1. Các tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia là thành viên
1.1 Tham gia với tư cách quốc gia thành viên
- Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU)
Website: www.upu.int
- Liên minh Bưu chính châu Á - Thái Bình Dương (APPU)
Website: www.appu-bureau.org
- Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)
Website: www.itu.int
- Liên minh Viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (APT)
Website: www.apt.int
- Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế (ITSO)
Website: www.itso.int
- Tổ chức Thông tin vũ trụ Quốc tế Intersputnik
Website: www.intersputnik.com
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Website: www.asean.org
- Nhóm Công tác về viễn thông và công nghệ thông tin (APEC TEL)
Website: www.apec.org
- Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM (Hội nghị Bộ trưởng ASEM về ICT)
Website: www.aseminfoboard.org
1.2 Tham gia là thành viên của các tổ chức và hiệp hội ngành nghề
- Tổ chức quản lý và phân bổ tài nguyên Internet quốc tế (ICANN)
Website: www.icann.org.
- Diễn đàn toàn cầu về ứng cứu khẩn cấp và an ninh mạng (FIRST)
Website: www.first.org
- Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC)
Website: www.apnic.net
- Nhóm ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Á - Thái Bình Dương (APCERT)
Website: www.apcert.org
- Tổ chức hợp tác quốc tế đa phương đối với mối đe dọa trong không gian mạng (ITU- IMPACT)
Website: www.impact-alliance.org/aboutus/ITU-IMPACT.html
- Liên minh Dịch vụ và Công nghệ thông tin thế giới (WITSA)
Website: www.witsa.org
- Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO)
Website: www.asocio.org
- Liên đoàn Quốc tế về Công nghệ thông tin (IFIP)
Website: www.ifip.org
2. Một số sự kiện quốc tế tiêu biểu tổ chức tại Việt Nam năm 2020
- Triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) và các sự kiện liên quan.
- Hội nghị trực tuyến ASEAN - Trung Quốc về Kinh tế số.
- Hội thảo các nước ASEAN về giảm cước chuyển vùng di động quốc tế
- Hội thảo các nước ASEAN về tin tức giả mạo.
- Hội nghị các nước ASEAN về phát triển hệ sinh thái 5G.
- Hội thảo trực tuyến về đô thị thông minh và 5G với Nhật Bản.
- Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư doanh nghiệp ICT Nhật Bản vào Đà Nẵng.
- Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Việt Nam - Mỹ Latinh.
- Hội thảo trực tuyến "Thực tiễn triển khai sandbox - Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và trên thế giới".
- Hội thảo trực tuyến về chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách về chuyển đổi số của Vương quốc Anh.
3. Một số hoạt động hợp tác quốc tế tiêu biểu năm 2020
3.1 Về hợp tác song phương
Hợp tác song phương với các nước, nền kinh tế trên thế giới tiếp tục đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh của ngành, bao gồm bưu chính, viễn thông, công nghiệp CNTT, ứng dụng CNTT và thông tin, tuyên truyền.
Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký kết 10 văn kiện hợp tác quốc tế, trong đó 02 văn kiện thuộc thẩm quyền của Bộ, 8 văn bản hợp tác của các đơn vị trực thuộc. Trong đại dịch Covid 19, hoạt động hợp tác quốc tế không suy giảm mà được thúc đẩy bởi các nền tảng công nghệ. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức trực tuyến nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt trong các vấn đề mới như chính phủ số, kinh tế số, phát triển mạng 5G, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ phòng chống Covid 19. Thông qua hoạt động hợp tác song phương, tổ chức xúc tiến đầu tư, hơn 100 dự án nước ngoài về ICT đã đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020.
3.2 Hợp tác đa phương
Việt Nam tiếp tục là một nước thành viên chủ động, tích cực và tham gia có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế chuyên ngành thông tin và truyền thông như UPU, ITU, APPU, APT, ICANN, APEC, ASEAN, FIRST, APCERT, CAMP, ICANN, IGF, APNIC.Hội nghị và Triển lãm số Thế giới 2020 của ITU lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến dưới sự đăng cai của Việt Nam với vai trò nước chủ nhà. Đây là sáng kiến của Việt Nam, được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất tổ chức và nhận được sự ủng hộ của Tổng Thư ký ITU ông Houlin Zhao, nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi chính sách, thu hút đầu tư, và phát triển công nghệ số trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Sự kiện có sự tham gia của hơn 40 diễn giả cấp Bộ trưởng từ 40 nước và 11 diễn giả là tổng giám đốc điều hành của các hãng lớn trên thế giới, hơn 150 gian hàng bao gồm 10 gian hàng quốc gia và hơn 140 gian hàng doanh nghiệp (gian hàng trực tuyến 2D và 3D) từ 44 nước. Hệ thống nền tảng của triển lãm do Việt Nam tự nghiên cứu, xây dựng và thiết kế triển khai đã cung cấp các tính năng tiện dụng và đáp ứng được yêu cầu cho các nhà triển lãm cũng như khách thăm quan trải nghiệm.
Năm 2020, Việt Nam vinh dự đoạt được giải Ba quốc tế tại cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49. Đây là lần thứ 15 Việt Nam nhận được các giải cao do UPU trao tặng sau hơn 30 năm tham gia cuộc thi. Bức thư đoạt giải của em Phan Hoàng Phương Nhi (Lớp 7/2, trường THCS Duy Tân, TP. Huế) đã truyền đi thông điệp về bảo vệ môi trường không chỉ bằng lời nói, ý nghĩ mà phải bằng hành động. Đồng thời, thông qua bức thư, những việc làm tử tế được tôn vinh, hình ảnh con người cùng nét văn hóa đậm bản sắc Việt được quảng bá đến bạn bè thế giới.
Năm 2020 được đánh dấu một bước chuyển đổi về chất trong hợp tác ASEAN về Viễn thông và CNTT, đã thống nhất đổi tên và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng ASEAN Số lần thứ nhất với chủ đề “ASEAN – a Digitally Connected Community: ASEAN – Một cộng đồng kết nối số”. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng ASEAN Số đã thông qua Kế hoạch tổng thể số ASEAN 2025 với mục tiêu ASEAN trở thành một cộng đồng số, một khối kinh tế đi đầu được hỗ trợ bởi hệ sinh thái, công nghệ và dịch vụ chuyển đổi số an toàn. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam chủ trì đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng và được các nước thành viên ASEAN ủng hộ và triển khai thành công.
Việt Nam đang là một trong 12 thành viên Ủy ban thể lệ vô tuyến (RRB) của ITU, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của nhiều nhóm tư vấn, nghiên cứu, nhóm công tác của ITU, Thành viên Ủy ban Điều hành mạng lưới Trung tâm đào tạo chất lượng cao của ITU Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ...
3.3 Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) kèm theo Quyết định số 1525/QĐ-BTTTT ngày 08/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngành Thông tin và Truyền thông đã tham gia tích cực vào công tác kinh tế quốc tế trong đó có Hiệp định thương mại song phương giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã được ký chính thức vào ngày 29/12/2020, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với 5 nước đối tác: Úc, Niu Di-lân, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã được ký kết vào ngày 15/11/2020. Đồng thời tiếp tục tham gia quá trình hoàn thiện các thủ tục phê chuẩn trong nước để là một trong các nước tiên phong góp phần sớm đưa Hiệp định RCEP và UKVFTA vào hiệu lực, cùng các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam là thành viên góp phần mở rộng thị trường dịch vụ và đầu tư, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thông tin và truyền thông.