Tác giả: Andrea Hirata
Người dịch: Dạ Thảo
Chiến binh cầu vồng là tác phẩm nổi bật của văn học Indonesia, xoay quanh những câu chuyện xảy ra ở một ngôi trường tiểu học dành cho học sinh nghèo ở đảo Belitong.
Belitong thuộc quần đảo Sumatra, là nơi chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Mã Lai cổ xưa. Khi người Hà Lan xâm lược vùng đất, họ khám phá ra trữ lượng thiếc khổng lồ bên dưới hòn đảo. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đó được khai thác bởi công ty nhà nước PN Timah. Nhân viên của PN sống biệt lập tại Điền Trang, và hầu như không có một người bản địa Belitong-Mã Lai nào trong số đó. Con cái của các nhân viên này học tại trường PN giàu có, tách biệt hẳn với thế giới của những người nghèo trên đảo. Các công nhân làm cho PN thường được gọi là cu-li, sống nghèo khổ trên mảnh đất giàu khoáng sản của mình.
Trên đảo có một trường tiểu học tồi tàn tên Muhammadiyah, là nơi những người nghèo túng ở Belitong cho con tới học. Một phần là vì nơi đây không bắt buộc đóng học phí, phần khác vì không trường nào chịu nhận những đứa trẻ con nhà nghèo này.
Năm học mới lại đến, trường Muhammadiyah nhận được chỉ thị rằng nếu không đủ 10 học sinh mới nhập học, ngôi trường sẽ bị đóng cửa. Thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus vẫn luôn cố gắng duy trì hoạt động của trường, để các học sinh nghèo tiếp tục được đi học. Sau những giờ phút hồi hộp chờ đời, trường đã nhận đủ 10 học sinh mới, gồm:
Ngôi trường nhỏ bé nghèo nàn đó được dẫn dắt bởi:
Trong những năm tháng tiểu học đáng nhớ, 10 người bạn và thầy cô đã cùng trải qua biết bao vui buồn. Những chuyện đáng nhớ nhất có thể kể đến là việc:
Tất cả những học sinh là anh em với nhau, họ tự gọi mình là những Chiến Binh Cầu Vồng, cùng học, cùng chơi đùa, cùng tỏa sáng.
Trong thời gian học, mọi người tiễn đưa thầy hiệu trưởng Harfan khi thầy qua đời trong phòng làm việc cạnh trường. Một thời gian sau, khủng hoảng kinh tế xảy ra, giá thiếc xuống thấp khiến Công ty PN tan rã và nhân viên của PN ở Belitong lao đao. Trường Muhammadiyah bị giật sập trong một cơn gió mạnh.
12 năm sau, vài người bạn năm xưa vẫn còn giữ liên lạc, nhưng cuộc sống mỗi người đã thay đổi rất nhiều.
Ikal làm công việc phân loại thư nhàm chán với tương lai nghèo túng. Tuy nhiên, sự ham học của đứa cháu gái khiến anh hạ quyết tâm vừa làm vừa tiếp tục học hành. Ikal tốt nghiệp đại học và nhận học bổng thạc sĩ ở châu Âu. Trapani đẹp trai giờ phải sống trong bệnh viện tâm thần; Harun vẫn ngơ ngác như ngày nào, thường vào viện tâm thần thăm Trapani; Cậu bé Phúc Kiến A Kiong cưới bạn học Sahara làm vợ. Hai vợ chồng làm chủ cửa hàng và thuê Samson làm khuân vác. Lintang gây tiếc nuối nhiều nhất khi trở thành một người lái xe khắc khổ, chưa vợ và thiếu ăn. Mahar vẫn như trước đây, tin rằng tương lai do Thượng đế quyết định và thành tâm chờ đợi số phận của mình. Syahdan trở thành một diễn viên hạng bèo bọt ở Jakarta. Lớp trưởng Kucai trở thành dân biểu, còn chiến binh cầu vồng sau cùng Flo thì lấy chồng là một người làm trong ngân hàng. Cô Mus nghỉ dạy một thời gian để may vá khi trường bị sập, sau đó cô trở thành giáo viên tại một trường tiểu học nhà nước.
Câu chuyện về những Chiến binh cầu vồng giúp chúng ta nhận ra rằng con người trong hiện tại đã được hình thành từ thời tiểu học. Giáo dục và trường học nên mang đến cho học sinh tuổi thơ đẹp nhất, tâm hồn phong phú nhất, những tình bạn đẹp nhất, những ước mơ và tinh thần cho đi ngay cả trong nghèo túng.