Ngày đầu tháng
Chào tháng 6!
Tháng 6 tràn đầy nhựa sống,
ánh nắng kiều diễm,
hoa sen, hoa phượng nở rộ,
lúa vàng thu hoạch,
xoài mít trĩu cây.
Vươn xa tầm mắt không thấy chân trời.
Quay lại tâm hồn, chưa nhìn rõ thời cuộc.
Càng làm cho lòng người lưu luyến,
tâm hồn bất định.
Những thời khắc tốt đẹp,
luôn làm cho mọi người nhớ nghĩ.
Những năm tháng trải qua,
khiến cho mọi người khó quên.
Ngày .....
Chào tháng 6!
Những ngày tháng còn lại:
Ăn ngon, ngủ đủ,
kiếm tiền giỏi,
tiêu tiền đúng.
Không vì người chẳng đáng mà giận hờn.
Không vì việc chẳng cần mà mất ngủ.
Chúng ta đến với thế giới này,
không ai có ý nghĩ là quay lại thế giới cũ.
Vì thế,
chỉ còn cách
sống tốt, vậy thôi!
Ngày .....
Tháng sáu, tháng của mưa rơi.
Nhớ tay cầm một chiếc ô,
đi một mình trong mưa,
bước chậm dưới từng giọt nước,
Cảm nhận hiện thực, nhân tình, thế thái.
Cảm nhận:
yêu, ghét, hận thù,
trong cuộc đời hư huyễn.
Rồi từ đó,
lặng lẽ thể nghiệm:
được,
mất,
thành,
bỗng chốc
hóa hư không.
Ngày .....
Tháng sáu
Chúng ta đã bắt đầu có thói quen tĩnh lặng,
không còn náo nhiệt, không còn bi ai.
Nếu đến thì sẽ đến,
cần đi thì sẽ đi,
lưu luyến làm gì.
Cuộc đời, ai sống mà không gian nan.
Người nổi tiếng,
có nỗi ưu sầu của người nổi tiếng.
Người vô danh,
có điều phiền muộn của người vô danh.
Đường đời mênh mang,
bao lần vui, bao lần buồn,
bao lần lo âu, bao lần bất mãn.
Tháng sáu, ngày mới vừa đến.
Mong bạn buông xuống những nỗi niềm.
Gác lại những điều chưa thỏa mãn.
Ngày .....
Tháng 6
Cho chúng ta nắm tay nhau đồng hành,
làm sao còn sợ mưa gió, bão bùng.
Có vui, có mừng, có chông gai.
Chỉ cần có bạn.
chuyện dù lớn cũng là chuyện nhỏ,
Chỉ cần có bạn,
dù khổ cũng cam lòng,
dù khổ cùng đâu lo sợ.
Tâm an - Vạn sự an.
Ngày .....
Những năm này chịu thiệt thòi, bị lừa dối,
làm cho tôi dần dần hiểu rõ thế thái nhân tình.
Bạn càng hiền hậu, càng bị lừa dối.
Bạn càng giản đơn, càng bị tổn thương.
Những năm gần đây đã bị vấp ngã, đã thất bại,
Tôi dần dần lĩnh ngộ được tình người bạc như giấy.
Cuộc đời khó đoán trước.
Khi cần người khác giúp đỡ,
đừng mong cầu họ.
Kiên cường độc lập,
chỉ nương vào chính mình.
Những năm gần đây bạn đã hết lòng,
bạn đã thất vọng.
Dần dần hiểu rõ: Chân tình hiếm có,
thật lòng - khó tìm.
Đối xử tốt hơn với người mình quan tâm,
không bằng, đối xử tốt với người quan tâm mình.
Bởi vì,
không phải người nào mình quan tâm,
họ cũng đều tốt với mình.
Ngày .....
Nhà chỉ huy dàn nhạc giao hưởng
Tối ngày 1 tháng 3 năm 2004, chỉ huy Seiji Ozawa - Giám đốc âm nhạc, của nhà hát kịch Vienna State Opera Áo - người được vinh danh là một trong “ba nhà chỉ huy của Thế giới Đông Phương”, đã tổ chức buổi biểu diễn cho các sinh viên ngành Giao hưởng, Khoa Âm nhạc Trường Đại học Nghệ thuật - Đài Bắc.
Ngài Seiji vừa trải qua hai tuần đi lưu diễn tại châu Á. Khi xuống máy bay, Ngài có triệu chứng say máy bay, đồng thời bị cảm, nhưng đêm ấy, Ngài vẫn chỉ huy dàn nhạc 71 phút.
Khoa Âm nhạc Trường Đại học Nghệ thuật Đài Bắc giao cho sinh viên sắp tốt nghiệp Hứa Huệ Phẩm chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, diễn tấu chương 4, bản nhạc số 1 của tác giả Johannes Brahms. Lúc bắt đầu, ngài Seiji ngồi một bên, phía sau dàn nhạc, chăm chú lắng nghe, sau mười phút mới cho dừng ban nhạc. Ngài nói với Hứa Huệ Phẩm: “Đối với tôi, nhạc của Johannes Brahms giống như một người béo, chứ không mảnh khảnh như bạn. Để biểu diễn tốt hơn, điều quan trọng nhất chính là hơi thở”. Ngài Seiji không ngừng dùng thế tay để thị hiện các tư thế, dáng điệu của bụng. Sau đó Ngài yêu cầu các sinh viên bắt chước Ngài tập thở. Tiếp đến, Ngài lần lượt nói với các sinh viên đánh đàn violin: “Các bạn bắt buộc phải có chung một nhịp thở với âm nhạc… Điều mà tôi muốn nói ở đây, chính là bản nhạc này sẽ không thể hoàn mỹ bởi cách thở ngắn như vậy… Nào, hãy cùng tôi tập hít thở!”
Ngài tiếp tục hướng dẫn và yêu cầu dàn nhạc phải tập luyện, Ngài nói: “Nguyên lý của hơi thở … Các bạn không cần thiết phải miễn cưỡng hít thở mạnh. Thu nhận lượng không khí lớn nhưng nhất định phải cảm nhận được cảm giác của hơi thở, quán tưởng hơi thở”.
Ngày .....
Nhà chỉ huy dàn nhạc giao hưởng (tiếp theo)
Khi Hứa Huệ Phẩm chỉ huy dàn nhạc, ngài Seiji khuyên rằng: “Bạn có thể làm bất cứ việc gì, không chỉ là việc dùng tay để chỉ huy”. Ngài Seiji vừa nói, vừa đưa tay lên cùng với Hứa Huệ Phẩm chỉ huy dàn nhạc. Ngài Seiji đứng phía sau Hứa Huệ Phẩm. Ngài lấy nhịp chân làm phách, thân thể nhẹ nhàng chuyển động theo âm nhạc. Khi chỉ huy dàn nhạc, Ngài đem âm nhạc ra ngoài thế giới. Ngài đánh nhịp, Ngài hít thở. Thân hình mảnh khảnh của Ngài chuyển động, lắc lư, lên, xuống theo điệu nhạc. Toàn bộ cơ thể và tâm hồn Ngài hòa mình vào trong bản nhạc. Dường như hơi thở, cảm nhận, tâm hồn của Johannes Brahms đang có mặt tại nơi đây vậy. Kỳ diệu làm sao! Cả bản nhạc và dàn nhạc giờ đây bỗng trở nên trầm bổng, hào hùng căng tràn hơi thở của cuộc sống.
Màn biểu diễn kết thúc, tiếng vỗ tay vang dậy cả hội trường, các thầy cô và các sinh viên vẫn đắm chìm trong âm nhạc.
(Master Huệ Mẫn)
Ngày .....
Một tư thế ngay thẳng,
kết hợp với hơi thở nhẹ nhàng,
sẽ đem lại một sự khác biệt rất to lớn.
Ngày .....
Nghệ thuật tu thiền
Sáu phương pháp tu thiền dưới đây, làm thức giấc tâm hồn trong sáng và trí tuệ rộng lớn. Đó là một cách luyện tập phù hợp với truyền thống và rất đơn giản.
Nghệ thuật tu thiền hướng dẫn chúng ta luôn tỉnh thức và thư thái trong cuộc sống đầy niềm vui và nỗi buồn này. Nó làm cho chúng ta an trú trong hiện tại và dùng tâm yêu thương để đối diện với cuộc sống.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Thiền ngồi
Hãy để tâm bạn an trú như hồ nước trong suốt ở trong rừng sâu.
Bắt đầu luyện tập thiền định, nên chọn lựa thời gian và một nơi yên tĩnh. Ngồi trên bồ đoàn hoặc trên ghế, tư thế ngay thẳng nhưng thư thái. Để cho chính mình ngồi ngay thẳng, đoan nghiêm, yên tĩnh, và uy nghi, giống như quốc vương hoặc hoàng hậu ngồi đó vậy. Nhẹ nhàng khép đôi mắt lại, tập trung hoàn toàn vào phút giây hiện tại, cảm nhận tất cả những gì xảy ra bên trong và bên ngoài giữa thân thể và tâm hồn. Hãy để tâm hồn thật thư thái và tình thương lan tỏa.
Khi bạn ngồi đó, cảm nhận tất cả cảm giác trên cơ thể. Sau đó chú ý xem có âm thanh và cảm giác gì, những suy nghĩ và kỳ vọng gì xuất hiện. Chấp nhận cho nó đến và ra đi. Chấp nhận nó như con sóng nhấp nhô ở biển khơi. Biết được những con sóng đó, bạn vẫn tập trung tinh thần ngồi vậy. Khiến cho chính mình càng lúc, càng tĩnh lặng
Giữa tất cả những ngọn sóng ở tâm hồn như vậy, bạn cảm nhận về hơi thở liên quan mật thiết của cuộc đời mình. Chú ý cảm giác hơi thở vào ra. Bạn có thể chú ý hơi thở vào ra ở mũi, cuống họng, lồng ngực hay cái bụng phập phồng. Để hơi thở của bạn tùy theo tiết tấu, dài ngắn cạn sâu một cách tự nhiên, vốn có. Khi bạn cảm nhận từng hơi thở, nhưng chỉ chuyên chú và an trú theo sự thay đổi của nó. Còn tất cả âm thanh, cảm nhận, suy nghĩ, cảm giác, cứ để nó tiếp tục như ngọn sóng đến đến, đi đi vậy.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Thiền ngồi (tiếp theo)
Được vài hơi thở, thì sự chú ý của bạn bị một suy nghĩ, ký ức, hay cảm nhận của thân thể hoặc âm thanh của con sóng ấy dẫn dắt đi mất. Mỗi khi bạn biết được tình trạng đó, hãy thật nhẹ nhàng, đặt cho nó một tên gọi như: kế hoạch, ký ức, ngứa ngáy, bất an, v.v. điều này để đánh dấu là chính mình đã biết được con sóng đã làm gì rồi.
Sau đó, để nó tự nhiên lướt qua và bạn nhẹ nhàng trở về với hơi thở. Những con sóng này, có lúc thật lâu, hoặc thật nhanh mới rời đi. Có một số suy nghĩ, hoặc cảm giác rất đau khổ, cũng có khi rất vui sướng. Nhưng dù sao đi nữa cũng để cho chúng trôi qua.
Trong khi thiền định, có lúc bạn dễ dàng trở về với hơi thở. Nhưng cũng có lúc, hầu như tâm bạn bị thời gian dừng lại ở cảm nhận của thân thể, hoặc những suy nghĩ, kế hoạch, v.v. Tất cả điều đó không sao cả. Bất luận kinh nghiệm đó là gì, chỉ cần chú ý đến nó, để nó đến và để nó đi, bạn vẫn tự tại an trú trong hơi thở. Dùng phương pháp ấy ngồi khoảng 20 đến 30 phút, sau đó mở dần đôi mắt ra, nhìn sang bốn bên rồi cử động thân thể và đứng dậy.
Sau khi rời khỏi chỗ ngồi, bạn thử đem trạng thái như vậy vào cuộc sống hằng ngày.
Nghệ thuật thiền định rất đơn giản, nhưng khi áp dụng vào thực hành thì khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ cần nương vào một trái tim yêu thương và chăm chỉ luyện tập, thì sẽ có đơm hoa kết trái. Nếu như mỗi ngày, bạn đều luyện tập với sự tỉnh thức bằng phương pháp đơn giản như vậy, thì khả năng tập trung tinh thần và hiểu biết càng ngày sẽ lớn dần.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Chúng ta càng mong muốn
có nhiều trí tuệ,
chứ không phải là trí thức.
Trí tuệ,
có được từ sự quán chiếu
của chính mình.
Ngày .....
Thiền đi
Khi bạn đi, chỉ là đi. Đi tự nhiên an nhàn tự tại, đây là phương pháp đơn giản đem sự chuyên chú và tĩnh lặng vào cuộc sống. Khi chúng ta lưu tâm với từng bước chân và duy trì sự chuyên chú vào đó, thì lúc này đi cũng là tu thiền. Và chúng ta, hoàn toàn cảm nhận phút giây hiện tại đang đứng trên mặt đất này, thì đi là thiền.
Vì để luyện tập thiền đi, nên lựa chọn một quãng đường đi bộ thong thả, đi và về khoảng 15 đến 30 bước chân.
Trước tiên, đứng ở nơi xuất phát “đường thiền”. Cảm nhận đôi chân bạn đang đứng trên mặt đất. Cảm nhận sơ qua cảnh quang bốn bề. Cảm nhận bạn và xung quanh, cho đến cảm giác yên tĩnh và tự tại. Bạn đã chuẩn bị xong rồi, sau đó cất bước đi. Tập trung chú ý vào thân thể. Khi bạn nhấc chân lên, đặt chân xuống phía trước, cảm nhận từng bước như vậy, bạn biết rõ và chính niệm chuyên chú trong trạng thái như thế.
Đi từng bước thư thái, trang nghiêm, uy nghi như vậy. Khi đi đến cuối con đường thì bạn nhẹ nhàng dừng lại một lúc. Sau đó, quay người lại, tập trung chú ý từng bước chân và đi theo tốc độ thư thái, phù hợp.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Thiền đi (tiếp theo)
Dùng sự tập trung, chuyên chú để cảm nhận từng bước chân, đi như thế khoảng từ 15 đến 20 phút. Thông thường, khi bạn đi như vậy, trong lòng sẽ có rất nhiều thứ suy nghĩ đến quấy rối làm bạn phân tâm. Vì thế, khi bạn thực tâm thiền đi, bạn cho tất cả điều đó trở thành một sự tồn tại hiển nhiên, và không quan trọng. Cho dù vậy, bạn cũng sẽ bị từng đợt, từng đợt vọng niệm dẫn dắt bạn đi mất. Khi đó, bạn dừng lại một lúc, sau đó tĩnh lặng kéo tâm về, tập trung chuyên chú và bước tiếp. Lấy phương pháp đơn giản đó để trở về với sự tỉnh giác trong từng bước chân.
Cũng có lúc bạn chỉ muốn luyện tập thiền đi. Cũng có khi bạn muốn trước khi ngồi thiền, bạn thực hiện thiền đi 10 đến 15 phút.
Sau khi bạn sử dụng phương pháp thiền đi này, luyện tập để giữ tâm bình tĩnh chuyên chú, khiến cho tâm trở về với hiện tại cùng ở nơi thân thể. Bạn có thể đem phương pháp thiền đi này áp dụng vào trong cuộc sống như: khi bạn dạo phố, đi đường, hay đi bộ lên xe, hoặc xuống xe, v.v.
Khi bạn đi bộ thì những kế hoạch suy nghĩ lộn xộn kéo về, bạn nên tập trung chú ý để cảm nhận lợi ích của sự luyện tập đem lại. Đem phương pháp đơn giản này, để thống nhất, hoàn chỉnh được thân thể, giữa tâm hồn và ý thức. Bạn sẽ sống một cuộc đời trong tỉnh giác.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Chất phác là phúc
Làm người, nếu:
Quá khắt khe thì tâm hồn mệt mỏi.
Chất phác một chút cho nhẹ nhàng.
Thế nào là chất phác?
Chất phác, không phải IQ của họ thấp,
mà là họ có tấm lòng rộng lớn;
Chất phác không phải ngu đần,
mà là họ không muốn
tính toán thiệt hơn với tha nhân.
Người chất phác, mắt không mờ,
nhưng vì đối với việc không phù hợp,
họ nhìn mà xem như không thấy.
Người chất phác, miệng không phải câm,
nhưng vì không đáng nói, nên họ lặng thinh.
Người chất phác, tâm hồn thật rộng lớn.
Đối với thứ đã mất, họ không còn luyến tiếc;
Đối với việc đã qua, họ không còn giày vò.
Với họ: Không tranh giành với người;
Không chiếm đoạt lợi ích;
Không để ý đến lỗi vặt của người khác.
Tâm hồn họ,
không chứa đựng những việc làm phiền lòng.
Ngày .....
Làm người chất phác có gì tốt?
Bởi vì chất phác nên hạnh phúc,
Bởi vì chất phác nên thư thái ung dung.
Làm người chất phác rất tốt.
Chất phác với người nhà,
gia đình hòa thuận;
Chất phác với bạn bè, tình nghĩa vững bền;
Chất phác với người yêu, ái tình trường cửu.
Làm người,
chất phác không phải là nhu nhược, không
phải là vô dụng;
Chất phác là một sự chọn lựa;
Chất phác là một loại trí tuệ.
Giữ lại cái đáng giữ,
bỏ đi cái tệ hại,
gần hơn sự chân thật,
xa dần loại giả dối.
Ngày .....
Làm người chất phác nên có phúc đức
Điềm nhiên nở nụ cười,
hóa giải bao mâu thuẫn.
Vang lên một tiếng cười,
vứt đi bao ưu sầu.
Không tranh giành phẫn nộ.
Không hơn thua buồn rầu.
Buông xuống được, nhìn thấy thấu,
đâu có đem cho mình
thêm phiền muộn, khổ đau.
Làm một người chất phác thông minh,
không quan tâm thị phi,
không va chạm việc xấu,
không âm mưu, không thủ đoạn;
Giữ tấm lòng biết đủ,
sống an nhàn cuộc đời.
Đối xử tha nhân luôn mang hai chữ biết ơn.
Làm người chất phác
nhất định có phúc phận hiền lương.
Ngày .....
Cuộc đời gian nan, lòng người thay đổi
Người không quan tâm bạn,
bạn đừng đối xử tốt với họ.
Tình cảm của bạn là trân quý,
Nên không thể tùy ý trao gửi cho người khác.
Lòng người hiểm ác,
tình người bạc như giấy.
Bạn cắn răng chịu đựng để cống hiến,
thì chỉ làm cho người khác được nước tiến tới.
Thế thái nhân tình lạnh như sắt đá.
Bạn toàn tâm toàn lực để cho đi,
Chỉ làm cho người khác không biết cảm ơn,
Chỉ làm họ thêm tự kiêu, ngạo mạn.
Cuộc đời này họ sống quá thực tế.
Lòng người quá lạnh lẽo,
ai thật, ai giả,
khi hoạn nạn mới thấy.
Đừng đeo mặt nạ để lấy lòng người khác.
Đừng giả dối tình nghĩa,
để lợi dụng người khác.
Người muốn lợi dụng tôi, xin rời xa tôi.
Người đã giúp đỡ tôi,
một đời tôi luôn ghi nhớ bạn.
Ngày .....
Thông minh
Phát hiện được ưu điểm của bản thân,
là thông.
Phát hiện được ưu điểm của người khác,
là minh.
Trí tuệ
Học tập ưu điểm của người khác,
là trí.
Sử dụng ưu điểm của người khác,
là tuệ.
Ngày .....
Thiền ăn
Khi bạn ăn chỉ là ăn.
Thiền ăn là một phương pháp tiếp nhận bởi tâm quán chiếu, tôn trọng thực phẩm và thân thể của mình. Tuy rằng, sau khi luyện tập rồi, bạn ở bất kỳ nơi đâu đều chính niệm khi ăn uống, nhưng lúc mới bắt đầu, thì phương pháp đơn giản nhất là ăn trong tĩnh lặng.
Khi bắt đầu tập thiền ăn, bạn đem thức ăn để trước mặt, rồi ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, tĩnh tư về thức ăn này có nguồn gốc từ đâu đến, và tụng đọc một vài lời tùy ý, có thể là lời cầu nguyện, cảm ơn, chúc phúc. Sau đó, ngồi tĩnh lặng một lúc, quan sát thật kỹ thức ăn, cảm nhận thân thể của bạn, đặc biệt là cảm giác đói lúc này. Chú ý, giả sử lúc này bạn đưa thức ăn vào miệng, bạn sẽ cảm giác ra sao.
Khi bạn cảm nhận chính mình đã hoàn toàn trở về với hiện tại, thì bắt đầu ăn chầm chậm. Thư thái cảm nhận những trạng thái khi ăn uống, từ lúc lấy thức ăn cho vào miệng, nhai thức ăn, lưỡi cảm nhận hương vị, đến khi nuốt thức ăn, đều cần phải tỉnh thức.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Thiền ăn (tiếp theo)
Lưu ý, đừng để ăn uống quá nhanh, nếu nhanh quá xin chậm lại, giữ chính niệm trong từng miếng ăn. Đối với từng miếng ăn, đều giữ tỉnh thức. Mỗi lần ăn một miếng xong, thì dừng lại giây lát. Cứ như thế, tiếp tục ăn uống và thực tập chính niệm tỉnh thức cho đến lúc hoàn tất bữa cơm.
Chú ý, đến khi cảm thấy no rồi, cho dù con mắt và cái lưỡi muốn ăn thêm, nhưng bao tử cho bạn biết đã no rồi. Lúc này ý niệm trong đầu bạn muốn bạn ăn hết những gì có trên bát đĩa, hoặc cho bạn biết, bạn đã ăn quá nhiều rồi. Cố gắng không nên để những thói quen suy nghĩ đó làm ảnh hưởng, mà nên lắng nghe toàn bộ thân thể của mình, quán chiếu như thế để dẫn dắt mình.
Bạn luyện tập thiền ăn như vậy trong một tuần, thì đối với chính niệm trong cuộc sống, bạn sẽ nhận thấy điều tuyệt vời của sự tỉnh thức.
(Jack Kornfield)
Ngày .....
Cả một đoạn đường đi qua,
điều khó nhất lại là chính bản thân
Khi bị bệnh, tự mình chịu đựng.
Lúc mệt mỏi, tự mình chấp nhận.
Khó quá, tự mình đỡ đần.
Khổ quá, tự mình cất giấu.
Phiền quá, tự mình nén lòng.
Đau quá, tự mình nhẫn nhịn.
Khóc, tự mình tìm nơi ẩn núp.
Thua rồi, tự gồng mình lên.
Có mặt trên đời này đâu có dễ,
sống được cũng đâu có dễ dàng,
và cuộc sống không dễ chút nào.
Bạn cũng vậy,
tôi cũng vậy,
và tất cả mọi người cũng vậy.
Ngày .....
Cuộc sống khổ đau, đem nó ra chia sẻ,
không phải vì muốn được sự an ủi,
mà là
cung cấp thêm chủ đề,
cho những kẻ thích thị phi.
Chuyện phiền muộn, đem nó ra bàn luận,
không phải là muốn tìm đồng minh.
mà là thêm cho bản thân phần rắc rối.
Tâm hồn tệ quá, thì đem nó ra phơi nắng,
không phải vì muốn nhiều người cảm thông,
mà là
có thêm một câu chuyện cười cho thiên hạ.
Trên thế giới này,
người nghe chuyện thì nhiều;
Còn người hiểu chuyện lại cực ít.
Cả một đoạn đường đi qua,
điều không đơn giản
lại chính là bản thân mình.
Bởi vì hiền hậu chất phác,
chịu không ít thiệt thòi.
Bởi vì tâm hồn thiện lương,
chịu không ít khổ sở.
Bởi vì lời nói thẳng thắn,
động chạm không ít người.
Bởi vì quan tâm lo lắng,
nước mắt rơi không ít.
Trải qua đó xem như là rèn luyện.
Cần trải nghiệm thì trải nghiệm thôi!
Ngày .....
Không có nơi nào thần thánh cả,
cũng không có ai thuần khiết cả,
chỉ có phút giây hiện tại
thần thánh và trí tuệ.
(Lời Đức Phật dạy)
Ngày .....
Định luật đau lòng của cuộc sống
1. Định luật sai lầm
Mọi người đều sai lầm, thì bạn cũng bị sai lầm.
2. Định luật đố kỵ
Người đố kỵ bạn, không ai khác đó chính là người bên cạnh bạn.
Ngày …..
3. Định luật hình bầu dục
Sống không nên quá cứng nhắc,
cũng đừng quá cầu toàn.
Nếu sống cứng nhắc,
sẽ làm tổn thương người khác.
Còn nếu quá cầu toàn,
sẽ làm mọi người xa lánh bạn.
Vì thế,
bạn phải sống
nhẹ nhàng,
uyển chuyển.
Ngày …..
4. Định luật sử dụng
Làm người không sợ người khác sử dụng mà chỉ sợ mình là một người vô dụng.
Ngày .....
5. Định luật thành công
Nếu như bạn không thành công,
thì bạn lại thu mình,
ít giao lưu cùng bạn bè;
Còn
nếu bạn có được thành công,
thì bạn bè ngại tiếp xúc với bạn,
vì bạn quá xuất sắc.
Ngày .....
6. Định luật miếng bánh
Không phải bỗng dưng,
miếng bánh
từ trên trời rơi xuống cho bạn.
Bạn nên cẩn thận,
vì
dưới đất sẽ có cạm bẫy đợi bạn.
Ngày .....
7. Định luật lầm lỗi
Mọi người
thường phạm một lầm lỗi lớn nhất,
đó chính là:
khách sáo với người lạ,
mà lại quá hà khắc với người thân.
Ngày .....
8. Định luật bình luận
Đừng nên mong đợi,
người khác bình luận bạn như thế nào.
Mà hãy suy nghĩ,
bạn bình luận họ ra sao thôi.
Ngày .....
9. Định luật đau buồn
Người thấy bạn đau buồn
mà lại vui vẻ,
đó chính là kẻ thù.
Còn
người thấy bạn vui vẻ,
mà vui vẻ,
thì đó chính là bạn bè.
Còn
người thấy bạn đau buồn,
mà đau buồn,
thì những người ấy,
bạn hãy
luôn giữ họ trong trái tim mình.
Ngày .....
10. Định luật mưa gió
Tình yêu chịu được gió mưa,
nhưng không chịu nổi lúc bình yên.
Còn tình bạn chịu được lúc bình yên,
nhưng không chịu nổi khi mưa gió.
Tùy duyên
thì tự tại.
Vô ngại
thì vô ưu.
Ngày cuối tháng
Tạm biệt nửa năm qua
Chỉ mong bạn sống tự do hạnh phúc,
biết tự tạo niềm vui cho bản thân mình.
Đón chào tháng 7,
tạm biệt nửa năm đã qua!
Thời gian không ngừng trôi,
mới đó thôi
mà đã trải qua một nửa hành trình.
Lúc này,
chúng ta cũng nên nói lời chia tay với nó;
Và sẵn sàng,
đón chào sáu tháng cuối năm.
Nửa năm qua,
ta đã thưởng thức hết niềm vui thành công,
cùng bao gian nan khổ sở,
cảm nhận được tình người nóng lạnh,
cũng thấu rõ sự tình của cuộc đời.
Hy vọng nửa năm còn lại,
dùng hết muộn phiền
và những điều không vui,
sống những ngày tháng an lành, hạnh phúc.
Ngày hôm qua cỏ cây vừa đâm chồi nảy lộc.
Mới nháy mắt đã trĩu cành nặng hạt.
Nửa năm rồi không ngờ đã qua.
Tạm biệt sáu tháng đầu năm!