1. Lịch tiêm chủng cho bé
Tiêm phòng sử dụng một lượng nhỏ vi sinh vật gây bệnh đã chết hoặc bị suy yếu. Chúng có thể là virus, như virus sởi hay vi khuẩn như phế cầu khuẩn. Các vi sinh vật này kích thích hệ miễn dịch phản ứng tương tự như khi cơ thể bị nhiễm bệnh thật sự. Sau đó, hệ miễn dịch có thể ghi nhớ các vi sinh vật này dưới dạng kháng thể để nhanh chóng chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
2. Bảng tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của tổ chức y tế thế giới
3. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý (tuần khủng hoảng của trẻ)
Đôi lúc bạn trẻ biếng ăn do thay đổi sinh lý, ví dụ như khi bước vào những giai đoạn như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,... trẻ thường biếng ăn. Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường. Đó là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở những khoảng thời gian dưới đây. Sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường.
TUẦN KHỦNG HOẢNG CỦA TRẺ
4. Lượng dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày cho trẻ em ăn dặm.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng đối với trẻ nhỏ, giống như bảng dưới đây. Mỗi loại thuốc, hay thức ăn mẹ mua về, hãy tập thói quen so sánh với bảng khuyến nghị này để biết nên bổ sung cho con bao nhiêu. Đừng lo lắng nếu bạn thấy thông tin này quá nhiều. Chỉ cần làm vài lần bạn sẽ nhớ thôi.