Đây không phải là một luân xa, mà là một trạng thái ý thức. Tính năng của luân xa bảy là BIẾT, nó thuộc về vũ trụ, đặc tính cơ bản là sự tỉnh thức, giai đoạn phát triển là suốt cuộc đời.
Cân bằng các luân xa một, hai, ba, bốn, năm, sáu thì luân xa bảy sẽ được kích hoạt tự nhiên.
YẾU TỐ LÀM MẤT CÂN BẰNG LUÂN XA BẢY: SỰ DÍNH MẮC (ATTACHEMENT)
YẾU TỐ CÂN BẰNG LUÂN XA BẢY: CỐNG HIẾN (SURRENDER)
Dính mắc vào tài sản, địa vị, quyền lực, sự phát triển tâm linh sẽ không được khai mở. Sự dính mắc có thể là với hệ thống niềm tin, con người, thậm chí là với những yếu tố đe dọa luân xa như sự sợ hãi, xấu hổ, tội lỗi... bởi vì các cảm giác đã được nội tâm hóa, ngăn cản sự phát triển tâm linh.
Ngược lại với sự dính mắc là surrender, có nghĩa là dâng hiến, quy hàng với niềm tin trọn vẹn vào dòng chảy tự nhiên. Để tiến về phía trước, bạn phải biết buông bỏ, điều này xảy ra khi chúng ta hoàn toàn tin cậy toàn bộ sự hiện hữu này, giải phóng mọi nỗi sợ hãi trong tất cả các lĩnh vực. Khi chúng ta nhận ra, mình là một linh hồn, và toàn bộ sự hiện hữu này tồn tại chỉ để hỗ trợ chúng ta đi đến sự nhận biết, tiến hóa, và khai sáng.
1. Những trải nghiệm tiêu cực nào khi còn nhỏ làm tổn thương luân xa bảy?
• Ức chế sự tò mò của đứa trẻ: Không cho chúng khám phá thế giới xung quanh, ngăn cấm chúng tìm hiểu thông qua chơi đùa, làm chúng cảm thấy xấu hổ khi tò mò.
• Ba mẹ nói sai sự thật về các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
• Ngăn cấm trẻ tham gia các hoạt động nuôi dưỡng tinh thần đúng cách: đi lễ nhà thờ, đi chùa.
• Lạm dụng tinh thần:
+ Thực hành các phương pháp tu tập tâm linh không phù hợp với lứa tuổi: bắt trẻ bốn tuổi niệm Phật một tiếng mỗi ngày là quá sức.
+ Thực hiện các trừng phạt tôn giáo.
+ Tu tập một cách độc đoán quá mức: bắt trẻ nhỏ nhịn ăn để thực hành theo một phương pháp tu tập tâm linh nào đó.
+ Nghe những âm thanh mà đứa trẻ không hiểu: những câu mật chú, tụng kinh.
2. Khi luân xa bảy bị tắc nghẽn, chúng ta sẽ có biểu hiện như thế nào?
Thiếu hụt năng lượng của luân xa bảy
• Đầu đóng, thờ ơ, tỏ ra cái gì mình cũng biết hết, không mở rộng hay tìm kiếm kiến thức mới.
• Khó khăn trong học tập.
• Hệ thống niềm tin giới hạn.
• Hoài nghi về tâm linh, không tin vào luật nhân quả.
• Chủ nghĩa vật chất thái quá: xem tiền là vạn năng, tham lam, vơ vét của cải, vật chất.
Sự nhận biết sự thật của mỗi người phụ thuộc vào mức độ tiến hóa linh hồn của người đó, chỉ tin vào những gì họ có thể trải nghiệm.
Thái quá năng lượng của luân xa bảy
• Quá thông minh.
• Nghiện tâm linh, theo rất nhiều phương pháp tu tập khác nhau.
• Thoát ly cuộc sống thực tại.
• Nhầm lẫn, bối rối về cuộc sống.
• Phát triển trí tuệ quá mức so với khả năng của cơ thể và nhận thức của họ. Có những học giả chia sẻ kiến thức tâm linh mang tính lý thuyết, nhưng thiếu trải nghiệm.
3. Sự cân bằng của luân xa bảy
• Thức tỉnh, là một người quan sát im lặng.
• Kết nối với cái tôi cao hơn (Higher Self).
• Trí tuệ, thông thái, uyên bác.
• Nhận thông điệp của các vị thầy trên cao.
• Có sức mạnh để thay đổi hệ thống niềm tin sai lệch, cái mà không còn phục vụ cho sự phát triển của linh hồn.
• Dâng hiến trọn vẹn cho vũ trụ, vượt ra ngoài giới hạn của cái tôi cá nhân, nhận biết thực tế về phẩm chất linh hồn của mình. Toàn bộ các yếu tố đe dọa luân xa được loại bỏ, giải phóng các mô thức, thói quen của tư tưởng, kết nối sâu sắc với bản thân và chân ngã.
4. Làm cách nào chúng ta có thể cân bằng luân xa bảy?
Khi bạn làm việc với luân xa này, bạn nên hoàn toàn tin tưởng vào vũ trụ, dâng hiến toàn bộ, cơ thể, cảm xúc, tâm trí, cứ di chuyển về phía trước và buông bỏ mọi dính mắc không cần thiết: tiền bạc, địa vị, danh tiếng, quyền lực.., mọi thứ sẽ được mở ra tự nhiên theo sự sắp xếp của Thượng đế.
Nâng cao sự nhận biết: Thiền mỗi ngày để có sự tỉnh thức.
Ngừng tạo ra vấn đề:
• Phát triển tinh thần khoa học tâm linh.
• Đọc sách khoa học tâm linh của tất cả các vị thầy.
• Trao đổi các kiến thức về Thiền định, trải nghiệm với những người bạn thiền. Thông qua thảo luận, hỏi đáp, chúng ta đi đến chiều kích cao hơn. Và bạn sẽ có tinh thần khoa học để hiểu các chiều kích đó.