Những câu chuyện về những TGĐ điều hành
"Con đường tốt nhất để đi lên trong cuộc đời là dám tạo ra sự khác biệt bằng sự tự tin và sáng tạo của bản thân."
- Khuyết danh
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn IBM. Khi cha tôi, Thomas Watson Jr., nghỉ hưu ở Tập đoàn IBM, Frank Cary thay ông giữ vị trí CEO.
Thời đó, mọi người đều nói rằng Frank là một sự thay thế hoàn hảo do ông rất có tài về ngoại giao. Frank Cary trầm tĩnh, thông minh và hầu như được mọi người yêu mến.
Ông có cách điều hành công việc khác hẳn cha tôi, đặc biệt trong việc truyền cảm hứng và tạo dựng lòng tin nơi nhân viên của mình. Dù đã nhiều năm không gặp Frank nhưng khi tôi liên hệ đề nghị phỏng vấn, ông vui vẻ chấp nhận ngay và đón tiếp tôi rất ân cần. Phải nói rằng ông có nụ cười rất đẹp, chính nụ cười ấy làm tôi nhớ về ông nhiều nhất. Phòng ông trưng bày nhiều kỷ vật của những người tiền nhiệm. Nghe Frank hồi tưởng về quá khứ của mình, tôi thật sự xúc động vì tình cảm mà ông dành cho cha tôi.
Frank là người có trí nhớ cực tốt, do đó cuộc phỏng vấn diễn ra rất dễ dàng. Ông cư xử rất khiêm tốn và hay khích lệ người khác góp chuyện trong khi vẫn có thể kể một câu chuyện đan xen mà cả hai phía đều hứng khởi. Frank xem IBM là ngôi nhà thứ 2 của mình và chính điều đó đã giúp ông có được những thành công vượt bậc. Đó là điều ông luôn tự hào và tâm đắc. Ngày nay, nhiều người cũng cống hiến hết mình cho công ty, song đó là những công ty do chính họ làm chủ, chứ không phải ở vị trí một giám đốc làm thuê như Frank Cary, một con người luôn sống hết mình vì công việc.
Hãy trang bị cho mình kiến thức tổng quát và dám bày tỏ chính kiến với cấp trên
"Bạn không thể thành công nếu không có đủ can đảm chấp nhận rủi ro, bất kể khi phải chuyển chỗ làm đến một thành phố khác hay khi bày tỏ chính kiến của mình trước cấp trên."
- Frank Cary
Tôi lớn lên tại một thị trấn tỉnh lẻ có tên là Inglewood nằm ngay bên rìa Los Angeles, California - vùng đất của ngành công nghiệp chế tạo máy bay - rồi vào Đại học UCLA (University of California Los Angeles). Để có tiền đóng học phí, tôi xin được một chỗ tuyệt vời là làm nhân viên chạy việc vặt của Hãng tin CBS.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, tôi gia nhập quân đội và được xếp vào lính bộ binh. Tôi thật may mắn vì chưa bao giờ phải đối mặt với khói lửa súng đạn suốt thời gian tại ngũ. Sau khi chiến tranh kết thúc, tôi phục vụ ở Nhật một năm với nhiệm vụ chỉ huy bốc dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ bằng xe lội nước. Rất lâu trước khi các đồng đội của tôi về nước, tôi đã không còn làm việc đó và bắt tay làm ăn với ba công ty vận chuyển lậu và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi sau này. Sau đó tôi về nước và ghi danh vào Trường Đại học Quản trị Kinh doanh Stanford. Tôi đã nhiều lần thay đổi mục tiêu nghề nghiệp trong đời. Cha tôi là bác sĩ, khi tôi bắt đầu năm thứ hai đại học thì ông ngã bệnh và qua đời. Cho đến lúc cha mất, tôi vẫn muốn trở thành bác sĩ. Nhưng rồi sau đó tôi thấy học trường y tốn quá nhiều thời gian, nhất là khi tôi phải tự bươn chải để kiếm sống trang trải học phí.
Tôi quyết định theo học chính trị và lấy bằng cử nhân để chuẩn bị vào trường luật. Đến khi rời quân ngũ, tôi lại nhận ra rằng học luật phải mất đến ba năm trong khi trường kinh doanh chỉ cần một năm rưỡi. Thêm vào đó, tôi đã lập gia đình nên thực tế nhất là vào Stanford. Và tôi đã không bao giờ hối tiếc vì sự chọn lựa này.
Từ khi còn là một anh sinh viên quèn, tôi đã nhận ra rằng hòa đồng và tôn trọng tất cả mọi người là một đức tính cực kỳ quan trọng để thành đạt. Cha tôi không phải là một trăm học sinh thuộc nhiều cộng đồng khác nhau nhưng chúng tôi không hề chia bè kết phái. Tôi học hành chăm chỉ, chơi thể thao và học được rất nhiều về bản chất conngười từ bạn đồng môn, giáo viên, phụ huynh của bạn bè tôi và những người tôi làm việc cho họ. Tôi không biết đích xác mình thừa hưởng từ ai hay từ đâu, nhưng tôi là một người biết lắng nghe. Và điều này đã giúp tôi rất nhiều trong sự nghiệp của mình.
Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh, tôi muốn làm việc cho Merill Lynch, một công ty giao dịch chứng khoán, nhưng lại thôi vì họ chỉ có văn phòng ở Tennessee. Sau đó, qua một người bạn, tôi nộp đơn xin phỏng vấn với IBM dù mới chỉ biết lơ mơ rằng họ là một công ty có tầm cỡ và có nhiều hứa hẹn. Tôi trúng tuyển. Họ không đề nghị tôi mức nắm bắt. Tôi bắt đầu ngay tại Los Angeles như mong muốn và mọi việc đã tiến triển từ đó.
Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng công việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, đó là một công việc không dễ dàng nhưng có nhiều thú vị. Nó cho tôi cơ hội áp dụng những kiến thức tổ chức quản lý kinh doanh cùng các mô hình trực tuyến - chức năng vào thực tế với các đại diện thương mại của IBM, những người luôn phải phân tích thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ nhiệt huyết và hết lòng với công việc, tôi liên tục được đề bạt lên những vị trí cao hơn. IBM phát triển nhanh đến mức không bao lâu sau tôi trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh San Francisco và được đề cử làm giám đốc chi nhánh Chicago. Một năm sau tôi trở về làm giám đốc khu vực ở San Franciso. Tôi may mắn được làm việc với Bud Kocher, một trợ lý giám đốc chi nhánh trẻ, đầy tài năng, với Bill McWhirter, một giám đốc giỏi của chi nhánh San Francisco. Chính hai người này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt của tôi.
Khi trở lại San Francisco, tôi được giữ chức giám đốc khu vực vùng duyên hải Thái Bình Dương kéo dài từ Colorado đến tận Hawaii. Về mặt địa lý, đó là vùng đất tốt nhất nước Mỹ. Vào năm 1958, tất cả các bộ phận thương mại của IBM đều không đạt doanh số, trừ khu vực tôi phụ trách. Lý do là chúng tôi đã có những văn phòng thương mại tuyệt vời và những giám đốc chi nhánh tài ba. Lúc đó tôi, Bud Kocher cũng như các giám đốc trẻ tuổi khác được gọi là những người cầm trịch. Tuy nhiên, vì là người quản lý khu vực duy nhất bên bờ Thái Bình Dương đạt được sản lượng vào năm đó nên tôi được công ty chú ý khá nhiều. Bob Hubner, giám đốc kinh doanh xuất sắc của IBM muốn tạo điều kiện để tôi tiến xa hơn nữa. Sau hai ba lần thoái thác Bob, cuối cùng chúng tôi dọn sang bờ Đông. Tôi bắt đầu ra vào tòa nhà 590 Đại lộ Madison (Văn phòng chính của IBM tại Manhattan) và tòa nhà Armonk (Văn phòng quốc tế của IBM ở New York). Gia đình chúng tôi đã sống ở New York lâu hơn bất kỳ nơi nào khác. Dù đôi lúc chúng tôi cũng lo lắng về việc học hành và cuộc sống của bọn trẻ nhưng rồi mọi chuyện cũng tốt đẹp.
Kiến thức về kinh doanh ở trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp của tôi ở IBM. Trước tiên, đó là nhờ tôi nắm khá rõ các khái niệm kinh doanh hiện đại trong khi nhiều công ty thời đó hoạt động chỉ dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Thứ đến là nhờ tiếng tăm của trường Stanford. Vào thời đó, chẳng mấy ai thích vào trường kinh doanh nên tôi có phần được chú ý hơn so với những mảnh bằng B.S. hoặc B. A. (B.S: Bachelor of Science - Bằng Cử nhân khoa học; B. A: Bachelor of Arts - Bằng Cử nhân văn chương).
Tôi rời IBM vào cuối năm 1980, trước khi những chiếc máy vi tính cá nhân ra đời. Tôi khởi sự dự án chế tạo máy vi tính cá nhân của mình từ trước lúc nghỉ hưu nhưng phải một năm sau việc sản xuất mới đạt đến đỉnh cao. Cho đến bây giờ, tôi không hề hối tiếc khi đề cử John Opel vào thay vị trí của mình. Nhưng cũng có vài chuyện không hay xảy ra ở IBM sau khi tôi đi làm tôi rất buồn. Những năm gần đây, IBM đã phải tìm kiếm những nhà lãnh đạo xuất sắc ở các công ty khác về điều hành công ty. Đó là một quyết định đúng đắn để cải tổ nội bộ công ty và may mắn là công ty đã được hồi phục.
Tôi muốn nói với những ai đang khởi nghiệp hôm nay rằng không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi cả: Một nền tảng học vấn vững chắc, hiểu biết rộng về mọi mặt trong cuộc sống và tính cách cá nhân tốt là những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn. Bên cạnh đó, một tầm nhìn chiến lược và một kế hoạch khả thi cũng quan trọngkhông kém. Một nhà lãnh đạo xuất sắc phải luôn nêu gương và truyền cảm hứng cho mọi người, và còn nhiều kỹ năng khác nữa, như khả năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông chẳng hạn… Các cố vấn cũng giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn, như Thomas Watson Jr. và Hal Williams, những người tôi rất biết ơn vì sự chỉ dẫn của họ. Và, bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không dám chấp nhận rủi ro.
Kết luận
Theo Frank Cary, dám bày tỏ chính kiến với cấp trên là chìa khóa cho sự thành công. Ông không tin rằng ai đó có thể được gọi là thành đạt nhờ phương châm "cúc cung tận tụy" và "sống lâu lên lão làng". Thành công chỉ đến với những ai có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhận ra và biết cách sử dụng người tài, cùng với tài lãnh đạo và chí tiến thủ của bản thân.