TÔN VINH LÒNG BIẾT ƠN
Xin cảm ơn và xin chúc mừng
Khi lớn lên, tôi chưa bao giờ nghe ai nói “cảm ơn” hay “chúc mừng” với mình. Đó không phải vì tôi lớn lên trong một gia đình vô cảm, hoặc vì tôi chẳng bao giờ làm được điều gì đáng khen. Thực ra, người Hàn Quốc không sử dụng những câu như thế vào thời ấy. Khi tiếng Anh bắt đầu ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Hàn Quốc, người dân chúng tôi mới quen dần với việc thể hiện lòng biết ơn và xin lỗi qua hai cụm từ “cảm ơn” và “xin thứ lỗi”. Cùng với sự thay đổi về văn hóa này là sự phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người tại Hàn Quốc đạt mức khoảng 20.000 đô-la/năm. Nhưng những lời lẽ khích lệ, nhất là câu “chúc mừng”, vẫn còn vắng bóng.
Lúc còn học ở Ao, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy từ “gratulieren” (chúc mừng) được sử dụng rất phổ biến. Bất cứ khi nào có điều tốt đẹp đến với một ai đó, người Ao luôn nói “gratulieren”. Họ thậm chí còn nói “zum wohl” (chúc chóng khỏe) khi có ai đó hắt hơi, tương tự như câu “bless you” (cầu Chúa chúc lành cho anh) trong tiếng Anh vậy.
Sau này, khi chuyển sang học ở Đại học Boston, tôi được học một vị giáo sư đặc biệt thích đánh đố, ông hay hỏi chúng tôi những vấn đề cực kỳ khó khăn và phức tạp vào cuối mỗi buổi học. Nhưng khi một sinh viên trả lời đúng, ông luôn reo lên ầm ĩ. Ong luôn ghi nhận nỗ lực của sinh viên với câu “Chúc mừng!” chân thành.
Hàn Quốc có thể đạt được mức thu nhập bình quân 20.000 đô-la bằng cách phấn đấu cạnh tranh. Nhưng để đạt đến mức 30.000 đô-la, người Hàn Quốc cần tinh thần đồng đội và sán lòng chúc mừng lẫn nhau trước một công việc được hoàn thành tốt. Sự cạnh tranh có những giới hạn của nó. Những ai sống với tâm lý ganh đua không ngừng rồi cũng dần kiệt sức. Chỉ những cộng đồng được xây dựng trên sự hỗ trợ lẫn nhau và thiện chí mới có được nguồn dưỡng chất tinh thần đưa họ vươn lên tầm cao mới.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Vào cuối thế kỷ 19, có một quả phụ nghèo khổ ở Virginia phải một thân nuôi nấng đứa con trai của mình. Chồng bà là mục sư nhưng đã sớm qua đời sau khi đứa con trai của hai người chào đời không lâu. Nhận thấy con trai mình thể hiện tiềm năng về trí thông minh vượt trội, người mẹ đã làm việc quần quật, không ngại cực khổ, để dành dụm tiền cho cậu học đại học. Công sức lao động cực nhọc của bà đã được đền đáp khi cậu bé ngày nào giờ đã tốt nghiệp hạng ưu trường Princeton, thời ấy được gọi là Đại học New Jersey.
Tại buổi lê phát bằng, chàng trai trẻ lên nhận phần thưởng danh dự và có một bài phát biểu ngắn. Cậu đứng trên bục và nói bằng cả trái tim: “Xin cảm ơn mẹ. Con được như ngày hôm nay tất cả là nhờ mẹ. Phần thưởng này không phải dành cho con, mà dành cho mẹ”.
Rồi cậu bước xuống và cài chiếc huy chương vàng lên chiếc áo sờn cũ của mẹ. Tất cả mọi người tham dự buổi lê đều lặng đi vì cảm động.
Sau này, chàng trai nghèo ấy đã trở thành luật sư, giáo sư và hiệu trưởng Trường Đại học Princeton. Anh phụng dưỡng mẹ cho đến khi bà qua đời vài năm sau đó. Nhờ hiểu được bản chất của lòng biết ơn, hai mẹ con chàng trai đã có thể hỗ trợ nhau để sống một cuộc đời hạnh phúc, viên mãn.
ĐỘNG LỰC CỦA LỜI CẢM ƠN
Hãy biết ơn trong khi bạn làm việc
Colin Powell là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Mỹ gốc Phi duy nhất phục vụ trong Tổng cục Tham mưu. Ong sinh tại Harlem và được cha mẹ (là dân nhập cư từ Jamaica) nuôi nấng ở Bronx. Ong từng làm nhiều công việc với mức thù lao rẻ mạt, trong đó có công việc phụ hồ trong một nhà máy. Một ngày nọ, ông và những công nhân khác được giao nhiệm vụ đào mương. Trong nhóm có một người không làm việc mà đứng tựa vào cáng xẻng và than thở về mức lương bèo bọt. Bên cạnh anh ta là một công nhân khác đang cần mẫn đào mương mà không than thở một lời.
Vài năm sau, Powell quay lại làm việc bán thời gian cho nhà máy. Ong phát hiện thấy người đàn ông đã bỏ bê công việc để đứng phàn nàn giờ vẫn làm công việc đó. Trái lại, người công nhân hăng hái giờ đã chuyển sang lái xe nâng.
Nhiều năm sau khi rời bỏ công việc ở nhà máy, Powell lại trở về thăm. Người đàn ông hay càu nhàu đã ngã bệnh không rõ nguyên nhân và bị mất việc. Còn người công nhân chăm chỉ đã trở thành chủ tịch công ty. Colin Powell bảo hai người đàn ông này đã dạy ông một trong những bài học lớn nhất trong đời.
Những người khởi nghiệp với nhiều thách thức trong cuộc sống có hai lựa chọn. Thứ nhất, họ có thể nguyền rủa hoàn cảnh cho đến khi chìm sâu vào nỗi khổ đau của chính mình. Thứ hai, họ có thể làm việc chăm chỉ với công việc khởi đầu cho đến khi tiến đến những mục tiêu lớn hơn và tốt đẹp hơn. Bạn muốn là loại người nào?
Phép màu từ lòng biết ơn
Takeda Pastries là một công ty Nhật Bản nổi tiếng với loại bánh quy Tamago Bolo. Những chiếc bánh quy bé xíu ấy đã đại diện cho toàn bộ triết lý của công ty. Takeda đứng vững nhờ công thức làm bánh quy độc đáo, sứ dụng trứng tăng cường dinh dưỡng. Giám đốc điều hành của Takeda đã phát biểu về Tamago Bolo: “Chúng tôi tiếp tục sứ dụng loại trứng chất lượng cao và những chiếc bánh đã mang đến lợi nhuận trước cả khi tôi kịp nhận ra”.
Nguyên tắc nhất quán - chỉ sứ dụng nguyên liệu chất lượng cao - đã thu hút khẩu vị của công chúng và cuối cùng, sản phẩm của công ty chiếm đến 60% thị phần. Gần đây, Giám đốc điều hành của Takeda đã thực hiện chiến lược mới nhằm duy trì chất lượng cao của Tamago Bolo. Nhân viên của công ty được yêu cầu nói lời cảm ơn với tất cả mọi người ở nơi làm việc: với ông chủ, với đồng nghiệp và thậm chí với những chiếc bánh! Tại sao Takeda lại đòi hỏi nhân viên phải thể hiện lòng biết ơn? Vị Giám đốc điều hành nói: “Thị hiếu hiện nay của khách hàng là hướng tới loại thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu chất lượng cao, rồi sẽ đến lúc họ đòi hỏi thái độ trân trọng từ những người tạo ra loại bánh này. Hãy thử nói cảm ơn ba lần mỗi ngày. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi”.
Takeda đã đúng. Doanh số bán hàng của công ty đã tăng vùn vụt.
Đây là ý tưởng hoàn toàn thiết thực, dù thoạt nghe, nó có vẻ xa vời. Không khí tích cực trong công ty sẽ giúp gia tăng năng suất và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Và không có cách nào khác tạo ra nguồn năng lượng tích cực tốt hơn là thái độ cho và nhận lòng biết ơn trước một công việc được hoàn thành tốt.
BIẾT ƠN NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT
Vòng tuần hoàn của lòng biết ơn
Một cuộc trả lời phỏng vấn của nghệ sĩ Chul Soo Lee trên đài truyền hình Hàn Quốc vẫn còn khiến tôi suy nghĩ mãi. Ong kể rằng trong suốt những năm tháng thơ bé đầy sóng gió, ông đã nhận được sự giúp đỡ từ một Đức cha đáng kính. Khi ông bộc bạch lòng biết ơn của mình với Đức cha, Đức cha bảo ông: “Con nhận từ ta, nhưng hãy trả món nợ ấy cho một người khác. Hãy trả nó cho một người đang gặp khó khăn”.
Đây là vòng tuần hoàn của lòng biết ơn. Cách tốt nhất để nói lời cảm ơn là hãy đối xử với người khác theo đúng cách bạn đã được đối xử. Lòng biết ơn không dừng lại ở việc đền ơn cho người đã giúp đỡ mình; bạn cần tiến một bước xa hơn và giúp đỡ một người thứ ba.
Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc đã được in trên một trăm lần. Những độc giả đầu tiên đã gửi thư cảm ơn tôi vì những thay đổi đáng kinh ngạc ở bản thân và những người xung quanh họ. Khi nghĩ về cuộc phỏng vấn của Chul Soo Lee, tôi đã nói với họ: “Nếu quyển sách này đã thay đổi bạn, xin hãy mang tặng sự thay đổi ấy cho những người xung quanh mình. Đó là cách bạn đền ơn tôi. Nếu quyển sách này đã khiến bạn cảm động, hãy tặng nó cho những người thân yêu của mình. Quả ngọt hạnh phúc của bạn sẽ chín muồi khi bạn chia sẻ nó với người khác”.
BẢY SẮC MÀU HẠNH PHÚC
Chắc chắn xã hội sẽ phát triển không ngừng nếu chúng ta tiếp tục truyền tay nhau những nguyên tắc của quyển sách này cho đến khi tất cả mọi người đều thuộc nằm lòng. Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc là một cuộc vận động đổi mới. Nó là một phong trào nhằm cải thiện và nâng cao thái độ sống. Hãy bắt đầu cuộc sống mới của bạn ngay từ bây giờ, như Franklin D. Roosevelt đã từng nói: “Có một điều chắc chắn: Chúng ta phải làm một điều gì đấy. Chúng ta phải thực hiện điều tốt nhất ta biết ngay lúc này. Nếu hóa ra nó không đúng, chúng ta có thể chỉnh sứa trong quá trình thực hiện nó”.
Tôi mong bạn có đủ can đảm và lòng quyết tâm để vươn vai và thực hiện sự thay đổi mà Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc đã mách bảo bạn.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Một người biết thể hiện lòng biết ơn sẽ sống một cuộc đời đẹp. Chúng ta đến với thế giới này với đôi bàn tay trắng và ra đi cũng với đôi bàn tay trắng, vậy nên tất cả những gì chúng ta có đêu là tặng vật. Đé thực hiện tốt nhất mỗi công việc được giao, bạn phải luôn có tinh thần biết ơn. Lòng biết ơn chắc chắn sẽ mang đến thành công và hạnh phúc.
Tái có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ cảm ơn và chúc mừng người khác. Lòng biết ơn mang đến tài sản vô giá.
2. Tôi sẽ biết ơn vì những điêu nhỏ nhặt. Có vô số những điêu chúng ta nên biết ơn mỗi ngày.
3. Tôi sẽ chia sẻ những ân phúc của mình. Việc đên đáp người đã thực hiện một nghĩa cử đẹp với ta là rất quan trọng, nhưng việc thực hiện lại nghĩa cử ấy với một người khác còn quan trọng hơn.
Phúc lành
Biết ơn cuộc sống
Bài thơ này được sắng tắc bởi một tắc giả vô danh. Bài. thơ đã cho thấy những điều tưởng tà gắnh nặng cũng có thể tà điều đắng ca tụng.
Nếu những đứa con ở tuổi thiếu niên bày tỏ với tôi thái độ của chăng.
có nghĩa tà con tôi đang an toàn ở nhà chứ không tang thang trên phố.
Nếu tôi phải trả thuế, có nghĩa tà tôi có công việc tàm. Nếu tôi phải dọn dẹp quắ nhiều thứ sau bữa tiệc, có nghĩa tà tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời cùng bạn bè.
Nếu quần ắo của tôi quắ chật, có nghĩa tà tôi có quắ nhiều thức ăn và cuộc sống sung tắc.
Nếu chỗ đỗ xe duy nhất còn tại nằm tít ở góc xa nhất của nhà xe.
có nghĩa tà không chỉ có cơ hội đi bộ mà tôi còn có cả một chiếc xe.
Nếu tôi phải trả nhiều tiền cho hệ thống sưởi, có nghĩa tà tôi sống trong một ngôi nhà ấm ắp.
Nếu quý bà ngồi sau tưng tôi trong nhà thờ khiến tôi bực mình với giọng hắt dở tệ.
có nghĩa tà đôi tai tôi vẫn hoạt động tốt.
Nếu toàn thân tôi đau nhức, mệt mỏi, có nghĩa tà tôi đã làm việc chăm chỉ.
Nếu tôi tỉnh giấc tăc sắng sớm vì tiếng kêu đinh tai nhức óc của chiếc đồng hồ, có nghĩa tà tôi vẫn còn sống.
Và nếu tôi nhận quá nhiều
có nghĩa là rất nhiều người đang nghi đín tôi.
Có quá nhiều sự bất mãn.
và quá nhiều lời phàn nàn vô thức trong tôi.
Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, tất cả những điều có thể khiến bạn bực bội ấy đều rất đáng để biết ơn.
Được xếp số 1 trong danh mục sách bán chạy nhất năm 2007 tại Hàn Quốc!
1. Được bầu chọn là sách hay nhất năm 2007 bởi độc giả mạng Interpark!
2. Được bầu chọn là sách hay nhất năm 2007 bởi công dân mạng YES24!
3. Được các Giám đốc điều hành đề cử là quyển sách hay nhất dành cho nhân viên (Theo khảo sát của SERI [Sustainable Europe Research Institute] - Viện nghiên cứu phát triển châu Âu)!
4. Được Hiệu trưởng các trường Đại học lựa chọn là sách sinh viên nên đọc!
5. Được bầu chọn là quyển sách mang tính xây dựng toàn cầu đứng đầu thế kỷ 21 bởi KAIST (Korea Ad¬vanced Institute of Science and Technology) - Viện Khoa học & Công nghệ cao cấp Hàn Quốc!
6. Được Sở Giáo dục Gyeongbuk bình chọn là quyển sách có tính sáng kiến cao nhất!
7. Được các tình nguyện viên bầu chọn là quyển sách được vận động quyên góp nhiều nhất tại thư viện Seoul!
8. Được chọn làm sách giáo khoa tại nhiều trường Trung học!
9. Được các trường Đại học bầu chọn là sách sinh viên năm nhất nên đọc vào năm 2008!
10. Được bầu chọn là quyển sách giúp nâng cao tinh thần cho quân đội Hàn Quốc!
11. Là chủ đề của chương trình thuyết giảng đặc biệt hàng tuần trên kênh KBS 10 (8+2)
12. Được giới thiệu trên kênh truyền hình Kinh tế Hanguk như “Sách Ngôi sao”!
13. Được sử dụng trong chương trình thuyết giảng đặc biệt “Happiness Plus” trên kênh truyền hình JTV Jeonju!
14. Được sử dụng trong chương trình thuyết giảng đặc biệt trên kênh truyền hình MBC!
15. Được sử dụng là giáo trình trong chương trình “bồi dưỡng lòng mến khách” dành cho các thẩm phán Tòa án Trung tâm Quận Seoul
1 6. Được xếp vào giáo trình văn hóa của Thư viện Quốc gia Hàn Quốc
17. Được chọn làm giáo trình bồi dưỡng giáo viên của Viện Giáo dục & Đào tạo Incheon
18. Được chọn làm giáo trình trong các buổi thuyết giảng đặc biệt cho nhân viên ở những doanh nghiệp lớn và các cơ quan chính phủ