Phương pháp đọc sách của tôi
Tôi luôn thích rảo quanh các nhà sách để tìm thông tin mới. Tôi nhận thấy việc nhìn quanh cũng là một cách học tập. Khi mở một quyển sách lần đầu, tôi thường đọc lướt qua lời nói đầu và phần mục lục trước để nắm nội dung chính của quyển sách. Phần lời bạt (nếu có) cũng có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Những phần này luôn chứa đựng các thông tin quan trọng và giúp tôi nắm bắt nội dung chính của quyển sách.
Tôi cũng khá bận rộn nên không thể đọc hết cả quyển sách với quỹ thời gian eo hẹp của mình. Vì thế tôi đã phát triển phương pháp đọc lướt qua các đoạn văn trong một quyển sách thay vì tập trung vào từng từ một. Thông thường, tôi sẽ chú ý các từ khóa khi liếc qua đoạn văn lần đầu tiên. Tôi sẽ tìm đọc những câu văn quan trọng trước khi chuyển sang câu khác để đánh giá tốt hơn nội dung của đoạn văn. Bằng cách kết nối những từ khóa và các câu văn quan trọng, tôi có thể nắm khá rõ ý tưởng chính của quyển sách. Đương nhiên, kiểu đọc này cũng có mặt hạn chế của nó, nhưng nó giúp tiết kiệm thời gian và thường mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
Xét về thần kinh học, phương pháp đọc này chủ yếu sử dụng bộ não phải, tận dụng khả năng liên kết của nó một cách hiệu quả.
Sức mạnh của não phải đối với tâm trạng
Khi bạn nghĩ về kem, dâu tây, hoặc sô-cô-la, có phải là bạn bắt đầu chảy nước bọt không? Chỉ cần nghĩ về chúng thôi cũng khiến bạn thấy thật dê chịu, phải thế không? Việc này xảy ra là do bán cầu não phải điều khiển những cảm xúc ấy.
Dopamine, hay còn gọi là “hoóc-môn thỏa mãn”, là loại hoóc-môn được tiết ra khi bán cầu não phải tiếp nhận suy nghĩ về một điều gì đấy dê chịu. Nó là chất dẫn truyền thần kinh tiêu biểu giúp con người chứng tỏ khả năng tư duy ở cấp độ cao hơn và sáng tạo hơn so với những loài động vật khác.
Giả thuyết về sự tương thích tâm trạng cho biết bộ não con người được thiết kế để liên kết các tâm trạng phù hợp với những ký ức nhất định nào đấy. Ký ức về những trải nghiệm dê chịu được kết nối với tâm trạng phấn khởi và lúc này bộ não không khơi dậy tâm trạng hoặc cảm xúc xấu. Các ký ức cũng được hồi tưởng lại trong mối tương quan với tâm trạng hiện tại. Bán cầu não phải tiến hành tái hiện những tâm trạng nhất định đồng thời điều khiển bản năng, khả năng sáng tạo và tư duy bậc cao.
Các thiên tài tư duy bàng não phải
Nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sứ là những người sứ dụng bán cầu não phải.
Leonardo da Vinci chính là tấm gương về một thiên tài xuất chúng. Hơn năm trăm năm trước, ông đã tiên liệu được việc phát minh ra tàu hơi nước, máy bay trực thăng, bộ đồ lặn, thang máy, xe ô tô, máy xúc, dù và kính viên vọng. Điều gì khiến bộ não của da Vinci đặc biệt đến thế? Đó là vì ông biết được sức mạnh của trí tưởng tượng của mình. Ong thích nghĩ ra những ý tưởng mới và có đủ tài năng để biến chúng thành hiện thực.
Một nhà trí thức nổi tiếng khác là Thomas Edison, thời còn học tiểu học đã bị đánh giá là ngu ngốc và là một học sinh khó dạy. Bất chấp những trở ngại trên con đường học vấn của mình, ông vẫn tiến về phía trước và gặt hái thành công. Điều làm người ta nhớ đến ông nhiều nhất là phát minh bóng đèn và máy hát đĩa, nhưng trên thực tế ông đang giữ kỷ lục thế giới với tổng cộng 1.093 phát minh.
Điểm tương đồng giữa da Vinci, Edison và hầu hết những nhà phát minh vĩ đại khác chính là họ không chỉ sử dụng tư duy lô-gíc. Lý trí chỉ là một phương tiện để truyền tải những ý tưởng của họ đến phần còn lại của thế giới. Tài năng của họ chủ yếu dựa vào sức mạnh của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, những thứ nằm trong đại dương của não phải.
NÃO PHẢI VẬN HÀNH MỘT CÁCH TỰ ĐỘNG
Bạn chính là những gì bạn nhìn thấy và lắng nghe
Chẳng phóng đại tí nào khi nói rằng chúng ta bị chi phối bởi những gì chúng ta nhìn thấy và nghe được. Theo số liệu thống kê về tâm lý giáo dục, 67% kiến thức của con người tiếp thu được thông qua thị giác, 7% từ thính giác, 6% từ vị giác, khứu giác và xúc giác. Trí nhớ của con người bao gồm 10% âm thanh và 50% hình ảnh.
Yulgok là một học giả uyên bác có một không hai ở Hàn Quốc trong triều đại Joseon. Tài năng của ông phần lớn xuất phát từ mối quan hệ gần gũi giữa ông với mẹ mình - Sin Saimdang, vốn là một nghệ sĩ và một nhà thư pháp lừng danh. Yulgok từ bé đã được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của mẹ và được bà dạy dỗ. Sin Saimdang chính là hình tượng mẫu mực cho các bà mẹ Hàn Quốc bởi vì bà luôn chú ý dạy dỗ các con mình biết lê nghĩa, kính trên nhường dưới và luôn là tấm gương sáng cho con.
Từ nhỏ, Sin Saimdang đã mài mực cho ông mình và luôn cầm cây cọ trong tay. Những hình ảnh và âm thanh mà bà cảm nhận được khi còn thơ bé ảnh hưởng rất lớn đến bà, nhờ đó bà đã phát triển tài năng vẽ tranh và viết thư pháp từ rất sớm. Cọ và mực là những vật dụng thường trực của Sin Saimdang, chính vì vậy mà những người con của bà cũng bắt đầu làm quen với môn nghệ thuật này từ rất sớm.
Yulgok và các anh chị em của ông đều là những người có tài năng đặc biệt, điều này bộc lộ ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với nghệ thuật và các hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo khác. Một vài người trong số họ đã nối nghiệp mẹ, trở thành các nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng. Yulgok trở thành một nhà văn, triết gia và học giả tài năng. Tất cả những thành tựu ấy đều không phải ngẫu nhiên mà có. Môi trường dưỡng dục từ lúc thơ bé đã ảnh hưởng lớn đến khả năng đeo đuổi các nỗ lực sáng tạo của họ.
Hình ảnh và âm thanh mà chúng ta nhận được trong cuộc sống thường len lỏi sâu vào trong tiềm thức của ta. Những gì chúng ta nhìn thấy và nghe được có thể tác động đến chúng ta nhiều hơn ta tưởng. Vì vậy ta cần nhận ra sức mạnh tiềm tàng của những cảm giác này và tất cả các hoạt động của bán cầu não phải.
Vai trò của tiềm thức trong việc định đoạt thành công hay thất bại
Jane Elliott - giáo viên đồng thời là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc người Mỹ - đã trở nên nổi tiếng vì cuộc thử nghiệm mà cô tiến hành với các học trò của mình vào năm 1968. Cuộc thí nghiệm được bắt đầu sau ngày Martin Luther King, Jr. bị ám sát nhằm giúp các học sinh da trắng hiểu được sự phức tạp của định kiến.
Cô nói với tất cả những học sinh của mình rằng trẻ em mắt xanh giỏi giang hơn trẻ em mắt nâu bởi vì sự ảnh hưởng của sắc tố đối với trí thông minh. Cô ưu tiên những học sinh mắt xanh hơn và phân biệt đối xử với học sinh mắt nâu. Trong vòng một ngày, các học sinh mắt xanh đã thay đổi thái độ và thể hiện tốt hơn trong lớp, thậm chí còn tốt hơn cả những gì người ta kỳ vọng ở độ tuổi của chúng.
Khi cô thay đổi nguyên lý, tuyên bố rằng thật ra trẻ em mắt nâu vốn tài giỏi hơn, thì kết quả bị đảo nghịch. Các học sinh mắt nâu trở nên kiêu căng và thể hiện tốt hơn trong lớp.
Cuộc thí nghiệm mang tính cách mạng này không chỉ cho thấy sự phức tạp của định kiến và phân biệt đối xử, mà còn cho thấy sức mạnh của tiềm thức và ý thức về bản thân. Những trẻ em được cho là giỏi giang hơn đã thực sự thể hiện khả năng vượt trội hơn so với dự đoán trước đó, dù chúng chỉ thể hiện một cách vô thức.
Những ý tưởng mà chúng ta tiếp thu một cách vô thức có thể tác động to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Có nhiều ý tưởng vô thức khiến tiềm năng thật sự của chúng ta bị giới hạn. Vì vậy, chúng ta phải thoát khỏi những định kiến kìm hãm khả năng của ta, dù chỉ là vô thức.
MỌI VIỆC DIỄN RA ĐÚNG NHƯ BẠN HÌNH DUNG VỀ CHÚNG
Rèn luyện về hình tượng
Các vận động viên thể thao phải nỗ lực rất nhiều để rèn luyện cho mình một thể chất hoàn hảo cũng như một tinh thần thi đấu kiên cường, Cần phải tốn nhiều năm thì các vận động viên mới có thể tạo dựng cho mình khả năng nhìn thấy trước thành công.
Trường Đại học Illinois đã tiến hành một cuộc thí nghiệm thú vị với các vận động viên trong đội bóng rổ của họ. Thành viên đội bóng được chia làm ba nhóm: A, B và C. Trong một tháng, các vận động viên ở nhóm A thực hành việc ném bóng trên sân trong khi vận động viên nhóm B chẳng cần luyện tập gì cả. Nhóm C thì dành ba mươi phút mỗi ngày để mường tượng về việc ném bóng, ghi bàn và cải thiện các kỹ năng của họ.
Một tháng trôi qua và cả đội được kiểm tra để xem họ đã tiến bộ ra sao. Đúng như dự đoán, nhóm B chẳng tiến bộ gì cả. Tuy nhiên, cả nhóm A và nhóm C đều có cùng một mức tiến bộ: tăng 25% điểm số. Tuy trên thực tế nhóm C không rèn luyện thể chất suốt cả tháng, nhưng khả năng ném bóng của họ vẫn tiến bộ. Cuộc thí nghiệm này chứng tỏ những hình tượng trong tâm trí có thể hiệu quả đến mức nào trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu.
Như vậy, việc mường tượng về sự tiến bộ của bản thân trong hoạt động thể thao cũng hữu hiệu như việc rèn luyện thể chất vậy, bởi vì những hình ảnh ấy mang đến một mục tiêu cụ thể cho tâm trí. Theo đó, mường tượng về các mục tiêu mà bạn mong muốn đạt trong tâm trí cũng rất quan trọng. Những ý tưởng hoặc niềm tin tiêu cực sẽ luôn mang đến kết quả tiêu cực; và sự mường tượng tích cực sẽ cải thiện triển vọng về thành công. Bán cầu não phải có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nếu bạn chủ ý hình dung về thành công.
Sử dụng đại dương trong não phải
Bán cầu não phải vẫn là một đại dương bao la để chúng ta khám phá. Chúng ta phải sử dụng sức mạnh tưởng tượng của não phải để đeo đuổi các nỗ lực sáng tạo trong cuộc sống.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Trong khi bán cầu não trái điêu khiển lý trí, bán cầu não phải điều khiển sức mạnh cảm xúc và trí tưởng tượng. Não phải phản ứng rất nhạy đối với những hình ảnh trong tiêm thức của bạn. Để khám phá hết mọi tiêm năng của não phải, bạn phải không ngừng nâng cao khả năng tư duy báng hình tượng.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ cố gắng sử dụng trí tưởng tượng và óc sáng tạo của não phải ở mức tối đa.
2. Tôi sẽ sống thật hạnh phúc báng cách sử dụng sức mạnh tưởng tượng của não phải để thu thập và gia tăng các cảm xúc tích cực.
3. Tôi sẽ bắt đầu mỗi nỗ lực báng cách rèn luyện vê hình ảnh tích cực. Tôi sẽ mường tượng vê những mục tiêu thành công bởi vì việc đó sẽ giúp tôi thành công trong thực tế.
Tầm quan trọng của những giả định
Khi Neít Amstrong tần đầu tiên đặt chân tên mặt trăng, ông đã phát biểu: "Đây tà bước chân nhỏ bé của một cá nhân, nhưng tại tà bước tiến khổng tồ của nhân toại". Tuy nhiên, các tài tíỊu truyền thông của NASA cho thấy rằng sau đó, ông tiếp tục nói thêm: "Đây chỉ như một cuộc tuyện tập thôi. Mọí thứ diễn ra đúng như kế hoạch của chúng tôi".
Trước khi thực sự đi vào không gian, Neit và Buzz đã thực hành mường tượng về khoảnh khắc hai người đặt chân tên mặt trăng rất nhiều tần. Ông đã chuẩn bị kỹ càng cho cuộc hạ cánh mang tính tịch sử ấy bởi vì ông đã cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra và dựa vào đó để rèn tuyện các phương án xử tý.
Sử dụng bán cầu não phải để rèn tuyện tinh thần cho bản thân sẽ giúp chúng ta dễ đạt được thành công hơn. Giống như Ne.í£ và Buzz, chúng ta phải thực hành và chuẩn bị cho những gì mà chúng ta mong muốn đạt được. Hãy mường tượng mình đang thư giãn, tự tin và thành công để bạn thực sự cảm thấy như thế khi những khoảnh khắc đó xảy ra trong thực tế. Mỗi ngày, hãy học cách tận hưởng kết quả thu được từ những mường tượng của bạn về thành công và điều bạn hằng ước vọng sẽ trở thành sự thật.