TÍNH VỊ
Mơ xanh (mơ chưa chín): vị chua, tính bình.
Mơ trắng (mơ được ngâm qua muối): vị chua, chát, mặn, tính bình.
Ô mai (mơ được sấy khô): vị chua, tính bình.
Lá mơ: vị chua, tính bình.
Hoa mơ: vị đắng, hơi ngọt, hơi chua, mát.
Hạt mơ: vị chua, tính bình.
Cành mơ: vị hơi đắng, tính bình.
Phần để ăn: quả.
Phần dùng làm thuốc: nhụy hoa, hạt, cành, lá.
CÔNG DỤNG
Mơ xanh: trị ho, sinh tân dịch (tiết nước bọt), làm sạch ruột, trị tiêu chảy.
Hạt mơ: làm thức uống giải khát mùa hè, giúp sáng mắt.
Mơ trắng: trị ho, sinh tân dịch, làm sạch ruột, trị tiêu chảy, tắt tiếng, lở loét, giúp cầm máu.
Cuống mơ: trị khí hư (biểu hiện: ra mồ hôi trộm, hơi thở yếu, da mặt xanh xao, tay chân uể oải).
Ô mai: giúp bổ phổi, trị ho, làm sạch ruột, trị tiêu chảy, cầm máu, sinh tân dịch, trị giun đũa.
Lá mơ: trị tiêu chảy, cầm máu, giải độc.
Rễ mơ: khứ phong hoạt huyết, khai tỳ kiện vị, trị đầy hơi khó tiêu, điều hòa khí huyết.
Nhụy hoa: tốt cho gan và dạ dày, tiêu đờm, làm sảng khoái tinh thần, sáng mắt, an thần, trị mụn rộp.
Hoa mơ: tốt cho gan, giúp sảng khoái tinh thần, thông ruột, sinh tân dịch, tiêu đờm.
Quả mơ: bổ phổi, trị ho, làm sạch ruột, trị tiêu chảy, sinh tân dịch, trị háu nước, trị giun sán.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Nhụy hoa: trị bệnh gan, bệnh đường ruột, chán ăn, viêm họng mãn tính, chóng mặt, nổi hạch ở cổ.
Hoa mơ: trị bệnh gan, bệnh đường ruột, tức ngực, nóng khát vào mùa hè, chán ăn, nôn do nghén, nổi hạch ở cổ, lao hạch, đậu mùa.
Cách dùng: 5 -10g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: hoa tươi nghiền nát để đắp.
Nước mơ: trị một số bệnh ở trẻ nhỏ.
Quả mơ: trị ho khan không đờm, viêm họng mãn tính, viêm túi mật, sỏi mật, tiêu chảy không dứt, dạ dày tiết ít axit, thanh nhiệt, trị cảm cúm, viêm phế quản, viêm ruột kết, tiểu đường, ăn không tiêu, trĩ mũi(*), bệnh bạch bì, nôn mửa, đổ mồ hôi về đêm, nổi mụn nước, sốt rét, lở loét da, chàm, vẩy nến.
(*) Trĩ mũi: chỉ chung bệnh viêm mũi hay thối mũi.
Rễ mơ: chữa dạ dày tiết nhiều axit, hệ tiêu hóa không ổn định, tiêu chảy, nổi hạch ở cổ, viêm túi mật, trúng gió, đau khớp, uể oải, trị ho, sưng gan.
Cách dùng: 15 - 25g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: nghiền thành bột đắp.
Lá mơ: trị dịch tả, tiêu chảy, trị lỵ, nứt nẻ tay chân, kinh nguyệt không dứt.
Cách dùng: 10 - 20g, sắc đặc uống.
Dùng ngoài da: hấp nóng để chườm.
Hạt mơ: trị viêm phổi, viêm màng phổi, suy nhược thần kinh, bệnh sán lá, bệnh tả do nhiệt, nóng trong người, mắt mờ.
Cách dùng: 2,5 - 10g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: nghiền nát bôi ngoài da.
Mơ xanh: trị sưng tấy, đau họng, các bệnh về đường họng, chứng háu nước, đau nhức cơ bắp, kiết lỵ.
Cách dùng: 10 -15g, sắc nước uống hoặc ngậm trong miệng.
Dùng ngoài da: ngâm rượu để bôi.
Mơ trắng: trị đau sưng họng, nôn mửa do háu nước, tiêu chảy lâu ngày, sưng đau do tê liệt; giúp mau lành vết thương ngoài da.
Cách dùng: 10 -15g, sắc với nước uống hoặc ngậm trong miệng.
Dùng ngoài da: dùng để súc miệng, nghiền nát để bôi, hoặc nướng kỹ rồi nghiền thành bột bôi.
Ô mai: trị ho lâu không dứt, tiêu chảy nhiều ngày, tiêu tiểu ra máu, nứt nẻ tay chân, háu nước, ghẻ lở nổi hạch, đau bụng do giun đũa.
Cách dùng: 5 -20g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: nướng kỹ rồi nghiền thành bột để bôi hoặc rắc lên chỗ ghẻ lở.
Cành mơ: trị sẩy thai ở phụ nữ.
Cách dùng: 15 -25g, sắc nước uống.
LƯU Ý KHI DÙNG
- Nên ngưng dùng mơ nếu thấy phát sinh tác dụng phụ.
- Không nên ăn quả mơ quá nhiều vì sẽ hại răng, hại tỳ vị do mơ có tính chua.
- Hạn chế dùng mơ đối với người mắc chứng mất ngủ.
- Người bị lở loét dạ dày hay dạ dày tiết nhiều axit nên kiêng dùng quả mơ.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Quả mơ và nước mơ chứa nhiều kali, ăn vào giúp lợi tiểu. Quả mơ chứa các chất hữu cơ như axit citric giúp kích thích dạ dày, làm tăng hoạt tính tổ chức tế bào, giúp dạ dày tiết thêm nhiều axit, có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.
2. Ô mai được chế biến từ quả mơ còn xanh, khi hấp thụ vào cơ thể có tác dụng thu nhỏ túi mật, thúc đẩy quá trình bài tiết mật, chống lại sự dị ứng protein. Ô mai còn có tác dụng trong việc trị khuẩn kiết lỵ, vết thương đang làm mủ, khuẩn thương hàn, khuẩn lao hạch, phẩy khuẩn gây dịch tả và các loại nấm ngoài da.
CÁCH NGÂM RƯỢU MƠ
NGUYÊN LIỆU: 1kg mơ xanh, 0,75kg đường phèn, 3 chai rượu nếp.
CÁCH DÙNG: rửa mơ rồi dùng vải lau sạch, để mơ ráo rồi bỏ vào chai, rắc đường, cho rượu vào ngâm, để khoảng 1 tháng là có thể lấy ra dùng.
CÔNG DỤNG: giúp cơ thể khỏe khoắn, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, trị ho, uống trước khi ăn giúp kích thích dịch vị, sau khi ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MƠ
(*) Bạch biến là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc.