Giấc mơ đơn giản hóa của bạn: Ngọn tháp
Khi đang trôi bồng bềnh, bạn mải mê ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp trước mắt, bỏ qua mọi suy nghĩ rối rắm của mình. Bạn nhẹ nhàng sờ tay xuống phía dưới và thấy biết ơn khi cảm nhận được mặt đất rắn dưới chân mình. Một màn sương mỏng bao quanh bạn. Bạn thấy một tia sáng hiện ra ngay phía trên đầu mình. Một tòa tháp hùng vĩ xuất hiện trước mắt bạn. Nó nhô lên khỏi mặt đất như một cây cột lớn, hoàn toàn đơn độc. Điều kỳ lạ là bạn cảm thấy nó rất quen thuộc, tựa như bạn đã đến đó rất nhiều lần rồi vậy.
Bạn nhận thấy có một thứ gì đó đang tỏa sáng từ khung cửa sổ trên cao – thứ ánh sáng rất êm ả và thân thiện. Khi đi vòng quanh ngọn tháp, bạn nhìn thấy một cánh cửa mở. Bạn tiến vào trong và thấy có một cầu thang rộng uốn lượn chào đón bạn. Mỗi bậc cầu thang, mỗi hòn đá ở đó đều rất quen thuộc. Những mùi hương mà bạn vẫn còn ghi nhớ từ thời thơ ấu phảng phất quanh bạn. Vô số ký ức ùa về trong bạn khi bạn chầm chậm bước lên các bậc cầu thang. Đầu tiên là những ký ức thời niên thiếu, dần dần sau đó là những hình ảnh lúc bạn đã trưởng thành. Xa hơn một chút, ở chân cầu thang có một lò sưởi và trong đó, củi đang bốc tí tách. Một chiếc ghế dựa như mời mọc bạn ngồi xuống trước lò sưởi. Bạn nhìn vào ngọn lửa và suy ngẫm về căn phòng huyền bí với ánh sáng ấm áp mà bạn cứ nghĩ được rọi từ bên ngoài. Hẳn nó phải nằm đâu đó ở phía trên và hẳn phải có một lối vào. Bạn cần phải đến đó. Thế là bạn quyết định đứng lên và tiếp tục tìm kiếm nó.
Hành trình tìm đến với tình yêu được khởi đầu từ một ngọn tháp đơn độc. Trước khi đến với nhau thì cả hai đều khao khát yêu thương và được yêu thương. Không có tình yêu, chúng ta đều cảm thấy cô đơn. Dù bạn là nam hay nữ, ngọn tháp ấy chính là nơi bạn nhìn ra thế giới. Nó đại diện cho bản thân và quá trình trưởng thành của bạn, kéo dài suốt một đời người. Ngọn tháp của bạn chính là nền tảng cho sự tồn tại của bạn và nó sẽ giữ nguyên quan điểm cá nhân của bạn suốt cuộc đời. Khi bạn dùng từ "Tôi", nghĩa là bạn đang phát ngôn từ ngọn tháp của riêng mình.
BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN HÓA 1: TÌM HIỂU BẢN THÂN
Trong các câu chuyện cổ tích, khi một ngọn tháp xuất hiện, nó thường đại diện cho bản ngã hay tính cách của một cá nhân. Tôi đã lựa chọn biểu tượng ấy một cách có chủ đích: cái tôi của bạn không phải là một hang động thô sơ, không phải là một mái nhà tranh bé nhỏ, cũng không phải là một cung điện lộng lẫy, mà gần như là một cấu trúc thẳng đứng và rõ ràng. Theo đó, ngọn tháp không được xây dựng ở nơi đông đúc, ồn ào, mà phải ở một nơi hoang vu. Ngọn tháp của bạn tách biệt với mọi thứ xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn, với cương vị là một người trưởng thành, phải có khả năng tự đứng vững và tự chăm lo cho bản thân mình. Ngọn tháp này không nên đứng quá gần các ngọn tháp của cha mẹ và cũng không nên nghiêng về phía họ. Điều này thường không đơn giản. Nó đòi hỏi ta phải có can đảm, sức mạnh và sự hiến dâng. Một ngọn tháp có thể bị nghiêng ngã và thậm chí là sụp đổ khi nó được xây dựng một cách cẩu thả hoặc quá cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là dù ngọn tháp có đẹp đẽ và an toàn thế nào chăng nữa thì nó cũng không phải là một ngôi nhà thật sự của bạn.
Hình ảnh ẩn dụ của ngọn tháp ngụ ý rằng những người sống bên trong đang nhìn ra ngoài cửa sổ và khao khát được sống ở nơi khác. Tuy nhiên, một vài người lại lựa chọn ở lại một mình trong ngọn tháp đó suốt đời, bởi họ thích ở một mình và chẳng thể tiến xa vào vùng đất tình yêu.
Trên phương diện tâm lý học, ngọn tháp vững chãi của bạn chính tượng cho một tính cách được p tốt. Nó đại diện cho phần cốt l con người bạn và là nguồn cội c cảm xúc. Nếu đã đến trung tâ của nơi này, bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng trong con người mình: bạn tin tưởng vào bản thân và biết rõ mình là ai. Hãy vui vẻ với ngọn tháp của mình! Thật thú vị khi dành cả đời để khám phá ngọn tháp của chính mình và phát hiện ra những thứ được chứa đựng trong nó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn thiết lập một cuộc sống lứa đôi lâu dài. Và người bạn đời của bạn cũng có ngọn tháp của chính họ cùng những trải nghiệm tương tự.
Can đảm để trở thành một cá nhân
Để hiểu mối quan hệ của hai ngọn tháp, chúng ta cần phân biệt giữa một tính cách theo khuynh hướng tập thể và một tính cách theo khuynh hướng cá nhân. Nếu bạn là người sống theo khuynh hướng tập thể, bạn sẽ chịu tác động rất mạnh bởi tiềm thức và xã hội nên sẽ tách biệt với bản thân mình. Bạn bị những người xung quanh tác động và luôn hành động theo quan đểm của họ. Bạn chọn xem một bộ phim nào đó vì mọi người đều xem nó, bạn mặc một quần áo nhất định nào đấy vì mọi người đều mặc như thế, bạn sắm một chiếc xe hơi tuyệt đẹp vì cho rằng ở vị trí của mình thì "phải" có một chiếc như thế...
Tuy nhiên, nếu bạn học được cách liên hệ bản thân với những người xung quanh thật sự, bạn sẽ trở thành người có tính cách theo khuynh hướng cá nhân. Khi ấy, bạn sẽ sử dụng tất cả nguồn lực của bản thân để trở thành chính mình và tạo nên hình dạng đúng mực cho ngọn tháp của mình. Công trình của bạn sẽ thật hoàn hảo, từ lối đi, không gian mở, các hành lang, cửa sổ cho đến phòng khách.
Nếu tính cách tập thể chiếm vị thế chủ đạo, bạn sẽ xa cách với chính bản thân mình: bạn có một ngọn tháp phù hợp với quan điểm phổ biến của xã hội nhưng nó lại không tốt hoặc rỗng tuếch ở bên trong. Tuy nhiên, nếu tính cách của bạn theo khuynh hướng cá nhân, cảm nhận về cái tôi của bạn được tăng cường sức mạnh và được nâng lên một chiều không gian cao hơn. Đừng để bản thân bị chệch hướng bởi những lời chỉ trích rằng sống theo chủ nghĩa cá nhân là xa lánh mọi người. Chỉ khi bạn dám bước lên các bậc cầu thang uốn lượn của chính mình và tạo dựng con đường phát triển riêng thì bạn mới có được sức mạnh nội tâm để yêu thương người khác từ đáy lòng mình! Chỉ có hai cá nhân mới dám đối diện với chính bản thân họ trong tình yêu, để mở lòng ra cho nhau và cùng nhau tìm ra con đường của họ.
Thật đáng ngạc nhiên khi vào thế kỉ XX, nhiều người vẫn nghĩ rằng trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc, chỉ có người đàn ông được giữ tính cách cố định của mình, tức là một ngọn tháp đã hoàn thành. Còn người phụ nữ thì không cần phải phát triển ngọn tháp tính cách của riêng mình, hoặc nếu có thì họ cũng sớm từ bỏ nó sau khi cưới để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với tính cách của chồng và tập trung hoàn toàn vào việc hỗ trợ chồng. May mắn là trong xã hội ngày nay, chúng ta đã từ bỏ cách suy nghĩ ấy và cũng chẳng ai muốn quay ngược trở về quá khứ nữa. Cả nam giới và phụ nữ đều có quyền cảm nhận được giá trị và sự độc đáo của bản thân mình. Giờ đây, không ai cố gắng đạt được hạnh phúc bằng cách hy sinh bản thân và sống dưới cái bóng của người khác nữa.
Nói cho dễ hiểu, điều này có nghĩa là điều kiện tiên quyết nhất cho một mối quan hệ bền vững là hai ngọn tháp phải vững chãi và độc lập. Nếu bạn là người quá yếu đuối và luôn cần người khác hỗ trợ, hoặc nếu bạn cho rằng người bạn đời của mình sẽ bù đắp cho những điểm yếu của bạn, thì hẳn hai bạn không phải là cặp đôi của nhau. Trong trường hợp đó, bạn nên có can đảm để phát triển cá nhân một cách trọn vẹn và tìm lấy một người bạn đời cũng là một cá nhân độc lập.
Những bức tường bao bọc: Bản ngã của bạn
Một ngọn tháp tốt cần phải có những bức tường chắc chắn. Nhận thức về bản thân của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ nếu ngọn tháp của bạn có nền móng vững chãi và được xây dựng cẩn thận. Khi đó, nó có thể đứng vững một mình. Những người bị lệ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, người bạn đời hoặc bạn bè thường nhận ra rằng bức tường của họ sẽ bị rung rinh khi những người xung quanh không còn chống đỡ họ nữa.
Những bức tường của bạn càng được bao bọc bao nhiêu thì bạn càng tập trung vào cái tôi của mình bấy nhiêu. Chúng bao gồm những ý tưởng, hệ thống giá trị, mong muốn và nhu cầu của bản thân bạn. Nói một cách ngắn gọn, đó chính là bản ngã của bạn. Bản ngã hoàn toàn không xấu. Nó hoạt động như một nhân viên bảo vệ vậy. Nó bảo vệ và giữ cho bạn luôn được vững vàng. Với sự giúp đỡ của nó, bạn có thể vạch ra những ranh giới của mình cũng như xác định được đặc điểm của bản thân. Vì bản ngã cho bạn biết điều bạn thích và không thích nên nó cũng có liên quan đến việc lựa chọn người bạn đời của bạn. Bạn có tiêu chuẩn nào về người bạn đời lý tưởng của mình không (chẳng hạn như kiểu tóc, màu mắt...)? Đó chính là những tiêu chuẩn và mong muốn của bản ngã của bạn. Nó muốn định hướng, ra quyết định và kiểm soát. Giống với một đứa trẻ xấc xược, nó luôn muốn làm mọi việc theo cách của mình. Càng dễ dãi với bản ngã của mình, bạn sẽ càng khó kiểm soát nó. Nó sẽ cứng đầu hơn và đòi hỏi nhiều hơn, tựa như một đứa trẻ muốn gì được nấy vậy.
Nếu thường xuyên để bản ngã dẫn dắt mình, bạn sẽ trở nên cứng nhắc, bướng bỉnh, chỉ biết cái "tôi" của mình và ngày càng khó ư tháp của bạn mất hết sức sống, sự linh đ năng tiếp thu và sự thấu cảm. Nhữn tường đã tạo nên một lớp phòng thủ quanh bạn mà chẳng ai có thể vượt qua. bản ngã nắm quyền chủ đạo, nó sẽ cô l bạn với thế giới bên ngoài. Nếu điều n xảy ra, bạn không thể nào có được một mối quan hệ lứa đôi tốt đẹp được.
Căn phòng châu báu: Linh hồn của bạn
Viễn cảnh tương lai sẽ trở nên ảm đạm nếu nội tâm của bạn trống rỗng. Bí mật thật sự của ngọn tháp được ẩn giấu sâu bên trong. Sau những bức tường vững chãi có một cầu thang uốn lượn dẫn lên căn phòng tuyệt vời: đó là căn phòng châu báu huyền bí. Điều cốt lõi của cuộc đời bạn đang nương náu và được bảo vệ kỹ lưỡng tại đó. Đó chính là tính cách và bản chất thật sự của bạn - là linh hồn của bạn.
Vốn là yếu tố cốt lõi của ngọn tháp nên linh hồn bạn phải đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn. Khi được nguồn sức mạnh dịu dàng nhưng cũng rất mãnh liệt linh hồn dẫn dắt, bạn sẽ thấu hiểu bản thân và sống một cuộc đời tự tin. Linh hồn cao quý rong bạn không hề kiêu hãnh hay chuyên quyền như là bản ngã. Ngược lại, nó khao khát được dâng hiến mình cho người khác và từ bỏ cái tôi của nó. Nó có khả năng kết nối với tất cả mọi thứ bằng tình yêu đầy sáng tạo. Nó có một sức mạnh luôn biến đổi. Trong kinh thánh, thánh Paul đã miêu tả điều này qua bài hát ca tụng tình yêu:
"Tình yêu luôn kiên nhẫn, nhân từ. Nó không ganh ghét, không khoa trương, không kiêu căng, không thô lỗ. Nó không phải là cuộc tìm kiếm bản thân. Nó không dễ bị chọc giận, không ghi nhớ lỗi lầm… Nó luôn bảo vệ, tin tưởng, hy vọng và kiên trì". Bài hát này không hề mô tả về một điều phi thực tế mà nó chỉ ra sức mạnh nguyên sơ của linh hồn. Tình yêu là một trong những thành phần của nó; và linh hồn được tạo ra để yêu thương. Thật khủng khiếp nếu linh hồn bạn bị giam hãm trong ngọn tháp đang bị bản ngã thống trị. Bạn có thể trông cậy vào linh hồn mình bởi khả năng thiên bẩm của nó chính là dấng thân cho tình yêu.
Cửa sổ: Nơi bạn nhìn ra thế giới bên ngoài
Khi bạn cảm nhận được tình yêu thật sự dành cho một ai đó, bạn sẽ yêu người ấy với sức mạnh của cả tính cách b ngoài lẫn sức mạnh của linh hồn bên trong. Tình yêu luôn là sự pha trộn giữa bản ngã với linh hồn, giữa sức mạnh của cái "tôi" với sự tận tâm dàn cho người khác. Nhưng trong một m quan hệ lứa đôi sâu sắc, lâu dài và đá tin cậy thì linh hồn chính là yếu tố đóng vai trò chủ đạo, chứ không phải bản ngã. Vì vậy, nếu muốn phát triển khả năng yêu thương, bạn cần phải khám phá ra căn phòng huyền bí trong ngọn tháp để tìm ra linh hồn thật sự của mình.
Khi bạn tìm thấy lối đi dẫn đến căn phòng châu báu, phản ứng thông thường của bạn là đứng đấy và kinh ngạc trong giây lát. Tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ mở cửa sổ ra để ánh sáng của ý thức soi rọi vào tháp, để linh hồn bạn có thể nhìn ra bên ngoài và tỏa sáng. Một khi đủ can đảm làm việc này, bạn sẽ nhận ra điều kỳ thú là mọi người xung quanh sẽ bị cuốn hút về phía bạn. Nguyên nhân là vì khi ấy, linh hồn đầy yêu thương đã khiến bạn trở nên hấp dẫn trong mắt người khác. Trong tiếng Pháp, từ "nam châm" là "l’aimant" (tức là "vật yêu thương") bởi vì nó thu hút mọi thứ về phía mình. Linh hồn bạn cũng hoạt động giống như lực hút nam châm, kéo những người khác về phía bạn. Nhà thần học người Pháp Franz von Sales đã mô tả điều đó như sau: "Với tình yêu của mình, linh hồn tạo ra một "trường năng lượng của sự mê ly" mà không ai có thể thoát ra được".
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng: "Điều này nghe rất hay nhưng tôi không làm được"; hoặc: "Tôi quá già, quá đơn điệu, bận bịu và không đủ lòng tin để làm được điều đó". Đó chính là những lời thì thầm tiêu cực của bản ngã. Đừng để chúng khiến bạn nản lòng. Linh hồn bạn hoàn toàn có thể được đánh thức vào bất cứ lúc nào. Chẳng bao giờ là quá muộn. Nhà tâm lý học vĩ đại người Thụy Sĩ C. G. Jung đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hầu hết mọi người đều không đánh giá đúng những tiềm năng sáng tạo ở tuổi trưởng thành bởi họ chỉ nghĩ một cách phiến diện đến thời thơ ấu khi nghe thấy từ "phát triển". Ngay cả người lớn cũng có thể tiếp tục trưởng thành, học hỏi và thay đổi nếu họ tin tưởng vào sự chỉ dẫn của linh hồn và tìm cách giảm thiểu sự thống trị của bản ngã.
BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN HÓA 2: HÃY GẦN GŨI HƠN VỚI BẢN THÂN
Bên trong ngọn tháp cuộc đời bạn có một cầu thang với những bậc thang rộng và phẳng. Hãy tưởng tượng có khoảng một trăm bậc thang như thế, mỗi bậc thang tượng trưng cho một năm của cuộc đời bạn. Bạn đã đi được một đoạn khá dài trên chiếc cầu thang ấy. Sau mỗi bảy năm, những thay đổi to lớn sẽ diễn ra trong tính cách của con người. Ba giai đoạn đầu, từ bậc thứ nhất đến bậc thứ hai mươi mốt, được đánh dấu bởi những sự kiện chịu sự tác động của các nhân tố xã hội. Bạn bắt đầu vào lớp một khi gần bảy tuổi. Đến năm mười ba tuổi, bạn chính thức trở thành một thiếu niên. Và phải đợi đến năm hai mươi mốt tuổi, bạn mới được thừa nhận là trưởng thành hoàn toàn.
Nhà phân tâm học Clarissa Estes đã nghiên cứu và liệt kê ra mười hai giai đoạn tiếp theo. Không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn nào, mỗi giai đoạn đều có tầm quan trọng riêng và hoàn toàn có thể đạt được sự trọn vẹn.
Tìm hiểu cầu thang uốn lượn của quá trình phát triển cá nhân
Những hỗn loạn trong mối quan hệ yêu đương thường nảy sinh do một người không nhận ra mình đang ở giai đoạn phát triển nào. Một vài giai đoạn khiến bạn cảm thấy căng thẳng nhưng một số giai đoạn khác lại tạo cho bạn cảm giác nhẹ nhõm. Hãy xem những giai đoạn ấy là các bước đi đầy ý nghĩa trên con đường khám phá linh hồn bạn. Cầu thang uốn lượn trong ngọn tháp sẽ dẫn bạn đến căn phòng của linh hồn. Những cơn khủng hoảng - là sự trưởng thành bộc phát trong quá trình phát triển cá nhân của bạn - có thể là một phần của quá trình khám phá này.
Con đường đi lên cầu thang của ngọn tháp luôn hướng đến mục tiêu dẫn dắt bạn đến với phần cốt lõi trong bản chất của bạn. Mỗi khi bước lên một nấc thang, bạn đã cho phép ánh sáng của phần tinh túy trong tính cách mình được tỏa sáng rõ ràng hơn. Chính nhân cách của bạn sẽ quyết định tốc độ bạn trải qua các giai đoạn này. Có thể một người ở độ tuổi bốn mươi đã tiến khá xa (ở giai đoạn 77 – 84 tuổi), trong khi một người đã bảy mươi tuổi thì lại mắc kẹt ở giai đoạn 35 – 42 tuổi. Tuy nhiên, hãy xem chu kỳ bảy năm này chỉ như một thang đo gần đúng thôi.
Một đời người: 15 giai đoạn (mỗi giai đoạn là 7 năm)
• 0 – 7: Giai đoạn phát triển thể chất. Đây là giai đoạn cơ thể tập trung học hỏi về khả năng vận động: chạy nhảy, nói cười, tương tác xã hội. Thông qua các trò chơi, bạn bắt đầu kiểm tra những khái niệm đầu tiên của mình về quan hệ cộng tác.
• 7 – 14: Giai đoạn tạo sự khác biệt. Bạn phát triển khả năng tư duy lô-gíc. Sức mạnh của trí tưởng tượng và hiểu biết về bản thân phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng hình thành các hệ thống giá trị cá nhân.
• 14 – 21: Giai đoạn hoàn thiện về việc phát triển thể chất. Bản năng giới tính của bạn được đánh thức và phát triển. Với bạn, vẻ bề ngoài và hình tượng bạn suy nghĩ về bản thân đóng vai trò quan trọng, như vai trò của bạn bè vậy. Bạn đã trưởng thành về mặt thể chất nhưng về mặt tâm lý, bạn vẫn đang vật lộn với sự bất an và ngượng ngùng.
• 21 – 28: Giai đoạn thoát ly. Bạn cố gắng để được tự chủ hơn trong cuộc sống và cuối cùng thì tách rời hẳn cha mẹ. Bạn khám phá ra những chân trời mới của tri thức, nghề nghiệp và cuộc sống lứa đôi. Lòng tự tin của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
• 28 – 35: Giai đoạn trở thành phụ huynh. Đây là giai đoạn bạn hăng say làm việc và gặt hái thành công. Đây cũng là thời điểm bạn có thể kiểm tra các khái niệm và giá trị của chính mình. Bạn chăm sóc con cái, thu xếp công việc và thực hiện các trách nhiệm xã hội. Việc chăm sóc cha mẹ hoặc những người cao tuổi khác trong gia đình cũng có thể sẽ bắt đầu ở giai đoạn này.
• 36 – 42: Giai đoạn khủng hoảng. Giai đoạn đầu của quá trình trưởng thành về mặt tâm linh đến mang theo nhiều điều khó khăn, thay đổi. Bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng nhiều cuộc đấu tranh trong nội tâm và bên ngoài, bao gồm cả sự tranh đấu nảy sinh trong cuộc sống lứa đôi. Sự sâu sắc, tính xác thực và sự thật là phần thưởng của các cuộc tranh đấu này.
• 42 – 49: Giai đoạn trưởng thành về tâm linh. Bạn suy ngẫm về những việc đã qua trong quá khứ nhưng vẫn biết những giới hạn của mình. Bạn đạt được sự thấu suốt và giải phóng nguồn sức mạnh nội tại được dự trữ trong con người mình, thường là sau một thời kỳ khó khăn về vấn đề sức khỏe, nghề nghiệp hoặc cuộc sống riêng tư.
• 49 – 56: Giai đoạn đen tối. Linh hồn bạn phải đương đầu với thời kỳ u ám. Sự thấu suốt của bạn về bản thân ngày càng phát triển, trong khi bạn và người bạn đời của mình lại có những lúc rất xa cách nhau. Cuối giai đoạn u ám này sẽ là một sự khởi đầu toàn diện của thế giới tâm linh. Điều này không chỉ diễn ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân mà đối với cả các đôi uyên ương, những người đã sát cánh cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn.
• 56 – 63: Giai đoạn quyết định. Bạn biết được điều gì đáng ưu tiên trong cuộc đời mình và bỏ qua những thứ không cần thiết. Sự thông suốt này quyết định đường hướng những nỗ lực trong tương lai của bạn. Người bạn đời của bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra những khía cạnh mới trong con người bạn: nguồn năng lượng được hội tụ và sự thấu hiểu đối với những vấn đề thật sự quan trọng.
• 63 – 70: Giai đoạn quan sát. Nút thắt dần được tháo gỡ. Khi chú tâm nhìn xuống từ ngọn tháp, bạn đánh giá lại mọi thứ mà bạn đã học hỏi và hợp nhất mọi mâu thuẫn mà bạn đã trải qua. Bạn và người bạn đời của mình sẽ phát hiện ra những thái độ mới biết sự chấp nhận lẫn nhau.
• 70 – 77: Giai đoạn hồi xuân. Điều này nghe có vẻ khác thường. Dù giai đoạn này, sức khỏe thể chất của bạn suy yếu đi nhưng sức mạnh nội tâm lại đạt được sự dẻo dai và linh hoạt khi bạn nhã nhặn từ bỏ "những mục tiêu của tuổi trẻ". Theo một nghĩa rộng hơn, bạn buông bỏ và trở nên tự do hơn.
• 77 – 84: Giai đoạn mơ hồ. Với sự khiêm nhường của mình, bạn biết cách tìm ra sự tuyệt diệu trong những điều nhỏ bé. Tầm nhìn của bạn được mở rộng hơn. Sau khi được trui rèn qua năm tháng và qua nhiều thử thách, nó có khả năng bao quát cả tương lai lẫn quá khứ.
• 84 – 91: Giai đoạn thấu suốt. Bạn hiểu ra việc đời và học cách diễn giải nó. Những người khác bị sự thông thái của bạn cuốn hút và những lời khuyên của bạn trở nên quý giá vô cùng.
• 91 – 98: Giai đoạn tinh tế. Bạn "tỏa sáng từ nội tâm" và hài hòa với chính mình. Bạn nói ít đi và dần trở nên đơn thuần "tồn tại".
• 98 – về sau: Giai đoạn nghỉ ngơi. Hòa hợp với cả thế giới, bạn tồn tại vĩnh hằng.
Hãy lập một bảng ghi chú c dành cho riêng mình, ghi lại nhữ khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời mình cho đến thời điểm hiện tại. Hãy viết các sự kiện theo trật chúng xuất hiện trong đầu bạn.
Hãy thực hiện điều này khi bạn cảm thấy thoải mái, không chịu bất kỳ áp lực nào. Sự kiện nào xuất hiện trong đầu bạn đầu tiên chính là sự kiện có ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất. Đó có thể là một căn bệnh, một cái chết, một trải nghiệm hạnh phúc hay thậm chí là nột giấc mơ không thể nào quên.
Hãy tìm kiếm món quà
Hãy nhìn lại những điều bạn đã viết và thử xem liệu có lô-gíc nào trong trật tự sắp xếp của chúng không. Bạn có lặp lại chúng theo một khuôn mẫu nhất định nào đấy không? Hãy ghi chú lại những điều hữu ích mà bạn đã đạt được bên dưới mỗi sự kiện đó. Bạn có thể tìm ra một điều gì đó có giá trị, ngay cả trong những trải nghiệm khó khăn và bi kịch. Hãy hỏi xem liệu linh hồn của bạn có muốn nói gì về những sự kiện ấy hay không. Nó sẽ giúp bạn khám phá ra những món quà được giấu bên dưới các thời điểm khó khăn. Món quà này quan trọng hơn tất cả và nó sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống lứa đôi của bạn; bởi vì trong những thời khắc có ảnh hưởng nhất đến cuộc đời mình, bạn đã học được cách tin tưởng vào sức mạnh nội tại của bản thân.
BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN HÓA 3: SỬA ĐỔI BẢN THÂN
Lần đầu tiên nghe nói đến ngọn tháp tính cách, nhiều người đã tỏ thái độ xem thường nó: "Thế tôi phải làm một ngọn tháp? Hoàn toàn đơn độc, ở một nơi hẻo lánh, quá tẻ nhạt và lạnh lùng?". Tuy nhiên, chúng tôi đã bảo với họ rằng ngọn tháp của họ có thể được tu sửa, cũng như ngọn tháp của những người khác. Bạn có thể tập trung vào tính cách của mình, dọn dẹp ngọn tháp giống như đối với tòa kim tự tháp cuộc đời mà chúng tôi đã đề cập đến trong cuốn "Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống". Hãy làm cho nó trở nên đẹp đẽ hơn, ấm cúng hơn, rộng rãi hơn và thân thiện hơn! Nếu bạn vừa mới kết thúc một mối quan hệ thì đây chính là một tin tốt lành cho bạn đấy. Bạn không cần phải mang theo những tổn thương do mối quan hệ cũ gây ra để tiến vào mối quan hệ tiếp theo. Chỉ với một vài biện pháp tương đối đơn giản, bạn đã trở nên hạnh phúc hơn và nhờ vậy, cũng hấp dẫn hơn trong mắt người khác.
Hãy kết bạn với bản thân
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn ở vùng đất tình yêu là phải tìm hiểu ngọn tháp của chính mình để có thể phân biệt được bản ngã với bản chất thật sự của mình. Tuy nhiên, bạn đừng hiểu lầm rằng bản ngã của bạn thì xấu còn bản chất thật sự thì tốt đẹp vô cùng. Chỉ khi cùng hợp nhất một cách hài hòa thì cả hai mới có thể tỏa ra ánh sáng ấm áp đến tận góc tối tăm nhất tòa tháp của bạn. Vấn đề không phải là cố gắng chia tách bản ngã và bản chất mà chính là liên kết chúng lại với nhau. Điều này có thể giúp bạn chữa lành các vết thương trong nội tâm và đạt được sự trọn vẹn.
Triết gia Hy Lạp Aristotle gọi điều này là "tình bạn với bản thân". Đừng hỏi "Tôi là ai?" bởi đó là câu hỏi đặc thù của cái bản ngã cô đơn trong con người bạn. Trong khi đó, linh hồn khỏe mạnh của bạn lại muốn biết rằng: "Chúng ta là ai?". Linh hồn luôn để ý đến những sự kết nối lớn lao và phức tạp. Nó biết rằng trong con người bạn tồn tại nhiều khía cạnh khác nhau và đôi lúc những khía cạnh đó có thể bất đồng ý kiến với nhau.
Cái "tôi" này là ai? Một gã vừa thức dậy vẫn đang còn mê ngủ hay một người vui vẻ thường đi dạo vào những buổi sáng đẹp trời? Một người biết lắng nghe luôn được những người xung quanh tìm đến khi họ cần một bờ vai hay một kẻ khốn đốn luôn cảm thấy cô đơn khi màn đêm buông xuống? Có phải cái "tôi" ấy đang cảm nhận những gì diễn trong trái tim bạn, đôi khi cảm thấy đau đớn nhưng đôi khi lại cảm thấy rất ấm áp? Bạn cảm thấy tự tin vực bản thân? Đó thậm chí còn có những ý nghĩ ương bướng khác nhau trong đầu bạn và những cảm giác mẫu thuẫn đang xen trong dạ. Tất cả tập hợp lại để hình thành nên cái "chúng ta" chính là cách để bạn kết bạn với bản thân mình. Bạn có vô vàn cơ hội để thực hành việc này.
Hãy là chính mình. Điểm khởi đầu tốt nhất chính là cơ thể bạn. Bạn đã trải qua trạng thái vui vẻ lẫn đau buồn, khỏe mạnh lẫn bệnh tật. Đôi khi bạn cảm thấy rất thoải mái với chính mình nhưng có lúc lại cảm thấy khó chịu vô cùng. Bài học đầu tiên là những điều trái ngược này hoàn toàn bình thường bởi chúng giúp bạn cảm thấy mình có sức sống! Bạn không thể cảm nhận được giá trị của sự khỏe mạnh nếu chưa từng bị ốm. Bạn chỉ cảm thấy vui vẻ khi quan tâm đến cơ thể mình. Đừng xem bản thân mình chỉ là một cỗ máy cần phải được sửa chữa hoặc "làm cho cân bằng" bằng thuốc men. Cơ thể bạn chính là một địa chấn kế rất nhạy cảm, liên tục cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của bạn. Ngay bây giờ, hãy rèn luyện bản thân biết cảm nhận một cách chính xác những cảm giác của cơ thể ngay trong ngọn tháp của bạn; rồi sau này, khi bạn ở trong một mối quan hệ, những chiếc ăng-ten trong nội tâm ấy sẽ bắt được tín hiệu từ cơ thể của người bạn đời, chứ không phải của chính bạn, và có thể sau này là với cơ thể của con cái của hai bạn.
Phát triển bản thân (Self-realization). Bản ngã của bạn chỉ có tính hủy diệt khi nó muốn chiếm lĩnh cả ngọn tháp cho riêng mình. Một minh họa rõ ràng của điều này chính là thuật ngữ thường bị lạm dụng: "self- realization": khi chỉ có bản ngã được quyền lên tiếng, nó sẽ chỉ tìm kiếm mình (thậm chí cả trong tình yêu mà nó để ý đến, nó chỉ tìm ra chính bản thân nó mà thôi, thậm chí cả trong từ "self-real-I-zation" ("I" trong tiếng Anh chính là "CÁI TÔI"/ "BẢN NGÃ")
Khi bạn đối xử tốt với bản thân và hợp nhất bản ngã với bản chất thật sự của mình, bạn sẽ tìm thấy được một điều gì đó sâu xa hơn trong khái niệm này: self-re-ALL- ization ("All" trong tiếng Anh nghĩa là "Tất cả", ý nói bản chất thật sự của mỗi chúng ta bao gồm nhiều nhân tố, chứ không chỉ có mỗi bản ngã). Hãy đọc lớn từ này với hai cách nhấn âm khác nhau. Bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng "self-real-I-zation" thật khó nghe trong khi từ "self- re-ALL-ization" lại nghe hết sức thân thiện và ngọt ngào.
Yêu thương bản thân và yêu thương người khác. Yêu thương mọi người là điều rất đáng làm không chỉ vì đạo đức mà còn vì lợi ích của chính bạn: bạn sẽ không thể đạt được sự giàu có tron nội tâm nếu chỉ trô thân mình. Làm sao được điều này nếu bản thân bạn chẳng có gì để cho đi? Bạn không nên quá tập trung vào việc nhận biết bản thân, mà nên tập trung vào việc giành được sức mạnh để có thể hỗ trợ người khác khi cần thiết. Kinh Thánh có nói rằng: "Hãy yêu thương người như chính mình", chứ không phải là: "Hãy yêu thương người thay vì yêu chính mình". Sẽ chẳng có ích gì khi dâng hiến bản thân cho người, trừ phi ta biết yêu thương chính mình. Tình yêu dành cho chính mình sẽ mang đến cho bạn sức mạnh để bạn có thể cho đi. Chúng ta phải bỏ ý nghĩ: "yêu thương bản thân" tức là "đặt cái tôi của mình lên trên hết".
Hãy ghi danh vào các lớp học hài hước
Bạn có cho rằng đối với hầu hết mọi người, tiền bạc và ngoại hình đều không phải là thứ mà họ ra sức tìm kiếm ở người bạn đời? Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 60.000 người với đề tài "Bạn đời và Bản năng giới tính", giáo sư Kurt Starke đã đưa ra kết luận như sau: người bạn đời trong mộng của hầu hết mọi người phải là một người thông minh, đáng tin cậy, biết thông cảm và… có óc hài hước. Theo giáo sư Starke, tìm được người bạn đời vui tính là "điều tốt đẹp nhất có thể đến với một người!".
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ. Sự hài hước đại diện cho sức mạnh của "một mối quan hệ đầy sự thân thiết, độc lập, thống nhất, khoái lạc và sự đam mê. Những người không có óc hài hước sẽ là những người tình rất tệ". Các bác sĩ cũng đã đưa ra một kết luận rằng tiếng cười có thể chữa trị được chứng cảm cúm thông thường, tăng cường khả năng miễn dịch và gia tăng khả năng sáng tạo. Vì vậy, từ góc độ sinh học, việc tìm được người bạn đời hài hước là một việc làm hết sức khôn ngoan: sống với một người hài hước đương nhiên là khỏe mạnh hơn sống với một kẻ luôn u buồn.
Tiếng cười chân thành là biểu hiện của niềm tin và sự thân mật. Bạn càng tin tưởng người kia bao nhiêu, bạn càng có khuynh hướng cười đùa với họ bấy nhiêu. Sự vui vẻ thường sánh đôi với những cuộc tán tỉnh thành công và tiếng cười chính là công cụ để hai bạn nói với nhau rằng: "Anh/em rất thích thời gian mình ở bên nhau". Những cảm xúc tích cực m tiếng cười mang đến cho bạn, kết hợp với lời tán tỉnh của người bạn đời sẽ khiến bạn cảm thấy người ấy thật hấp dẫn.
Tránh sự hài hước tiêu cực. Một kinh nghiệm thực tế và hữu ích: Tiếng cười lành mạnh nhất là khi bạn tự cười chính mình. Những lời nhận xét hóm hỉnh chỉ nên dành để nói về chính bạn mà thôi. Các trò chọc ghẹo người bạn đời có thể làm cho những người khác cười nhưng lại gây tổn thương đối với người trong cuộc. Ranh giới giữa sự hài hước và sự mỉa mai rất mong manh và rất dễ dẫn đến sai lầm đáng tiếc.
Hãy cùng người bạn đời tiến hành những cuộc kiểm tra hài hước. Vì sau mỗi trò đùa là một sự thật nên chúng có thể mang đến cho bạn sự thấu suốt mà bình thường, bạn không thể nhận ra ở người bạn đời của mình. Hãy để ý đến nội dung của những câu chuyện đùa mà người bạn đời của bạn thường nói về giới tính. Chúng nói gì về đàn ông và phụ nữ? Những lời nói đùa đó sẽ giúp bạn hiểu được quan điểm thực của một người về tình dục, tình yêu và quan hệ lứa đôi hơn những gì mà người ấy "nghiêm túc" thể hiện. Nếu người bạn đời của bạn có thể thưởng thức những trò đùa tự chế giễu bản thân thì tương lai mối quan hệ của hai bạn là rất sáng sủa. Ngược lại, nếu người bạn đời của bạn luôn nhạo báng cuộc sống riêng của bạn thì tốt hơn hết là bạn nên giữ khoảng cách với người đó. Hãy dè chừng những người luôn thích lấy người khác ra làm trò đùa!
Hiểu rõ cuộc sống thường nhật của mình
Ngày trước, một cuộc hôn nhân kiểu mẫu thường diễn ra như sau: người chồng không hề động tay đến việc nhà, từ việc giặt giũ, ủi quần áo cho đến đun nước, trong khi người vợ thì chẳng biết tí gì về tiền nong và công việc làm ăn. Hai người ấy buộc phải kết hợp lại với nhau, giống như hai ngọn tháp bị nghiêng phải dựa vào nhau để tồn tại vậy.
Hãy học hỏi những công việc không thuộc sở trường của phái mình. Kiểu mẫu hôn nhân trên chẳng còn hữu hiệu trong thời đại ngày nay. Thậm chí, ngay cả tại thời điểm trước đây, khuôn mẫu "người mù và người què hỗ trợ lẫn nhau" cũng hiếm khi hữu hiệu. Một mối quan hệ tốt phải được tạo dựng từ hai ngọn tháp có khả năng đứng vững một cách độc lập. Vì thế, việc rèn luyện bản thân để có thể làm tốt được mọi việc trong đời sống thường nhật là rất quan trọng: nấu một bữa ăn, thực hiện việc chuyển khoản qua ngân hàng, lái xe, làm quen trong môi trường mới, mua quà cho người thân, xử lý các công việc hàn tiện, sơn phết, lập danh sách những việc cần làm hàng ngày và tuân thủ theo danh sách ấy: lau chùi cửa sổ, treo một bức tranh lên tường, sử dụng máy giặt, ủi quần áo, xếp quần áo đã giặt...
Sống một mình là một dịp tốt để thực tập. Hãy cảnh giác đối với những người chưa bao giờ sống một mình. Một người đàn ông chuyển thẳng từ nhà cha mẹ ra cuộc sống riêng của vợ chồng thường không thích ứng tốt với cuộc sống lứa đôi. Tương tự, khuôn ẫu một người phụ nữ luôn cần được bảo vệ và khao khát được chở che cũng không phải là nền tảng tốt cho một mối quan hệ lâu dài.
Một người dựa dẫm quá nhiều vào người bạn đời sẽ luôn ở vị thế lệ thuộc và kém cỏi. Và dần dần, có thể người ấy sẽ cảm thấy phẫn nộ vì sự thiếu cân bằng đó.
Hãy làm cho bản thân trở nên hấp dẫn hơn
Làm thế nào để bạn có thể hài lòng và hạnh phúc với vẻ bề ngoài của mình? Phương pháp sau đây an toàn hơn và nhanh chóng hơn một cuộc giải phẫu thẩm mỹ, thủ thuật trang điểm hoặc các chương trình tập thể dục. Nó sẽ cải thiện thái độ của bạn về bề ngoài ngọn tháp của mình.
Khám phá nét đẹp của bạn. Nền tảng cơ bản của phương pháp này được khơi gợi từ những báo cáo viết về trải nghiệm cận kề cái chết: những người đã chết lâm sàng bỗng sống trở lại. Nhiều người kể rằng họ đã trải qua cảm giác ở ngoài thể xác của mình: họ bước ra khỏi thể xác của mình và nhìn thấy nó đang nằm phía dưới mình. Và họ đều bảo rằng lúc đó, họ nhìn thấy thể xác mình rất đẹp.
Tại sao những người đang dần chết đi này lại nhìn thấy chính mình một cách đầy lạc quan như thế? Câu nói nổi tiếng: "Cuộc sống trôi đi ngay trước mắt bạn" được đánh giá theo cách khách quan và tự phê bình. Một người có thể dễ dàng tưởng tượng rằng "lời phán xét cuối cùng" xuất hiện từ việc tự đánh giá những khoảnh khắc quan trọng nhất của đời người.
Tại sao vào lúc cuối đời, người ta thường tỏ ra ghiêm khắc trong việc tự phán xét bản thân nhưng lại thấy thể xác mình thật đẹp? Câu trả lời rất đơn giản: Khi dần đi vào cõi chết, bạn sẽ bỏ ngoài tai mọi lời phán xét từ bên ngoài đã đè nặng trên vai mình suốt cả cuộc đời. Khi hoàn toàn thành thật với chính mình, bạn không thể không nhận ra rằng thể xác của mình thật sự rất xinh đẹp. Nó chính là bạn. Nó đã và vẫn là nơi cư trú của linh hồn bạn. Lúc đã chết, bản ngã của bạn không còn lên tiếng nữa thì một sự thật rất rõ ràng rằng linh hồn bạn hoàn toàn yêu thương thể xác bạn.
Phân biệt giữa vẻ đẹp và tình yêu. Trái lại với lúc sắp qua đời, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có khuynh hướng lắng nghe bản ngã của mình. Vì thích phán xét nên bản ngã của bạn thường gây ra sai lầm lớn: nó nhầm lẫn giữa vẻ đẹp và quyền được yêu thương. Do chịu ảnh hưởng từ những quan niệm của bố mẹ bạn hoặc quảng cáo trên tạp chí thời trang nên bạn tin rằng chỉ khi thật sự xinh đẹp thì mình mới được yêu thương. Nói cách khác: nếu chẳng được ai yêu thương, nghĩa là do tôi không xinh đẹp. Sự đánh đồng tai hại này đã khiến nhiều người trẻ tuổi chấp nhận ăn kiêng quá độ hoặc tập luyện thể dục thể thao quá mức, dẫn đến bị trầm cảm kinh niên. Họ so sánh vẻ bề ngoài với người khác để rồi cảm thấy đơn độc vì vẻ bề ngoài không được như ý. Họ để những yếu tố bên ngoài tác động đến cảm nhận về giá trị của bản thân và tự thấy mình thấp kém.
Đó là cái vòng lẩn quẩn do trò lựa bịp của bản ngã tạo ra: trước khi cảm thấy được yêu thương, bạn phải tự hấy mình đẹp; nhưng để cảm thấy mình đẹp, bạn phải được yêu thương trước. Thế là bạn cứ tiếp tục cái vòng lẩn quẩn này cho đến chết để rồi cuối cùng, trong lúc âm chung, bạn lại nhận ra ồn mình được cư ngụ trong một thể xác xinh đẹp. Tuy nhiên, điều may mắn là vẫn có cách để bạn nhận biết được sự thật tích cực ấy ngay từ bây giờ.
Tất cả những nhược điểm mà bạn nhận thấy trên cơ thể mình (chẳng hạn như cân nặng, mụn, tóc thưa, tàn nhang...) không bắt nguồn từ cơ thể bạn mà chính là trong tâm tưởng bạn. Bạn có thể nhận thấy điều này ngay cả ở những người mẫu xinh đẹp nổi tiếng thế giới. Họ vẫn nghĩ rằng chân họ quá to, cổ quá dài hoặc màu mắt quá nhạt. Tất cả những vấn đề mà bạn gặp phải về vẻ bề ngoài của mình đều có căn nguyên từ tâm tưởng của bạn; và bạn chỉ có thể giải quyết chúng ở chính nơi đó mà thôi.
Hãy thay đổi hệ thống giá trị của mình. Bạn không thể đơn thuần từ bỏ hệ thống giá trị của bản thân hoặc giữ cho nhà phê bình trong nội tâm mình im lặng. Nhưng trong bước đầu tiên, bạn có thể làm mất tính ổn định của hệ thống đánh giá ấy. Hãy xem xét cuộc thử nghiệm ý nghĩ sau đây, trong đó bạn nghĩ về:
• Những tình huống mà bạn được đề cao, bất chấp vẻ bề ngoài của bạn chẳng hề hấp dẫn
• Những người không có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng bạn lại rất quý mến và trân trọng họ
• Những người rất xinh đẹp nhưng lại hành xử một cách ngu ngốc và bần tiện
• Những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ nhưng họ cũng chẳng xinh đẹp là mấy
• Các tác phẩm nghệ thuật mà thoạt nhìn, nó chẳng thuộc bất kỳ quan niệm về cái đẹp nào nhưng lại hình thành một chuẩn mực mới cho sự duyên dáng và thanh tao
• Tranh ảnh và các đồ vật mà đối với bạn thật nhàm chán nhưng lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu đối với người khác
• Một thứ gì đấy mà thuở bé bạn cảm thấy rất xinh đẹp nhưng giờ thì lại thấy nó lại trở nên lòe loẹt kinh khủng
Bạn có thể suy nghĩ thêm điều khác để thay đổi tiêu c đánh giá của mình. Cuối cùn nhà phê bình trong nội tâm của bạn sẽ thấy tức tối đến mức phải từ bỏ công việc của n
Vậy là bạn đã hoàn tất bước đầu tiên!
Thử nghiệm với vẻ ngoài của mình. Ngay cả khi bạn đã đánh lừa được nhà phê bình nội tâm của mình thì sau một thời gian, những ý nghĩ tiêu cực cũ kỹ ấy sẽ lại xuất hiện (ví dụ như "Tôi quá bẽn lẽn, quá vụng về, quá mập, quá xanh xao…"). Nhiều người đã thử sử dụng thuốc hoặc rượu để có được tự tin. Tuy nhiên, sự tự tin đó chỉ mang tính chất giả dối, nhất thời và người ngoài rất dễ nhận biết. Tốt hơn là bạn nên tin tưởng vào các hóa chất giữ cân bằng tự nhiên trong cơ thể mình. Chẳng hạn, khi bạn rơi vào tình huống khó khăn, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hooc-môn có tên là dopamine(3). Các hoạt động thể chất vừa phải sẽ làm tăng sự sản sinh adrenalin(4). Cả hai chất này, với liều lượng vừa đủ, sẽ giúp cải thiện và cân bằng trạng thái tinh thần của bạn. Khoa học đã chứng minh rằng nếu bạn tập trung suy nghĩ về những điều mới lạ và mường tượng về những tình huống lạc quan, lượng dopamine trong bạn sẽ tăng lên. Bạn có thể thử cách làm này với những hoạt động sau:
Trò chơi phim ảnh: Hãy đến rạp xem một bộ phim nào đó có hình ảnh nam hoặc nữ anh hùng để lấy làm hình tượng tốt đẹp của riêng bạn. Bạn chỉ nên thực hiện điều này một mình để có thể đạt được những trải nghiệm sâu sắc nhất cho mình. Hãy từ bỏ bản thân, từ bỏ nhà phê bình nội tâm để có thể hóa thân thành George Clooney, Catherine Zeta-Jones, Cameron Diaz hoặc bất kỳ ai. Và bạn hãy rời rạp trong tâm thế giống như George, Catherine và Cameron vậy. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, hãy tưởng tượng mình cũng có những phẩm chất tuyệt diệu như ngôi sao đó. Tốt hơn hết, bạn hãy thử thể hiện những phẩm chất này với những người hoàn toàn xa lạ, chẳng hạn như với người phục vụ trong quán cà phê, với người bán hàng hoặc trong những cuộc trò chuyện ở trạm xe buýt. Hãy quan sát cách bạn đi đứng, ngẩng cao đầu, cách mọi người phản ứng hay thậm chí là ngoái lại nhìn bạn. Đối với nhiều người, trải nghiệm này có thể trở thành một cuộc cách mạng.
Đương nhiên, hiệu ứng của cách làm này không kéo dài lâu. Tuy vậy, chỉ cần một trải nghiệm nhỏ cũng đủ để giúp bạn thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn: "Tôi không hấp dẫn bởi vì tôi không được yêu và tôi không được yêu bởi vì tôi không hấp dẫn"; và thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Sau trò chơi nhỏ ở quán cà phê và trạm xe buýt, hãy thử áp dụng nó vào cuộc đời thật của bạn: qua điện thoại với đồng nghiệp hoặc các cuộc chuyện trò với bạn bè. Bạn sẽ cải thiện được bản thân và học cách tin tưởng vào những phẩm chất mới được tạo dựng của mình khi thực hành chúng với những người làm bạn cảm thấy bất an.
Một khi bạn loại bỏ được cơ chế lập luận: "Tôi chẳng hấp dẫn chút nào", bạn sẽ không còn rụt ữa. Dù không phải tất cả mọi người đều cảm thấy bạn thật tuyệt vời, nhưng bạn sẽ nhận được những phản hồi tích cực và luôn được yêu thương. Thực tế, vẻ bề ngoài của bạn luôn
BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN HÓA 4: CHUẨN BỊ ĐỂ ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
Cách tốt nhất để nói lời tạm biệt cuộc sống độc thân một cách hạnh phúc đó là thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp. Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể kéo dài những sợi dây vàng của tình bạn từ ngọn tháp này sang ngọn tháp khác. Chỉ với sợi dây đó, bạn sẽ tự buộc chặt mình với người bạn đời mà mình yêu thương vào một ngày nào đó.
Hãy tìm năm người bạn
Một khi đã dành thời gian để tìm hiểu ngọn tháp của mình, bạn sẽ nhận ra rằng thật khổ sở khi phải sống một cuộc đời cô đơn. Không chỉ tinh thần bạn phải chịu đựng mà cả sức khỏe của bạn cũng gặp nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự cô đơn có khả năng làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư và các căn bệnh liên quan đến sự suy yếu hệ miễn dịch. Trường Đại học Ohio cũng đã chứng minh tính đúng đắn của điều ngược lại: những người có mối quan hệ tốt và ổn định với bạn bè thường khỏe mạnh hơn. Tin tốt lành nhất là bạn không cần phải có đến hàng trăm người bạn mới cảm thấy khỏe mạnh!
Tựa như trong "The Famous Five" (Năm người nổi tiếng) - bộ sách cổ điển dành cho em của tác giả Enid Blyton, tất cả những gì bạn cần là năm người bạn tâm giao. Bà con họ hàng không được tính ở đây! Năm người bạn tâm giao này là những người mà bạn có thể hoàn toàn trông cậy khi cần giúp đỡ. Và ngược lại, họ cũng luôn có thể tìm đến bạn để có được những lời khuyên cùng sự giúp đỡ cần thiết. Với năm người bạn đồng hành này, bạn sẽ rèn giũa được những kỹ năng quan trọng cần thiết cho cuộc sống lứa đôi: lòng tin cậy, sự tôn trọng, tính hài hước, sự hữu ích, sự ấm áp và sự tự phê bình.
Hãy thoát khỏi cái bẫy cô đơn. Những người ghét sự cô đơn và muốn kết giao bè bạn thường rơi vào tình trạng buồn chán. Thái độ buồn bã của họ đã vô tình xua đuổi những người bạn tiềm năng xung quanh và tạo ra một cái vòng lẩn quẩn. Vì thế, lời khuyên của chúng tôi có thể nghe rất nghịch lý: nếu bạn muốn có thêm nhiều bạn để không còn cảm thấy cô đơn nữa thì bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện là hãy học cách yêu thích sự cô đơn.
Hãy làm bạn với chính mình. Bạn thường thích làm gì một mình? Hãy nghĩ đến những hoạt động mà bạn yêu thích ngày còn bé nhưng đến bây giờ vẫn chưa thực hiện: ráp những chiếc tàu mô hình, câu cá, hát lên thật lớn, sửa chữa lặt vặt trong nhà xe, đến các khu mua sắm, nhảy múa một mình với nền nhạc thật to hay bất cứ việc gì khác. Khi bạn biến danh sách này thành hành động, nghĩa là bạn đã biết tự mang đến niềm vui và cải thiện tâm trạng của mình. Vì đã trải qua những khoảnh khắc tốt đẹp một mình nên bạn sẽ học được cách trân trọng những khoảng thời gian được ở một mình. Bằng cách đó, bạn sẽ trở nên đáng yêu và thú vị hơn trong mắt người khác.
Lời khuyên thứ hai của chúng tôi là bạn hãy hành động như thể tất cả mọi người trên thế giới này đều là bạn của mình. Hãy mở rộng lòng mình ra với người khác và luôn sẵn sàng kết giao thêm nhiều bạn mới. Để làm được điều đó, bạn phải rời bỏ căn phòng nhỏ trong ngọn tháp của mình. Trước tiên, bạn hãy thực hành điều này trên xe buýt, trong khu mua sắm hoặc ở rạp chiếu phim. Hãy tưởng tượng rằng mọi người đều thích mình. Hãy mỉm cười với tất cả mọi người, từ trẻ em, thanh thiếu niên, người già, nhân viên bán hàng, tài xế xe buýt, bảo vệ... Hãy đến công viên và những nơi công cộng khác với cảm giác thân thiện và hãy tận hưởng những phản hồi tích cực nhỏ mà bạn nhận được. Không phải tất cả mọi người đều đáp lại nụ cười của bạn nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn luôn gửi đi những tín hiệu tích cực từ ngọn tháp của mình. Một ngày nào đó, người bạn đời tương lai của bạn sẽ nhận được tín hiệu ấy và đáp lại bạn.
Hãy giữ sức mạnh trong tâm tưởng. Những người sống cô độc quá lâu thường hay cường điệu lỗi lầm của bản thân và có lòng tự trọng thấp. Việc này cũng tệ hại như việc bạn không có khả năng tự phê bình vậy. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu rõ tất cả các gian phòng trong ngọn tháp của mình. Có thể dần dần, bạn có được con mắt phán xét nhạy bén, sắc sảo đối với những điểm yếu của mình và tìm ra hướng phát triển bản thân một cách tốt nhất. Có thể bạn đã rột rửa hết những chiếc mạng nhện trong quá khứ và kết bạn được với bản thân mình. Vậy thì bây giờ, bạn nên tự tưởng thưởng cho cho những nỗ lực của bản thân một cách xứng đáng.
Mách nhỏ: Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước chiếc gương trong phòng tắm và có sẵn tập giấy ghi chú có dán keo. Hãy viết tất cả những ưu điểm của bạn lên tờ giấy ghi chú và dán chúng quanh chiếc gương: "Tôi là một người biết lắng nghe"; "Tôi thích cười đùa"; "Tôi có khả năng nhận ra nhu cầu của người khác rất nhanh; "Tôi có thể giải thích tốt những điều phức tạp"... Mỗi khi nhìn vào gương và thấy những mảnh ghi chú tưởng tượng ấy, hãy mỉm cười và ghi nhớ rằng bạn không phải là một người xấu như những gì bạn đã từng nghĩ.
Hãy khám phá những người bạn mà bạn đã có. Hãy nhớ rằng có nhiều người bạn cũ từng rất hòa hợp với bạn. Hẳn một vài người tro vẫn còn nhớ bạn và sẽ rất vui k nhận được tin tức của bạn. Tình bạn thật sự luôn có khả năng hồi sinh, thậm chí là sau hàng thập kỷ.
Mách nhỏ: Khi nối lại liên lạc, bạn đừng vội vã xin lỗi vì đã không liên lạc với người đó suốt thời gian dài bởi người đó cũng đã không liên lạc với bạn. Nếu bạn cảm thấy rằng người bạn ấy thật sự rất vui khi nhận được tin tức từ bạn thì hãy thẳng thắn nói với họ rằng: "Tụi mình hãy trở thành những người bạn thân thiết như ngày xưa đi nào. Điều đó rất có ý nghĩa với tớ đấy" hoặc "Tớ không muốn để mất quá nhiều thời gian rồi mới liên lạc trở lại nữa". Hãy nói với người bạn ấy những phẩm chất của người ấy mà bạn luôn khâm phục. Bằng cách đó, bạn đã thể hiện rằng bạn rất quan tâm đến những khía cạnh sâu sắc trong con người họ.
Hãy tắt cái nút giới tính đi. Nhiều người cô đơn đã hấp tấp tìm kiếm các mối quan hệ khả thi ở những người khác phái mà họ gặp. Nhưng thái độ quá nôn nóng đó của họ sẽ khiến nhiều người bỏ chạy.
Mách nhỏ: Hãy tạo dựng tình bạn với một vài người bạn cùng phái. Việc này sẽ giúp bạn bình thường hóa mối quan hệ với những người khác phái.
Hãy trở nên hữu ích. Những người cô đơn thường tự hỏi: "Ai cần đến tôi nào?" hoặc họ chỉ luôn suy nghĩ một cách phiến diện về việc người thể giúp họ được những gì. Cách dễ d để thoát khỏi sự cô đơn là hãy tìm đế với những người khác. Là người độc thân, bạn có nhiều thời gian rỗi rãi hơn nên có thể hỗ trợ được cho mọi người.
Việc giúp đỡ người khác sẽ mang đến cho bạn cảm giác vui vẻ là cảm thấy mình mạnh mẽ hơn.
Mách nhỏ: Hãy tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng ở hội từ thiện địa phương bạn sinh sống. Hãy vứt bỏ những định kiến của mình về sự nhàm chán của các tổ chức này. Hiện nay có rất nhiều tổ chức được lập ra nhằm đeo đuổi những mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Những câu nói đại loại như: "Việc tham gia vào đấy không hợp với tôi" chỉ là lời biện hộ của những người cô đơn, không dám tham gia vào các hoạt động vì sợ bị tổn thương.
Hãy giành thế chủ động. Khi cảm thấy muốn kết thân với một người nào đó, bạn hãy thử tiến từng bước nhỏ bằng cách hỏi những câu đại loại như: "Bạn có biết phòng tập thể dục mở cửa đến mấy giờ không?", "Bạn đang chờ xe à?", "Mình đi kiếm gì ăn sau buổi họp nhé?". Đừng tỏ ra quá hấp tấp và cũng đừng thất vọng nếu người kia từ chối. Có thể đơn thuần đó không phải là thời điểm thích hợp đối với họ mà thôi. Nếu bạn thử lại vào một ngày khác thì có thể kết quả thu được sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp hơn.
Mách nhỏ: Hãy nghĩ đến những mảnh giấy ghi chú dán trong phòng tắm của bạn. Hãy nghĩ rằng người kia cần có cơ hội để hiểu được tất cả những phẩm chất tốt đẹp trong con người bạn. Hai bạn cần có dịp nói chuyện để hiểu nhau hơn. Bạn có thể tạo ra cơ hội này. Ngay cả khi bạn cố gắng sắp xếp một cuộc gặp nhưng chẳng mang lại hiệu quả như mong muốn chăng nữa thì cũng đừng buồn. Dù sao thì bạn cũng đã chủ động thực hiện bước khởi đầu.
Hãy bước ba bước về phía chính mình
Nếu bạn đang cần một con đường mới trên hành trình tìm kiếm người bạn đời của mình thì hãy thử chiến thuật sau đây của nhà tâm lý học Gay Hendricks. Bản thân ông đã tìm được tình yêu đích thực đời mình sau khi trải qua đến tám mối quan hệ (thường rất phức tạp) để cuối cùng có được cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài hơn hai mươi năm. Giáo sư Hendricks đã phát hiện ra rằng để có được một cuộc sống lứa đôi hành phúc thì trước tiên, bạn phải chuẩn bị để bản thân mình sẵn sàng đón nhận một mối quan hệ lâu dài và viên mãn. Có ba điều kiện tiên quyết để đạt được điều này:
Điều kiện tiên quyết 1: Thoát khỏi cảm giác tội lỗi. Hãy nói lời từ giã với cảm giác tội lỗi có ý thức lẫn không ý thức từ những mối quan hệ không thành công trước đây của bạn. Những cảm giác tội lỗi không được đánh giá đúng mức sẽ ngăn cản bạn mở rộng lòng mình cho một mối quan hệ mới. Hãy tìm ra những cảm giác tội lỗi trong bạn. Hãy nói to lên rằng: "Vâng, tôi thừa nhận tất cả những lỗi lầm trong quá khứ của mình và tất cả những hệ lụy của nó. Tôi không biết chính xác điều gì đã ngăn không cho tôi có được một mối quan hệ tốt đẹp, nhưng kể từ nay, tôi sẽ hoàn toàn gánh chịu phần trách nhiệm của mình".
Điều kiện tiên quyết 2: Thú nhận. Hãy chấm dứt việc giả vờ rằng bạn phát hiện ra cuộc sống độc thân rất "rất tuyệt" hoặc "hoàn toàn ổn thỏa". Khoảng 90% những người độc thân muốn có một cuộc sống lứa đôi lâu dài, tốt nhất là bền vững suốt đời. Nếu bạn nằm trong số 7% còn lại của những người độc thân hoàn toàn hạnh phúc thì hãy chuyển cuốn sách này cho một người khác! Còn nếu không, hãy tự thừa nhận với chính mình: "Vâng, tôi thật lòng muốn có một mối quan hệ. Tôi thật sự muốn điều này". Và hãy đảm bảo rằng những người bạn độc thân quanh bạn cũng biết được điều này.
Điều kiện tiên quyết 3: Cam kết với bản thân. Bạn có thể giữ lời hứa không? Bạn có thể tuân thủ một hợp đồng mà mình đã ký kết? Những việc này thường rất khó khăn. Việc tạo dựng một mối quan hệ sâu sắc, viên mãn và chia sẻ cuộc sống thường nhật của mình với một người khác cũng rất khó khăn. Nếu bạn không thể chịu được áp lực và giữ bản thân trong vòng kỷ luật thì bạn sẽ phải trải qua một khoảng thời gian vất vả mới có thể tìm thấy được hạnh phúc lâu dài. Hãy nói thật to: "Đúng vậy, tôi muốn có một mối quan hệ đầy yêu thương, ngay cả khi tôi phải hy sinh vì nó. Nó xứng đáng để tôi làm như thế".
Hãy nhắm vào tình yêu
Khi đã trải qua tất cả những bước chuẩn bị trên, bạn có thể bắt đầu chương trình của giáo sư Gay Hendricks để tái thiết trái tim và tâm trí của mình, cũng như mở rộng lòng ra để đón nhận tình yêu. Với ba bước này, giáo sư Hendricks đã giúp hàng ngàn người độc thân. Những lời khuyên của ông tuy đơn giản nhưng lại hết sức căn bản và hiệu quả.
Bước tái thiết 1: Một lời hứa. Hãy toàn tâm toàn ý hứa rằng bạn sẽ mang đến cho cuộc đời mình một mối quan hệ mới tốt đẹp. Để làm việc này, bạn phải hỏi bản thân mình hai câu hỏi sau và trả lời "Có" thật dứt khoát đối với cả hai câu hỏi đó, như thể bạn đang làm việc đó trước đám đông vậy.
• Bạn có muốn có một nối quan hệ yêu thương đích thực?
• Bạn có mong muốn có một mối quan hệ hoàn toàn mới có khả năng mang lại cho bạn sự mãn nguyện hoàn toàn?
Chỉ khi thực hiện được hai lời hứa vô điều kiện ấy thì bạn mới có thể đạt được những điều mình mong muốn.
Nếu bạn không thể trả lời "Có" cho những câu hỏi này thì nghĩa là bạn đang ẩn chứa một vài mâu thuẫn về mối quan hệ ấy. Hãy thử nói câu sau đây vài lần: "Tại thời điểm này, tôi - … (tên của bạn), muốn sống độc thân/ ly hôn/ có một mối quan hệ kém hạnh phúc hơn. Đây là điều mà tôi đang chọn lựa" để xem liệu câu nói này có trùng khớp những gì bạn thật sự mong muốn vào lúc đó hay không.
Hãy thành thật với chính mình! Chẳng có ý nghĩa gì khi bạn tự lừa gạt hoặc giả dối với chính mình cả.
Bước tái thiết 2: Những điều "nhất định có" và "nhất định không". Việc tái thiết này là nhằm làm rõ những mong muốn thật sự được chôn giấu trong sâu thẳm lòng bạn về một mối quan hệ. Nó không phải là về vẻ bên ngoài, tuổi tác, thu nhập, địa vị xã hội... mà tập trung vào những giá trị nội tại có thể mang đến niềm vui và lòng hăng say cho bạn mỗi ngày. Chúng là những nhân tố cơ bản kiến tạo nên cuộc sống lứa đôi giàu có từ trong nội tâm đồng thời mang đến cho bạn cảm giác đầy đủ trong một mối quan hệ khăng khít và đầy tình yêu thương.
Ba phẩm chất nào bạn cần có ở người bạn đời của mình?
Mách nhỏ: Hãy lập một danh sách những phẩm chất mà người bạn đời của bạn cần phải có. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không thể trông chờ ở người khác những điều mà chính bản thân bạn cũng không sao có được. Đó phải là những phẩm chất chung mà bạn cũng có, chẳng hạn như lòng trung thực, sự sáng tạo, hài hước, đáng tin cậy, kiên định, hữu ích và khiêm nhường. Hãy lựa chọn ba phẩm chất được xem là quan trọng nhất đối với bạn.
Vậy còn ba tính cách nào mà bạn tuyệt đối không thể sống chung là gì?
Đây là câu hỏi còn lại mà bạn cần tự vấn bản thân: "Những tính cách nào ở người bạn đời mà bạn tuyệt đối không thể chấp nhận?". Quy luật công bằng cũng được áp dụng ở đây, nghĩa là bản thân bạn cũng không được có những tính cách ấy. Một lần nữa, hãy liệt kê danh sách những tính cách xấu như: công kích, ghen tuông, bừa bãi, lười nhác, nghiện ngập, không trung thực hoặc kiếm tiền bất chính. Hãy chọn ra ba tính chất mà bạn tuyệt đối không thể chấp nhận.
Đến đây, bạn đã biết những yêu cầu mà bạn đặt ra cho người bạn đời của mình - những phẩm chất nhất định có và nhất định không mà bạn đang tìm kiếm. Bên cạnh những điều kiện nền tảng này, bạn có thể có thêm một vài mong ước khác. Những phẩm chất nào hữu ích cho tình yêu của bạn? Hãy nghĩ về sở thích của mình. Điều gì ở người khác giới khiến bạn cảm thấy phấn chấn? Điều gì ở người ấy có thể trở thành một món quà đối với bạn? Hãy viết chúng vào "danh sách những điều mong ước", nhưng đừng xem đó là những đặc tính nhất thiết phải có. Giờ thì bạn đã biết được điều mình đang tìm kiếm trong vương quốc tình yêu.
Bước tái thiết 3: Hãy để nó tuôn chảy. Bí mật của bước tái thiết thứ ba là bạn chỉ có thể trải nghiệm tình yêu đích thực khi dùng nó lấp đầy bản thân mình. Để làm được điều đó, bạn phải chấp nhận và yêu thương bản thân vô điều kiện, bao gồm cả những phần khó ưa nhất của mình.
Hãy gọi tên những nỗi sợ hãi, những tự phê phán và cảm giác thấp kém tro bạn. Phần nào của bạn cần được yêu thư nhiều nhất? Hãy hít thở thật sâu và tưởng t rằng tình yêu đang chảy vào người bạn. H cho tình yêu được chảy đến tận những n mà bạn không thể yêu thương chính mình. Đừng chống lại dòng chảy ấy cũng đừng ngăn cản nó bằng những ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như "Dù sao thì cũng chẳng hiệu quả gì đâu", "Mình không xứng đáng được yêu". Hãy yêu bản thân mình bởi sự thật rằng bạn chưa từng biết cách yêu thương bản thân như thế nào.
Mách nhỏ: Nếu như bạn không thể để tình yêu tuôn chảy trong cn người mình ngay lập tức thì hãy tưởng tượng tình yêu vĩnh hằng của vũ trụ bao la đang chảy vào người bạn và bao bọc bạn với trong sự bao dung.