1. William H.Gates III
Tài sản: 52,8 tỉ USD
Suốt 8 năm liền, Bill Gates đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes. Người giàu nhất hành tinh này có nhiều điều phải bận tâm hơn là số tiền gần 6 tỉ đô la đã đội nón ra đi kể từ năm ngoái. Chủ tịch công ty Microsoft vẫn lo đối phó với những rắc rối của luật chống độc quyền trong khi tung ra Windows XP, rồi tiến hành kế hoạch mở rộng sang dịch vụ Web (.NET) và điều hành chiến dịch quảng bá giá trị 0,5 triêu đô la cho sản phẩm videogame “Xbox” của công ty.
2. Warren E.Beffett
Tài sản: 35 tỉ USD
Sau nhiều thất bại trong đầu tư vào kỹ thuật, dẫn đến những thiệt hại lớn, triết lý đầu tư hướng đến những điều cơ bản của Buffett đang được tôn trọng hơn. Cổ phiếu của Berkshire Hathaway tăng 14% kể từ ngày tang tóc 11/9 của nước Mỹ cho dù đã phải chi ra 2,4 tỉ đô la tiền bồi thường tái bảo hiểm sau thảm họa khủng bố này.
3.Karl & Theo Albrecht
Tài sản: 26,8 tỉ USD
Năm 1948 Karl và Theo bắt đầu khai trương mạng lưới cửa hàng giảm giá từ cửa tiệm của thân mẫu họ tại Ruhr Valley. 4000 cửa hàng đã mọc ra như nấm trên khắp thế giới và doanh số lên tới 27 tỉ USD. Ở Mỹ họ nắm 7% cổ phiếu của công ty Boise, các siêu thị của Albertson đặt tại Idaho và tất cả các cửa hàng của Trader Joes. Hai nhà kinh doanh “ẩn sỉ” này – họ đã không chụp hình trong hàng chục năm – còn là những ông chủ đất tầm cỡ ở Đức.
4.Paul G.Allen
Tài sản: 25,2 tỉ USD
Là người đồng sáng lập công ty Microsoft, Paul G.Allen nay tuy không còn trách nhiệm điều hành ở đây nữa nhưng vẫn sở hữu số cổ phiếu trị giá 8,5 tỉ USD của Microsoft; phần tài sản còn lại của ông đến từ danh mục vốn đầu tư mà ông đang dần rút ra để kiếm lời bằng cách dãn nợ cho các dự án nhiều tham vọng trong ngành truyền thông. Công ty của ông, Charter Communications, thêm được 999 triệu USD trong tháng 1/2002, vượt quá chỉ tiêu 50%, từ việc bán kỳ phiếu. Tuy vậy giá trị cổ tức 3,6 tỉ USD từ Charter đã giảm đi ½ kể từ năm 2001. Allen còn sở hữu đội bóng bầu dục nhà nghề Seahawks và Blasers của NBA.
5.Lawrence J.Ellison
Tài sản: 23,5 tỉ USD
Ellison là người đồng sáng lập Oracle, công ty phần mềm độc lập lớn thứ hai trên thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm quản lý cơ sở dữ liệu dành cho các tổ chức kinh doanh qui mô. Ellison còn nổi tiếng về dinh cơ rộng bát ngát của ông tại Bay Area cũng như tham vọng vô bờ bến và sự miệt thị không giới hạn của ông đối với Bill Gates. Phần lớn tài sản của ông nằm trong cổ phiếu của Oracle, Sụt 15% kể từ năm ngoái. Ông hứa hẹn trong năm 2002 sẽ lấy lại nhiều hơn con số mất mát này. Là một nhà đua thuyền buồm nổi tiếng là người háo thắng, ông đang náo nức chờ đợi Cúp Thuyền Buồm của Mỹ tổ chức vào năm 2003.
6-10.Gia đình nhà Walton
Tài sản: 102,9 tỉ USD (tính chung)
Nếu còn sống, sam Walton (qua đời năm 1992), người sáng lập hệ thống siêu thị Wal-Mart, hẳn sẽ là người giàu nhất thế giới – với tài sản trị giá 100 tỉ USD. Người vợ góa của ông, bà Helen, và bốn người con của ông, mỗi người đều đang ăn nên làm ra. Tài sản gia đình đã tăng thêm tổng cộng 10 tỉ USD khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ và sự suy thoái của nền kinh tế đã khiến dân Mỹ đỗ xô vào cửa hàng Wal-Mart để mua hàng giảm giá.
Robson và John là hai thành viên duy nhất của gia đình còn có chân trong hội đồng quản trị của Wal-Mart.
11.Thái tử Alwaleed Bin Talal Alsaud (Ả rập Saudi)
Tài sản: 20 tỉ USD
Người giàu nhất ở quốc gia Ả rập Saudi được nhiều người biết đến qua báo chí tháng 10/2001 sau khi Thị trưởng thành phố New York là Rudolph Giuliani trả lại ông hoàng này 10 triệu USD tiền trao tặng nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố. Thị trưởng Giuliani đã nổi giận về lời đề nghị khiếm nhã của ông hoàng này khi yêu cầu Mỹ nên xét lại chính sách của nước này đối với khu vực Trung đông. Alwaleed có thể không thích chính sách ngoại giao của Mỹ nhưng ông vẫn thích các công ty Mỹ. Điển hình là ông đã tăng vốn đầu tư của mình vào Priceline.com lên 5,4% và sở hữu 3,8% cổ phiếu của Citigroup.
12.Joanna Quandt & Gia đình
Tài sản: 18,4 tỉ USD
Johanna và các con đang nắm chặt 50% vốn đầu tư của mình trong công ty sản xuất xe hơi BMW ở Bavarian. Bất chấp tình hình kinh doanh gặp khó khăn, năm 2001 vẫn là năm thành công nhất trong lịch sử kinh doanh của công ty này với doanh thu kỷ lục. Gia đình Quandt còn sở hữu 19% công ty cung cấp thẻ thông minh Gemplus và phân nửa công ty sản xuất hóa chất và dược phẩm Altana.
Rất sợ phải xuất hiện trước công chúng, Gia đình này cũng nổi tiếng do những đóng góp từ thiện của họ thông qua tổ chức Herbert Quandt Foundation, cổ vũ các dự án nghiên cứu văn hóa, khoa học và học thuật.
13.Liliane Bettencourt
Tài sản: 14,9 tỉ USD
Người phụ nữ 79 tuổi giàu nhất nước Pháp này, Eugene Schueller, con của nhà sang lập công ty Loreal, vẫn không chịu chia sẻ quyền hành, một mình kiên trì quản lý công ty mỹ phẩm này để bảo đảm tính ổn định. Bất chấp sức ép cải tổ cơ cấu quyền sở hữu, với tư cách là cổ đông lớn nhất của công ty, có lẽ bà sẽ vẫn duy trì phương cách điều hành riêng của mình. Công ty cổ phần mẹ sở hữu 53,7% cổ phiếu Loreal. Công ty Nestlé sở hữu 49% cổ phiếu còn lại của Gesparal.
14.Kenneth Thomson & Family
Tài sản: 14,9 tỉ USD
Vị chủ tịch 78 tuổi của công ty tài chánh Thomson Financial có kế hoạch rút lui vào cuối năm 2002. Con trai ông là David sẽ kế nghiệp ông vào vị trí điều hành tổ hợp truyền thông tài chính toàn cầu này. Tờ báo hàng đầu ở Canada, The Globe & Mail, năm ngoái đã được bán để đổi lấy 10% cổ phiếu của Bell Globemedia, một công ty đầu tư Multimedia với Bell Canada. Đế chế Thomson được xây dựng trên các tờ báo nhỏ giờ đây đã không còn kiểm soát tờ báo nào cả.
15.Steven A.Ballmer
Tài sản: 14,8 tỉ USD
Là một trong những người đầu tiên làm việc cho Bill Gates tại Microsoft, Ballmer thay Gates đảm nhiệm chức vụ TGĐ vào năm 2000 ngay khi đang phải đối phó với các giới chức chống độc quyền của liên bang và sức phát triển kinh doanh đang chậm lại. Lượng tiền mặt khổng lồ 31 tỉ USD của Microsoft đã bị các cổ đông đòi phải chia: một điều từ lâu không được chấp nhận ở công ty này: Ông đã có một năm 2001 đầy bận rộn khi Microsoft phải cập nhật hệ điều hành, tiến quân vào các dịch vụ Web và tung ra sản phẩm Xbox.
(Forbes 2/2002)