nhưng chưa đắc đạo.
Như tôn giả Ưu Bà Quật, ngồi thiền trong rừng, ma nữ lấy hoa man đeo vào cổ, Tôn giả xuất định, biết là trò ma liền dùng sức thần thông, lấy ba thây chết làm hoa man tặng lại, ma đeo vào cổ, Ngài lại biến ra thây chết khiến nó không cởi được. Ma sợ sám hối, thề không quấy nữa, v.v. Thế là được đạo thì có thông vậy.
Hỏi: Uy thế nhà vua, uy thần Thiên đế đều không dẹp được, nữ nhân thật không thần thế mà cưỡi cổ được là sao thế?
Đáp: Có hai ý nghĩa:
1. Thần thông không diệt được nghiệp, bởi chúng sinh có nghiệp báo đồng phận, cảm đến nghiệp ý giận bực của đạo nhân. Ví như làng ngã quỷ, Phật còn không thể diệt ngay được, huống chi nhà vua?
2. Từ thiện có thể chuyển giận bực. Xét kinh dạy: “Một thoáng khởi tâm giận bực, mở ra trăm vạn cửa chướng”. Một cái trượt ngã, đạo nhân giận bực khiến 12 năm không mưa, hại sinh vật, tổn thương lòng từ. Nay nhờ Thiên đế thương đến chúng sinh, nhà vua yêu nước, nên chúng sinh đổi nghiệp, đạo sĩ đến lúc chịu nạn. Cảm Bồ tát hiện thân người nữ, thuyết pháp cho, lấy nước từ bi dập lửa giận bực, tưới cho hoa đời, vì vậy mà được thế.
Kệ tóm tắt (chung cho các chương 28, 29, 30)
Theo cảnh trôi đi tại ý mình
Thấy dục tâm ta chớ rối tinh
Tu hành đức hạnh cần chân chính
Mới học tránh xa kẻ sắc tình.
NGUYÊN VĂN
淨語章二十九
佛言。 勿視女色。亦莫共言語。習近生情。迷失正念。若與語者。正心思念。我為沙門。處于濁世。當如蓮華。不為泥汙。想其老者如母。長者如姊。少者如妹。稚者如子。生度脫心。息滅悪念。正念観察。心浄意解。生居濁世。如蓮花出水。善巧方便。假想對治。觀諸衆生。無始輪逥。皆我親屬。悉願度脫。則悪念妄想。自然息滅。
音義
眼是賊媒。故勿視女色。口是心苗。故莫共言語。若有説法因緣。當正心正見清淨而説。此方真教體。清靜在音聞故。
PHIÊN ÂM
TỊNH NGỮ chương nhị thập cửu
Phật ngôn: Thận, vật thị nữ sắc, diệc mạc cộng ngôn ngữ (tập cận sinh tình, mê thất chính niệm). Nhược dữ ngữ giả, chính tâm tư niệm, ngã vi Sa môn, xử ư trước thế, đương như liên hoa, bất vị nê ô, tưởng kỳ lão giả như mẫu, trưởng giả như tỷ, thiếu giả như muội, trĩ giả như tử, sinh độ thoát tâm, tức diệt ác niệm (chính niệm quan sát, tâm tịnh ý giải, sinh cư trước thế như liên hoa xuất thủy, thiện xảo phương tiện, giả tưởng đối trị, quan chư chúng sinh, vô thủy luân hồi, giai ngã thân thuộc, tất nguyện độ thoát, tắc ác niệm vọng tưởng, tự nhiên tức diệt).
Âm nghĩa
Nhỡn thị tặc môi, cố vật thị nữ sắc, khẩu thị tâm miêu, cố mạc cộng ngôn ngữ. Nhược hữu thuyết pháp nhân duyên, đương chính tâm chính kiến thanh tịnh nhi thuyết, thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn cố.
VIỆT DỊCH
Chương thứ hai mươi chín:
LỜI NÓI TRONG SẠCH
Phật dạy: Cẩn thận chớ nhìn gái đẹp, chớ cùng nói chuyện (tập gần sinh tình, mê mất niệm chính). Nếu việc phải nói, chính tâm nhớ nghĩ, ta là thầy tu ở đời nhơ đục, phải như hoa sen không bị dây bùn, tưởng người già như mẹ, người lớn như chị, người bé như em, trẻ nhỏ như con, sinh tâm độ thoát, diệt ngay niệm xấu (xem xét nghĩ chính, tâm sạch ý trong, sống ở đời vẩn đục như hoa sen mọc trong nước, phương tiện khéo léo, nhờ đối trị tâm tưởng, nhìn chúng sinh luân hồi từ vô thủy đều là họ hàng ta, nguyện độ thoát cả, thì ý nghĩ xấu, tưởng xằng tự nhiên tiêu diệt).
Âm nghĩa
Mắt là mồi giặc, vì vậy chớ nhìn gái đẹp, miệng là mầm của tâm, bởi thế chớ nói với họ. Nếu vì phải nói thì phải chính tâm, chính kiến, nói một cách trong sáng, chính đó là giáo thể chân chính ở phương này, bởi âm văn thanh tịnh.
NGUYÊN VĂN
淨身章三十
佛言。夫為道者。如被乾草。火來湏避。道人見欲。必當逺之!情染如乾茅。欲火當逺離。
音義
草喻身。乾喻染情。欲喻火。如有火聚。五物在傍。一如乾草。纔觸即燒。二如枯木。噓之則燃。其三如鐵。燒之可鎔。其四如水。逼之可涸。其五如空。則任其燔灼。體恆自如。前一凡夫。次三修證因位。後一諸佛如來。故知身爲道器。器破則道無能爲矣。
PHIÊN ÂM
TỊNH THÂN chương tam thập
Phật ngôn: Phù vi đạo giả như bị can thảo, hỏa lai tu tỵ. Đạo nhân kiến dục, tất đương viễn chi (tình nhiễm như can mao, dục hỏa đương viễn ly).
Âm nghĩa
Thảo dụ thân, can dụ nhiễm tình, dục dụ hỏa, như hữu hỏa tụ, ngữ vật tại bàng: nhất như can thảo, tài xúc tức thiêu; nhị như khô mộc, hư chi tắc nhiên; kỳ tam như thiết, thiêu chi khả dong; kỳ tứ như thủy, bức chi khả hạc; kỳ ngũ như không, tắc nhậm kỳ phần chước, thể hằng tự như. Tiền nhất, phàm phu; thứ, tam, tu chứng nhân vị; hậu nhất, chư Phật Như Lai. Cố tri thân vi đạo khí, khí phá tắc đạo vô năng vi hỹ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi: TỊNH THÂN
Phật dạy: Ôi! Người tu đạo như mặc áo cỏ khô, lửa đến phải tránh. Người tu thấy dục nên phải lánh xa (tình nhiễm như cỏ khô phải xa lửa dục).
Âm nghĩa
Cỏ ví như thân, khô dụ tình nhiễm ô, lòng muốn ví như lửa. Như bên đống lửa có năm vật ở cạnh: 1 - Như cỏ khô hơi tiếp xúc liền cháy. 2 - Như củi khô thổi vào thời cháy. 3 - Như sắt nung mãi thì chảy. 4 - Như nước đun mãi thời cạn. 5 - Phải như hư không thì tha hồ đốt vẫn không sao cả. Như (1) là phàm phu, (2),(3),(4) là ngôi tu chứng, sau cùng (5) là chư Phật Như Lai. Bởi vậy, biết thân là đồ đựng đạo pháp, đồ đựng vỡ thì đạo không thể nào đựng được nữa.
NGUYÊN VĂN
忘機章三十一
佛言。有人患婬不止。欲自除隂。佛謂之曰。「若斷其隂。不如斷心!顛倒由心。徒傷身体。心如功曹。功曹若止。從者都息。兵随印轉。將逐符行。邪心不止。斷隂何益。」佛為說偈。「欲生於汝意。意以思想生。二心各寂静。非色亦非行。」彼。己心寂。妄想不生。五藴本空。欲情何起。佛言。「此偈是迦葉佛說。」引先佛偈。以為眀證。
音義
身如弩。心如機。機若不行。箭何能發。如烏芻。化多婬心成智慧火。陳子。以婬欲火。祅廟焚身。善用生機。不善死機。故經云。必使婬機。身心俱斷。斷性亦無。於佛菩提。斯可希冀。
攝頌偈
愚者除欲自斷隂
智人除欲斷其心
心不生時縁自息
若净明珠梵行深。
PHIÊN ÂM
VONG CƠ chương tam thập nhất
Phật ngôn: Hữu nhân hoạn dâm bất chỉ, dục tự trừ âm. Phật vị chi viết: Nhược đoạn kỳ âm, bất như đoạn tâm (điên đảo do tâm, đồ thương thân thể). Tâm như công tào, công tào nhược chỉ, tụng giả đô tức (binh tùy ấn chuyển, tướng trục phù hành). Tà tâm bất chỉ đoạn âm hà ích? Phật vị thuyết kệ:
Dục sinh ư nhữ ý,
Ý dĩ tư tưởng sinh.
Nhị tâm các tịch tĩnh,
Phi sắc diệc phi hành.
(Bỉ, kỷ tâm tịch, vọng tưởng bất sinh, ngũ uẩn bản không, dục tình hà khởi).
Phật ngôn: Thử kệ thị Ca Diếp Phật thuyết (dẫn tiên Phật kệ dĩ vi minh chứng).
Âm nghĩa
Thân như nỗ, tâm như cơ, cơ nhược bất hành, tiễn hà năng phát? Như Ô Xô hóa đa dâm tâm thành trí tuệ hỏa; Trần tử, dĩ dâm dục hỏa, yêu miếu phần thân, thiện dụng, sinh cơ, bất thiện, tử cơ. Cố kinh vân: Tất sử dâm cơ, thân, tâm câu đoạn, đoạn tính diệc vô, ư Phật Bồ đề, tư khả hy ký.
Nhiếp tụng kệ
Ngu giả trừ dục tự đoạn âm
Trí nhân trừ dục đoạn kỳ tâm
Tâm bất sinh thời duyên tự tức
Nhược tịnh minh châu phạm hạnh thâm.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi mốt: QUÊN ĐỘNG CƠ
Phật dạy: Có người lo lòng dâm không thôi, muốn tự đoạn âm. Phật bảo: Nếu vậy đoạn âm, không bằng đoạn tâm (điên đảo tự tâm chỉ hại thân thể). Tâm như quan tòa, quan tòa nếu thôi, lính tráng dừng cả (binh theo ấn chuyển, tướng theo bùa đi).
Tâm tà không thôi, đoạn âm ích gì? Thế nên, Phật dạy cho kệ:
Ý ngươi sinh dâm dục
Tư tưởng sinh từ ý
Hai tâm đều vẳng lặng
Không phải sắc (cũng) chẳng phải hành.
(Mình, họ tâm đều yên lặng, không sinh vọng tưởng, năm uẩn vốn không, ở đâu có tình dục?)
Phật dạy: Bài kệ này là của Phật Ca Diếp nói (dẫn bài kệ của vị Phật trước để làm minh chứng).
Âm nghĩa
Thân như nỏ, tâm như máy, nếu máy không vận hành, tên đi làm sao được. Như ngài Ô Xô hóa tâm đa dâm thành lửa trí tuệ, gã Trần tử dùng lửa dâm dục yêu miếu đốt thân, khéo dùng có sống, vụng dùng có chết. Vì vậy kinh dạy: Khiến cả thân tâm đều đoạn (máy dâm), tính đoạn cũng không còn, nơi Phật - Bồ đề mới có cơ mong được.
Kệ tóm tắt
Kẻ ngu trừ dục đoạn căn mình
Người trí đoạn trừ ý vọng sinh
Tâm ý không sinh duyên tự tuyệt
Thanh thu trong sạch ngọc quang minh.
NGUYÊN VĂN
離怖章三十二
佛言。人從愛欲生憂。從憂生怖。若離於愛。何憂何怖。
衆生妄認四大以為我身。順情生愛。逆情生憂。乃有五種怖畏。所謂不活怖。悪名怖。大衆威德怖。死怖。堕悪道怖。若䏻悟我本空。則分别頓息。誰為愛者。復何憂怖哉。
音義
心經云。無色無受想行識。心無罣礙。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。蓋色空離不活怖。受空離悪名怖。想空離大衆怖。行空離死怖。識空離悪道怖。故云。一切苦厄也。
攝頌偈 廣頌愛欲乃怖畏之因
俗人愛色戀妻子
聞説斷欲苦疑畏
在家生育固無愆
清净梵行真出世
愛欲生憂憂生畏
一波纔動衆波随
無愛無憂畏亦泯
浪息清平自湛如。
PHIÊN ÂM
LY PHỐ chương tam thập nhị
Phật ngôn: Nhân tòng ái dục sinh ưu, tòng ưu sinh phố, nhược ly ư ái, hà ưu? Hà phố?
(Chúng sinh vọng nhận tứ đại, dĩ vi ngã thân, thuận tình sinh ái, nghịch tình sinh ưu, nãi hữu ngũ chủng phố úy: Sở vị bất hoạt phố, ác danh phố, đại chúng uy đức phố, tử phố, đọa ác đạo phố. Nhược năng ngộ ngã bản không, tắc phân biệt đốn tức, thùy vi ái giả, phục hà ưu phố tai?)
Âm nghĩa
Tâm kinh vân: “Vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức... tâm vô quải ngại... vô hữu khủng phố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết Bàn”. Cái “sắc không” ly bất hoạt phố, “thụ không” ly ác danh phố, “tưởng không” ly đại chúng phố, “hành không” ly tử phố, “thức không” ly ác đạo phố, cố vân “độ nhất thiết khổ ách” dã.
Nhiếp tụng kệ (Quảng tụng ái dục nãi phố úy chi nhân)
Tục nhân ái sắc luyến thê tử
Văn thuyết đoạn dục, khổ nghi úy
Tại gia sinh dục cố vô khiên
Thanh tịnh phạm hạnh chân xuất thế
Ái dục sinh ưu, ưu sinh úy
Nhất ba tài động chúng ba tùy
Vô ái vô ưu, úy diệc dẫn
Lãng tức thanh bình tự trạm như.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi hai: LÌA SỢ HÃI
Phật dạy: Người ta từ ưa muốn sinh lo buồn, từ lo sinh sợ, nếu lìa ưa muốn ra, lo gì? Sợ gì?
(Chúng sinh nhận lầm tứ đại là thân, thuận tình sinh yêu, nghịch tình sinh lo, như vậy mới có năm thứ lo sợ, đó là sợ không có sinh kế, sợ tiếng xấu, sợ uy đức đại chúng, sợ chết, sợ đọa ác đạo. Nếu hiểu được vốn không có ngã, thì bỗng tắt phân biệt, cái gì là yêu? Còn có lo sợ gì nữa ư?)
Âm nghĩa
Tâm kinh vân: “Không có sắc, thụ, tưởng, hành, thức... tâm không quải ngại... không có sợ hãi, xa lìa điên đảo... rốt ráo Niết bàn”. Bởi sắc đã “không”, thì lìa được sợ không kế sống, thụ “không” thì lìa sợ tiếng xấu, tưởng “không” thì lìa sợ đại chúng, hành “không” thì lìa sợ chết, thức “không” thì lìa sợ ác đạo, cho nên qua hết thảy mọi khổ ách vậy.
Kệ tóm tắt (Ưa muốn là nguyên nhân sợ hãi)
Mến con yêu vợ việc người đời
Nghe nói đoạn dục sợ lo rồi
Tại gia sinh dục là không lỗi
Sạch trong phạm hạnh thoát luân hồi
Lo sợ do từ ái dục sinh
Một sóng gây nên mãi bất bình
Lòng dục không sinh lo sợ hết
Gió yên sóng lặng biển trong lành.
NGUYÊN VĂN
精進章三十三
佛言。夫為道者。譬如一人與萬人戰。挂鎧出門。意或怯弱。或半路而退。或格闘而死。或得勝而還。沙門學道。應當堅持其心。精進勇銳。不畏前境。破滅衆魔。而得道果。道人與衆魔戰。當挂浄戒鎧。持禪定心。秉智慧劔。無一法可當情。則破魔得勝。亦如《法華》云。「見賢聖軍。與五隂魔。煩惱魔。死魔共戰。有大功勲。滅三毒。出三界。破魔網。爾時如來亦大歡喜」。義同此也。
音義
雖有捨施之兵。淨戒之鎧。忍辱之力。禪定之營。智慧之劍。而無精進勇猛之大將。安能殺煩惱之賊。保涅槃之城。顯正覺之王。平衆生之天下。故釋尊精進七日。超慈氏九小劫而成正覺。我佛與阿難同於空王佛所髮心。阿難常樂多聞。佛常行精進。今成正覺。而阿難猶爲侍者。卻後微塵數劫。方成佛道。雖云本願。然亦因中所感。故進居六度之中。觀前而顧後。
攝頌偈
爲道堅心精進宜
誰聼狂言俗語移
欲滅悪消成道果
猶如戰勝凱旋時。
PHIÊN ÂM
TINH TIẾN chương tam thập tam
Phật ngôn: Phù vi đạo giả, thí như nhất nhân dữ vạn nhân chiến, quải khải xuất môn, ý hoặc khiếp nhược, hoặc bán lộ nhi thoái, hoặc cách đấu nhi tử, hoặc đắc thắng nhi hoàn. Sa môn học đạo ưng đương kiên trì kỳ tâm, tinh tiến dũng nhuệ, bất úy tiền cảnh, phá diệt chúng ma nhi đắc đạo quả.
(Đạo nhân dữ chúng ma chiến, đương quải tịnh giới khải, trì thiền định tâm, bỉnh trí tuệ kiếm, vô nhất pháp khả đương tình, tắc phá ma đắc thắng, diệc như Pháp Hoa vân: Kiến hiền thánh quân dữ ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma, cộng chiến, hữu đại công huân, diệt tam độc, xuất tam giới, phá ma võng. Nhĩ thời Như Lai diệc đại hoan hỷ, nghĩa đồng thử dã).
Âm nghĩa
Tuy hữu xả thí chi binh, tịnh giới chi khải, nhẫn nhục chi lực, thiền định chi doanh, trí tuệ chi kiếm, nhi vô tinh tiến dũng mãnh chi đại tướng, an năng sát phiền não chi tặc, bảo Niết bàn chi thành, hiển chính giác chi vương, bình chúng sinh chi thiên hạ. Cố Thích Tôn tinh tiến thất nhật, siêu Từ Thị cửu tiểu kiếp nhi thành chính giác. Ngã Phật dữ A Nan đồng ư Không Vương Phật sở phát tâm, A Nan thường nhạo đa văn, Phật thường hành tinh tiến. Kim thành chính giác, nhi A Nan do vi thị giả, khước hậu vi trần số kiếp, phương thành Phật đạo. Tuy vân bản nguyện, nhiên diệc nhân trung sở cảm. Cố tiến cư lục độ chi trung, quan tiền nhi cố hậu.
Nhiếp tụng kệ
Vi đạo kiên tâm tinh tiến nghi
Thùy thính cuồng ngôn tục ngữ di
Dục diệt ác tiêu thành đạo quả
Do như chiến thắng khải toàn thì.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi ba: ĐẠO TINH CẦN
Phật dạy: Ôi! Người tu đạo ví như một người đánh nhau với vạn người, mặc áo giáp ra cửa, hoặc ý sợ hãi, hay nửa đường rút lui, hay quyết đánh mà chết, hoặc thắng trận mà về. Sa môn học đạo, bền chí giữ tâm tinh tiến nhanh nhẹn, không sợ cảnh trước mắt, phá diệt các loài ma, để được đạo quả.
(Người tu đánh nhau với quân ma, phải mặc áo giáp tịnh giới, giữ tâm thiền định, cầm kiếm trí tuệ, không có một phép nào đối địch được thì phá được ma. Cũng như Kinh Pháp Hoa dạy: Thấy quân hiền thánh đánh nhau với ma ngũ ấm, ma phiền não, ma chết, có công lao lớn, diệt ba độc ra ba cõi, phá lưới ma. Bấy giờ Phật cũng rất hoan hỷ, cũng như nghĩa này vậy).
Âm nghĩa
Tuy có quân xả thí, áo giáp tịnh giới, sức nhẫn nhục, doanh trại thiền định, kiếm trí tuệ nhưng không có đại tướng dũng mãnh tinh tiến thì thắng sao được giặc phiền não, giữ được thành Niết bàn, làm cho vua chính giác được hiển hách, bình được thiên hạ chúng sinh. Vì vậy Đức Thế Tôn tinh tiến bảy ngày, vượt ngài Từ Thị chín tiểu kiếp mà thành bậc chính giác. Đức Phật với ngài A Nan cùng phát tâm ở nơi Đức Phật Không Vương. Ngài A Nan thường thích học nhiều, Phật thường tinh tiến tu hành nay thành chính giác rồi, mà ngài A Nan còn làm thị giả nhiều như vi trần số kiếp sau này mới thành Phật. Tuy nói là bản nguyện, nhưng cũng từ trong nhân hành có cảm quả, cho nên “tinh tiến” ở giữa lục độ, trông trước nhìn sau.
Kệ tóm tắt
Tinh tiến bền lòng giữ đạo tu
Mặc ai lời tục nói ra vô
Ái dục thanh trừ thành đạo quả
Cũng như thắng giặc bõ công phu.
NGUYÊN VĂN
安樂章三十四
沙門夜誦迦葉佛遺教𦀰。其聲悲緊。思悔欲退。佛問之曰。「汝昔在家曾為何業。」對曰。「愛彈琴。」佛言。「絃緩。如何。」對曰。「不鳴矣。」「絃急。如何。」對曰。「聲絶矣。」「急緩得中。如何。」對曰。「諸音普矣。」
佛言。沙門學道亦然。心若調適。道可得矣。於道若暴。暴即身疲。其身若疲。意即生惱。意若生惱。行即退矣。其行既退。罪必加矣。但清浄安樂。道不失矣。
學道之人。善用其心。不急不緩。內不滯空。外不取相。上無攀仰。下絶己躬。即清浄安樂。行可進矣。道可得矣。
音義
上言精進以不廢爲功。此云。安樂以調和為用。故知。衝鋒破敵非精進猛將不能。定國安邦。非安樂智臣不可。古人畜笛留琴以記。抑亦悟此之由。
攝頌偈
學道亦如鼓瑟琴
急絃將絶緩聲沉
不寛不急聲諧雅
學在調和善適心。
PHIÊN ÂM
AN LẠC chương tam thập tứ
Sa môn dạ tụng Ca Diếp Phật Di Giáo kinh, kỳ thanh bi khẩn, tư hối dục thoái, Phật vấn chi viết: “Nhữ tích tại gia tằng vi hà nghiệp?” Đối viết: “Ái đàn cầm”. Phật ngôn: “Huyền hoãn như hà?” Đối viết: “Bất minh hỹ”. “Huyền cấp như hà?” Đối viết: “Thanh tuyệt hỹ”. “Cấp hoãn đắc trung như hà?” Đối viết: “Chư âm phả hỹ”.
Phật ngôn: Sa môn học đạo diệc nhiên, tâm nhược điều thích, đạo khả đắc hỹ, ư đạo nhược bạo, bạo tức thân bì, kỳ thân nhược bì, ý tức sinh não, ý nhược sinh não, hành tức thoái hỹ, kỳ hành ký thoái, tội tất gia hỹ. Đãn thanh, tịnh, an, lạc, đạo bất thất hỹ.
(Học đạo chi nhân, thiện dụng kỳ tâm, bất cấp, bất hoãn, nội bất trệ không, ngoại bất thủ tướng, thượng vô phan ngưỡng, hạ tuyệt kỷ cung, tức thanh tịnh an lạc, hành khả tiến hỹ, đạo khả đắc hỹ).
Âm nghĩa
Thượng ngôn tinh tiến dĩ bất phế vi công, thử vân an lạc, dĩ điều hòa vi dụng. Cố tri xung phong phá địch phi tinh tiến mãnh tướng bất năng, định quốc an bang, phi an lạc trí thần bất khả. Cổ nhân xúc địch lưu cầm dĩ ký, ức diệc ngộ thử chi do.
Nhiếp tụng kệ
Học đạo diệc như cổ sắt cầm
Cấp huyền tương tuyệt hoãn thanh trầm
Bất khoan bất cấp thanh hài nhã
Học tại điều hòa thiện thích tâm.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi tư: YÊN VUI
Thầy Sa môn đêm tụng Kinh Di Giáo của Phật Ca Diếp, giọng ông buồn gấp, hối hận muốn thoái.
Phật hỏi: “Ông trước ở nhà từng làm việc gì?” Thưa rằng: “Thích gảy đàn”. Phật hỏi: “Dây chùng thế nào?” Thưa: “Tiếng không kêu”. Phật hỏi: “Dây căng thế nào?” Thưa rằng: “Đứt tiếng”. “Căng chùng vừa phải thế nào?” Thưa rằng: “Tiếng hài hòa vậy”.
Phật dạy: Sa môn học đạo cũng thế, tâm nếu điều hòa có thể được đạo. Với đạo nếu vội, vội thì mệt người, nơi thân đã mệt, ý liền sinh não, ý đã sinh não, hành đạo chán thoái, làm đạo đã chán, tội tăng thêm vậy. Thanh tịnh yên vui, đạo không mất vậy.
(Người học đạo, khéo dùng tâm, không chậm chẳng vội, trong không trì trệ, ngoài không chấp tướng, trên không trông cậy, dưới hết sức mình, cứ thanh thản yên vui, việc có thể tiến, đạo có thể thành vậy).
Âm nghĩa
Trên nói tinh tiến thành công là không bỏ dở, dưới nói yên vui là tác dụng tự điều hòa. Cho nên biết xung phong phá giặc không có tướng giỏi tinh tiến chẳng thể được. Định nước yên dân không có bầy tôi trí tuệ thì cũng không được. Người xưa ưa đàn thích sáo hẳn lý do là thế.
Kệ tóm tắt
Học đạo cũng như gảy tiếng đàn
Dây chùng trầm tiếng, đứt dây căng
Âm hưởng hài hòa không hoãn cấp
Học phải điều hòa chớ vội khoan.
NGUYÊN VĂN
淨行章三十五
佛言。如人鍛鐵。去滓成噐。器即精好。學道之人。去心垢染。行即清浄矣。逐情造業。是謂垢染。順理進修。乃名清淨。
音義
上言清淨安樂,未顯其行。此云。去心垢染。行即清淨。故喻明之。古有偈云。叮叮噹噹。久錬成剛。太平將近。我往西方。正符喻旨。
攝頌偈
學道以漸净心垢
猶如鍛鐵成良器
慎勿暴進使身疲
意惱行退成罪戾。
PHIÊN ÂM
TỊNH HẠNH chương tam thập ngũ
Phật ngôn: Như nhân đoàn thiết, khử tỷ thành khí, khí tức tinh hảo. Học đạo chi nhân, khử tâm cấu nhiễm, hành tức thanh tịnh hỹ (trục tình tạo nghiệp thị vị cấu nhiễm, thuận lý tiến tu, nãi danh thanh tịnh).
Âm nghĩa
Thượng ngôn thanh thịnh an lạc vị hiển kỳ hành, thử vân khử tâm cấu nhiễm, hành tức thanh tịnh, cố dụ minh chi. Cổ hữu kệ vân:
Đinh đinh đương đương
Cửu luyện thành cương
Thái bình tương cận
Ngã vãng Tây phương.
Chính phù dụ chỉ.
Nhiếp tụng kệ
Học đạo dĩ tiệm tịnh tâm cấu
Do như đoàn thiết thành lương khí
Thận vật bạo tiến sử thân bì
Ý não hành thoái thành tội lệ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi lăm: TU TRONG SẠCH
Phật dạy: Như người rèn sắt, bỏ rỉ sắt thành đồ dùng, thì đồ dùng tốt, người học đạo bỏ tâm nhiễm ô thì hạnh trong sạch vậy (theo tình tạo nghiệp thế là nhiễm ô, thuận lý tiến tu gọi là thanh tịnh).
Âm nghĩa
Trên nói trong sạch yên vui chưa nói việc làm, đây nói bỏ tâm nhiễm ô thì hạnh trong sạch. Vì vậy, đặt dụ làm rõ. Xưa có kệ rằng:
Đốp đốp chát chát
Rèn mãi thành gang
Thái bình sắp tới
Ta sang Tây phương.
Kệ tóm tắt
Học đạo trừ tâm xấu sạch trong
Cũng như rèn sắt tạo đồ dùng
Chớ nên vội tiến thân sinh mệt
Chán ý rút lui tội mất công.
NGUYÊN VĂN
發心章三十六
佛言。人離悪道。得為人難。既得為人。去女即男難。既得為男。六根完具難。六根既具。生中國難。既得中國。值佛世難。既值佛世。遇道者難。既得遇道。興信心難。既興信心。發菩提心難。既發菩提心。無修無證難。
前列二十難。未說發菩提心。今此自離悪道。至無修無證。畧盡修行始末。雖宿植善根。歴修萬行。發廣大心。甚為希有。然恐尚存希冀。取捨未忘。毫釐繫念。還成有住之功。瞥爾情生。墮在修證之位。故末云:無修無證。則不落功勲。方謂難中之難矣。
音義
古云。發心究竟二無別。如是二心。先心難。蓋自離悪道。至發菩提心。乃無量因緣之所感。近喻士子。自纔離上大人。至思量見題目。乃千萬工夫之所成。豈不難哉。
今又翻案云。發心。究竟二無別。如是二心。後心難。蓋既發心後。圓修六度萬行而不著所修。頓超三賢十聖。而不住所證。直趣寶所。不滯化城。如士子見題目後。毫端風雨。紙上珠璣。一氣工夫。不落孫山之外。豈非難中之難乎。
攝頌偈 廣頌發菩提心之縁誰言勤行苦難任
誰言勤行苦難任
可念人生衆苦侵
生老病死茫茫險
求超彼岸免漂沉
既得男身具六根
處於中土值明君
生善人家聞正法
深信三尊見佛因。
PHIÊN ÂM
PHÁT TÂM chương tam thập lục
Phật ngôn: Nhân ly ác đạo, đắc vi nhân nan, ký đắc vi nhân, khử nữ tức nam nan, ký đắc vi nam, lục căn hoàn cụ nan, lục căn ký cụ, sinh trung quốc nan, ký đắc trung quốc, trị Phật thế nan, ký trị Phật thế, ngộ đạo giả nan, ký đắc ngộ đạo, hưng tín tâm nan, ký hưng tín tâm, phát Bồ đề tâm nan, ký phát Bồ đề tâm, vô tu vô chứng nan.
(Tiền liệt nhị thập nan, vị thuyết pháp Bồ đề tâm. Kim thử, tự ly ác đạo, chí vô tu vô chứng, lược tận tu hành thủy mạt, tuy túc thực thiện căn, lịch tu vạn hạnh, phát quảng đại tâm, thậm vi hy hữu. Nhiên, khủng thượng tồn hy ký, thủ xả vị vong, hào ly hệ niệm, hoàn thành hữu trụ chi công, miết nhĩ tình sinh, đọa tại tu chứng chi vị. Cố mạt vân: vô tu vô chứng, tắc bất lạc công huân, phương vị nan trung chi nan hỹ).
Âm nghĩa
Cố vân: Phát tâm, cứu kính, nhị vô biệt, như thị nhị tâm, tiên tâm nan, cái, tự ly ác đạo, chí phát Bồ đề tâm, nãi vô lượng nhân duyên chi sở cảm. Cận dụ, sĩ tử tự tài ly thượng đại nhân, chí tư lường kiến đề mục, nãi thiên vạn công phu chi sở thành, khởi bất nan tai?
Kim, hựu phiên án vân: Phát tâm, cứu kính, nhị vô biệt, như thị nhị tâm, hậu tâm nan. Cái, ký phát tâm hậu, viên tu lục độ vạn hạnh, nhi bất trước sở tu, đốn siêu tam hiền thập thánh, nhi bất trụ sở chứng, trực thú bảo sở, bất trệ hóa thành, như sĩ tử kiến đề mục hậu, hào đoan phong vũ, chỉ thượng châu ky, nhất khí công phu, bất lạc Tôn sơn chi ngoại, khởi phi nan trung chi nan hồ?
Nhiếp tụng kệ (Phát Bồ đề tâm chi duyên)
Thùy ngôn cần hạnh khổ nạn nhâm
Khả niệm nhân sinh chúng khổ xâm
Sinh lão bệnh tử mang mang hiểm
Cầu siêu bỉ ngạn miễn phiêu trầm
Ký đắc nam thân cụ lục căn
Xứ ư trung thổ trị minh quân
Sinh thiện nhân gia văn chính pháp
Thâm tín Tam tôn kiến Phật nhân.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi sáu: PHÁT TÂM
Phật dạy: Người ta lìa ác đạo, được làm người đã khó, đã được làm người, làm đàn ông khó, được làm đàn ông, sáu căn trọn vẹn khó, sáu căn trọn vẹn, sinh giữa nước khó, đã được giữa nước, gặp đời Phật khó, gặp đời Phật rồi, gặp đạo là khó, đã gặp được đạo, khởi lòng tin khó, khởi được lòng tin, phát Bồ đề tâm khó, đã phát tâm Bồ đề, không tu không chứng khó.
(Trước liệt kê 20 việc khó (chương 12), chưa kể phát tâm Bồ đề, đến đây từ “Lìa ác đạo” đến “Vô tu vô chứng”, lược hết tu hành sau trước, tuy trước trồng gốc lành, qua tu vạn hạnh phát tâm quảng đại thực là hiếm có. Nhưng hãy còn mong chờ, chưa quên lấy bỏ mỗi niệm tóc tơ, vẫn còn cái công trụ trước, chợt có sinh tâm đọa vào ngôi vị tu chứng. Bởi vậy cuối cùng không tu không chứng thời chẳng rơi vào công huân, mới là khó trong cái khó vậy).
Âm nghĩa
Người xưa nói: Phát tâm đến rốt ráo, hai tâm không khác, như thế hai tâm, tâm trước khó, bởi từ ly ác đạo đến phát tâm Bồ đề còn rất nhiều nhân duyên giao cảm. Gần nay, ví như học trò từ mới lìa câu “thượng đại nhân”, đến khi suy nghĩ đề mục thì nghìn vạn công phu mới thành được, há không khó ư?
Bây giờ đổi lại đề án rằng: Phát tâm đến rốt ráo: Hai không khác, như thế hai tâm, tâm sau khó. Bởi, sau khi đã phát tâm (sau) mà không tu cả lục độ vạn hạnh, cũng chẳng trụ được phép chứng ngộ, thẳng tới bảo sở, không trì trệ ở hóa thành, như học trò thấy đề mục (bài thi), đầu bút gió thổi, mưa tuôn châu ngọc trên giấy, một hơi công phu không rớt ngoài Tôn sơn, há không phải là khó trong cái khó ư?
Kệ tóm tắt (Duyên phát tâm Bồ đề)
Ai bảo cần tu khổ nạn thôi
Phải chăng lắm khổ kiếp con người
Sống già bệnh chết bao nguy hiểm
Cầu tới bờ kia khỏi dạt trôi
Đã được thân trai đủ sáu căn
Ở nơi giữa nước gặp ân nhân
Sinh nhà lương thiện nghe lời Phật
Thâm tín ba ngôi sẽ được gần.
NGUYÊN VĂN
見佛章三十七
佛言。佛子離吾數千里。憶念吾戒。必得道果。在吾左右。雖常見吾。不順吾戒。終不得道!近佛違戒。不免輪迴。憶戒逺佛。得道證果。
音義
見佛有二。一法身。二色身。憶念佛戒。是見法身。在佛左右。名見色身。經云。若以色見我以音聲求我。是人行邪道。不能見如來。昔優婆掘尊者。降魔已。魔請供養報恩事。不已。尊者告言。我雖悟佛法身。未瞻色相。汝能現不。魔言能現但師見時。慎勿禮拜。即隱魔身假現如來三十二相紫磨金色。舍利。目連諸大弟子圍繞。林中放光。尊者見已。歡喜作禮。魔驚云。損我不淺。師云。我見法身。佛魔不二。魔複本形懺悔。誓不擾亂。故知未證法身。佛魔敵體。可不憶戒見佛歟!
攝頌偈
身逺於佛心念教
此人求道終得力
身雖近佛意在邪
教不遵行竟何益。
PHIÊN ÂM
KIẾN PHẬT chương tam thập thất
Phật ngôn: Phật tử ly ngô sổ thiên lý, ức niệm ngô giới, tất đắc đạo quả. Tại ngô tả hữu, tuy thường kiến ngô, bất thuận ngô giới, chung bất đắc đạo.
(Cận Phật vi giới, bất miễn luân hồi, ức giới viễn Phật, đắc đạo chứng quả).
Âm nghĩa
Kiến Phật hữu nhị: Nhất pháp thân, nhị sắc thân.
Ức niệm Phật giới, thị kiến pháp thân, tại Phật tả hữu, danh kiến sắc thân.
Kinh vân:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”.
Tích Ưu Bà Quật tôn giả, hàng ma dĩ, ma thỉnh cúng dàng báo ân sự. Bất dĩ, tôn giả cáo ngôn: “Ngã tuy ngộ Phật pháp thân, vị chiêm sắc tướng, nhữ năng hiện phủ?”. Ma ngôn: “Năng hiện, đãn sư kiến thời, thận vật lễ bái”. Tức ẩn ma thân, giả hiện Như Lai tam thập nhị tướng, tử ma kim sắc, Xá Lợi, Mục Liên, chư đại đệ tử, vi nhiễu lâm trung phóng quang, tôn giả kiến dĩ, hoan hỷ tác lễ. Ma kinh vân: “Tổn ngã bất thiển”. Sư vân: “Ngã kiến pháp thân, Phật ma bất nhị”. Ma phục bản hình sám hối, thệ bất nhiễu loạn. Cố tri vị chứng pháp thân, Phật ma địch thể. Khả bất ức giới kiến Phật dư?
Nhiếp tụng kệ
Thân viễn ư Phật tâm niệm giáo
Thử nhân cầu đạo chung đắc lực
Thân tuy cận Phật, ý tại tà
Giáo bất tuân hành kính hà ích?
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi bảy: THẤY PHẬT
Phật dạy: Phật tử cách ta nghìn dặm, nhớ nghĩ giới ta ắt được đạo quả. Ở hai bên ta tuy thường thấy ta, không thuận giới ta, quyết chẳng được đạo.
(Gần Phật lìa giới chẳng thoát luân hồi, nhớ giới xa Phật được đạo chứng quả).
Âm nghĩa
Thấy Phật có hai: 1 - Pháp thân, 2 - Sắc thân.
Nhớ nghĩ giới luật là thấy pháp thân Phật, ở bên trái, bên phải Phật là thấy sắc thân.
Kinh dạy:
Nếu thấy ta bằng sắc tướng
Cầu ta bằng tiếng nói
Người ấy theo đạo tà
Không thể thấy được Như Lai.
Xưa tôn giả Ưu Bà Quật hàng được ma rồi, ma thỉnh việc cúng dàng báo ân. Chẳng đừng được, tôn giả dạy rằng: “Ta tuy ngộ pháp thân Phật, chưa trông thấy sắc tướng, ngươi có hiện được không?” Ma thưa: “Hiện được, nhưng khi thầy thấy, cẩn thận chớ lễ bái”, liền ẩn thân ma, giả hiện ra Như Lai ba mươi hai tướng sắc vàng tía, ngài Xá Lợi, Mục Liên, các vị đại đệ tử vây quanh trong rừng phóng quang. Tôn giả (Ưu Bà Quật) thấy rồi vui mừng làm lễ, ma sợ nói: “Tổn ta chẳng ít”. Thầy nói: “Ta thấy pháp thân Phật, ma không hai”, ma trở lại hình cũ, sám hối, thề không nhiễu loạn nữa. Cho nên biết, chưa chứng pháp thân, Phật ma ngang thể. Có thể không nhớ giới mà lại thấy Phật được ư?
Kệ tóm tắt
Thân tuy xa Phật nhớ lời ngài
Cầu đạo như thế chính người này
Thân tuy gần Phật tâm gian ác
Có ích gì đâu học phí hoài.
NGUYÊN VĂN
知道章三十八
佛問沙門。「人命在㡬間。」
對曰。「數日間。」
佛言。「子未知道。」
復問一沙門。「人命在㡬間。」
對曰。「飯食間。」
佛言。「子未知道!」
復問一沙門。「人命在㡬間。」
對曰。「呼吸間。」
佛言。「善哉!子知道矣。」
以依業引。第八識不斷功能曰命。凡夫一念有九十剎那。一剎那有九百生滅。念念遷謝。不知不覺。焉能悟觧無常苦空之道。
音義
悟世間無常。國度危脆。四大苦空。五隂無我。生滅變異。虛偽無主。心是悪源。形為罪藪。如是觀察。漸離生死。是第一大人之所覺也。
攝頌偈
要知人命在呼吸
百嵗無常亦迅急
生死事大求出離
莫待來生悔無及。
PHIÊN ÂM
TRI ĐẠO chương tam thập bát
Phật vấn nhất Sa môn: Nhân mệnh tại kỷ gian?
Đối viết: Sổ nhật gian.
Phật ngôn: Tử vị tri đạo.
Phục vấn nhất Sa môn: Nhân mệnh tại kỷ gian?
Đối viết: Phạn thực gian.
Phật ngôn: Tử vị tri đạo.
Phục vấn nhất Sa môn: Nhân mệnh tại kỷ gian?
Đối viết: Hô hấp gian.
Phật ngôn: Thiện tai! Tử tri đạo hỹ.
(Dĩ y nghiệp dẫn, đệ bát thức, bất đoạn công năng, viết mệnh. Phàm phu nhất niệm, hữu cửu thập sát na, nhất sát na hữu cửu bách sinh diệt, niệm niệm thiên tạ bất tri bất giác, yên năng ngộ giải “vô thường”, “khổ”, “không” chi đạo).
Âm nghĩa
Ngộ “thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ. Tâm thị ác nguyên hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sinh tử”, thị đệ nhất đại nhân chi sở giác dã.
Nhiếp tụng kệ
Yếu tri nhân mệnh tại hô hấp
Bách tuế vô thường diệc tấn cấp
Sinh tử sự đại cầu xuất ly
Mạc đãi lai sinh hối vô cập.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi tám: BIẾT ĐẠO
Phật hỏi Sa môn: “Mệnh người được bao lâu?”
Thưa rằng: “Khoảng vài ngày”.
Phật dạy: “Ông chưa biết đạo”, lại hỏi Sa môn: “Mệnh người được bao lâu?”
Thưa rằng: “Khoảng bữa ăn”.
Phật dạy: “Ông cũng chưa biết đạo”, lại hỏi một Sa môn khác: “Mệnh người được bao lâu?”
Thưa rằng: “Khoảng hít thở thôi”.
Phật khen: “Hay thay! Ông hiểu đạo vậy”.
(Bởi dựa vào nghiệp công năng dẫn thức thứ tám không dứt, gọi đó là mệnh. Một niệm của phàm phu có 90 sát na, mỗi sát na có 900 sinh diệt thoáng thoáng thay đổi, không biết, không hiểu, sao ngộ được đạo “vô thường”, “khổ”, “không”).
Âm nghĩa
Hiểu “thế gian vô thường, cõi nước nguy biến, bốn đại khổ - không, năm ấm không ta, sinh diệt thay đổi, hư dối không chủ. Tâm là nguồn ác, hình là rừng tội, như thế xem xét, xa lìa sống chết”. Đó là điều giác ngộ thứ nhất của bậc đại nhân vậy.
Kệ tóm tắt
Mạng sống chỉ bằng hít thở hơi
Trăm năm thấm thoắt sắp qua rồi
Việc lớn tử sinh mau sớm liễu
Chớ để mai sau kiếp lại đòi.
NGUYÊN VĂN
順教章三十九
佛言。學佛道者。佛所言說皆應信順。譬如食蜜。中邊皆甜。吾經亦爾。
教海一味。随機萬差。信順修行。皆離苦得樂。喻似食蜜。中邉皆甜。亦如飲海。巨細衆生。皆得飽滿。
音義
無上醫王。隨病與藥。病者隨病服之。勿生取捨。蓋執醫之一方者。誤色身。執教之偏見者。誤慧命。
攝頌偈
經教披來義味沾
猶如食蜜中邊甜
行持漸入真佳境
法歡禪悦两相兼。
PHIÊN ÂM
THUẬN GIÁO chương tam thập cửu
Phật ngôn: Học Phật đạo giả, Phật sở ngôn thuyết, giai ưng tín thuận, thí như thực mật, trung biên giai điềm, ngô kinh diệc nhĩ.
(Giáo hải nhất vị, tùy cơ vạn sai, tín thuận tu hành giai ly khổ đắc lạc, dụ tự thực mật, trung biên giai điềm, diệc như ẩm hải, cự tế chúng sinh, giai đắc bão mãn).
Âm nghĩa
Vô thượng Y vương tùy bệnh dữ dược, bệnh giả tùy bệnh phục chi, vật sinh thủ xả. Cái, chấp y chi nhất phương giả, ngộ sắc thân, chấp giáo chi thiên kiến giả, ngộ tuệ mệnh.
Nhiếp tụng kệ
Kinh giáo phi lai nghĩa vị chiêm
Do như thực mật trung biên điềm
Hành trì tiệm nhập chân giai cảnh
Pháp hoan thiền duyệt lưỡng tương kiêm.
VIỆT DỊCH
Chương thứ ba mươi chín:
THUẬN THEO CHÍNH GIÁO
Phật dạy: Người học đạo Phật, Phật giảng dạy gì, đều nên tin theo, ví như ăn mật, trong ngoài đều ngọt, kinh của ta cũng vậy.
(Biển giáo một vị, tùy cơ muôn khác, tin theo tu hành đều lìa khổ được vui, dụ như ăn mật, trong ngoài đều ngọt, cũng như uống nước biển, chúng sinh lớn nhỏ đều được no đủ).
Âm nghĩa
Vua thầy thuốc cao nhất tùy bệnh mà cho thuốc, người ốm tùy bệnh mà uống thuốc, chớ sinh lấy bỏ. Bởi chỉ chấp theo một bài thuốc thì nguy cho sắc thân, thiên kiến chấp sai giáo lý thì nguy tuệ mệnh.
Kệ tóm tắt
Kinh giáo thấm nhuần được chút nào
Như ăn mật ngọt tự ngoài vào
Tu trì ghi nhớ ngày sâu thẳm
Giáo lý thiền tư nhuận ích nhau.
NGUYÊN VĂN
體道章四十
佛言。沙門行道。無如磨牛。身雖行道。心道不行。心道若行。何用行道。動止四儀。是生滅法。心本不生。寂而常照。體斯理者。乃真行道。
音義
心能體道。道重身輕。身雖行道。身疲道懈。畢陵伽所謂純覺遺身者。是也。
攝頌偈
爲道從根愛欲除
如摘懸珠漸盡無。
PHIÊN ÂM
THỂ ĐẠO chương tứ thập
Phật ngôn: Sa môn hành đạo, vô như ma ngưu, thân tuy hành đạo, tâm đạo bất hành, tâm đạo nhược hành, hà dụng hành đạo.
(Động chỉ tứ nghi thị sinh diệt pháp, tâm bản bất sinh, tịch nhi thường chiếu, thể tư lý giả, nãi chân hành đạo).
Âm nghĩa
Tâm năng thể đạo, đạo trọng thân khinh. Thân tuy hành đạo. Thân bì đạo giải. Tất Lăng Già sở vị thuần giác di thân giả, thị dã.
Nhiếp tụng kệ
Vi đạo tòng căn ái dục trừ
Như trích huyền châu tiệm tận vô.
VIỆT DỊCH
Chương thứ bốn mươi: THẤU ĐẠO
Phật dạy: Sa môn hành đạo, đừng như trâu kéo, tuy thân hành đạo mà tâm không theo. Nếu tâm theo đạo cần gì thân làm.
(Động tĩnh bốn nghi là pháp sinh diệt, tâm vốn không sinh, lặng mà thường soi; rõ được lý ấy mới đúng hành đạo).
Âm nghĩa
Tâm hay thấu đạo, đạo trọng thân nhẹ. Thân tuy làm đạo, thân mệt ngại đạo. Ngài Tất Lăng Già thân là thuần giác ấy vậy.
Kệ tóm tắt
Tu đạo trước trừ ái dục lên
Rồi qua biến dịch tiến dần lên.
NGUYÊN VĂN
直心章四十一
佛言。夫為道者。如牛負重。行深泥中。疲極。不敢左右顧視。出離淤泥。乃可蘇息。沙門當觀情欲。甚於淤泥。直心念道。可免苦矣。五欲深泥。没溺可畏。非直心念道。何由出離乎。
音義
牛喻大心。負重喻荷擔大乘。深泥喻三有生死。楞嚴云。十方如來出離生死皆以直心。心言直故。如是乃至終始地位。中間永離諸委屈相。淨名云。直心。是菩薩淨土者。是也。
攝頌偈
牛履淤泥防失陷
念專離苦出迷途。
PHIÊN ÂM
TRỰC TÂM chương tứ thập nhất
Phật ngôn: Phù vi đạo giả, như ngưu phụ trọng, hành thâm nê trung, bì cực bất cảm tả hữu cố thị, xuất ly ứ nê, nãi khả tô tức. Sa môn đương quán tình dục, thậm ư ứ nê, trực tâm niệm đạo, khả miễn khổ hỹ.
(Ngũ dục thâm nê, một nịch khả úy, phi trực tâm niệm đạo, hà do xuất ly hồ?)
Âm nghĩa
Ngưu, dụ đại tâm, phụ trọng, dụ hạ đảm Đại thừa, thâm nê, dụ tam hữu sinh tử. Lăng Nghiêm vân: “Thập phương Như Lai xuất ly sinh tử, giai dĩ trực tâm, tâm ngôn trực cố, như thị nãi chí chung thủy địa vị, trung gian vĩnh ly chư ủy khúc tướng”. Tịnh Danh vân: “Trực tâm, thị Bồ tát Tịnh độ giả”, thị dã.
Nhiếp tụng kệ
Ngưu lý ứ nê phòng thất hãm
Niệm chuyên ly khổ xuất mê đồ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ bốn mươi mốt: Ý NGAY THẲNG
Phật dạy: Ôi! Người tu đạo, như trâu chở nặng đi trong bùn lầy, mỏi mệt nhưng không dám trông hai bên, ra khỏi bùn lầy mới có thể nghỉ. Sa môn phải coi tình dục tệ hại hơn bùn lầy, thẳng tâm nhớ đạo thì khỏi khổ vậy.
(Năm dục bùn lầy, chìm đắm đáng sợ, nếu không thẳng tâm theo đạo, do đâu mà ra khỏi được?)
Âm nghĩa
Trâu dụ đại tâm, mang nặng dụ trách nhiệm gánh vác Đại thừa, bùn sâu dụ cho sinh tử ba cõi. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Mười phương Như Lai xa lìa sinh tử, đều từ lòng thẳng thắn, bởi tâm thẳng lời thẳng cho đến địa vị trước sau, trung gian vẫn lìa tướng quanh co”. Kinh Tịnh Danh dạy: “Trực tâm là cõi tịnh của Bồ tát đó”.
Kệ tóm tắt
Bùn ái dục trâu mong thoát khỏi
Nghĩ còn biến dịch khổ chưa yên.
NGUYÊN VĂN
了法章四十二
佛言。吾視王侯之位。如過隙塵。擾擾不停。似有非實。視金玉之寶。如瓦礫。積聚山髙。無益於道。視紈素之服。如弊帛。假以弊形。不取飾好。視大千界。如一訶子。大千之廣闊。衆生之依報。有漏善法。共業而成。觀之如訶子。未為小耳。《楞嚴》云。「空生大覺中。如海一漚發。有漏微塵國。皆依空所生。漚滅空本無。況復諸三有。」視阿耨池水。如塗足油。阿耨。宋言無熱惱。以龍得名。池深廣也。以耨池之深廣。比智海。如涓滴耳。視方便門。如化寳聚。化現法財。濟諸貧乏。視無上乗。如夢金帛。引導未悟。令生信樂。視佛道。如眼前花。随機赴感。本自不生。視禪定。如須彌柱。識浪境風。不能漂動。視涅槃。如晝夕寤。圓寂照中。離諸夢想。視倒正。如六龍舞。六龍升降。本非正倒。随見妄執。生正倒想。若了見妄。誰為正倒。視平等。如一真地。實際理地。不受一塵。視興化。如四時木。造化之法。古今遷變。生住異滅。春夏秋冬。以因衆生業縁。遂
有榮枯衰盛之相。若了縁起不思議觧脫法門。則知起唯法起。滅唯法滅。須信道。「刦火洞然毫末盡。青山依舊白雲中。」
音義
悟王侯之貴。金玉之寶。紈素之服。大千之廣。阿耨之深。有爲諸法。悉屬無常。了方便之門。無上之乗。正覺之華。禪定之柱。涅槃之寤。倒正之龍。平等之地。興化之木。無爲諸法。悉皆如幻。然後即如幻智。入非幻之門。即無常之觀。到真常之境。所謂。成就慧身。不由他悟也。
攝頌偈
頌世間法
王侯隙塵金瓦礫
紈素之服如弊帛
大千沙界一訶子
阿耨池水比油滴
出世法
方便真乘求佛略
禪須彌柱涅槃寤
倒正龍舞興化轉
一真平等元非度。
PHIÊN ÂM
LIỄU PHÁP chương tứ thập nhị
Phật ngôn: Ngô thị vương hầu chi vị, như quá khích trần (nhiễu nhiễu bất đình, tự hữu phi thật), thị kim ngọc chi bảo, như ngõa lịch (tích tụ sơn cao, vô ích ư đạo), thị hoàn tố chi phục, như tệ bạch (giả dĩ tế hình, bất thủ sức hảo), thị đại thiên giới, như nhất ha tử (đại thiên chi quảng khoát, chúng sinh chi y báo, hữu lậu thiện pháp, cộng nghiệp nhi thành, quan chi như ha tử, vị vi tiểu nhĩ. Lăng Nghiêm vân: “Không sinh đại giác trung, như hải nhất âu phát, hữu lậu vi trần quốc, giai y không sở sinh. Âu diệt không bản vô, huống phục chư tam hữu”). Thị A nốc trì thủy như đồ túc du (A nốc Tống ngôn: “Vô nhiệt não”, dĩ long đắc danh. Trì, thâm quảng dã, dĩ nốc trì chi thâm quảng, tỷ trí hải như quyên trích nhĩ), thị phương tiện môn như hóa bảo tụ (hóa hiện pháp tài, tế chư bần phạp), thị Vô thượng thừa như mộng kim bạch (dẫn đạo vị ngộ, linh sinh tín nhạo), thị Phật đạo, như nhỡn tiền hoa (tùy cơ phó cảm, bản tự bất sinh), thị thiền định như Tu Di trụ (thức lãng, cảnh phong, bất năng phiêu động), thị Niết bàn như trú tịch ngụ (viên tịch chiêu trung, ly chư mộng tưởng), thị đảo chính như lục long vũ (lục long thăng giáng, bản phi chính đảo, tùy kiến vọng chấp, sinh chính đảo tưởng, nhược liễu kiến vọng, thùy vi chính đảo), thị bình đẳng như nhất chân địa (thực tế lý địa, bất thụ nhất trần), thị hưng hóa như tứ thời mộc (tạo hóa chi pháp, cổ kim thiên biến, sinh trụ dị diệt, xuân hạ thu đông. Dĩ nhân chúng sinh nghiệp duyên, toại hữu vinh khô suy thịnh chi tướng. Nhược liễu duyên khởi, bất tư nghì giải thoát pháp môn, tắc tri khởi duy pháp khởi, diệt duy pháp diệt, tu tín đạo, kiếp hỏa đỗng nhiên hào mạt tận, thanh sơn y cựu bạch vân trung).
Âm nghĩa
Ngộ vương hầu chi quý, kim ngọc chi bảo, hoàn tố chi phục, đại thiên chi quảng, A nốc chi thâm, hữu vi chư pháp tất thuộc vô thường.
Liễu phương tiện chi môn, Vô thượng chi thừa, chính giác chi hoa, thiền định chi trụ, Niết bàn chi ngụ, đảo chính chi long, bình đẳng chi địa, hưng hóa chi mộc, vô vi chư pháp, tất giai như huyễn. Nhiên hậu tức như huyễn trí, nhập phi huyễn chi môn, tức vô thường chi quan, đáo chân thường chi cảnh, sở vị thành tựu tuệ thân, bất do tha ngộ dã.
Nhiếp tụng kệ
Thế gian pháp:
Vương hầu khích trần kim ngõa lịch
Hoàn tố chi phục như tệ bạch
Đại thiên sa giới nhất ha tử
A nốc trì thủy tỷ du trích.
Xuất thế pháp:
Phương tiện chân thừa cầu Phật lược
Thiền Tu Di trụ Niết bàn ngụ
Đảo chính long vũ hưng hóa chuyển
Nhất chân bình đẳng nguyên phi độ.
VIỆT DỊCH
Chương thứ bốn mươi hai:
HIỂU RÕ CÁC PHÁP
Phật dạy: Ta coi ngôi vua quan như bụi qua khe hở (rối rít không yên, tựa có không thật), coi báu vàng ngọc như sỏi sành (chứa nhóm như núi cao, chẳng ích gì cho đạo), coi mặc nhuyễn trắng như giẻ rách (mượn để che thân, không cần tốt đẹp), coi cõi đại thiên như hạt cải (cõi đại thiên rộng rãi thành được là từ pháp thiện hữu lậu thuộc chính báo của chúng sinh, coi như hạt cải, chưa hẳn đã nhỏ. Kinh Lăng Nghiêm còn dạy: “Hư không sinh trong tâm của chúng sinh như đám bọt sinh ở biển. Các cõi nước hữu lậu như vi trần, đều dựa hư không mà sinh ra. Bọt mất hư không vẫn không sao huống chi cả ba cõi”), coi nước ao A nốc như dầu bôi chân (A nốc nhà Tống dịch là không nóng não, vì rồng mà được tên. Ao sâu và rộng vậy, đem sâu rộng của ao ấy ví với biển trí như giọt nhỏ), coi cửa phương tiện như đống báu hóa hiện (của đạo pháp hóa hiện, giúp những kẻ nghèo thiếu), coi cỗ xe Vô thượng thừa như giấc mơ vàng lụa (dẫn dắt kẻ chưa giác ngộ để họ tin ưa), coi đạo Phật như hoa trước mắt (theo cơ cảm hóa, vốn từ chỗ bất sinh), coi thiền định như cột Tu Di (gió cảnh sóng thức, không thể rung động), coi Niết bàn như giấc ngủ ban chiều (ánh soi trong viên tịch, lìa mọi thứ mộng tưởng), coi đảo chính như sáu rồng múa (sáu rồng lên xuống vốn không phải là chính đảo, cái thấy chấp liều, sinh ra tưởng là chính đảo. Nếu rõ được là sai, cái thấy sai, thì không phải chính đảo), coi bình đẳng như chốn chân thực nhất (nơi lý thực tế không chấp một hạt bụi), coi hưng duyên giáo hóa như cây bốn mùa (phép của tạo hóa xưa nay đổi dời, sinh ra, trụ lại, biến khác, tiêu diệt, xuân hạ thu đông, bởi nhân nghiệp duyên của chúng sinh, nên có tướng vinh, khô, suy, thịnh. Nếu hiểu rõ được duyên khởi là pháp môn giải thoát không thể nghĩ bàn, tất biết khởi chỉ là pháp khởi, diệt chỉ là pháp diệt. Nên cần tin đạo: lửa kiếp cháy hoài, mảy lông cháy nốt, non xanh như cũ trong mây trắng).
Âm nghĩa
Giác ngộ rằng: Vua quan cao quý, vàng ngọc quý hiếm, quần áo nhung tơ, cõi đại thiên to rộng, ao A nốc sâu thẳm là những pháp hữu vi, thuộc vô thường cả.
Rõ pháp môn là phương tiện, cỗ xe Vô thượng, bông hoa chính giác, cột trụ thiền định, giác tỉnh Niết bàn, sáu rồng đảo chính, nền đất bình đẳng, cỏ cây nhuận hóa, đạo pháp vô vi, tất cả như huyễn. Rồi sau tin trí như huyễn, vào cửa phi huyễn, từ quan niệm vô thường đến cảnh giới chân thường, thế là thành tựu chân trí tuệ, không cần do giác ngộ ở đâu đến vậy.
Kệ tóm tắt
Thế gian pháp:
Vua quan cát bụi, sỏi sành vàng
Gấm vóc sánh ngang giẻ rách tàn
Hạt cải so ba ngàn thế giới
Giọt dầu bôi gót nước sông Hằng.
Xuất thế pháp:
Phương tiện nói ra lý Phật thừa
Thiền định Niết bàn cũng chẳng mơ
Đảo chính rồng bay hưng hóa vật
Bình đẳng nhất chân vẫn lặng tờ.
NGUYÊN VĂN
離繋章
夜多尊者出城。見瞎鳥而笑。弟子問故。尊者言。往世我欲出家。其子被母所教。抱我足泣言。先殺子然後出家。我爲此子所障。不即出家。曆劫至今。以道眼觀。徧於六趣。適見瞎鳥正是此子。憫其愚迷。生死長逺。所以笑也。
扇母。尊者大迦旃延之母。欲再適他家。以尊者尚幼不遂其志。因名扇繩。謂如扇欲飛爲繩所繋。
PHIÊN ÂM
LY HỆ CHƯƠNG
Dạ Đa tôn giả xuất thành, kiến hạt ô nhi tiếu. Đệ tử vấn cố? Tôn giả ngôn: “Vãng thế ngã dục xuất gia, kỳ tử bị mẫu sở giáo, bão ngã túc khấp ngôn: Tiên sát tử nhiên hậu xuất gia. Ngã vị thử tử sở chướng, bất tức xuất gia, lịch kiếp chí kim, dĩ đạo nhỡn quan, biến ư lục thú, thích kiến hạt ô, chính thị thử tử, mẫn kỳ ngu mê, sinh tử trường viễn, sở dĩ tiếu dã”.
Phiến mẫu: Tôn giả Ca Chiên Diên chi mẫu, dục tái thích tha gia, dĩ tôn giả thượng ấu, bất toại kỳ chí, nhân danh phiến thằng, vị như phiến dục phi, vi thằng sở hệ.
VIỆT DỊCH
CHƯƠNG LY HỆ
Tôn giả Dạ Đa ra khỏi thành, thấy con quạ mù, bật cười. Đệ tử hỏi cớ gì? Tôn giả đáp: “Đời xưa tôi muốn xuất gia, có đứa con được mẹ xui, ôm chân tôi khóc: Giết con trước đã rồi hãy xuất gia, tôi bị đứa con này ngăn trở, không xuất gia ngay được, nhiều kiếp đến nay, dùng mắt đạo nhìn khắp sáu ngả, chợt thấy con quạ mù, chính đứa con ấy, thương nó ngu mê, còn mãi trong sống chết, vì thế nên cười”.
Phiến mẫu: Mẹ ngài tôn giả Ca Chiên Diên muốn đi bước nữa, vì tôn giả còn nhỏ, không thể đi được nên gọi là cái quạt có dây buộc.
NGUYÊN VĂN
總結
原夫。輪迴根本。愛欲爲區。故辭親以疏其本。出家以撤其區。四大苦空。五隂非我。故剃髮以明其本空。息意以明其非我。
三界唯心。萬法唯識。故悔過則罪從心滅。無瞋而法本來空。行慈而兼重賢。奉道而行法施。財施明福田平等。無畏乃兼利自他。會道而行。明道而見。見諦而無念無修。見性則無人無我。離名離利而離繋。了色了欲以降魔。無住而守中。淨意而真信。淨語淨身則忘機而離怖。精進安樂乃淨行以發心。見佛知道。順教海之中邊。體道直心。了法界之緣起。所謂。應觀法界性。一切唯心造。所謂。無不從此法界流。莫不還歸此法界也。
PHIÊN ÂM
TỔNG KẾT
Nguyên phù: Luân hồi căn bản, ái dục vi khu. Cố, Từ thân dĩ sơ kỳ bản, Xuất gia dĩ triệt kỳ khu. Tứ đại khổ không, ngũ ấm phi ngã, cố Thế phát dĩ minh kỳ bản không, Tức ý dĩ minh kỳ phi ngã.
Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, cố Hối quá tắc tội tòng tâm diệt, Vô sân nhi pháp bản lai không, Hành từ nhi kiêm Trọng hiền, Phụng đạo nhi hành Pháp thí, Tài thí minh phúc điền bình đẳng, Vô úy nãi kiêm lợi tự tha, Hội đạo nhi hành, Minh đạo nhi kiến. Kiến đế nhi Vô niệm vô tu, Kiến tính tắc vô nhân Vô ngã, Ly danh Ly lợi nhi Ly hệ, Liễu sắc Liễu dục dĩ Hàng ma, Vô trụ nhi thủ trung, Tịnh ý nhi chân tín, Tịnh ngữ Tịnh thân tắc Vong cơ nhi Ly phố, Tinh tiến An lạc nãi Tịnh hạnh dĩ Phát tâm. Kiến Phật Tri đạo Thuận giáo hải chi trung biên, Thể đạo Trực tâm Liễu pháp giới chi duyên khởi. Sở vị, ưng quán pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo; sở vị, vô bất tòng thử pháp giới lưu, mạc bất hoàn quy thử pháp giới dã.
Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh.
VIỆT DỊCH
TỔNG KẾT
Tổ Nguyên Uẩn
Xét ra cỗi gốc luân hồi ưa muốn là vực sâu. Cho nên Từ thân để khơi gợi gốc ấy, Xuất gia để triệt phá khu ấy. Bốn đại, khổ không, năm ấm chẳng phải ta: Cho nên Cạo tóc để rõ gốc cây ấy vốn Không. Thôi để ý rõ ràng không phải là ta.
Ba cõi duy tâm, muôn pháp chỉ từ ý thức, cho nên Hối quá thì tội trừ tâm diệt, Vô sân thì vốn là không, Làm lành kiêm Trọng bậc hiền, Phụng đạo mà làm Pháp thí, Tài thí rõ phúc điền là bình đẳng, Vô úy mà kiêm lợi tự tha, Hiểu đạo mà làm, Sáng đạo mà thấy. Thấy đúng mà Không niệm, không tu, Thấy tính mà Không ta (vô ngã), không người (vô nhân), Lìa danh, Lìa lợi mà Lìa ràng buộc, Rõ sắc, Rõ ưa muốn mà Dẹp ma, Vô trụ mà giữ trung đạo, Tịnh ý mà tin chân thật, Tịnh ngữ, Tịnh thân, thì Quên cơ mà Lìa sợ hãi, Tinh tiến An lạc thì Tịnh hạnh mà phát tâm. Thấy Phật Biết đạo Thuận giữa, bên biển giáo, Thể đạo Thẳng tâm Rõ duyên khởi pháp giới. Thế là xem đúng tính pháp giới tất cả tâm tạo ra. Thế là không gì chẳng từ pháp giới này lưu thông ra, không gì chẳng về pháp giới này vậy.
Phật dạy Kinh Bốn Mươi Hai Chương.
HẾT
Ghi chú:
+ Phiên âm: Theo bản gốc tại Tổ đình Viên Minh.
+ Việt dịch: Cư sĩ Phúc Tế ghi theo lời giảng của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tại thảo am Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Tây - 1997.
LỜI CỦA HÒA THƯỢNG
Kinh Bốn Mươi Hai Chương là nhan đề riêng của kinh này. Bởi văn kinh này chia làm 42 bài. Trong đó bao gồm tất cả giáo nghĩa của Đại, Tiểu thừa, có sự có lý.
Về sự: Đầu kinh ghi sự tích khi Đức Phật thành đạo thuyết pháp.
Về lý: 42 chương bao quát tất cả giáo nghĩa, Đại, Tiểu thừa ngay đây có thể biết được điều thiết yếu của đạo pháp.
Ba chương trước là Giáo, Hành, Quả chung cả ba thừa, lấy liễu thoát sinh tử làm gốc. Ba thừa là Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát. Ý chung cho cả ba thừa, đều bởi nhân là xuất gia, quả là liễu thoát sinh tử. Đó là nghĩa Giáo, Hành, Quả chung cho cả ba thừa.
Căn cứ vào hai nghĩa trên, thì phép thế gian hay phép xuất thế gian đều đã thu gồm vào cả không sót.
Từ chương thứ 9 đến chương thứ 38, giảng rõ thắng hạnh của Đại thừa không chung, bao quát cả lục độ vạn hạnh. Bởi nghĩa ấy tuy có đan xen giáo nghĩa Tiểu thừa, nhưng phần nhiều dạy rõ nghĩa Đại thừa, có thể nói là môn Tổng trì tất cả các pháp.
Rồi chương 3 nữa dạy chung là giáo phải tin, lý phải hiểu, hành phải tu. Chương cuối cùng tổng kết, dạy rõ dùng trí tuệ thật xét khắp tất cả các pháp.
Căn cứ như trên đã nói, thì nghĩa ba tạng 12 bộ kinh và các nghĩa cổ đức đời sau phương tiện dạy ra, đều không lìa kinh này và cũng là thứ pháp bảo đầu tiên được truyền sang Trung Quốc.
Triều nhà Đông Hán, vua Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba, vua mơ thấy người vàng hơn trượng bay đến sân nhà vua. Vua hỏi ông Phó Nghị, rồi sai bọn ông Thái Hâm đến Ấn Độ cầu kinh Phật, gặp hai ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, dùng ngựa trắng chở kinh đến đất Lạc Dương (Trung Quốc). Niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười, dựng chùa Bạch Mã, phiên dịch kinh sách. Bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương được lưu thông vào Chấn Đán (Trung Quốc) sớm nhất, lời gần ý xa, người ta không xét nên ngài Thủ Toại lại chú thích qua, vị tăng Viên Diễn làm kệ tụng thâu tóm để lên đầu từng chương, lời văn vắn tắt, nghĩa lý rõ ràng. Ví như sao Hôm, sao Mai nổi ánh sáng mặt trời đều là mở trí quang của Phật Tổ, làm gương báu cho đời sau vậy.
Bản khắc gỗ cổ ở Việt Nam ta có kèm cả Kinh Di Giáo, Quy Sơn Cảnh Sách gọi là Phật Tổ Tam Kinh để ở chùa Báo Quốc thôn Bình Vọng, lâu ngày ván bị hư hỏng, đến năm Bính Ngọ (1906), ngài Nguyên Uẩn ở chùa Viên Minh (Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Tây) viết và khắc lại cả ba kinh có kèm theo cả kệ tụng và thêm âm nghĩa dưới phần chú thích của Tổ Thủ Toại.
Nay tôi, để tỏ chút lòng tri ân, mạo muội cố gắng dịch ra tiếng Việt cả những bài tụng kệ thành thơ, để lên cuối mỗi chương. Dưới phần dịch văn kinh có dịch thêm giảng văn. Trước là khỏi phụ công sáng kiến của Cổ đức phát huy, sau là giúp cho sự thu hoạch của lớp sau được dễ hiểu.
Hẳn cũng chưa hết được phần sai sót, kính mong được các vị cao minh chỉ cho, để sau này tái bản được hoàn thiện hơn.
TÙNG LÂM PHÁP YẾU
1. Tùng lâm lấy thanh nhàn làm hưng thịnh.
2. Tu hành lấy niệm Phật là ổn đáng.
3. Tinh tiến lấy giữ giới là thứ nhất.
4. Tật bệnh lấy bớt ăn là thang thuốc.
5. Trên phiền não nhẫn nhục là Bồ đề.
6. Trái phải không biện bạch là giải thoát.
7. Giữ chúng bậc lão thành là chân tình.
8. Làm việc lấy hết lòng là có công.
9. Lời nói lấy ngắn gọn và dứt khoát.
10.Lớn nhỏ lấy từ hòa để tiến đức.
11.Học hỏi lấy cần tập là cửa vào.
12.Nhân quả lấy rõ ràng là không lỗi.
13.Già chết lấy vô thường để nhắc nhở.
14.Việc Phật lấy tinh nghiêm là thiết thật.
15.Đãi khách lấy chí thành là cúng dàng.
16. Sơn môn bậc kỳ cựu là trang nghiêm.
17. Công việc lấy dự bị là không mệt.
18. Cư xử với chúng nhún nhường là có lý.
19.Qua hiểm nguy không rối loạn là sức định.
20.Cứu giúp lấy từ bi là cội gốc.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ soạn dịch