Mở cửa tương lai thuộc về dòng sách kỹ năng nhưng nội dung sách không hàn lâm, không chứa đựng nhiều lý thuyết, mà trên hết là những chia sẻ, đúc kết từ chính kinh nghiệm làm việc của bản thân tác giả Nguyễn Phi Vân tại môi trường làm việc trong nước cũng như quốc tế. Đây không là cuốn sách dành riêng cho Gen Z nữa, mà sẽ chính xác hơn là dành cho mọi người, đặc biệt là Gen Y – những người đã tốt nghiệp, đã đi làm được vài năm và còn lưng chừng trong định vị bản thân trong chốn công sở, hoặc hoài nghi năng lực.
Mở cửa tương lai chính là bắt đầu từ mở chính bản thân bạn, cụ thể là thông qua thái độ, trách nhiệm, nhận thức và đổi mới trong công việc như thế nào. Giống như một bức tường nội dung trên facebook được cập nhật liên tục, hằng ngày, hằng giờ như: sự chững lại của thế giới khi Covid gõ cửa, về những ngành nghề bị ảnh hưởng khi có sự xuất hiện của AI, về cuộc sống văn phòng hằng ngày drama, toxic…
Cuốn sách có kết cấu theo 4 phần lớn:
I. Get ready: Bạn đã có những chuẩn bị trong sự thay đổi không ngừng của thế giới này chưa? Bạn nghĩ bản thân đã trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để vượt qua giai đoạn khó khăn này mà vẫn trụ được trong công việc?
Thế kỷ lạ, thế giới thời này quên định nghĩa chữ “quen". Mỗi ngày mới là một hành trình mới. Mỗi tuần mới là một ngã rẽ mới. Có những quyết định hôm qua đúng hôm nay đã trở nên vô lý. Có những giải pháp hôm qua hay ngỡ ngàng, hôm nay phải len lén giấu tên. Chấp nhận. Xoay chuyển. Kiến tạo. Và vòng quay tính bằng phút bằng giây.
Chúng ta bị kẹt vào những cách làm cũ, tư duy cũ, thói quen cũ, không dễ dàng chấp nhận sự thật mới, không quen làm bạn với rủi ro.
Khả năng tái tạo bản thân mỗi ngày một cách nghiêm túc là vũ khí duy nhất để dò đường.
Thoát khỏi vùng an toàn: Thời gian của chúng ta, không ai cho thêm được, không ai xài giùm được, cũng chẳng ai cướp đi nếu ta không cho phép.
1. Chờ thời điểm hoàn hảo: sẽ chẳng có khi nào là hoàn hảo để bắt đầu một dự án mới, viết một quyển sách, dành thời gian cho gia đình, hay thay đổi một thói quen xấu… Thời gian khởi đầu là hiện tại
2. Chờ người khác chọn mình
3. Sống nhờ vào giấc mơ của người khác: nếu bạn chưa có một giấc mơ của riêng mình, hãy dành thời gian cho bản thân để nghĩ về điều đó.
4. Thất bại vì chưa thử lần nào: Thất bại không đại diện cho giá trị con người của bạn.
Vượt qua nỗi sợ hãi và thoát ly khỏi vùng an toàn:
1. Hãy thành thật với chính mình
2. Lên kế hoạch thực hành
3. Bước đi ngàn dặm
Có những người, không cần nói gì, không cần làm gì, bản thân họ đã là ngọn đuốc. Họ đầy nhiệt huyết, thừa đam mê, luôn hào hứng, nghĩ ra một vạn ý tưởng mỗi giây, luôn tìm giải pháp cho mọi vấn đề, luôn nhìn thấy những điều có thể Luôn tích cực. Không gì có thể ngăn họ lại.
Những căn bệnh cản trở sự phát triển, là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân:
1. Bệnh im: Sếp giao việc xong làm xong hay không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im …
2. Bệnh đổ thừa
3. Bệnh kể lể
4. Bệnh nhiều chuyện và politics
5. Bệnh Ego
6. Bệnh emo
7. Bệnh hoang tưởng
Tư duy của người thành đạt. Khi nghiên cứu những nhân vật thành công nhất trên thế giới từ nhiều lĩnh vực, người ta thấy có 3 điểm rất chung: Họ dành thời gian tìm hiểu bản thân, dành thời gian phát triển bản thân và dành thời gian chia sẻ giá trị và triết lý sống của chính mình.
Sức mạnh của việc viết ra mục tiêu: Nghiên cứu khoa học chứng minh khi người ta viết ra mục tiêu, khả năng đạt được mục tiêu tăng lên 42%. Não bộ con người được chia làm hai phần, bán cầu não trái và bán cầu não phải kết nối với nhau bằng những sợi neuron. Những sợi dây này kết nối bán cầu não trái của Logic, phân tích, tỉ mỉ với bán cầu não phải của sáng tạo, sâu sắc, cảm tính. Các tín hiệu để sinh ra từ kết nối này di chuyển quanh não và lên xuống theo đường cột sống. Trong khi di chuyển các tín hiệu này giao tiếp với các cơ, tế bào và xương trong cơ thể ta với tầng vô thức trong ta để biến suy nghĩ thành hiện thực.
Hôm nay tôi sẽ làm gì để phát triển bản thân?
II. Get set: Đã chuẩn bị thì cũng có hành trình bắt đầu đúng không nào? Những kỹ năng nào mà người trẻ Việt còn thiếu, chưa tốt, tưởng chừng như đơn giản nhưng sau khi được liệt kê ra thì mình lại thấy những thiếu sót của bản thân.
Kỹ năng cơ bản đòi hỏi người đi làm như kỹ năng tổ chức, quản trị quỹ thời gian, quản lý dự án, dự toán và ngân sách, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp… trường lớp hoặc không dạy, giáo trình không cập nhật, hoặc có dạy nhưng sơ sài thiếu thực tế. Mà không có những kiến thức, kỹ năng nền tảng này thì sao mà làm cho ra trò ra trống?
Rèn luyện tính chủ động: Mỗi khi được giao và bắt đầu một công việc mới cần kiên quyết thực hiện ba điều sau:
1. Thái độ khi được giao việc - Tôi là chủ sở hữu công việc này. Mọi trách nhiệm thành bại trong công việc này tôi là người chịu trách nhiệm. Nếu việc không xong là trách nhiệm của tôi, và tôi sẽ hoàn toàn không đổ lỗi cho ai khác
2. Trước khi thực hiện công việc - Nghiêm túc ngồi xuống suy nghĩ Why - How - What.
3. Trong suốt thời gian lên kế hoạch và thực hiện - Liên tục chủ động báo cáo xin ý kiến, hướng dẫn, đồng ý giải pháp cho các vấn đề gặp phải. Chia sẻ thông tin và tương tác với sếp là một cách giúp họ hiểu rõ và an tâm là công việc đang đúng tiến độ và hỗ trợ, cho ý kiến đóng góp tốt hơn cho công việc bạn đang thực hiện. Nhắc nhở deadline nếu cần.
Phản biện là làm gì?
HOTS - High Order Thinking Skills: Suy nghĩ về cách bản thân tư duy nhận thức về nhận thức của mình.
Roadmap to critical thinking
Kỹ năng sinh tồn trong thời đại mới
Kỹ năng quản trị nguồn lực
Khả năng thích ứng
1. Sẵn sàng thử nghiệm cái mới
2. Không hề sợ thất bại
3. Biết cách huy động nguồn lực
4. Luôn nhìn về mục tiêu lớn
5. Tích cực
6. Ham học hỏi
7. Sống trong hiện tại
III. Go: Sẵn sàng, khởi động rồi thì chiến thôi. Khi đã bước chân vào doanh nghiệp thì làm việc thôi chưa đủ.
Mô tả công việc của những ngày tháng bình thường, từ khi Covid tràn vào, đã không còn hiệu lực. Mỗi chúng ta dù làm chủ hay làm công ,đều phải tự hiểu rằng trách nhiệm chẳng thể tính bằng vài ba dấu gạch đầu dòng như trước. Trách nhiệm bây giờ là mở lòng ra cùng quan tâm suy nghĩ, cho sự tồn tại của một vật thể, cho sự vững bền của cả tổ chức. Tổ chức còn, ta còn. Tổ chức không còn, ta tính toán được gì chị bớt một thêm hai?
Ai đi làm, vào một lúc nào đó trong đời, cũng phải đứng lên trình bày, diễn thuyết. Có điều, tôi thấy tại Việt Nam, rất nhiều người đăng đàn trình bày nhưng không tôn trọng khán giả. Khi bạn bắt đầu học cách tôn trọng khán giả, bạn bắt đầu biết tôn trọng bản thân.
Cho nên, trước khi đứng lên trước một đám đông thao thao bất tuyệt, hãy hỏi chính mình, hôm nay, bạn sẽ mang lại giá trị gì cho những người ngồi đó nghe bạn nói.
Bạn đã chịu trách nhiệm với chính mình?
Mỗi người sinh ra trên đời đều mang một trách nhiệm to lớn nhất phải hoàn thành. Đó là trách nhiệm với bản thân. Nếu bản thân còn chao đảo, chưa tìm được mục đích sống, chưa hiểu vì sao mình tồn tại, còn trượt dài trên những con dốc cảm xúc bất định, không điểm dừng, thì chỉ riêng việc take care - lo cho bản thân lo cho tinh thần của mình ổn định thôi đã là quá sức, làm chưa tới, chưa xong. Ở thời đoạn đó, khi bản thân chưa ổn, làm sao ta giúp đỡ hay hỗ trợ tinh thần gì cho ai đó khác. Mỗi người sinh ra trên đời đều mang trách nhiệm to lớn nhất là trách nhiệm với bản thân. Bạn cũng vậy. Họ cũng vậy.
Không ai chữa được cho ai. Chỉ có cá nhân đó tự ngộ ra và tự thân vận động, cố gắng hết sức để thay đổi bản thân mình. Không ai phải chịu trách nhiệm cho ai. Chỉ có bạn, không ai khác chịu trách nhiệm cho sức khỏe tinh thần của bản thân.
IV. Stay: Ở phần cuối này chính là vẫn là hiểu trái tim của chúng ta, dù có gắng gượng đến đâu, bạn vẫn cần hiểu điều đó có khiến bản thân hạnh phúc hay không?
Con người chúng ta, sinh ra đương nhiên là ích kỷ. Ai cũng muốn được để ý nhất, được quý mến thương yêu nhất, được lo lắng cất nhất, dành cho nhiều quyền lợi nhất… Và ta tìm mọi cách, để quơ quào mấy thứ nhất đó về mình. Khi mơ hồ đánh hơi mùi đe dọa, mối nguy cơ bị ảnh hưởng, bị chiếm đoạt vị thế độc tôn, ta quên ăn mất ngủ.
Hạnh phúc là sự lựa chọn. Hạnh phúc là sự cố gắng
Thói quen làm nên hạnh phúc:
1. Nghe lại những bài nhạc gắn liền với một khoảng thời gian rất vui và hạnh phúc nào đó của bạn trong quá khứ
2. Cười
3. Đeo kính đen
4. Suy nghĩ về mục tiêu làm thay đổi thế giới quan của bạn
5. Ngủ đủ
Hành động vì bản thân: Ta thay đổi vì bản thân muốn đánh đổi một thứ gì đó khác. Đó có thể là tình yêu, là danh vọng, vật chất, sự trân trọng là sự ngạo nghễ của chiến thắng hay đơn thuần là giấc mơ được công nhận theo một mục tiêu chuẩn khác.
Đừng thay đổi vì ai hay để đánh đổi một thứ gì khác cả. Như chính những lời chia sẻ từ cuốn sách Mở cửa tương lai, thay đổi là khi ta nhận ra bản thân cần lớn lên, vỡ ra, tìm thấy hành trình hoa hướng dương vươn về phía mặt trời. Hãy thay đổi vì chính bản thân mình, vì bạn muốn, vì bạn hiểu có một cuộc đời khác đánh dấu và nhiều ý nghĩa hơn như thế.