Bạch tiên là cây chủ yếu sinh trưởng ở vùng núi Trung Quốc. Khi mùa xuân đến hoa bạch tiên dần trở nên sặc sỡ; đến mùa hạ, loài hoa này càng trở nên diễm lệ và cuối cùng kết thành những trái chín nặng trĩu cành; đây chính là thời gian hoàng kim của cây bạch tiên. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời nào đó, chính vào lúc những trái bạch tiên sắp sửa rụng xuống, loài cây này lại đột ngột bốc cháy; chỉ trong chốc lát, cả cây bạch tiên chỉ còn là một đống tro tàn.
Tại sao loài bạch tiên lại tự thiêu như vậy? Thì ra, trong lá của cây bạch tiên có chứa một loại hợp chất của lưu huỳnh. Loại chất này có nhiệt độ cháy rất thấp nên khi bị nắng gắt chiếu rọi sẽ tự bốc cháy. Khi trái bạch tiên ngày càng trở nên chín mọng thì cũng là lúc hàm lượng hợp chất này trở nên bão hoà, một khi gặp phải không khí khô nóng và nhiệt độ cao, đương nhiên là cây bạch tiên sẽ tự bùng cháy.
Không chỉ riêng cây bạch tiên, trong khu rừng rậm của các quốc gia Đông Nam Á cũng có một loại cây mang tên là "người coi rừng", đây là một loại cây thuộc họ bách hợp, cũng có thể tự bốc cháy. Trong hoa, lá và cành của cây "người coi rừng" có chứa nhiều dầu thơm; khi ánh nắng gay gắt chiếu xuống, lượng dầu thơm này sẽ tự bốc hơi và khi nhiệt độ xung quanh đạt đến điểm cháy thì "người coi rừng" sẽ bốc cháy ngùn ngụt. Đây cũng là nguyên nhân của những vụ cháy rừng.