TÍNH VỊ
Quả: vị chua, tính mát.
Hạt: vị đắng, tính bình.
Vỏ quả: vị chua, cay, tính ôn.
Lá: vị cay, ngọt, tính ôn.
Phần để ăn: nước cốt, thịt quả.
Phần dùng làm thuốc: hạt, vỏ quả, lá, hoa, rễ.
CÔNG DỤNG
Quả: sinh tân dịch, giải khát, lợi phế nhuận hầu, khai vị kiện tỳ, giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm, hạ lipid trong máu, chống viêm.
Lá: tiêu đờm trị ho, tốt cho dạ dày và phổi, trị tiêu chảy, trị các bệnh nhẹ và làm ấm cơ thể.
Hạt: giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.
Vỏ quả: giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, tốt cho dạ dày.
Rễ: hành khí hoạt huyết, giảm đau, trị ho.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Thịt quả: trị ho đờm do phế nhiệt, khó thở khi ho, trướng bụng, tiêu chảy, ăn không ngon, ngừa say nắng, giải khát, tức ngạt và khó chịu ở vùng ngực, chấn thương do trật đả, viêm họng, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Lá: viêm phế quản mãn tính, trướng bụng, ho nhiều đờm, khó thở.
Cách dùng: 15 - 29g, sắc nước uống.
Rễ: trị đau dạ dày, thoát vị, ho, chấn thương do trật đả.
Cách dùng: 20 - 40g, sắc nước uống.
Vỏ quả: trị tỳ vị khí trệ, ăn không ngon, bụng trướng đau.
Cách dùng: 15 - 20g, sắc nước uống.
Hoa: trị chóng mặt do cao huyết áp.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Người bị cảm cúm, sốt, ho nên dùng với lượng vừa phải.
2. Người mắc các bệnh dạ dày, loét tá tràng, dạ dày tiết nhiều axit, bị sâu răng, bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng.
3. Người bị bệnh cao huyết áp có thể dùng thường xuyên.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Chanh có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị các chứng chán ăn, thiếu vitamin C, say nắng, háu nước, nôn mửa do nóng bức vào mùa hè…
2. Chanh có vị chua, do vậy khi dùng nên cho lượng nước ép vừa phải pha với nước lạnh và đường trắng, uống vào sẽ trị say nắng, sinh tân dịch, giảm mệt mỏi, giúp an thần.
3. Chanh để nguyên vỏ cắt lát, rắc thêm đường trắng, rồi ngâm nước nóng để uống, dùng thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh tim mạch.
CÁCH LÀM RƯỢU CHANH
NGUYÊN LIỆU: 500g chanh tươi, 500g đường phèn, 3 chai rượu.
CÁCH DÙNG: Chanh rửa sạch, cắt đôi, một nửa để nguyên vỏ cắt làm tư, nửa còn lại bỏ vỏ vắt lấy nước; sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ngâm khoảng 1 tháng (hay 20 ngày) là dùng được, không nên để quá lâu vì sẽ làm giảm độ chua và mùi thơm của rượu.
Lưu ý: Rượu chanh có thể dùng cùng với những thức uống khác, như hòa cùng với những loại rượu thuốc khác (tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng khi pha). Loại rượu này có thể dùng trước hay sau khi ăn đều được, riêng đối với những người dạ dày tiết nhiều axit thì nên uống ít.
CÔNG DỤNG: Làm tan mệt mỏi, giữ vẻ trẻ trung, giúp sảng khoái tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHANH
(*) Hoa tuyền phúc, tên khoa học là Inula Japonica Thunb, thuộc họ hoa cúc, bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô.