C
húng ta đã từng gặp gỡ trên Con đường tơ lụa hế giới thật bao la, thuở nhỏ con người thường khao khát được ra ngoài khám phá, mộng tưởng về những chuyến phiêu lưu ở phương xa, đó cũng là một trong những tâm nguyện ban đầu của tổ tiên chúng ta khi khai phá Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là một con đường quốc tế chứa đựng ý nghĩa lịch sử, chính con đường cổ xưa này đã kết nối Trung Quốc với thế giới, thúc đẩy sự phát triển và truyền bá nền văn minh phương Đông và phương Tây. Trong cuốn sách “Bí ẩn người ngoài hành tinh ở Thanh Hải” này, đội trinh thám Tiểu Năng gồm các thành viên Gia Cát Năng, Tôn Tiểu Đào và Sa Tinh Tinh đã dọc theo Con đường tơ lụa xưa của Trung Quốc, với nhiệm vụ khám phá và bảo vệ những di sản văn hóa, qua đó mà chúng ta hiểu hơn về những di sản lịch sử phong phú, độc đáo và văn hóa dân tộc ly kỳ mà đầy màu sắc của Trung Quốc.
Tôi đã bị choáng ngợp trước bề dày lịch sử Trung Quốc khi đọc bộ sách này. Tôi đã theo chân nhân vật chính trong truyện trên hành trình phiêu lưu để đi qua những thành phố cổ mang đậm hơi thở lịch sử Trung Hoa, đó là Tây An, Lạc Dương, Lan Châu, Đôn Hoàng, Hoàng Trung… Dù ở nước ngoài xa xôi, nhưng tôi vẫn lĩnh hội được cội nguồn văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Đội trinh thám Tiểu Năng đã tới Tây An để khám phá bí mật về Tượng binh mã thời nhà Tần, tới Lạc Dương để kiếm tìm tượng ngựa ba màu thời nhà Đường, tiếp đến là vành đai Hà Tây thần bí và Hắc Thủy Quốc… Đội trinh thám đã giúp tôi nhận ra vai trò của Con đường tơ lụa đối với việc giao lưu của các nền văn minh trên thế giới. Hành trình phiêu lưu của Đội trinh thám chính là lịch sử phát triển và thịnh vượng của nền văn minh Hoa Hạ trong suốt 5.000 năm qua. Câu chuyện của Đội trinh thám Tiểu Năng đã nhắn nhủ với tôi rằng: Truyền thống mở cửa hữu hảo của dân tộc Trung Hoa đối với thế giới bên ngoài đã để lại dấu ấn dọc theo Con đường tơ lụa và nó sẽ khó bị xóa nhòa qua hàng nghìn năm.
Trong “Thượng thư” có câu: “Phía đông mở ra biển lớn, phía tây trải dài đến sa mạc”, chính là sự miêu tả của bậc hiền triết về vùng đất Trung Hoa, thế nhưng “Biển lớn” và “Sa mạc” vô biên ấy lại chưa bao giờ ngăn cản được tấm lòng giao lưu hữu nghị, hòa bình của Trung Quốc với thế giới. Ngày nay khi tổ quốc ngày càng thịnh vượng, theo chân Đội trinh thám Tiểu Năng trên Con đường tơ lụa, chỉ cần chuyên tâm tìm hiểu và cảm nhận lịch sử của các thành phố cổ dọc tuyến đường, chúng ta sẽ kinh ngạc mà phát hiện ra rằng, Con đường tơ lụa không chỉ giúp văn hóa của các thành phố này được kế thừa và truyền bá, mà còn mang tới sức sống mới cho chúng. Những thành phố cổ lan tỏa sức sống của thời đại mới ấy sẽ khiến cho Con đường tơ lụa ngày một vươn xa hơn. Hôm nay, trên nước Mỹ xa xôi, tôi mong muốn được tiếp thu lịch sử văn hóa tươi đẹp của Con đường tơ lụa xưa, kế thừa tinh thần của những lữ khách trên Con đường tơ lụa từ hàng nghìn năm trước, mang nền văn hóa Trung Hoa huy hoàng rực rỡ đến với bạn bè thế giới.
Tôi tin rằng, những độc giả yêu thích cuốn sách này ắt hẳn cũng đều mang trong mình tinh thần của một nhà thám hiểm nhỏ dũng cảm, kiên định, gánh vác được trọng trách lớn lao, và tôi cũng giống như bạn.
Chúng ta đã từng gặp gỡ trên Con đường tơ lụa.
LƯU KHIẾT MỴ
(Phóng viên Thời báo Chicago, Mỹ)
Tháng 11/2018