Chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp là việc làm vô cùng cần thiết. Ngôi nhà của bạn có vững chắc hay không là do bạn xây móng có chắc hay không. Tương lai của bạn, tuổi già của bạn có hạnh phúc hay không là khi còn trẻ bạn có xây dựng được nền tảng tốt hay không. Bạn nhớ điều này để vun trồng tốt cho cây tài chính của mình trong tương lai.
Thịnh vượng tài chính tuổi 30 sẽ chỉ ra cho bạn đâu là phương thức chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Bất kể ai cũng cần đến những phương thức này bởi ai cũng có tuổi già và cần chuẩn bị cho tuổi già của mình.
Chương 1: Cuộc du hành 30 năm sau
30 năm sau, chuyện gì sẽ xảy ra?
Lấy bối cảnh là câu chuyện của anh Kim Min Seok (35 tuổi) khi vợ anh sắp sinh đứa con thứ hai. Dù là trưởng phòng của một công ty tầm cỡ như anh thì cuộc sống của anh có vẻ rất ổn. Tuy hai vợ chồng đều đi làm kiếm tiền nhưng sau khi sinh đứa con đầu tiên, cuộc sống đối với vợ chồng anh đã khá chật vật.
Tưởng chừng như sống không cần lo nghĩ đến tiền bạc nhưng vào ngày lĩnh lương hàng tháng, sau khi nộp tiền thuế, tiền trách nhiệm công dân… thì số tiền thực lĩnh của anh sẽ được chuyển vào sổ tiết kiệm. Tiếp đến, là phải đóng tiền thẻ, tiền trả lãi khoản vay ngân hàng… Như thế, tiền lương của anh cứ bị chia năm sẻ bảy với đủ các khoản chi tiêu. Anh thường xuyên nghi ngờ tự hỏi: “Không hiểu khoản tiền lớn biến đi đâu mất rồi?
Hình ảnh của tôi sau 35 năm nữa
Trong một dịp vô tình cậu em họ đã hỏi anh: “Anh đã chuẩn bị cho tuổi già và lập kế hoạch sau khi về hưu chưa?”. Câu hỏi là cột mốc để anh có một chuyến du hành đến bản thân của 35 năm sau khi anh 70 tuổi, vợ anh thì 65. Bất ngờ thay giờ đây họ phải sống trong viện dưỡng lão và… vẫn phải làm việc.
Hơn một nửa nam giới trên 65 tuổi vẫn làm việc ngay cả khi về già
Về già, tiền là đạo hiếu
Kim Min Seok nhìn hình ảnh đầm ấm và vui vẻ của gia đình, con cái của Jang Un Woo đang hướng về ngôi nhà của họ, anh cảm thấy cay đắng khi nghĩ lại về sức mạnh của thời gian và sức mạnh của đồng tiền.
“Đúng là về già, có tiền thì con cái sẽ hiếu đạo thế đấy.”
Những thứ cần nhất khi về già
“Khi về già, một trong những vấn đề lớn nhất là sức khỏe và chi phí y tế”. “Liệu mình bây giờ có phải là con ve sầu vừa cười đểu con kiến chăm chỉ kiếm ăn cho mùa thu trong ngày mùa hè nóng nực, vừa ngồi gảy đàn trên cành cây không?”.
Khi về già, có mấy thứ mà chúng ta cần, trong đó, thứ quan trọng nhất là người bạn đời… Trước khi có tuổi, còn đi làm việc thì còn có bạn bè đồng nghiệp, nhưng khi về già thì vợ là nhất.”
Tòa tháp bạc lấp lánh
Cuộc gặp gỡ với Tiên ông: 1 - Khi 30 tuổi
“Khi anh 35 tuổi, anh chỉ biết lo lắng cho tương lai, nhưng lại không chuẩn bị cho tương lai đó. Nếu con biết chuẩn bị cho tuổi già của mình, thì chắc chắn vận mệnh của con đã có thể thay đổi”.
Cuộc gặp gỡ với Tiên ông: 2 - Khi 40 tuổi
Bắt đầu từ tuổi 40, thu nhập của anh tăng lên. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc các khoản chi do đó mà nhiều hơn. Vì thông thường, tiền học cho con từ khi bắt đầu vào trường cấp hai, cấp ba cho đến khi tốt nghiệp đại học, tiền ăn ở… đã chiếm một số tiền không nhỏ, nên khoản chi từ năm 45 tuổi trở đi còn nhiều hơn cả thu nhập có được.
Mua nhà ở tuổi 30, 40 thì chúng ta cũng cần phải xem xét thận trọng, nên mua nhà với mục đích ở hơn là mục đích đầu tư. Hơn nữa, phải căn cứ vào gánh nặng kinh tế của bản thân
Thời gian đầu sau khi kết hôn sẽ phát sinh chi phí mua nhà để sống cùng gia đình. Về sau tiền học sẽ liên tục phát sinh cho đến khi con trai út có thể sống độc lập tức là 26 tuổi. Sau đó, là tiền lo đám cưới cho con cái. Có nghĩa là, khi đã 65 tuổi thì sẽ vẫn phát sinh các khoản lớn như: tiền mua nhà, tiền học cho con, tiền kết hôn của con cái… Đương nhiên, còn có chi phí để mở rộng nhà”.
Tiền đầu tư có mục đích ngoài các hạng mục trên, còn phải kể đến như: tiền về già, tiền dành cho các trường hợp khẩn cấp… Bận rộn với cuộc sống nhưng chúng ta vẫn có thể thiết kế cuộc đời mình một cách hợp lý nếu chúng ta biết được khoản tiền đầu tư có mục đích mà ta cần là bao nhiêu.
Thiết kế cuộc đời của người bạn Jang Un Woo
Trước khi bước sang một nửa bên kia cuộc đời
Bước vào độ tuổi 50 năm trong danh sách nghỉ hưu non, Min Seok mới nhận thấy những vấn đề của tài chính cá nhân. Dù vậy, vì thiếu cách quản lý bản thân và công việc từ những năm mới 30, 40 tuổi như lên kế hoạch và bổ sung các kiến thức chuyên môn hay tiếng Anh nên anh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.
Xin hãy cho tôi trở về lúc 35 tuổi
Chương 2 Liệu tôi có thực sự hạnh phúc khi về già?
Khi nào bạn cần phải chuẩn bị cho tuổi già của mình?
Để có một cuộc sống ổn định cho 2 vợ chồng ở những năm tuổi già thì anh cần chuẩn bị tài chính trong vòng 25 năm tới để sống cho 30 năm sau
Liệu tôi phải chuẩn bị bao nhiêu cho tuổi già của mình?
Những chi phí dành cho tuổi già sẽ bao gồm:
- Phí sinh hoạt của hai vợ chồng
- Tiền tiêu vặt của mỗi người, về già thì cũng không làm gì rồi nhưng nếu không làm gì khác thì cuộc sống chẳng có gì thú vị
- Tiền bảo dưỡng xe
- Tiền xăng, tiền bảo hiểm
- Đi du lịch, rồi còn khám sức khỏe định kỳ ở bệnh viện …
Để bảo đảm cho cuộc sống về già cần có ba yếu tố: tiền trợ cấp hưu trí quốc gia, khoản trợ cấp tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền tiết kiệm của cá nhân. Tiền trợ cấp hưu trí quốc gia có tính chất bảo đảm xã hội với mục đích đảm bảo sinh kế tối thiểu của tuổi già, tiền trợ cấp thất nghiệp của doanh nghiệp cần để đảm bảo đời sống tuổi già cơ bản, còn tiền tiết kiệm cá nhân là thứ cần thiết để đảm bảo một cuộc sống an nhàn, dư dả khi về già.
Nếu muốn vào trung tâm Tòa tháp bạc lấp lánh thì cần phải có bao nhiêu tiền?
Hãy kiểm tra các khoản tiền tiết kiệm có mục đích
Năm giai đoạn của tuổi già:
Với những người làm công ăn lương thì phương pháp tăng thu nhập hàng tháng là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều này thì nỗ lực làm việc chăm chỉ, thành thật trong công ty thôi vẫn chưa đủ, mà cần phải cố gắng trong việc phát triển năng lực của bản thân.
Tài sản hiện tại tôi có là bao nhiêu?
Hãy cố gắng cắt giảm chi tiêu
Hãy lập sổ chi tiêu
Sử dụng sổ chi tiêu thì hàng tháng bạn có thể dễ dàng phát hiện được sự thay đổi trong thu (tiền lương) và chi, nhờ đó có thể chi tiêu hợp lý hơn, tránh trường hợp dùng thẻ tín dụng bừa bãi, và hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm.
Chi tiêu có hai loại. Đó là khoản chi tiêu cần thiết, nhất định phải dùng đến, thứ hai là khoản chi tiêu lựa chọn có thể không dùng cũng được. Phần chi tiêu mà chúng ta có thể tiết kiệm được đó chính là khoản chi lựa chọn.
Trước đây, anh còn suy nghĩ rằng việc bố mẹ giáo dục con cái, con cái phụng dưỡng bố mẹ khi về già là điều đương nhiên, nhưng giờ đây anh nghĩ rằng sau này con cái sẽ sống theo cách của chúng, bố mẹ cũng vậy. Sau khi kết hôn con cái lại có một gia đình mới. Lúc này, con cái và bố mẹ xét về cả khía cạnh tài chính lẫn tinh thần, đều sống ở hai thế hệ tách biệt nhau.
Hãy thử nâng cao thu nhập:
Chương 4 Lập kế hoạch hành động theo từng độ tuổi
Quyết tâm hành động!
Kế hoạch cho tuổi già
Kế hoạch dự phòng cho tuổi già khi bạn 20 tuổi
Kế hoạch dự phòng cho tuổi già khi bạn 30 tuổi
Kế hoạch dự phòng cho tuổi già khi bạn 40 tuổi
Kế hoạch dự phòng cho tuổi già khi bạn 50 tuổi