H
oặc nếu bạn sống ở Chicago, hãy đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn.
Tôi muốn bàn luận với bạn về vấn đề này: Lời tiên tri và Tiền lệ trong Đức tin.
Một lời giải thích thực tế về Đức tin
Đôi lúc, khi đang phân tích về những vấn đề to lớn, giải thích lại chúng theo những thuật ngữ đơn giản nhất sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn. Từ đó, một khía cạnh của một chủ đề có thể làm sáng tỏ một chủ đề khác. Ví dụ, hãy tin vào Chúa, đặc biệt là trong thời đại khó khăn này khi Chúa là mục tiêu ưa thích của những kẻ hoài nghi. Tất nhiên, chúng ta biết rằng niềm tin vào Chúa, bất chấp một ngàn tín điều và mọi thảm họa cùng phiền não, không bao giờ có thể bị đánh bật khỏi trái tim mạnh mẽ của cả thế giới. Nhưng chúng ta hãy đối xử công bằng với cả những kẻ nghi ngờ, vì rõ ràng sẽ dễ tin vào một thể sống ở ngay cạnh chúng ta hơn là thể sống mà chúng ta không thể nhìn thấy. Tôi nói dễ dàng hơn theo nghĩa là một sự hiện diện rõ ràng từ giờ này sang giờ khác và không bị che mờ bởi những sương mù siêu hình có thể làm nản lòng những bộ óc quá thực tế. Do đó, chúng ta sẽ không nói đến sự siêu hình nữa. Chúng ta hãy phân tích đức tin trong mối liên hệ đến những điều mà chúng ta biết và hiểu như cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì ngay cả những vấn đề đơn giản của cuộc sống hằng ngày cũng sẽ liên quan đến đức tin - không phải đức tin tôn giáo, mà là đức tin giản dị vào một ngày mai tốt hơn. Có thể là chúng ta nhận thấy một số sự tương đồng tâm linh giữa đức tin chúng ta dựa vào để sống và đức tin mà chúng ta sẽ giữ cho đến chết.
Xin thú nhận rằng tôi không phải lúc nào cũng tránh được sự ngờ vực bản thân, mặc dù sự hoài nghi chưa bao giờ hoàn toàn bao trùm được cả con người tôi. Tôi đã lần lượt phủ nhận cả các vị Thánh và sự Nghi ngờ, mặc dù tôi luôn thấy dễ dàng tin vào Một thứ gì đó hơn là Không thứ gì cả. Từ lâu đã có “vô số đoàn người lữ hành” đi qua tâm trí tôi. Ngày hôm nay tôi tin vào điều này và ngày hôm sau tôi đã có thể bài trừ nó. Tôi nghĩ điều đó là một hiện tượng quen thuộc của đức tin. Cái tôi đang bàn đến là một đức tin lý trí, là tín điều phân biệt với mê tín mù quáng. Tôi luôn cảm thấy khó tin những gì một người không biết nhiều hơn tôi nói về đức tin của anh ta. Thái độ đó, tất nhiên, là trái ngược với đức tin. Đó chính xác là khi đức tin đề cập đến lý trí, mặc dù lý trí sẽ gạt bỏ đức tin vì lý trí luôn yêu cầu bằng chứng mà đức tin không thể cung cấp. Từ điển cũng định nghĩa như vậy. Đức tin là “niềm tin không dựa trên bằng chứng”. Điều này gần như là không khuyến khích mọi người có niềm tin; vì vậy hãy để chúng ta tự hỏi mình một câu: Vậy thì cái gì dựa trên bằng chứng? Câu trả lời, theo như tôi có thể thấy là: KHÔNG CÓ GÌ.
Hãy giả định rằng bạn sống ở New York và dự định của bạn là ngày hôm nay đi đến Chicago. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ đến được nơi đó? Bằng chứng nào cho bạn biết rằng bạn sẽ có mặt ở Chicago vào sáng mai? Không có bằng chứng nào cả. Việc bạn đã từng ở đó một tháng trước không chứng tỏ được điều gì về ngày mai. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra giữa khoảng thời gian mặt trời lặn và mặt trời mọc, giữa New York và Chicago. Điều gì sau đó thúc đẩy bạn tin rằng bạn sẽ đến được đúng nơi? Là Niềm tin! Niềm tin đã mua vé cho bạn, thu dọn hành lý của bạn và bây giờ đang giúp bạn xem đồng hồ để chắc chắn bạn sẽ đến đúng giờ. Nhưng niềm tin không chứng minh được điều gì. Để nói rằng bạn sẽ có mặt ở Chicago vào sáng mai vì bạn đã từng ở đó một tháng trước không phải là bằng chứng mà là tiền lệ. Khi bạn nhảy lên một chuyến tàu chiều nay, bạn đang đi theo một tiền lệ mà bạn đã thấy sẽ đạt kết quả tốt trong những lần trước, và theo kinh nghiệm chung, kết quả đó có thể được lặp đi lặp lại vô thời hạn. Chỉ có vậy thôi. Vì vậy, cuối cùng, tất cả kế hoạch hành trình của bạn tới Chicago cũng chỉ gói gọn lại được một câu: “Niềm tin không dựa vào bằng chứng” rằng bạn sẽ đi đến Chicago.
Tôi nói như vậy nhưng thực chất bạn thậm chí không cần thiết phải thực hiện một chuyến đi đến Chicago để chứng minh rằng mọi hành động có ý thức trong cuộc sống của chúng ta đều dựa trên đức tin. Chúng ta có thể không cần phải dừng lại để phân tích nó như vậy nhưng đức tin vẫn sẽ luôn tồn tại ở khắp nơi. Chúng ta rời bàn ăn với niềm tin rằng chúng ta sẽ được tiếp tục ăn thêm lần nữa. Chúng ta lao động trong đức tin rằng chúng ta sẽ được nghỉ ngơi một lần nữa. Chúng ta nói lời tạm biệt với niềm tin rằng chúng ta sẽ gặp lại nhau. Chúng ta ngủ trong đức tin rằng chúng ta sẽ thức dậy vào ngày mai. Thật vậy, nếu không có niềm tin tồn tại trong tiềm thức như vậy, cuộc đua sẽ dừng lại ở đó, công việc trong cuộc sống của bạn sẽ bị đình trệ vì thiếu đi sự thúc đẩy, mọi hoạt động trong ngày sẽ chậm lại và dần chấm dứt. Hãy phân tích, ví dụ, ngày hôm qua của bạn chẳng hạn. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng công việc của bạn sẽ vẫn còn ở đó chờ đợi bạn sáng nay? Công việc đã ở đó ngày hôm qua. Điều gì làm cho ông chủ của bạn nghĩ rằng bạn sẽ có mặt ở công ty sáng nay? Bạn đã ở đó ngày hôm qua. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ gặp những người bạn thân của mình vào bữa trưa ở cùng một nhà hàng? Bạn đã gặp tất cả bọn họ ngày hôm qua. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng gia đình của bạn sẽ ở đó để chào đón bạn khi bạn về nhà? Hôm qua. Điều gì khiến họ nghĩ rằng bạn đang về nhà? Hôm qua. Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ đưa vợ đi xem phim, đọc truyện trinh thám, chơi canasta hoặc ukelele sau bữa tối khi hai người đã ăn xong? Hôm qua. Và cứ như vậy kéo dài đến vô hạn, thông qua một sự lặp lại vô tận của một việc đó, một ma trận dấu chân để lại từ những hành động từ ngày hôm qua của chúng ta ảnh hướng đến hành động của chúng ta ngày hôm nay.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ nghiêm túc hơn, một ví dụ mà trong đó niềm tin về chúng ta và niềm tin vào thế giới sẽ hội tụ trong một lễ hội Kitô giáo vĩ đại. Ngay cả những người không tin vào biểu trưng của lễ Phục Sinh cũng sẽ tin vào sự ra đời của Thứ Sáu Tuần Thánh và Chủ Nhật Phục Sinh. Trong gần hai nghìn năm, hai ngày thiêng liêng đó là một phần không thể tách rời của Kitô giáo. Chúng ta có thể loại bỏ hai ngày này về mặt tâm linh, nhưng chúng ta không thể loại bỏ vai trò của chúng trong lịch sử. Hai ngày đặc biệt này có tới hai mươi thế kỷ bằng chứng được ghi lại trong lịch sử. Chúng đã trở thành một truyền thống. Hai ngày này có thể nói là đã ở đây vào ngày hôm qua. Phụ nữ sẽ đi sắm mũ mới, đàn ông sẽ mua kẹo và hoa, trẻ em sẽ được bận trang phục mới, tất cả đều tin rằng những gì xảy ra trước đó sẽ lại xảy ra. Mặc dù, tất nhiên, lễ Phục Sinh sẽ không xảy ra, nó đã xảy ra. Đó là điểm khác biệt giữa lời tiên tri và tiền lệ: lời tiên tri tiên đoán trước tương lai; tiền lệ làm gợi nhớ lại. Niềm tin vào một cuộc sống khác là niềm tin không có bằng chứng. Niềm tin vào một lễ Phục Sinh khác là đức tin được lập nên dựa trên kinh nghiệm qua nhiều năm. Hơn thế nữa, nếu xét một cách thoáng nhất, ta có thể thấy nền tảng của mỗi đức tin là giống nhau. Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là một tuần nữa, và tất nhiên, lời hứa tâm linh của nó nằm ở rất xa và ở một thế giới hoàn toàn khác, nhưng đó là niềm tin duy trì cả hai lý thuyết. Phục Sinh, theo nghĩa trong lịch, là phản ánh của ngày hôm qua. Phục Sinh, theo nghĩa tiên tri, là một viễn cảnh về ngày mai. Niềm tin vào những điều của cuộc sống dựa trên một điểm tựa của tiền lệ và niềm tin vào một cuộc sống khác - Giống như đòn bẩy của Archimedes, chúng chỉ dựa vào đức tin mà thôi. Các hoàn cảnh đơn giản nhất của mỗi ngày của chúng ta là một mô hình của tất cả các ngày hôm qua của mỗi ngày. Nhưng đức tin tối cao vào Thiên Chúa và hệ quả của một cuộc sống khác lại là ánh sáng thắp sáng tâm hồn.
Gần đây, tôi cũng đã đến Chicago và mọi thứ tôi dự đoán về chuyến đi đã xảy ra đúng như tôi nghĩ. Một người đã gọi tôi qua điện thoại để hỏi liệu tôi có thể gặp anh ấy vào sáng thứ Tư không. Tôi nói: “Hãy để thứ Hai tuần tới đi, vì tôi sẽ ở Chicago vào sáng thứ Tư”. Khi tôi nói chuyện với anh ta, giọng nói trong đầu hay xuất hiện trong mỗi chúng ta lúc đó bỗng nhiên thốt lên vô cùng bất ngờ: “Làm sao mình biết trước được vậy?” Tôi đã không biết trước điều đó, tất nhiên rồi, nhưng chuyện này đã khiến tôi suy nghĩ. Nếu tôi có thể tin vào một ngày mai giản dị, tôi cũng có thể tin vào một ngày mai vĩnh cửu. Và nếu không có bằng chứng nào chứng minh lần thứ hai sẽ xảy ra, thì cũng không có bằng chứng nào về lần đầu tiên cả. Tôi đã phân tích vấn đề như một câu chuyện về hai thành phố, một trên mặt đất và được biết đến, một là thiên thể và không xác định được. Cái thứ hai đòi hỏi nhiều hơn một chút niềm tin so với thành phố đầu tiên, chỉ bởi vì nó chưa được ghi vào hành trình của tôi. Chỉ vì có một tiền lệ để đến Chicago chắc chắn không có lý do gì từ chối sự tồn tại của một thành phố mà tôi chưa từng được đến thăm trước đây.
Tôi tin vào Chicago vì tôi đã từng ở đó.
Tôi tin vào Sau này bởi vì tôi chưa từng ở đó và không thể phủ nhận được sự tồn tại của nó.
Vì vậy, tôi tin vào Chúa.