- Khi nào họ sẽ quan tâm đến vấn đề này?
- Khi nào khách hàng sẽ gọi lại cho tôi?
- Khi nào chúng ta có đầy đủ thông tin cần thiết để sớm đưa ra quyết định?
Khi chúng ta hỏi "khi nào?", tức là chúng ta không có sự chọn lựa nào ngoài việc chờ đợi và trì hoãn mọi hành động đến một thời điểm khác. Những câu hỏi khởi đầu bằng từ "khi nào" thường dẫn đến sự trì hoãn, lãng phí thời gian.
Tôi tin rằng không ai trong chúng ta cố tình trì hoãn cuộc sống của mình, kể cả những kẻ lười biếng nhất. Chẳng ai khởi đầu một ngày bằng cách rời khỏi giường và tự nhủ: "Hôm nay tôi sẽ trì hoãn mọi việc", nhưng sự trì hoãn là một vấn đề có thật và đang âm thầm diễn ra mỗi ngày. Chúng ta thường dời lại một điều gì đó một chút, một chút nữa, rồi thêm một chút nữa, trước khi nhận ra rằng những việc bị tồn đọng quá lâu đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Sự trì hoãn không chỉ diễn ra trong cuộc sống của từng cá nhân, mà đó còn là vấn đề của nhiều tập thể, tổ chức. Khi đó, không những chúng ta làm mất đi thời gian của chính mình mà còn gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động cũng như tiến độ chung của mọi người. Khi công việc bị tồn đọng chồng chất, chúng ta bắt đầu cảm thấy quá tải và đánh mất niềm vui trong công việc. Tiếp sau đó chắc chắn là stress.
Có một câu nói mà tôi rất thích là: "Những hoạch định lâu dài mang tầm chiến lược là những công cụ tuyệt vời nhưng chúng ta cần phải hoàn tất một điều gì đó trước giờ ăn trưa!".
Vậy, vì sao chúng ta lại trì hoãn? Tôi chắc rằng chúng ta có thể viện ra vô số lý do, nhưng thành thật mà nói, tôi muốn bàn về giải pháp hơn là nguyên nhân. Và giải pháp duy nhất là: ngưng đặt ra những câu hỏi bắt đầu bằng từ "khi nào". Thay vào đó chúng ta hãy đặt những câu hỏi như:
Câu trả lời sẽ nằm ngay trong câu hỏi của bạn!