Chấp nhận chính mình – tình yêu vô điều kiện – mối quan hệ xã hội
Luân xa bốn liên quan đến yếu tố khí.
Luân xa bốn liên quan đến cách mà chúng ta đón nhận tình yêu và thể hiện tình yêu như thế nào?
Bạn sống một mình, bạn có thể thể hiện tình yêu và đón nhận tình yêu được không nhỉ?
Vì vậy, luân xa này liên quan đến các mối quan hệ xã hội, tương tác của bạn với người khác. Đây chính là sự nhận dạng của xã hội về bạn.
Luân xa bốn phát triển khi trẻ từ 4 đến 7 tuổi. Lúc này trẻ bắt đầu kết bạn. Trẻ chơi với ai, đó là do ba luân xa thấp (một, hai, ba) quyết định. Nếu trẻ sợ hãi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, trẻ sẽ chơi với những đứa trẻ cũng tương tự như vậy.
YẾU TỐ LÀM MẤT CÂN BẰNG LUÂN XA BỐN:
NỖI KHỔ – NIỀM ĐAU
YẾU TỐ CÂN BẰNG LUÂN XA BỐN: NIỀM HÂN HOAN
Đau khổ đến từ đâu?
Những nỗi buồn kéo dài từ năm nay sang năm khác, sẽ trở thành một nỗi đau.
Không phải cứ chúng ta khóc thì là chúng ta mới buồn. Nỗi buồn đến từ bên trong.
Và đây là trải nghiệm của thầy Pradeep Vijay:
Khi tôi 25 tuổi, tôi thành công khi có được tấm bằng Thạc sĩ Công nghệ Thông tin ở Melbourne, tôi có thẻ xanh, có việc làm, có nhà ở Úc. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn.
Nhìn tôi, không ai nghĩ là tôi đang buồn cả, tôi luôn cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó ở trong sâu thẳm tâm hồn.
Chúng ta trải nghiệm nỗi buồn là vì chúng ta mất kết nối với chính mình.
Chúng ta rất dễ bị tổn thương, khi niềm tin vào bản thân bị tổn thương sâu sắc, nó không còn cảm thấy an toàn, không thấy niềm vui sự sống, cho đến khi hiểu bản chất của sự sống.
Yếu tố chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau là niềm hân hoan. Niềm hân hoan đến từ bên trong thông qua giải quyết tất cả các tắc nghẽn, sự hiểu biết sâu sắc bản thân và cuộc sống, cuộc sống lúc đó trở thành lễ hội. Điều này chỉ có thể được, khi ta làm việc nghiêm túc với các luân xa một, hai, ba, chuyển hóa nỗi sợ, tội lỗi, xấu hổ.
Khi bạn lưu trữ các cảm giác: sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ, bạn sẽ đánh mất niềm vui.
1. Những trải nghiệm gì trong cuộc sống làm cho bạn cảm thấy đau khổ, dẫn tới luân xa tim bị tổn thương?
Tất cả những lạm dụng (thể xác, cảm xúc, tinh thần) làm cho chúng ta cảm thấy không được yêu thương. Chúng ta từ bỏ chính mình và chịu đựng đau khổ.
Ví dụ: đánh đập, mắng chửi, lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp…
Những quan điểm sai lầm trong tình yêu?
Trẻ con học cách yêu thương người khác như thế nào?
Bằng cách chúng nhìn người lớn yêu thương nhau ra sao.
Trẻ nói: Mẹ thương con thì mẹ phải mua bánh kẹo cho con ăn.
Ba thương con thì ba phải mua iPad, đồ chơi cho con chơi.
Trẻ con quan sát rất giỏi, chúng sẽ xem: ba có yêu mẹ vô điều kiện không? Mẹ có chấp nhận ba hoàn toàn hay không?
Khi trẻ quan sát ba mẹ của chúng, điều này, trở thành đối thoại nội tâm của đứa trẻ, nó có được ba mẹ chấp nhận vô điều kiện hay không? Hay chúng chỉ được yêu thương khi chúng đáp ứng mong muốn của ba mẹ.
2. Khi luân xa tim bị tắc nghẽn, chúng ta sẽ biểu hiện như thế nào?
Thái quá năng lượng của luân xa tim
• Mối quan hệ lệ thuộc
Có rất nhiều người, họ hiểu nhầm hoàn toàn rằng là họ có thể yêu thương một ai đó, thật ngớ ngẩn khi bạn nói với người khác rằng: “Tôi yêu bạn”.
Bạn chỉ có thể nói “Tôi đang ở trong tình yêu, hoặc tình yêu nảy sinh trong tôi”.
Để tôi giải thích rõ hơn về điều này.
Làm thế nào bạn có thể yêu được người khác? Tình yêu nó phải xảy ra tự nhiên từ bên trong khi bạn biết yêu thương chính mình trước.
Vậy tình yêu xuất hiện như thế nào?
Chỉ khi bạn chấp nhận chính mình vô điều kiện, bạn yêu thương chính mình, tình yêu mới nảy sinh. Bạn không thể yêu được ai khác, khi bạn không yêu thương chính mình. Khi bạn không chấp nhận chính mình, bạn không thể chấp nhận người khác, lúc đó với mối quan hệ mà bạn có, bạn chỉ đang xem họ là “thú cưng” của bạn mà thôi.
Khi mọi thứ xảy ra tốt đẹp, thì bạn yêu. Khi mọi việc không được suôn sẻ, thuận lợi nữa, thì bạn trở nên chán ghét.
Điều đó chỉ giống như hai kẻ ăn mày đang “ăn xin” tình yêu của nhau mà thôi.
Bạn làm mọi thứ chỉ vì muốn làm hài lòng người kia, để được người kia chấp nhận bạn, rồi quay sang yêu bạn.
Ví dụ
1. Vợ nấu đồ ăn ngon cho chồng ăn thì chồng cho vợ tiền đi mua sắm.
Hôm nay, em nấu ăn đãi bạn bè anh đến nhậu nhé, anh mua cho em cái áo mới.
Người vợ tự hi sinh quá nhiều, để chồng yêu thương mình nhiều hơn.
2. Người mẹ nấu bữa ăn ngon, cốt là đợi đứa con về ăn cơm, con bận việc, không về, người mẹ quay ra trách con, là con không còn yêu mẹ nữa.
Đây là kiểu “ăn xin” tình yêu, họ “ăn xin” tình yêu của nhau.
Họ làm tất cả mọi việc chỉ để muốn được nhận lại tình yêu của người kia. Khi không nhận được, thì họ thất vọng, quay sang giận dỗi, hờn ghen. Họ đã không yêu chính mình, không chấp nhận chính mình.
Họ đến với nhau, khao khát tình yêu, nhưng cả hai đều không có tình yêu ở bên trong. Đây là mối quan hệ phụ thuộc vào nhau.
Loại mối quan hệ nào mà bạn đang có, phản ánh tình yêu ở bên trong của chính bạn, mức độ mà bạn chấp nhận chính mình.
• Ghen tuông: kiểu tình yêu chiếm hữu
“Anh là chồng của em, thì anh không được giao tiếp với bất cứ một người phụ nữ nào nữa cả!”
“Cô là bạn của tôi, cô không được chơi với ai khác ngoài tôi!”
Thiếu hụt năng lượng của luân xa tim
• Không cảm nhận được tình yêu.
• Không chấp nhận bản thân và người khác, dẫn đến thiếu lòng trắc ẩn, cô đơn, cô lập.
• Đóng cửa trái tim của mình lại, không dễ dàng tha thứ cho người khác.
• Phán xét, chỉ trích người khác.
• Sợ sự thân mật, nên họ không muốn bước vào một mối quan hệ nào cả.
3. Sự cân bằng của luân xa tim
Luân xa tim cân bằng là khi bạn chấp nhận chính mình vô điều kiện, thì bạn mới có thể chấp nhận người khác vô điều kiện
Chấp nhận cả những cái xấu xí, tồi tệ ở bên trong, cũng như những cái tốt đẹp của mình. Ở đây, bạn cần phải có sự thành thật với chính mình.
Cách mà chúng ta thiết lập một mối quan hệ trong xã hội như thế nào?
• Bạn chủ động kết bạn với người khác trước, hay là bạn chờ người khác đến làm quen với bạn.
• Bạn muốn kết nối với một ai đó, chỉ vì bạn muốn kết bạn thôi hay vì chúng ta muốn được hưởng lợi cái gì từ họ.
• Lỡ ai đó phạm sai lầm với bạn, bạn có dễ dàng tha thứ cho họ hay không?
• Bạn thể hiện lòng trắc ẩn như thế nào?
Lòng trắc ẩn là một phẩm chất quan trọng mà Đức Phật hay nhắc đến nhiều nhất.
Vậy lòng trắc ẩn là gì?
Khi chúng ta làm điều gì đó, cho dù là làm sai hay làm đúng, chúng ta biết là chúng ta đã làm hết sức có thể rồi.
Bạn thấy người quen của bạn, cố thi đậu vào trường Y, anh ta đã cố gắng, chăm chỉ học hết sức có thể, cuối cùng, thi vô đại học Y vẫn rớt. Bạn không nên tỏ ra thương tiếc cho bạn ấy, bạn phải hiểu là anh ta đã làm cố gắng hết sức có thể rồi, nên bạn hãy khuyên anh ta nên chấp nhận việc đó.
Đó là lòng trắc ẩn.
Bạn không nên tỏ ra thương hại một ai đó: “Ôi, tội nghiệp em quá, em vừa mới bị sếp mắng hả?”
Lòng trắc ẩn không phải là sự thương hại.
Tất cả những gì người khác làm, đó là đã làm tốt nhất có thể tại thời điểm hiện tại, với mức độ phát triển nhận thức của họ rồi.
4. Làm cách nào chúng ta có thể cân bằng luân xa tim?
Làm thế nào để chuyển hóa nỗi buồn thành niềm vui?
Nâng cao sự nhận biết: thông qua thực hành Thiền định chân thành và nghiêm túc
Càng làm việc với các luân xa trên cao, càng có nhiều thách thức hơn, do vậy, chúng ta càng phải thực hành thiền nghiêm túc, gia tăng tình yêu bản thân và sức mạnh nội tại, thì chúng ta mới có thể chấp nhận chính mình.
Muốn cân bằng luân xa tim, chúng ta phải cân bằng các luân xa thấp một, hai, ba trước đã, loại bỏ nỗi sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ.
Ba luân xa thấp cân bằng, chúng ta mới tạo được mối quan hệ tốt đẹp với chính mình. Từ đó, chúng ta mới tạo được một mối quan hệ tốt với những người xung quanh.
Bạn phải là một người bạn tốt của chính mình trước đã. Đây là chặng đường dài nhiều tập, mà bạn phải tự đi những bước đầu tiên.
Ngừng tạo ra vấn đề
• Chấp nhận chính mình vô điều kiện với sự thực hành
Thiền định nghiêm túc và chân thành.
Bạn cần kết nối với trực giác của mình, bạn làm điều đó để làm gì?
Hành động của bạn phải đến từ sự dẫn dắt bên trong. Bạn càng làm theo trực giác mách bảo, bạn càng chấp nhận chính mình.
Nếu bạn không thể loại bỏ nỗi sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ làm sao bạn có thể nghe thấy tiếng nói bên trong của mình.
Bạn có thể nghe theo tiếng gọi một phần, nhưng bạn không thể làm theo 100%.
Chúng ta không làm việc nghiêm túc với ba luân xa thấp, chúng ta không thể nào mở được luân xa tim
Có rất nhiều người trên Trái đất này, đến lúc chết, họ vẫn không thể mở luân xa tim.
• Bạn cảm thấy thoải mái đến đâu khi ở một mình?
Mối quan hệ bạn có với chính mình.
Bạn đang dính mắc với ai, bạn phải làm việc với cảm xúc đó, bạn phải tìm ra lý do vì sao bạn dính mắc vào người đó.
Chỉ khi bạn mất kết nối với chính mình, thì bạn mới bị dính mắc với người khác.
• Phụng sự là con đường thể hiện tình yêu vô điều kiện, chữa lành luân xa tim hiệu quả nhất.
Có hai giai đoạn khai mở luân xa tim
Khi luân xa một, hai, ba được cân bằng, chúng ta bước vào giai đoạn khai mở luân xa tim lần thứ nhất.
Bạn làm rất nhiều công việc từ thiện: cho quần áo, thức ăn, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc người già, các công việc phụng sự mang tính chất phục vụ cơ thể vật lý.
Khi bạn làm được nhiều việc tốt như vậy, bạn cảm thấy vui, luân xa tim được cân bằng, bạn đã bắt đầu con đường tu tập tâm linh.
Luân xa tim càng được mở rộng, sự phát triển tâm linh của bạn càng đi lên cao.
Và khi luân xa năm, sáu, bảy được cân bằng, chúng ta bước vào giai đoạn khai mở luân xa tim lần thứ hai.
Khai mở luân xa bảy, bạn sẽ bắt đầu thức tỉnh.
Việc phụng sự của bạn chỉ tập trung vào hướng dẫn tâm linh. Bạn:
1. Đi dạy thiền cho người khác
2. Hỗ trợ người khác tổ chức lớp thiền.
Một điều thú vị là khi bạn phụng sự các công việc liên quan đến tâm linh, giúp người khác thức tỉnh, thì bạn sẽ vui vẻ hơn rất nhiều so với việc bạn cho thức ăn, quần áo.
Bởi vì:
Bạn dạy thiền là bạn giúp người khác thoát khỏi sự đau khổ của họ, thì bạn càng thoát khỏi sự đau khổ của chính mình.
Khi chúng ta thực hành thiền, chúng ta nên chia sẻ với người khác về lợi ích của thiền.
Bạn nên làm các công việc phụng sự càng nhiều càng tốt.