-Một chương từ Empower Your Thoughts (Quyển số 1 trong series Trao quyền cho thành công của bạn)
GIẢM THÓI QUEN LO LẮNG CỦA BẠN
Nếu bạn quan sát suy nghĩ của bản thân và cách mà tâm trí bạn tương tác với thế giới, bạn trở thành một hành khách trên một chuyến đi hoang dã qua một công viên giải trí. Bạn có thể là nhân chứng cho tất cả những ồn ào và hỗn loạn, đi kèm với một tâm trí ô nhiễm.
Mọi người liên tục đối phó với những suy nghĩ tập trung vào chuyện “nhận được”, “có” và “trở thành”. Chúng ta ám ảnh với với việc phải sở hữu một thứ gì đó hoặc trở thành một thứ gì đó.
Khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch, tâm trí của bạn chuyển sang trạng thái lo lắng. Lo lắng luôn làm cơ sở cho nỗi sợ hãi về tương lai. Những suy nghĩ đáng lo ngại là những suy nghĩ mà chúng ta cho phép nó kiểm soát trạng thái tâm trí của mình. Chúng ta lo lắng khi bản thân thiếu lòng tin hoặc niềm tin.
Nếu niềm tin là sự tin tưởng rằng mọi thứ sẽ suôn sẻ, thì lo lắng là sự tin rằng mọi thứ có nguy cơ đổ vỡ. Lo rằng sẽ không thành công. Lo rằng có thể thất bại. Điều này có thể xảy ra hoặc điều đó có thể xảy ra. Suy nghĩ của bạn bắt đầu đưa ra các tình huống xấu nhất về một kết quả tồi tệ dẫn đến kết cục là bạn trắng tay, tan vỡ hoặc đơn độc.
Lo lắng là một vòng lặp của nỗi sợ hãi đã tan vỡ thành từng mảnh. Đây là một cuộc đấu tranh hàng ngày với tâm trí. Bạn muốn tin tưởng vào điều gì đó lớn lao hơn bản thân mình, nhưng bạn không thể. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể chống lại vòng lặp của nỗi sợ hãi được tạo ra bởi nỗi lo? Làm thế nào để bạn ngừng lo lắng về những “khả năng xảy ra” trong tương lai và bắt đầu thực sự sống?
Bạn sẽ cần đưa mình trở lại thời điểm hiện tại. Bắt đầu bằng việc sắp xếp lại hoàn cảnh và cuộc sống của bạn trong một khuôn khổ tích cực. Bạn có đang thấy thế giới là một nơi ác mộng đáng sợ không? Bạn có sợ một ngày nào đó thức dậy và thấy mình là người vô gia cư? Bạn có nghĩ rằng mình sẽ mất việc vào tuần tới không?
Chà, mọi điều có thể xảy ra, hoặc không có điều nào trong chúng sẽ thành hiện thực cả. Mức độ hiện thực hóa những điều đó phụ thuộc và chính bạn. Hầu hết mọi thứ tồi tệ sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn trước… và nó sẽ chỉ là thế thôi. Hãy nghĩ về bản giao hưởng lớn của sự hỗn loạn liên tục diễn ra bên trong tâm trí bạn. Nhưng bạn, với tư cách là người dẫn dắt những suy nghĩ của mình, có thể lựa chọn cách thức và suy nghĩ về điều gì. Hãy tưởng tượng bạn là người làm chủ tâm trí của chính mình. Nhắc nhở bản thân về sự thật này và dành thời gian quan sát những suy nghĩ của mình.
Chúng ta luôn có những ý tưởng, tiếng nói và ý kiến, xen lẫn những suy nghĩ trái chiều dựa trên những thông tin mà chúng ta không hoàn toàn chắc chắn là đúng. Làm thế nào để bạn tách biệt điều tốt và điều xấu? Làm thế nào bạn có thể tin tưởng những gì là đúng đắn và những gì là sai lệch? Làm thế nào để bạn giữ được chánh niệm khi tâm trí bạn muốn lang thang, khám phá và tạo ra thực tại của riêng nó mà không được phép?
Chiến lược tôi sử dụng để lọc ra những suy nghĩ tích cực và gạt bỏ những suy nghĩ không cần thiết là một kỉ luật tinh thần giúp chúng ta chỉ tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Vì hầu hết các suy nghĩ của ta đều nhảy loạn xung quanh, hiện diện trong phút này và biến mất vào phút sau. Hình thức điều hòa tinh thần này còn được gọi là điều chỉnh lại cổng tư duy của bạn, nó loại bỏ những tiếng ồn ào, những suy nghĩ xâm nhiễm tâm trí bạn.
Lo lắng hướng suy nghĩ của bạn đến nỗi sợ hãi. Nếu bạn được nuôi dưỡng bởi những bậc cha mẹ sợ hãi, và phần lớn thời gian sống giữa những người sợ hãi, thì việc trở thành người hay lo lắng sợ hãi là hiển nhiên. Bằng cách này, bạn xây dựng nỗi sợ hãi của chính bản thân về tương lai và không thực hiện bất kì hành động nào chỉ vì nỗi sợ thất bại.
Ngay bây giờ, hãy lập danh sách ba lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn luôn lo lắng. Biết được tác nhân kích hoạt của bạn là gì đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Sau đó, khi bạn nghĩ về những lĩnh vực này, suy nghĩ nào sẽ xâm nhập vào tâm trí bạn? Các chủ đề thường gặp là suy nghĩ về sự thiếu thốn, đánh mất thứ gì đó có giá trị, thất bại nhanh chóng hoặc cảm thấy xấu hổ nếu kế hoạch tổng thể của bạn không thành công.
Bạn có thể có những suy nghĩ sợ hãi về tiền bạc hoặc các mối quan hệ, lo lắng mất việc hoặc bị ốm bệnh. Đây đều là những lo lắng chính đáng. Tuy nhiên, theo mặc định, lo lắng dẫn đến tê liệt tinh thần và nếu không có hành động tích cực, bạn sẽ chẳng làm được gì. Nếu cứ như vậy, thói quen lo lắng sẽ bám theo vòng quay của nó và thiết lập một vòng lặp để nắm bắt suy nghĩ của bạn. Bạn phải làm sáng tỏ vòng lặp đó và loại bỏ thói quen lo lắng này.
Bạn có thể truyền sức mạnh cho suy nghĩ của mình bằng cách truyền những thông điệp sức mạnh vào tâm trí bạn. Nó hoạt động giống như cơ thể vậy. Nếu bạn ăn đồ ăn vặt và đồ ăn rác, bạn sẽ cảm thấy mình giống như một cái thùng rác. Tâm trí cũng vậy. Những suy nghĩ lo lắng tạo ra sự lo lắng. Bạn chỉ thoát ra khỏi nó từ chính những gì bạn nuôi dưỡng nó.
Đây là cách bạn có thể loại bỏ thói quen lo lắng ngay bây giờ và giành quyền kiểm soát các yếu tố kích hoạt bản thân.
SUY NGHĨ LO LẮNG CHỈ LÀ BỊA ĐẶT
Lo lắng là tin vào những câu chuyện sai lệch mà chưa trở thành sự thật. Bạn lo lắng về việc không có tiền, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bạn sẽ luôn bị phá sản. Bạn lo lắng về sức khỏe của mình và bạn có thể bị ốm. Chà, bạn sẽ không thể khỏe mạnh mãi, bạn biết điều đó. Nhưng ngày hôm nay bạn có sức khỏe, phải không? Những suy nghĩ đáng lo ngại tạo cơ sở cho nỗi sợ hãi trong tương lai, giống như hầu hết những điều làm chúng ta căng thẳng.
Lo lắng là một dạng khác của sợ hãi. Chúng ta tạo ra hầu hết các nỗi sợ hãi của mình. Chúng xuất hiện trong tâm trí chúng ta và chiếm lấy mọi suy nghĩ thông thường. Bạn đang lo lắng về điều gì ngay bây giờ? Nó là một cái gì đó sẽ xảy ra ngay bây giờ hoặc sẽ xảy ra sau này?
Khi bạn có thói quen lo lắng, bạn củng cố những câu chuyện sai lệch có thể sẽ không bao giờ xảy ra.
Từ bây giờ, hãy nuôi dưỡng tâm trí của bạn bằng những điều tốt đẹp. Hãy thử những khẳng định sau:
• “Tôi không lo lắng về ngày mai bởi vì ngày hôm nay là hoàn hảo. Tại đây và ngay lúc này là những gì tôi có.”
• “Tôi luôn lo lắng mất việc, nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi. Tôi là một nhân viên tốt và công ty tôi làm việc coi trọng người lao động. Tại sao tôi nghĩ nó có thể xảy ra bây giờ?”, v.v.
Hãy phá bỏ những suy nghĩ lo lắng của bạn và vạch trần những con quỷ này, bởi chúng là những điều bịa đặt sai sự thật hiếm khi xảy ra. Lo lắng cũng chỉ là một thói quen, và bạn có thể phá vỡ bất kì thói quen nào nếu muốn. Bạn cũng có thể biến niềm tin đáng lo ngại của mình thành hiện thực. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ tan vỡ, mất sức khỏe hoặc li hôn, thì bằng cách mang theo nỗi lo lắng này, bạn có thể biến nó thành sự thật.
Hãy nhớ rằng: Suy nghĩ có sức mạnh và có thể hướng đến bạn điều xấu cũng như điều tốt. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sắp mất việc, bạn có thể xuất hiện tại nơi làm việc như một người không xứng đáng có mặt ở đó.
Bạn có nghĩ rằng vợ/chồng của bạn sẽ li hôn với bạn? Sự lo lắng này có thể khiến bạn trở nên hoang tưởng. Ngay sau đó, bạn bắt đầu theo dõi anh ấy hoặc cô ấy cho đến khi họ bắt gặp bạn đang đặt thiết bị GPS bên dưới xe. Vì vậy, trong khi suy nghĩ lo lắng chỉ có trong tưởng tượng, bạn có thể thể hiện những cơn ác mộng tồi tệ nhất bằng cách giữ lấy những suy nghĩ đáng lo ngại này.
SUY NGHĨ TIÊU CỰC: BIẾN SỢ HÃI THÀNH ĐỘNG LỰC
Suy nghĩ tích cực chỉ hoạt động nếu bạn thực sự tin vào thông điệp mà bạn đang gửi đến não của mình.
Có một vài điều tôi muốn nói về suy nghĩ tiêu cực. Chúng ta có xu hướng coi suy nghĩ tiêu cực là một điều gì đó tồi tệ mà bạn nên xấu hổ. Tôi thừa nhận rằng suy nghĩ tích cực và hành động theo hướng tích cực sẽ tốt hơn nhiều so với làm mọi thứ theo cách tiêu cực. Nhưng, tôi cho rằng năng lượng tiêu cực cũng quan trọng như năng lượng tích cực vậy.
Sao có thể được?
Đôi khi bạn phải đi bộ qua một dặm bùn nhầy nhụa trước khi đến được bãi cỏ xanh ở đầu bên kia. Nói cách khác, tiêu cực và trải qua những đau khổ đi kèm với nó có thể là động lực tuyệt vời tạo ra quyết định mang tính thay đổi.
Suy nghĩ tiêu cực – hoặc, “sống một cuộc đời tiêu cực”, giống như cách tôi thường thích gọi nó – là dấu hiệu có thứ gì đó không đúng với cuộc sống của bạn. Tin tưởng nó hay không, vài người thường tận hưởng sự chú tâm vào các suy nghĩ tiêu cực.
Nếu bạn có NMA (thái độ tinh thần tiêu cực) và bạn không hài lòng với điều này, thì việc quyết định chuyển sang một khung tâm trí tích cực đòi hỏi bạn phải có hành động có chủ đích để lấy đà phát triển.
Một số câu chuyện thành công nhất trên thế giới đến từ những người từng trải qua địa ngục và quyết định thay đổi cuộc sống của họ. Bạn cũng có thể nhìn những người có mọi thứ như ý, nhưng họ lại không hài lòng, và điều đó thể hiện qua thái độ của họ.
Tôi thực sự tin rằng, sống một lối sống tích cực không phụ thuộc vào việc bạn sở hữu bao nhiêu hay mức độ thành công của bạn ra sao. Nó phụ thuộc vào thái độ của bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Nếu tất cả chỉ là tiền và sự nổi tiếng, thì phải chăng sẽ không có bất kì sự khốn khổ nào xảy ra với những người dường như có tất cả mọi thứ?
SUY NGHĨ VÀ HOÀN CẢNH: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT NHỮNG THỨ BẠN MUỐN
Nếu bạn không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại, bất kể là công việc, các mối quan hệ hay trạng thái tâm trí hiện tại, chỉ có một cách để thay đổi nó: Hãy suy nghĩ khác đi. Tôi biết điều này nghe có vẻ như một lời khuyên hiển nhiên, nhưng nó có lí của nó.
Bạn có biết chuyện gì đến khi bạn nghĩ khác đi không? Mọi thứ bên ngoài bắt đầu thay đổi. Cơ hội của bạn chỉ có thể thay đổi nếu bạn thay đổi. Đấy là cái lí của nó.
Thế giới bên ngoài của bạn sẽ luôn phản ánh thế giới bên trong bạn. Thành công hay thất bại của bạn đều dựa trên sự thành công và thất bại đang diễn ra bên trong. Thành công trong việc lập trình suy nghĩ của bạn để có những trải nghiệm tích cực, và đấy sẽ là cách thành công diễn ra.
Mọi người đã biết cách thay đổi cuộc sống của họ bằng một sự thay đổi trong thái độ. Bạn có thể tưởng tượng mình sẽ ở đâu nếu bạn tập trung mọi thứ bạn có để suy nghĩ với một thái độ tích cực? Điều này không có nghĩa là chỉ cần suy nghĩ là sẽ thay đổi, nhưng nếu không có nó, chúng ta không thể tiếp tục với những hành động tích cực.
Chính xác thì những hành động tích cực là gì? Chẳng hạn như, giúp đỡ mọi người, làm việc hướng tới những mục tiêu giúp bạn không gặp khó khăn, sắp xếp hợp lí các nỗ lực của bạn để làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn cho bản thân và cho những người xung quanh.
Hoàn cảnh của cuộc sống này không kiểm soát bạn. Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lựa chọn hoàn cảnh của mình, nhưng chúng ta có thể quyết định cách mình nhìn nhận chúng. Cuộc sống không diễn ra theo kế hoạch và không phải lúc nào cũng vui vẻ, bất kể bạn là ai hay suy nghĩ của bạn tích cực đến mức nào. Nhưng bạn có thể rèn luyện cho mình cách tốt nhất để ứng biến với nó.
Bạn có thể tải về Empower Your Thoughts tại đây:
Empower Your Thoughts: Control Worry and Anxiety, Develop a Positive Mental Attitude, and Master Your Mindset
EY T Paperback
EY T Audiobook