1. CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC MÀ VIỆT NAM THAM GIA LÀ THÀNH VIÊN
1.1 Tham gia với tư cách quốc gia thành viên
- Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU)
Website: www.upu.int
- Liên minh Bưu chính châu Á - Thái Bình Dương (APPU)
Website: www.appu-bureau.org
- Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)
Website: www.itu.int
- Liên minh Viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (APT)
Website: www.aptsec.org
- Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế (ITSO)
Website: www.itso.int
- Tổ chức Thông tin Vũ trụ quốc tế (INTERSPUTNIK)
Website: www.intersputnik.com
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
Website: www.asean.org
- Nhóm Công tác về viễn thông và thông tin (APEC TEL)
Website: www.apec.org
- Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM (Hội nghị Bộ trưởng ASEM về CNTT-TT)
Website: www.aseminfoboard.org
1.2 Tham gia là thành viên của các tổ chức và hiệp hội ngành nghề
- Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC)
Website: www.apnic.net
- Nhóm ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Á - Thái Bình Dương (APCERT)
Website: www.apcert.org
- Tổ chức quản lý và phân bổ tài nguyên Internet quốc tế (ICANN)
Website: www.icann.org
- Hiệp hội các trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính toàn cầu (FIRST)
Website: www. first.org
2. MỘT SỐ SỰ KIỆN QUỐC TẾ TIÊU BIỂU TỔ CHỨC TẠI VIỆT NAM NĂM 2019
3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TIÊU BIỂU NĂM 2019
3.1 Về hợp tác song phương
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thăm song phương Lào và Campuchia tháng 3/2019 nhằm thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực hợp tác về thông tin và truyền thông giữa Việt Nam và hai nước láng giềng.
Tổ chức họp nhóm công tác về thông tin và truyền thông với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Lào và thúc đẩy hợp tác song phương với các đối tác khác thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước.
Tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm quy mô tại các nước trong khu vực nhằm quảng bá sản phẩm, giải pháp doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Thu hút các tập đoàn lớn về ICT đầu tư, mở rộng sản xuất, đặt văn phòng đại diện và đầu tư R&D tại Việt Nam.
Tổ chức 07 chương trình đào tạo cho Lào, Campuchia về nghiệp vụ quản lý lĩnh vực viễn thông và ICT và 01 khóa đào tạo về an toàn thông tin cho Cuba.
3.2 Hợp tác đa phương
Việt Nam tiếp tục là một nước thành viên chủ động, tích cực và tham gia có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế chuyên ngành thông tin và truyền thông như UPU, ITU, APPU, APT, , APEC TEL, ASEAN, FIRST, APCERT, ICANN, IGF, APNIC v.v..., góp phần chuyển đổi số thành công trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của Việt Nam.
Việt Nam đang là một trong 12 thành viên Ủy ban Thể lệ vô tuyến (RRB) của ITU, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của nhiều nhóm tư vấn, nghiên cứu, nhóm công tác của ITU, Thành viên Ủy ban Điều hành mạng lưới Trung tâm đào tạo chất lượng cao của ITU Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ...
Tại Hội nghị triển lãm viễn thông thế giới tại Hungary năm 2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã đưa ra sáng kiến đổi tên Sự kiện lớn thường niên này thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số của ITU (ITU Digital World 2020) nhằm phản ánh đúng thực trạng và xu thế phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thế giới và đã được ITU chấp thuận.
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam tiếp tục chủ trì và phối hợp, dẫn dắt các Thành viên ASEAN triển khai các sáng kiến của Việt Nam. Triển khai đề án đào tạo kỹ sư CNTT hoàn toàn bằng tiếng Anh cho các nước ASEAN và Timor Leste, tổ chức thành công Hội nghị ASEAN Lần thứ 1 về 5G vào tháng 3/2019 tại Hà Nội, Chủ trì triển khai sáng kiến về Đổi mới sáng tạo số (Digital Innovation) ASEAN, Chủ trì triển khai sáng kiến thành lập Nhóm đặc trách ASEAN về xử lý tin tức giả mạo (ASEAN Taskforce on Fake News), ...
Ký MoU giữa Chính phủ Việt Nam và WEF về việc chuẩn bị thành lập Trung tâm CMCN 4.0; Ký MoU giữa MIC và WEF nghiên cứu về Thương mại số - thúc đẩy chuyển đổi thanh toán số.
3.3 Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Ngày 18/3/2019 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-BTTTT thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để thực thi hiệu quả, hiệu lực CPTPP.
FTA song phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội và đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 8/6/2020, có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Cùng với các FTA (hiệp định thương mại tự do) khác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với 6 nước đối tác: Úc, Niu Di-lân, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ đã kết thúc đàm phán vào cuối năm 2019 và được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch, theo hình thức trực tuyến vào ngày 15/11/2020 và các FTAs khác được kỳ vọng sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thông tin và truyền thông.