TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, tính hàn mát.
Củ, rễ: vị ngọt, tính hàn.
Phần dùng để ăn: quả.
Phần dùng làm thuốc: vỏ quả, cuống quả, hoa, lá, gốc rễ, thân.
CÔNG DỤNG
Ăn sống: nhuận phế giảm khát.
Quả khô: thông huyết mạch, bổ xương tủy.
Quả chín: dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch giải khát, thanh nhiệt ích âm, nhuận phế, trơn ruột.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: nhuận trường, hạ huyết áp, trị táo bón, trị trĩ ra máu, phòng trúng gió, các bệnh về nhiệt, khô và đau họng, phổi nóng ho suyễn, giải rượu.
Cách dùng: 1- 4 quả, ăn sống hoặc luộc chín.
Hoa: trị đau dạ dày.
Lá: tiêu đờm giảm đau.
Nước ép: trị bỏng.
Củ, rễ: thanh nhiệt mát máu, giải độc, trị các chứng nhiệt bệnh, khó chịu trong người, tiểu ra máu, nhọt, phòng bạch hầu, phổi nhiệt ho đờm.
Cách dùng: 40 - 75g, sắc hoặc giã lấy nước uống.
Dùng ngoài da: giã nát hoặc ép lấy nước bôi lên vết thương.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Người có lượng axit trong dạ dày quá cao không nên ăn chuối.
2. Người suy giảm chức năng thận và viêm thận mãn tính không nên dùng.
3. Củ chuối ăn nhiều làm lạnh khí, những người tỳ vị yếu không nên dùng.
(*) μg: microgram = 1 phần triệu gram (**) mg: miligram = 1 phần ngàn gram
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Chuối có hàm lượng natri thấp, không có cholesterol; do đó dùng thường xuyên không sợ béo phì.
Chuối càng chín kỹ (trên vỏ xuất hiện nhiều chấm đen) thì tính miễn dịch càng cao.
2. Chuối có tác dụng làm giảm huyết áp, rất thích hợp với người bị cao huyết áp, đại tiện khô kết, bị trĩ ra máu.
3. Vỏ chuối có tác dụng ức chế vi khuẩn nấm và trực khuẩn.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHUỐI
(*) Hạ khô thảo: là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài.